PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN11Một số vấn đề lý luận chung về phát triển khu, cụm công nghiệp 11Thực trạng phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua28QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH51Những quan điểm cơ bản định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình 51Những giải pháp cơ bản phát triển khu, cụm công nghiệp Thái Bình trong những năm tới62
MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về phát triển khu, cụm công nghiệp 11 1.2 Thực trạng phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua 28 Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH 51 2.1 Những quan điểm cơ bản định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình 51 2.2 Những giải pháp cơ bản phát triển khu, cụm công nghiệp Thái Bình trong những năm tới 62 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 89 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển khu, cụm công nghiệp ở nước ta hiện nay là một trong những giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Trước những khó khăn của vấn đề kinh tế - xã hội hiện nay, việc lựa chọn các nguồn lực để xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp ở nước ta nói chung và Thái Bình nói riêng đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải có chiến lược lâu dài và bước đi cụ thể. Thái Bình là tỉnh thuần nông nằm ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh; nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Trong những năm qua, mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, song nhìn chung Thái Bình vẫn là một tỉnh nghèo, nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ chưa thực sự phát triển. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại đưa Thái Bình trở thành một tỉnh công nghiệp văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII đã khẳng định “Tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế” đây là một trong năm chương trình trọng tâm của giai đoạn 2011- 2020. Đến tháng 10 năm 2010 Thái Bình đã có 6 Khu công nghiệp được chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích đã quy hoạch là 874 ha và 31 cụm công nghiệp với diện tích 761 ha. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút gần 300 dự án với số vốn đăng ký 9.888.131 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 48.000 lao động. Các khu, cụm công nghiệp đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp mới chỉ chú trọng tới việc thu hút đầu tư, lấp đầy mà chưa quan 3 tâm đúng mức đến tính hiệu quả và sự bền vững; quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh vẫn còn những hạn chế bất cập cần tiếp tục giải quyết và khắc phục như: Công tác quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp còn nhiều bất cập, cơ cấu quy hoạch sử dụng đất còn chưa phù hợp, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nhà ở cho công nhân, hiệu quả kinh tế của các khu, cụm công nghiệp và trình độ sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất chưa cao, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển các khu, cụm công nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, vừa gắn với việc cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường ở Thái Bình hiện nay có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả chọn nội dung: “Phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình hiện nay” làm đề tài luận văn cao học. 2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề phát triển khu, cụm công nghiệp đã thu hút rộng rãi sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Quân Đội, tuy nhiên trên từng khía cạnh và phạm vi khác nhau. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được đăng tải trên sách, báo, tạp chí. * Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển khu công nghiệp tập trung Phạm Văn Thanh (2005), Một số giải pháp phát triển khu công nghiệp tập trung tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Ở công trình này tác giả đã trình bày tổng quan về sự phát triển các khu công nghiệp tập trung, đánh giá thực trạng phát triển khu công nghiệp tập trung ở tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt luận án đã đi sâu luận giải vai trò của khu công nghiệp tập trung và tác động của nó đến việc phát triển kinh tế của Tỉnh. Trên cơ sở thực trạng phát triển khu công nghiệp tập trung ở tỉnh Đồng Nai và kinh nghiệm phát triển khu 4 công nghiệp ở một số nước luận án đã đưa ra quan điểm và những giải pháp cụ thể về phát triển khu công nghiệp tập trung của tỉnh Đồng Nai. Nguyễn Đức Phượng (2000), Phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Đồng Nai và tác động của nó đến khu vực phòng thủ tỉnh, Luận văn cao học kinh tế, Học viện chính trị quân sự. Trong công trình này tác giả đã luận giải khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các khu công nghiệp tập trung nói chung và vấn đề phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng, trong đó chỉ ra những tác động của quá trình đó đến khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh trên cả phương diện thành tựu tồn tại hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển các khu công nghiệp tập trung đến khu vực phòng thủ Tỉnh thời gian tới. PTS. Trần Trọng Hanh (1998), Quy hoạch quản lý và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, Nxb Xây Dựng, Hà Nội. Công trình khoa học này, tác giả đã phân tích đánh giá tổng kết công tác quản lý và phát triển khu công nghiệp trong những năm qua. Đồng thời giới thiệu quy hoạch tổng thể và một số quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp ở nước ta giúp cho các nhà hoạch định kinh tế có cái nhìn tổng thể về các khu công nghiệp ở nước ta. Tác giả Võ Văn Một (2004), Tổng kết quá trình xây dựng phát triển các khu công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 1991- 2004, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai. cuốn sách đã phân tích đánh giá khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các khu công nghiệp ở Đồng Nai trong những năm tới. TS. Đỗ Đức Quân (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội. Trong công trình khoa học này, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển bền vững nông thôn 5 trong quá trình xây dựng, phát triển khu công nghiệp. Từ thực trạng khảo sát các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, tác giả đã nêu ra phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định muốn phát triển bền vững thì phải đồng thời thực hiện ba mục tiêu. Phát triển có hiệu quả về kinh tế; phát triển hài hoà các mặt về xã hội; cải thiện môi trường, môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Trần Ngọc Điệp (2009),“Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (11), tr. 35-37. Trong bài viết tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá những thành tựu, kết quả đã đạt được trong quá trình phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái Bình qua 7 năm xây dựng và phát triển ( 2002- 2007). Bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Tuy nhiên, hướng đi nào để khu công nghiệp Thái Bình thích ứng với yêu cầu của thời kỳ hội nhập là một câu hỏi lớn. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển các khu công nghiệp ở Thái Bình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. PGS.TS. Nguyễn Đình Tài (2011),“Hướng phát triển cụm công nghiệp gắn với công nghiệp hỗ trợ ở địa phương: trường hợp Nghệ An”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (13), tr. 37-39. Tác giả đã khẳng định phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Trên cơ sở phân tích công nghiệp hỗ trợ gắn với cụm công nghiệp trên thế giới, tác giả đã đưa ra các vấn đề phát triển cụm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Từ đó tác giả phân tích làm rõ việc áp dụng mô hình cụm công nghiệp ngành ở Nghệ An đồng thời rút ra những kết luận và định hướng cho việc phát triển cụm ngành công nghiệp trong thời gian tới. * Nhóm nghiên cứu tác động của khu công nghiệp Phạm Đắc Đương (2006), Tác động của khu công nghiệp tập trung đối với củng cố quốc phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn cao 6 học kinh tế, Học viện chính trị quân sự. Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và thực trạng tác động của phát triển các khu công nghiệp tập trung đối với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn thành phố, tác giả đã đưa ra quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của phát triển các khu công nghiệp tập trung đến củng cố quốc phòng trên địa bàn thành phố. TSKH. Nguyễn Văn Minh (2011), “Đánh giá tác động của khu công nghiệp tới kinh tế xã hội các vùng lân cận”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, (47), tr 75-77. Tác giả đã có phương pháp tiếp cận, đánh giá tác động của khu công nghiệp tới kinh tế - xã hội vùng lân cận rất khoa học và có sự thâm nhập thực tế ở một số khu công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc. Theo tác giả, trước hết cần phải lựa chọn và soạn thảo bộ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển bền vững nội tại của các khu công nghiệp. Sau khi xác định được năng lực nội tại của các khu công nghiệp, sẽ tiến hành xác định cơ chế tác động. Về mặt cơ bản sự tác động diễn ra theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Vấn đề quan trọng là phải xác định được sự lan tỏa của hai chiều hướng này. Theo tác giả đó là các lớp tác động; môi trường, đời sống tinh thần, đời sống kinh tế của người dân. Trên cơ sở đánh giá tác động, tác giả chỉ ra muốn phát triển, chúng ta cần nhanh chóng có các giải pháp hữu hiệu để hạn chế các mặt tiêu cực và thúc đẩy các mặt tích cực, tiến tới hình thành các khu công nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. * Nhóm nghiên cứu về môi trường và giải quyết việc làm trong phát triển các khu công nghiệp T.S Trương Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách tác giải đã đi sâu đánh giá thực trạng môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nguyên nhân của tình hình và làm rõ nguyên nhân ở góc độ quản lý Nhà nước. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các kiến nghị và giải pháp có tính đặc thù nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản 7 lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, để đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế - xã hội cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói riêng và cả nước nói chung. Ths. Nguyễn Văn Hùng (2009), “Một số vấn đề về đổi mới công tác quy hoạch và phát triển khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở nước ta”, Tạp chí khu công nghiệp (135), tr. 37-39. Trong bài viết này tác giả đề cập đến vấn đề quy hoạch khu công nghiệp ở nước ta hiện nay, chỉ ra những hạn chế trong quy hoạch nhất là gắn quy hoạch phát triển khu công nghiệp với bảo vệ môi trường, đây là một vấn đề nóng đang được sự quan tâm của toàn xã hội trong quá tình phát triển các khu công nghiệp, trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải phát nhằm giải quyết vấn đề này. Ths. Vũ Quốc Huy (2011)," Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp thực trạng và nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới”, Tạp chí khu công nghiệp, (162), tr. 4-6. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp tác giả đã nêu lên những hạn chế bất cập trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tác giả khẳng định những bất cập đó do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất là là ý thức tuân thủ pháp luật về công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn hạn chế. Trên cơ sơ đó tác giả đề xuất những nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2008),“Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, (149), tr. 19-22 .Trong bài viết tác giả đã đánh giá những thành tựu nổi bật của quá trình phát triển các khu công nghiệp ở Việt nam từ năm 1991 đến nay, tác giả nhấn mạnh những thành tựu và hạn chế của vấn đề lao động và việc làm từ đó đề xuất một số giải pháp vĩ mô như giáo dục đào tạo, phát triển hệ thống trung tâm dạy nghề, gắn nhà trường với các nhà máy trong các khu công nghiệp. 8 Tóm lại: Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, trên các khía cạnh đối tượng, phạm vi khác nhau, đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở để tác giả tham khảo kế thừa, phát triển trong triển khai nghiên cứu luận văn này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “ Phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình hiện nay”, dưới góc độ kinh tế chính trị mã số 60 31 01. Vì vậy, luận văn không trùng lắp với bất cứ một công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Đánh giá thực trạng phát triển khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình trong những năm qua. Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn lấy việc luận giải phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình hiện nay làm đối tượng nghiên cứu. Luận văn không nghiên cứu dưới góc độ kinh tế ngành (Công nghiệp, nông nghiệp) mà dưới góc độ kinh tế học chính trị. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình từ năm 2005 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản 9 Việt Nam, các văn kiện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình và các vấn đề có liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu: Tác giả kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, trừu tượng hóa cùng một số phương pháp khác đang được vận dụng trong nghiên cứu các vấn đề của kinh tế chính trị. Luận văn cũng chú trọng nghiên cứu, phân tích các tư liệu, dữ liệu, thông tin từ các nguồn khác nhau của các cơ quan chức năng, các đề tài, tạp chí mà tác giả có điều kiện tiếp cận. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần luận giải cơ sở khoa học của quá trình phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Luận văn có nội dung hữu ích giúp cho cán bộ lãnh đạo Tỉnh và những độc giả quan tâm đến vấn đề phát triển khu, cụm công nghiệp làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu vấn đề này. 6. Kết cấu của luận văn Gồm có: Phần mở đầu, 2 chương ( 4 tiết ), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục 10 Chương 1 PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phát triển khu, cụm công nghiệp 1.1.1. Quan niện về phát triển khu, cụm công nghiệp ở nước ta hiện nay * Quan niệm về khu công nghiệp ở Việt Nam Việt Nam tiến hành phát triển công nghiệp, thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế muộn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam có nhiều điều kiện học hỏi, kế thừa những kinh nghiện của các nước đi trước. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước trên thế giới gắn với điều kiện kinh tế cụ thể của Việt Nam, Nghị định số 36/CP của Chính phủ ngày 24/7/1997 đã đưa ra khái niệm về khu công nghiệp như sau. “Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong các khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.[ 3, tr.64]. Theo luật đầu tư được quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 thì: Khu công nghiệp là khu sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của chính phủ. Nghị định của Chính phủ số 29/2008/ND-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì khái niện về khu công nghiệp được hiểu như sau: Khu công nghiệp, là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. 11 [...]... công nghiệp chính là giải quyết các vấn đề về tăng trưởng kinh tế gắn với việc cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn khu, cụm công nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa và phát triển các khái niệm về khu công nghiệp và cụm công nghiệp tác giả đưa ra quan niệm về: Phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình hiện nay” như sau: 17 Phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình. .. trình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Do vậy, cần phải có hệ thông giải pháp đồng bộ để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các khu, cụm công nghiệp ổn định và bền vững 1.2 Thực trạng phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua 1.2.1 Khái quát chung về tình hình triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình. .. xây dựng và phát triển quy mô và số lượng các khu, cụm công nghiệp ngày càng được phát triển khẳng định được vị trí, vai trò to lớn của nó trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đến nay Thái Bình đã có 6 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt với tích 1.037 ha, và 31 cụm công nghiệp với diện tích 761 ha Công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện,... tiến, đầu tư công nghệ để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn 1.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình hiện nay Phát triển khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có một số yếu tố nối bật sau: Hệ thống chủ trương, chính sách của tỉnh trong phát triển các khu, cụm công nghiệp; tài nguyên thiên nhiên và điều kiện địa lý; khả năng... quá trình phát triển khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình trong thời gian qua Sự ra đời và phát triển của khu, cụm công nghiệp ở Thái Bình là đòi hỏi tất yếu của khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là từ yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Thực tiễn đã chứng minh, trong những năm vừa qua các khu, cụm công nghiệp đã đóng... là những rào cản lớn cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp Vì vậy, trong quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp cần có sự thống nhất trong quy hoạch quản lý để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh 26 Thứ ba, mức độ bảo đảm của các yếu tố như vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các khu, cụm công nghiệp Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công. .. doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường * Quan niệm về phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Thái Bình hiện nay Với chủ chương phát triển, xây dựng Thái Bình thành tỉnh giàu mạnh bằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp hóa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp, nông thôn, nhằm xây dựng nền tảng đến năm 2020 Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thì vai trò của công nghiệp. .. triển khai lấp đầy các khu, cụm công nghiệp hiện có Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp được xác định bằng tổng diện tích đất công nghiệp đã cho các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thuê trên tổng diện tích được cấp phép theo dự án của khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch Tỷ lệ này thường tăng dần theo số năm hoạt động và là chỉ tiêu so sánh sự thành công của các khu, cụm công nghiệp. .. sinh thái Đồng thời, trong quá trình phát triển phải gắn chặt với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh coi đây là nhân tố quyết định đến sự thành công của các khu, cụm công nghiệp Vì vậy, quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái 18 Bình phải được xem xét trên các góc độ sau đây: Mở rộng, xây mới thêm một số khu, cụm công nghiệp đồng thời triển khai lấp đầy các khu, cụm công nghiệp. .. hiện có và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự ảnh hưởng, sức lan tỏa của các khu, cụm công nghiệp đối với giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh * Những nội dung cơ bản trong phát triển các Khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình hiện nay Thứ nhất, mở rộng, xây mới thêm một số khu, cụm công nghiệp ở những huyện, địa phương có điều kiện thuận lợi Thái Bình là tỉnh có . 1 PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về phát triển khu, cụm công nghiệp 11 1.2 Thực trạng phát triển khu, cụm công. đẩy mạnh phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Đánh giá thực. kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục 10 Chương 1 PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phát triển