1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

nâng cao nhận thức người tiêu dùng về hàng hoá việt

14 847 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 663,45 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 5 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5 6. TÍNH MỚI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 6 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNG HOÁ VIỆT VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 6 1. Tìm hiểu về “hàng hoá Việt” 7 2. Nhận thức người tiêu dùng 8 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP, QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC 8 1. Với người tiêu dùng 8 2. Với doanh nghiệp 10 3. Với nhà nước 11 CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG 11 1.Nguyên nhân 11 1.1. Với người tiêu dùng 12 1.2. Với doanh nghiệp 12 1.3. Với nhà nước 13 2. Giải pháp 13 2.1. Với người tiêu dùng 13 2.2. Với doanh nghiệp 13 2.3. Với nhà nước 14 KẾT LUẬN 14 1 Thành Phố Hồ Chí Minh Niên khóa 2012-2016 NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ HÀNG HOÁ VIỆT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH GVHD : ThS. Ông Văn Năm NHÓM THỰC HIỆN: Huỳnh Japan Huỳnh Phúc Tâm Nguyễn Hoàng Vinh Nguyễn Ngọc Khánh Điểu Tinh THAM KHẢO 15 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : - Nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn với những chuyển biến sâu sắc trên tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Quá trình đổi mới bắt đầu từ năm 1986 khi Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách “đổi mới kinh tế” , đó là chuyển từ nền kinh tế “tự cung tự cấp” sang nền “kinh tế hàng hóa”.Và điều đó đã mở ra hướng phát triển mới khi Việt Nam gia nhập: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 , diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 , hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) năm 1996 , tổ chức thương mại quốc tế (WTO) năm 2006 và các tổ chức kinh tế khác . - Điều này đã làm thị trường hàng hóa Việt Nam ngày càng phong phú , đa dạng với rất nhiều mặt hàng trong và ngoài nước , vì thế người tiêu dùng Việt Nam có nhiều lựa chọn trong việc mua sắm . Mặt khác , các doanh nghiệp trong nước đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn tiêu dùng với doanh nghiệp quốc tế. Là một đất nước với dân số khoảng 80 triệu người , đây chính là nguồn tiêu thụ lớn . Nhưng với nguồn thu nhập bình dân của người dân Việt Nam hiện nay , khó lòng có thể chi trả những mặt hàng mà mình muốn. Vậy tình hình đặt ra phải làm sao để người tiêu dùng vẫn có thể thõa mãn được nhu cầu và đủ sức chi trả ? - Nhằm giúp nâng cao ý thức, nhận thức và hành vi tiêu dùng của người Việt Nam trong sử dụng hàng Việt , đề tài : ”Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam” hi vọng phần nào sẽ chỉ ra những thực trạng về việc tiêu dùng hàng Việt . Qua đó đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi nhằm giúp cho các nhà nước thực hiện, để giải quyết những thực trạng khó khăn , thúc đẩy được nguồn tiêu dùng dồi dào. Giúp củng cố và phát triển đất nước . 2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về hàng hoá Việt, đề tài nhằm: - Cung cấp cho người tiêu cùng một cái nhìn tổng quan và xác thực nhất về chất lượng hàng hoá Việt cũng như tình trạng sử dụng hàng Việt hiện nay trong toàn thể người tiêu dùng. - Đưa ra những kiến nghị để phát triển hàng hoá Việt, về chất lượng, về giá cả và khả năng tiêu dùng. - Kêu gọi, vận động người tiêu dùng nêu cao tính dân tộc thông qua việc đẩy mạnh dùng hàng Việt, ưu tiên cho hàng Việt, hạn chế xu hướng “ sính ” hàng ngoại mà thay vào đó là tâm lý dùng “ hàng Việt Nam chất lượng cao ”. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Nhận thức của người tiêu dùng về hàng hoá Việt và nhu cầu sử dụng hàng Việt trong tổng thể các mặt hàng được tiêu dùng. - Chiến lược phát triển hàng hoá Việt của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, xây dựng được thương hiệu Việt, thúc đẩy kinh tế nước nhà. - Chính sách, chủ trương của Nhà nước trong việc phát động đến toàn thể người dân phong trào đẩy mạnh dùng hàng Việt, đặc biệt là cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt “. 4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU : 3 - Trong phạm vi là một đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên thì đề tài được thực hiện thông qua tìm kiếm thông tin liên quan trên các phương tiện như sách, báo, internet… - Nguồn thông tin chủ yếu được rút ra từ nghiên cứu hàng Việt ( gần đây ) của Việnnghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, kế hoạch triển khai chiến lược “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” của Bộ Công thương phát động năm 2009, số liệu thống kê khảo sát của các doanh nghiệp về tỉ lệ người tiêu dùng hàng Việt hiện nay. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU : Vấn đề tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức, tính chuẩn mực của khái niệm “hàng hóa Việt Nam” riêng trong đề tài và việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” rộng khắp sẽ giúp nâng cao nhận thức cộng đồng người tiêu dùng và nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm thương hiệu hàng Việt Nam; tập trung trí tuệ xã hội và nguồn lực cho việc tạo ra một phong trào rộng lớn, đó là phong trào yêu nước của người Việt Nam, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm và hàng hóa Việt Nam. 6. TÍNH MỚI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI : - Với tư cách là những sinh viên khi thực hiện đề tài, chúng tôi cho rằng chính sinh viên là một bộ phận người tiêu dùng hiểu biết, được xem là đối tượng “người tiêu dùng thông minh”, song nhận thức của nhiều sinh viên về hàng hoá Việt vẫn còn rất mù mờ. - Một điều phải công nhận là sinh viên đang và sẽ là những nhà tiêu dùng tiềm năng, khi ra trường họ sẽ bắt đầu công việc, có thu nhập và nhu cầu mua sắm ngày 4 càng cao. Đồng thời, với trình độ tri thức của mình, sinh viên sẽ là người tham gia trực tiếp, gián tiếp phổ biến cho các tầng lớp nhân dân khác để cùng ưu tiên dùng hàng Việt trong cuộc sống thường ngày. - Vì vậy qua đề tài, các bạn sinh viên có thể hoàn thiện cho mình một nhận thức mới, đúng đắn, tích cực – ưu tiên dùng hàng Việt – biểu hiện rõ nét của lòng yêu nước. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : - Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp. - Thống kê phân tích số liệu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNG HOÁ VIỆT VÀ NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Tìm hiểu về “ hàng hoá Việt “ : - Có một khái niệm đã đi vào tâm thức của người tiêu dùng Việt Nam những năm qua là “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Khái niệm “hàng Việt Nam” đã được đặt ra một cách nghiêm túc, bao gồm: sản phẩm và thương hiệu được sản xuất trong nước; thương hiệu nước ngoài nhưng sản phẩm được sản xuất trong nước; mà theo quan điểm chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của bộ Công thương thì chấp nhận cả 2 cách lí giải trên. 5 - Theo đó, “hàng Việt Nam” sẽ được hiểu là hàng hóa được “sản xuất” tại Việt Nam. Trên thực tế, ta có thể xét về hàng Việt Nam ở một số khía cạnh: hàng hóa sản xuất chủ yếu tại Việt Nam, hoặc có tỷ phần sản xuất của Việt Nam vượt trội; thương hiệu (nhãn hiệu hàng hóa) do người Việt Nam sở hữu và đăng ký nhãn hiệu xuất xứ từ Việt Nam; Nhà máy hoặc cở sở sản xuất đặt tại Việt Nam, nhưng thương hiệu hoặc chủ thương hiệu là pháp nhân nước ngoài. - Dưới góc nhìn thương hiệu còn cần phải phân tích những tình huống phức tạp trong nhãn hiệu hàng hóa và các khái niệm liên quan. Nhãn hiệu do người Việt Nam sở hữu; Nhãn hiệu do công ty liên doanh (hay công ty cổ phần) sở hữu trong đó xét tỷ phần % cá nhân hoặc nhóm cổ đông “người Việt Nam"; nhãn hiệu do người quốc tịch Việt Nam đăng ký bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Dưới góc nhìn thương hiệu thì “xuất xứ thương hiệu” quan trọng bên cạnh khái niệm “xuất xứ hàng hóa” nhất là trong việc xác lập “niềm tự hào tự tôn dân tộc” trong bối cảnh hội nhập môi trường kinh tế hiện đại ngày nay. - Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hàng Việt Nam, ta có thể thống nhất và hiểu rằng: hàng hóa Việt Nam là hàng hóa được sản xuất trong nước, nghĩa là có cơ sở sản xuất để tạo ra sản phẩm ở trong nước, có phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỉ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền quy định theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. 2. Nhận thức người tiêu dùng : Nhận thức là một quá trình. Để đi đến sự hoàn thiện, bao giờ cũng có những trải nghiệm và tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo, khoa học. Khi người tiêu dùng đã nhận thức đúng hơn về chất lượng của hàng hóa Việt Nam, ưu tiên mua sắm hàng hóa Việt Nam sẽ góp phần rất lớn trong việc ổn định thị trường, vấn đề nỗ lực giành “sân nhà” của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả cao. 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG , SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP, QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC 1. Đối với người tiêu dùng: Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường định hướng (FTA), chỉ có 23% người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao. Từ tháng 8/2009 , cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã được triển khai. Vì thế cho đến nay , đã có những số liệu rất lạc quan : - Hiện nay đã có 71 % người Việt Nam sử dụng hàng Việt nam chất lượng cao. - Theo số liệu nghiên cứu của Công ty Nielsen về xu hướng tiêu dùng năm 2011, có đến 90% người tiêu dùng tại Tp.HCM chắc chắn sẽ lựa chọn hàng Việt; tại TP.Hà Nội là 83%, trong đó, 59% người tiêu dùng mua và sử dụng hài lòng với sản phẩm Việt; 38% người tiêu dùng khuyên người thân ưu tiên dùng hàng Việt Nam. - Báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vận động các tỉnh thành phố cũng cho thấy, hiện nay người tiêu dùng Việt Nam nói chung ngày càng đánh giá cao hàng Việt. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy đã được 80% người ưu chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả cũng được trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng… - Tại TP.HCM, hàng hóa sản xuất trong nước bày bán tại nhiều siêu thị chiếm tỷ lệ 95%; riêng 6 tháng đầu năm 2010, trong hệ thống siêu thị Sài Gòn Co-op, hàng Việt tiêu thụ tăng 55% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 68 đợt bán hàng về nông thôn của một số tỉnh, thành phố, doanh thu bán hàng hóa Việt Nam đã đạt 1.467 tỷ đồng. Kết quả cuộc điều tra về cuộc vận động cho thấy, nhóm hàng hóa sản xuất trong nước được người Việt Nam ưa chuộng hơn so với những năm trước đây bao gồm: “sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép” sản xuất trong nước có tới 80% người tiêu dùng ưa chuộng; tương tự, “thực phẩm, rau quả” là 58%; “các sản phẩm đồ gia dụng” là 49%; “vật liệu xây dựng, đồ nội thất” là 38%; “đồ chơi, dụng cụ học tập dành cho trẻ em” là 7 34%; “văn phòng phẩm” là 33%; “các sản phẩm điện tử, điện lạnh” là 26%; “thuốc men, dược phẩm, dụng cụ y tế” là 26%; “ôtô, xe máy” là 18%; “hóa mỹ phẩm” là 10%. Trong năm 2010, Sở Công Thương các tỉnh thành phố đã tổ chức được 109 đợt bán hàng về nông thôn với 1.904 lượt doanh nghiệp tham gia và 3.811 gian hàng, thu hút hơn 5.115.604 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu bán hàng đạt 53.216 tỷ đồng. Các Sở Công Thương còn tiếp nhận, theo dõi 48 đợt bán hàng với 355 lượt doanh nghiệp tham gia và 573 gian hàng đạt hơn 41 tỷ đồng. Đặc biệt, riêng Trung tâm BSA đã tổ chức được 53 đợt đưa hàng Việt về nông thôn với hơn 734 lượt doanh nghiệp tham gia, đào tạo kỹ năng bán lẻ cho hơn 3.000 tiểu thương và thu hút hơn 750.000 lượt người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm, doanh thu đạt trên 39 tỷ đồng… Tuy số liệu thu được rất khả quan , chúng ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn như nạn hàng giả , hàng nhập lậu tràn lan khắp thị trường: - Tính riêng từ tháng 7/2009 đến tháng 11/2012, đã có 46.060 vụ buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu bị phát hiện và xử lý; hơn 35.400 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng và hơn 126.000 vụ vi phạm khác. - Trong khoảng thời gian đó, riêng tổng tiền xử phạt vi phạm hành chính đã lên gần 500 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy hang cấm, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trị giá gần 150 tỷ đồng. Con số thống kê cho thấy, từ tháng 7/2009 đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã phát thiện, xử lý một lượng lớn hang hóa vi phạm là hang giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hang kém chất lượng được sản xuất trong nước hoặc được đặt tại nước ngoài, như: 35.500 chai rượu, hơn 500.000 chai bia, hơn 150.000 chai nước giải khát nhập lậu, kém chất lượng, quá hạn sử dụng; hơn 110 tấn mỳ chính, bột ngọt nhập lậu, kém chất lượng; gần 4 triệu bao thuốc lá lậu, giả nhãn hiệu các loại; gần 1.000 tấn trái cây, hoa quả, nông sản nhập lậu; gần 190 tấn đường kính nhập lậu, quá hạn sử dụng; 109 kg và gần 500.000 hộp, vỉ, viên thuốc tân dược nhập lậu, quá hạn sử dụng; hơn 420 tấn gia súc, gia cầm và phụ phẩm gia súc… vvv… 8 Sản phẩm Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân như những phẩm giải trí công nghệ cao : điện thoại , laptop , TV , . Chính điều này đã làm không ít người dân Việt Nam không thích và không muốn mua hàng Việt vì chất lượng cũng như giá trị sử dụng . 2. Đối với doanh nghiệp: Sau 5 năm gia nhập WTO , khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với trước đã lên nhiều nhưng so với yêu cầu thì còn kém. Theo ông Vũ Khoan nói: “5 chữ T và 1 chữ C mà hiện nay các DN Việt Nam đang thiếu, đó là: Tiền, Tài (cầm trịch, điều hành doanh nghiệp), Thông tin (đầu ra-đầu vào của sản phẩm), Tình, Tín và Công nghệ” . Doanh nghiệp Việt Nam đặc điểm là không có tiền . Tỉ lệ đầu tư cho công nghệ còn quá ít,nhập quá nhiều công nghệ lạc hậu. 3. Đối với nhà nước : Nhờ sự phát động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” mà người tiêu dùng Việt Nam đã dần dần thay đổi quan điểm về hàng Việt .Tuy nhiên , còn đối với doanh nghiệp (yếu tố quan trọng) , nhà nước chưa biết thực hiện những chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển . “Lạm phát, lãi suất cao nhất thế giới và thủ tục phiền hà, chi phí nhũng nhiễu cũng gần như nhất thế giới thì làm sao cạnh tranh nổi với những anh hoàn chỉnh về luật lệ, nghiêm túc về thực hiện qui chuẩn đã mấy chục năm .Đất nước vừa gia nhập WTO đã bị ngay mấy chấn động về lạm phát, giảm phát. Trong khi đó, chính sách để ứng phó với tình hình thì méo mó, giải pháp tình thế có khi là bất chấp để giải quyết cái trước mắt . “Bây giờ làm gì cũng cứ phong bì, phong bao thì không thể làm được. Các chi phí này không thể ghi vào đâu được, rất nguy hiểm, tù mù. Đấy là những cái trước mắt cần phải giảm để giảm chi phí, giá thành để cạnh tranh. Tất cả chi phí đó đều do chúng ta điều hành gây nên, do nhũng nhiễu, thoái hóa biến chất của đội ngũ cán bộ gây nên thì phải được loại dần mới giảm được chi phí”. 9 CHƯƠNG 3 : NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Nguyên nhân : 1.1. Đối với người tiêu dùng -Người tiêu dùng Việt Nam thích hàng hiệu, xài hàng nước ngoài vì tin rằng chất lượng cao. -Đại da số người dân quan niệm rằng hàng Việt Nam chất lượng kém, không bền , không dáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng . -Với sự tràn lan của hàng hóa Trung Quốc ( hàng hóa giá rẻ , đa dạng về mẫu mã ) đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng . Vì với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam , thì chỉ thích mua đồ giá rẻ mà không quan tâm chất lượng . -Ý thức người tiêu dùng còn kém , chưa nhận ra tầm quan trọng trong việc tiêu dùng hàng Việt. 1.2. Đối với doanh nghiệp -Doanh nghiệp Việt Nam không có tiền, nên đa số phải đi vay ngân hàng . Nhưng lãi suất ngân hàng nước Việt Nam cao, khiến không ít doanh nghiệp dám vay . -Chưa đầu tư nhiều về công nghệ . Vì không có tiền để phát triển công nghệ hiện đại , nên đa phần các doanh nghiệp đều chỉ nhập máy móc , thiết bị lạc hậu . Không thể cạnh tranh với nước ngoài về chất lượng của sản phẩm được. -Về quản lý doanh nghiệp còn yếu kém, chạy theo lợi ích trước mắt, nặng về lo giá cả sòng phẳng, ít quan tâm đến phát triển thị trường lâu dài, nếu không thay đổi thì chỉ một biến động nhỏ là đổ vỡ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải đồng bộ, đó là phải đi từ năng lực cạnh tranh quốc gia đến doanh nghiệp và sản phẩm. 1.3. Đối với nhà nước: - Doanh nghiệp Việt Nam mất rất nhiều thời cơ, yếu tố do thủ tục hành chính rườm rà. Đã làm kinh doanh thì phải là thời cơ, mất thời cơ là mất sức cạnh tranh. 10 [...]... việc hàng giả hàng nhái vẫn còn tràn lan trên thị trường tiêu dùng - Những người dân ở gần biên giới , nông thôn không có cơ hội tiếp xúc với hàng hóa Việt Nam Cũng là do nhà nước chưa thực hiện những cuộc tuyên truyền cho người dân đến với hàng Việt 2 Giải pháp: 2.1 Đối với người tiêu dùng: - Người tiêu dùng cần hiểu rõ về hàng Việt , về tầm quan trọng của tiêu dùng hàng Việt Người Việt Nam ưu tiên dùng. .. nghệ cao và kết cấu hạ tầng tốt - Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn sản xuất bằng cách : giảm thuế , giảm lãi suất ngân hàng … PHẦN KẾT LUẬN Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt không phải là một công việc đơn giản có thề tiến hành trong ngày một ngày hai Nó là một quá trình lâu dài làm thay đổi về nhận thức, suy nghĩ của một đại bộ phận người tiêu dùng. .. đất nước sẽ phồn vinh Dùng hàng nội địa sẽ kích cầu cho các nhà sản xuất trong nước đi lên Các nhà sản xuất đi lên sẽ dẫn tới việc giao thương rộng mở và từ đó, chất lượng hàng hoá sẽ ngày càng được cải thiện, nâng lên Người tiêu dùng có quyền đòi hỏi chất lượng hàng hoá trong nước phải tốt, giá thành phải hợp lý so với hàng ngoại nhập, nhưng chính người tiêu dùng cũng phải có ý thức để kích thích nền... cứu kinh tế cần phải hiểu rõ về nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng không ưa chuộng hàng Việt (tâm lí “sính ngoại” của người Việt, các doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về giá cả,chất lượng sản phẩm mà 12 người tiêu dùng mong nuốn,sự quản lí còn lõng lẻo của các cơ quan chức năng đối với các mặt hàng có xuất xứ từ nước ngoài) Từ những các lí do trên đã gây nên hàng loạt các hậu quả xấu cho... loạt các hậu quả xấu cho nền kinh tế Vì vậy việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng Việt là hết sức cần thiết Đã có một số giải pháp đưa ra và bước đầu đã đem lại những dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế nước nhà: Các cơ quan truyền thông đưa ra các thông điệp nhằm tuyên truyền, thúc đẩy quảng bá cho hàng hóa Việt, kêu gọi người dân sử dụng hàng trong nước như biểu hiện của lòng yêu nước,tự... tìm hiểu về nền kinh tế nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng PHẦN THAM KHẢO Báo cáo nghiên cứu sức cạnh tranh thực tế của hàng hoá Việt Nam - Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, năm 2012 Kế hoạch chỉ đạo triển khai Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Uỷ ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, các năm 2010, 2011, 2012 13 Lãi suất cao nhất nhì, doanh nghiệp Việt Nam... lượng 2.3 Đối với nhà nước: - Nhà nước cần đẩy mạnh , tiến hành thường xuyên các cuộc vận động, nhằm tuyên truyền , nâng cao nhận thức người dân về hàng Việt - Nhà nước cần phải nghiêm khắc xử lý những hành vi buôn lậu hàng hóa, thắt chặt việc hàng hóa Trung Quốc tràn lan trong thị trường hàng hóa - Nên xử phạt nghiêm khắc với nhưng doanh nghiệp làm ăn gian dối - Cần có hệ thống luật rõ ràng, minh bạch,... 2011, 2012 13 Lãi suất cao nhất nhì, doanh nghiệp Việt Nam kiệt sức – Vũ Khoan, Hội thảo khoa học quốc gia “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, Hà Nội, ngày 9.2.2012 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"- Trang báo điện tử Baomoi.com, năm 2012 14 ... Ngoài ra , người tiêu dùng phải trở thành người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, tiện ích trong sử dụng đồng thời ủng hộ những doanh nghiệp làm ăn chính đáng, có đóng góp với xã hội, loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn gian trá, trốn thuế, nhập lậu… 2.2 Đối với doanh nghiệp: - Doanh nghiệp cần đầu tư hơn vào công nghệ, thiết bị dể không ngừng nâng cao về chất... nâng cao về chất lượng ,nhằm dáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam 11 - Các nhà làm quản lý doanh nghiệp rất cần phải xem xét lại vấn đề về hệ thống phân phối bán lẻ của ta nhằm đưa hàng Việt vào các khu chợ truyền thống nhiều hơn, đẩy lùi hàng nhập ngoại giá rẻ - Các doanh nghiệp cần phải trung thực trong sản xuất , không được sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng 2.3 Đối với nhà nước: - Nhà . CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNG HOÁ VIỆT VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 6 1. Tìm hiểu về hàng hoá Việt 7 2. Nhận thức người tiêu dùng 8 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, SẢN XUẤT. SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNG HOÁ VIỆT VÀ NHẬN THỨC NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Tìm hiểu về “ hàng hoá Việt “ : - Có một khái niệm đã đi vào tâm thức của người tiêu dùng Việt Nam những năm qua là hàng Việt Nam. cho người dân đến với hàng Việt. 2. Giải pháp: 2.1. Đối với người tiêu dùng: - Người tiêu dùng cần hiểu rõ về hàng Việt , về tầm quan trọng của tiêu dùng hàng Việt .Người Việt Nam ưu tiên dùng

Ngày đăng: 30/10/2014, 23:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w