Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bình

5 242 0
Luận văn thạc sĩ Lê Thị Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của những thành tựu vượt bậc về khoa học và công nghệ. Đất nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế là con người được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí cao. Trong bối cảnh đó, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”. Tuy nhiên con người sản phẩm của nền giáo dục phải là con người năng động, sáng tạo, có tư duy khoa học, có năng lực giải quyết vấn đề - đó là sản phẩm của nền giáo dục mới. Trong văn kiện Đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học… áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh có năng lực tư duy sáng tạo cho người học, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung Ương II - Khoá VIII đã nhấn mạnh hơn nữa: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy đảm bảo điều kiện và thời gian tự nghiên cứu cho học sinh”. Luật giáo dục 2005 qui định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dạy học theo phương pháp đổi mới, phát huy tính tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các chuyên gia đã biên soạn xong các bộ sách giáo khoa mới và đã đưa vào giảng dạy đại trà trên cả nước cho các khối từ Trung học cơ sở cho đến Trung học phổ thông. Phong trào đổi mới phương pháp dạy và học đã được triển khai sâu rộng trên khắp cả nước và các cấp học. Sách giáo khoa và sách tham khảo đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy, đồng thời các dụng cụ thí nghiệm đã được chú trọng đầu tư, bám sát chương trình sách giáo khoa và thiết kế đồng bộ, dễ sử dụng cho nhiều nội dung kiến thức. Các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, các phần mềm dạy học… đã được sử dụng ở nhiều trường. Tuy nhiên ở nhiều trường phổ thông vẫn còn tình trạng thầy đọc, trò ghi có xen kẽ vấn đáp, giải thích minh hoạ, không tổ chức hoạt động nhóm, không sử dụng thí nghiệm và các phương tiện dạy học hiện đại vì không có thời gian chuẩn bị và tiến hành. Trong hệ thống kiến thức vật lý ở trường phổ thông, phần có các bài về các ứng dụng kỹ thuật ở SGK Vật lý lớp 12 THPT là một phần khó. Trong phần này, có nhiều hiện tượng phức tạp gây khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Việc tiếp thu kiến thức theo kiểu áp đặt, chấp nhận hiện nay cũng khiến học sinh mắc phải nhiều sai lầm, không vận dụng được những kiến thức này để giải quyết các vấn đề trong thực tế có liên quan, chua nói đến việc phát triển tư duy ở mức độ cao hơn. Để học sinh tự chủ, linh hoạt, tiếp thu được kiến thức một cách sắc, vững chắc và phát huy khả năng của mình khi học phần này, tôi nhận thấy cần phải tổ chức các tiến trình dạy học sao cho học sinh có khả năng tự nhận biết, suy nghĩ, tự lực tìm tòi giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo cho kiến Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 thức đã tiếp thu là những kiến thức thực sự có chất lượng, sâu sắc, vững chắc và đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn. Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí ở trường THPT chúng tôi chọn đề tài: Thiết kế phương án dạy học kiến thức “Máy phát điện xoay chiều” lớp 12 THPT theo hướng tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Phát triển hoạt động tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh trên cơ sở vận dụng hệ thống quan điểm lí luận dạy học hiện đại về việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí và dạy học theo hướng tổ chức hoạt động nhóm khi tổ chức dạy học bài “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” thuộc chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí 12 THPT. 3. Giả thuyết khoa học Thiết kế phương án dạy học bài “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” ở vật lý lớp 12 THPT theo hướng tổ chức hoạt động nhóm sẽ không những làm cho học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mà còn bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo. 4. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học bài “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” lớp vật lý 12 THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh để thiết kế phương án dạy học bài “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” chương trình Vật lí phổ thông, nhằm phát huy năng lực sáng tạo, Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 phát triển hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài làm cơ sở định hướng cho quá trình thiết kế hoạt động dạy học. - Xác định nội dung các kiến thức bài “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” trong chương trình Vật lí 12 THPT. - Tìm hiểu việc dạy và học nhằm sơ bộ đánh giá thực tế dạy học bài “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” vật lý lớp 12 THPT. - Thiết kế phương án dạy bài “Máy phát điện xoay chiều” và bài “Máy biến áp” vật lý lớp 12 THPT theo hướng tổ chức hoạt động nhóm nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo, phát triển hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh. - Thực nghiệm phương án dạy học đã soạn thảo nhằm đánh giá tính khả thi của nó, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phương án dạy học này và sơ bộ đánh giá hiệu quả của nó đối với việc rèn luyện năng lực sáng tạo, phát triển hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài sẽ vận dụng. - Phương pháp điều tra thăm dò (trao đổi với giáo viên, học sinh, dự giờ, tham khảo giáo án, phiếu điều tra) để thu thập thông tin về đối tượng. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương II: Thiết kế phương án dạy học bài “Máy phát điện xoay chiều ”, chương trình Vật lí lớp 12, theo hướng tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển hoạt động tích cực, tự chủ của học sinh. + Xác định nội dung kiến thức cần dạy của chương. + Thiết kế phương án dạy học. Chương III: Thực nghiệm sư phạm. . trúc luận văn Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận. nhóm, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình. nhận biết, suy nghĩ, tự lực tìm tòi giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo cho kiến Luận văn Thạc sĩ khoa học vật lí Lê Thị Bình Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 thức đã tiếp thu là những kiến thức thực sự

Ngày đăng: 30/10/2014, 12:00