Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ

88 436 0
Bài giảng lý thuyết tài chính – tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Lĩnh vực Tài chính - tiền tệ là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm trong quá trình điều hành nền kinh tế. Các chính sách tài chính - tiền tệ luôn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nước mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, lĩnh vực tài chính tiền tệ có khả năng tiềm ẩn biến cả khu vực thành một làng không biên giới (đồng EURO xuất hiện ở Châu Âu từ đầu năm 2002 là một ví dụ điển hình). Đồng thời, lĩnh vực tài chính - tiền tệ rất dễ biến thành con dao hai lưỡi, và thực tế đã là con dao hai lưỡi rất nghiệt ngã với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Môn học Lý thuyết tài chính – tiền tệ được hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của tài chính học và lưu thông tiền tệ - tín dụng. Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết. Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và những nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. Tập bài giảng Lý thuyết tài chính – tiền tệ được thiết kế thành 9 chương: Chương 1:Đại cương về tài chính tiền tệ Chương 2: Tổng quan về hệ thống tài chính Chưong 3: Ngân sách nhà nước Chương 4: Tài chính doanh nghiệp Chương 5: Thị trường tài chính Chương 6: Một số vấn đề cơ bản về lãi suất Chương 7: Ngân hàng thương mại Chương 8: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia Chương 9: Lạm phát tiền tệ Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành tập bài giảng, nhưng trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và các bạn đọc. Chủ biên 2 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 3 Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 7 1.1. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 7 1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ 7 1.1.2. Bản chất của tiền tệ 7 1.1.3. Các định nghĩa về tiền tệ 7 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 8 1.2.1. Đơn vị đo lường giá trị 8 1.2.2. Chức năng phương tiện trao đổi 9 1.2.3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị 9 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 10 1.3.1. Tiền tệ bằng hàng hóa 10 1.3.2. Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng) 10 1.3.3. Tiền ghi sổ (tiền quan ngân hàng) 11 1.4. KHỐI TIỀN TỆ 11 1.4.1. Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (Mn) 11 1.4.2. Khối lượng tiền trong lưu thông (Ms) 11 CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 12 1.5.1. Chế độ song bản vị 12 1.5.2. Chế độ bản vị tiền vàng 13 1.5.3. Chế độ bản vị vàng thỏi 13 1.5.4. Chế độ bản vị vàng hối đoái 13 1.5.5. Chế độ bản vị ngoại tệ 13 1.5.6. Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng 14 1.6. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 14 1.6.1. Sự ra đời của phạm trù tài chính 14 1.6.2. Bản chất của tài chính 14 1.7. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 15 1.7.1. Chức năng phân phối 15 1.7.2. Chức năng giám đốc 15 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 17 2.1. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 17 2.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 17 2.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA 20 2.3.1. Mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia 20 2.3.2. Những quan điểm cơ bản 20 2.3.3. Nội dung của chính sách tài chính quốc gia 21 Chưong 3 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 26 3.1. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NUỚC 26 3.1.1. Bản chất của ngân sách nhà nước 26 3.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước 26 3.2. THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 28 3.2.1. Thu ngân sách nhà nước 28 3.2.2. Chi ngân sách Nhà nước 31 3.2.3. Bội chi ngân sách Nhà nước và nợ công 34 3.3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 35 3.4. NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH 36 Chương 4 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 38 4 4.1. NGUỒN VỐN VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 38 4.1.1. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp 38 4.1.2. Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại 38 4.1.3. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu 39 4.1.4. Phát hành trái phiếu công ty 40 4.1.5. Nguồn vốn nội bộ 42 4.2. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 42 4.2.1. Cơ cấu tài sản cố định 42 4.2.2. Quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp 43 4.3. QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 43 4.3.1. Đặc điểm 43 4.3.2. Quản lý tài sản lưu động 44 Chương 5 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 46 5.1. CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 46 5.2. CHỦ THỂ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 48 5.2.1. Chủ thể đi vay 48 5.2.2. Chủ thể cho vay hay đầu tư 48 5.3. CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 48 5.3.1. Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần 48 5.3.2. Thị trường cấp một và thị trường cấp hai 49 5.3.3. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn 50 5.4. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 50 5.4.1. Các công cụ của thị trường tiền tệ 50 5.4.2. Các công cụ trên thị trường vốn 51 5.5. ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 52 5.6. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 52 5.6.1. Các công cụ trên thị trường tài chính Việt Nam 52 5.6.2. Điều kiện để phát triển thị trường tài chính Việt Nam 52 Chương 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT 53 6.1. CÁC LÃI SUẤT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG 53 6.2. MỘT SỐ PHÂN BIỆT VỀ LÃI SUẤT 54 6.2.1. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa 54 6.2.2. Lãi suất và tỷ suất lợi tức 54 6.2.3. Lãi suất cơ bản của ngân hàng 54 6.3. CẤU TRÚC KỲ HẠN VÀ CẤU TRÚC RỦI RO CỦA LÃI SUẤT 55 6.3.1. Cấu trúc rủi ro của lãi suất 55 6.3.2. Cấu trúc thời hạn của lãi suất 55 6.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LÃI SUẤT 56 6.4.1. Ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay 56 6.4.2. Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng 56 6.4.3. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách 56 6.4.4. Những thay đổi về thuế 56 6.4.5. Những thay đổi trong đời sống xã hội 56 6.5. LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM 57 Chương 7 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 58 7.1. BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 58 7.1.1. Nguồn vốn 58 7.1.2. Tài sản 59 7.2. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM 60 7.2.1. Thay đổi tiền dự trữ 60 5 7.2.2. Tạo lợi nhuận từ việc cho vay 61 7.3. NHỮNG NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NHTM 62 7.3.1. Vai trò của tiền dự trữ và việc quản lý dòng tiền rút ra 62 7.3.2. Quản lý tài sản 65 7.3.3. Quản lý nguồn vốn 65 Chương 8 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 67 8.1. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 67 8.1.1. Quá trình hình thành 67 8.1.2. Đặc thù của Ngân hàng Trung ương 68 8.2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 68 8.2.1. Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lượng tiền cung ứng 68 8.2.2. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng 69 8.2.3. Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của Nhà nước 70 8.3. MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA 70 8.3.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ 70 8.3.2. Tạo việc làm 71 8.3.3. Tăng trưởng kinh tế 72 8.3.4. Quan hệ giữa các mục tiêu 72 8.4. CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 73 8.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở 73 8.4.2. Chính sách chiết khấu 73 8.4.3. Dự trữ bắt buộc 74 8.4.4. Kiểm soát hạn mức tín dụng 75 8.4.5. Quản lý lãi suất của ngân hàng thương mại 75 8.5. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 76 8.5.1. Quá trình hình thành và phát triển 76 8.5.2. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước 77 8.5.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam77 8.5.4. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 77 Chương 9 LẠM PHÁT TIỀN TỆ 80 9.1. NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT 80 9.1.1. Khái niệm về lạm phát 80 9.1.2. Phân loại lạm phát 80 9.1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 81 9.2. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT 85 9.2.1. Lạm phát và lãi suất 85 9.2.2. Lạm phát và thu nhập thực tế 85 9.2.3. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng 86 9.2.4. Lạm phát và nợ quốc gia 86 9.3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT 86 9.3.1. Những biện pháp tình thế 86 9.3.2. Những biện pháp chiến lược 87 6 7 Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về: - Bản chất, chức năng của tài chính, tiền tệ - Sự phát triển của các hình thái tiền tệ - Các chế độ tiền tệ 1.1. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C.Mác kết luận: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban đầu giản đơn nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều thấy (C.Mác – Tư Bản – Quyển I, Tập I, trang 75 – Nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội 1963) Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái: - Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. - Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng. - Hình thái giá trị chung. - Hình thái tiền tệ. Từ hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên đến hình thái tiền tệ là một quá trình lịch sử lâu dài, nhằm giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong bản thân hàng hóa. Tiền tệ ra đời đã làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ được dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nghiên cứu về lịch sử tiền tệ, các giáo sư PAUL A.SAMUELSON (Viện Dự trữ liên bang và ngân khố Mỹ) và WILLIAM D. NORDHAUS (Trường Đại học Yale Mỹ) cũng kết luận rằng: “Do các xã hội có sự mua bán rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi hiện vật, nên việc sử dụng một vật trung gian làm phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận. Đó là tiền tệ” (Kinh tế học – Tập I, trang 332 – Viện quan hệ quốc tế Việt Nam biên dịch năm 1989). Như vậy, tiền tệ ra đời từ sự phát triển của nền sản xuất và sự phân công lao động xã hội. 1.1.2. Bản chất của tiền tệ Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Theo Frederic S.Mishkin – trường Đại học Columbia (Mỹ) thì “tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ, hoặc trong việc trả nợ” (Kinh tế tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính của Frederic S.Mishkin – trường Đại học Columbia xuất bản năm 1992). Tuy nhiên, để có một định nghĩa chính xác về tiền tệ là điều không đơn giản. Giáo sư Milton Spercer (trường Đại học quản lý kinh doanh Mỹ) cũng thừa nhận rằng: “Nếu bạn cho rằng, bạn hiểu một cách chính xác tiền tệ là gì thì bạn còn giỏi hơn nhiều nhà kinh tế” (kinh tế học hiện đại – Phần III). Như vậy, thực chất tiền tệ là trung gian môi giới trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ và là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của tiền. 8 1.1.3. Các định nghĩa về tiền tệ. Từ lúc xuất hiện đến khi phát triển thành một thực thể hoàn chỉnh, bản chất của tiền tệ đã được hiểu không đồng nhất. Tùy theo cách tiếp cận ở những góc độ khác nhau về công dụng của tiền tệ mà các nhà kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đã đưa ra những định nghĩa về tiền theo quan niệm riêng của mình. Căn cứ vào quá trình phát triển biện chứng của các quan hệ trao đổi, các hình thái giá trị và tư duy logíc về bản chất của tiền tệ, giáo trình này đưa ra các định nghĩa về tiền sau đây: Theo quan điểm của C. Mác cho rằng: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của các hàng hóa khác và là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi. Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa đã chứng minh rằng tiền tệ là một phạm trù kinh tế - lịch sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tiền tệ xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa, thì ở đó chắc chắn phải có tiền. Quá trình này đã chứng minh rằng “… cùng với sự chuyển hóa chung của sản phẩm thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển hóa thành tiền” (C.Mác, Tư Bản, Quyển I, Tập I, trang 127, NXB Sự thật Hà nội 1963). Tiền tệ – kim loại vàng là sản phẩm của lao động con người có đầy đủ hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Nhưng là hàng hóa đặc biệt, bởi lẽ tiền có giá trị sử dụng đặc biệt, dùng nó người ta có thể trao đổi với bất cứ hàng hóa nào. Vấn đề này C. Mác đã chỉ ra: “giá trị sử dụng của hàng hóa bắt đầu từ lúc rút ra khỏi lưu thông còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó” (C.Mác: “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học” NXB Sự thật, Hà Nội 1964) Theo quan điểm các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng: Tiền là bất cứ một phương tiện nào được xã hội chấp nhận làm phương tiện trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế. Do nền kinh tế hàng hóa là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển bị chi phối bởi nhiều quy luật khách quan. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao, nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó thì quá trình phi vật chất của tiền tệ cũng đồng thời diễn ra một các tương ứng. Nghĩa là vai trò của tiền vàng theo xu hướng giảm dần và tăng cường sử dụng các loại dấu hiệu trong lưu thông. Cho nên, định nghĩa trên là phù hợp với lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường phát triển. 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2.1. Đơn vị đo lường giá trị Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vật bằng kilogam, đo chiều dài một vật bằng mét. Đơn vị định giá là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Thực hiện chức năng này, giá trị của tiền tệ được sử dụng làm thước đo để so sánh với giá trị của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ. Chức năng đơn vị định giá được thể hiện: Giá trị hàng hóa. Giá trị dịch vụ Giá trị sức lao động Đơn vị định giá (Giá trị của tiền) Giá cả Khi thực hiện chức năng là đơn vị định giá, tiền đã chuyển giá trị thành giá cả. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Để thực hiện chức năng đơn vị định giá đòi hỏi tiền phải có đủ những điều kiện sau: 9 - Tiền phải có giá trị danh nghĩa pháp định. - Tiền phải quy định bằng đơn vị (tiền đơn vị): tiền đơn vị là chuẩn mực của thước đo, được biểu hiện bằng 01 đơn vị. Ví dụ: 1USD (Mỹ), 1 AUD (Oxtraylia), 1VND (Việt Nam) - Khi thực hiện chức năng đơn vị định giá chỉ cần tiền tưởng tượng, không phải là tiền thực. Khi thực hiện chức năng đơn vị định giá, tiền tệ có những ý nghĩa quan trọng sau: - Dùng chức năng này xác định được giá cả hàng hoá để thực hiện trao đổi. - Giảm được số giá cần phải xem xét, do đó giảm được chi phí và thời gian trao đổi. - Dùng tiền tệ để xác định các chỉ tiêu giá trị trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp, đơn vị và thu chi bằng tiền của cá nhân. 1.2.2. Chức năng phương tiện trao đổi Tiền tệ làm môi giới trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa (có nghĩa là tiền được dùng để chi trả, thanh toán lấy hàng hóa) Trao đổi có thể xảy ra 2 trường hợp: Lấy tiền ngay: Bán chịu hàng hóa, thanh toán tiền sau: Khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền có những đặc điểm sau: - Có thể sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán không dùng tiền mặt (tiền chuyển khoản) - Có thể sử dụng tiền vàng hoặc tiền dấu hiệu. - Chuẩn mực của tiền: + Nó phải được tạo ra hàng loạt. + Phải được chấp nhận một cách rộng rãi. + Có thể chia nhỏ được để đổi chác. + Dễ chuyên chở. + Không bị hư hỏng - Trong lưu thông chỉ chấp nhận một số lượng tiền nhất định. Khi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ có ý nghĩa sau: - Mở rộng lưu thông hàng hóa. - Kiểm soát tình hình lưu thông hàng hóa. - Trao đổi thuận tiện, nhanh chóng. Do đó giảm được thời gian, chi phí trao đổi. 1.2.3. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị. Dự trữ giá trị là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tải giá trị được xã hội thừa nhận . Sau khi bán hàng, người sở hữu hàng hoá trở thành người sở hữu tiền tệ. Nếu họ không thực hiện mua ngay thì lúc này tiền tệ tạm ngừng lưu thông. Chúng tồn tại dưới dạng “giá trị dự trữ”. Tiền là phương tiện chứa giá trị, nghĩa là một phương tiện chứa sức mua hàng theo thời gian. Chức năng này tính thời gian từ lúc người ta nhận được thu nhập tới lúc người ta tiêu nó. Có thu nhập không mua ngay, mà mua sắm sau. Tiền thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị vận động theo công thức: Thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị, tiền phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau: H – T – H H …  T H - T T - H 10 - Phải dự trữ giá trị bằng tiền vàng. - Có thể dự trữ bằng tiền dấu hiệu hoặc gửi tiền vào ngân hàng với điều kiện đồng tiền ổn định. Chức năng phương tiện dự trữ giá trị có ý nghĩa: - Điều tiết số lượng phương tiện lưu thông. - Tập trung, tích lũy được nhiều vốn cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ 1.3.1. Tiền tệ bằng hàng hóa Trong thời kỳ đầu lịch sử tiền tệ, tùy theo những điều kiện cụ thể của các dân tộc khác nhau mà vai trò tiền tệ được thể hiện ở các hàng hóa khác nhau. Nhưng thông thường, những hàng hóa đó là những vật dụng quan trọng bậc nhất hay những đặc sản quý hiếm của địa phương. Lịch sử ghi nhận rằng, thời kỳ nguyên thủy của tiền tệ, vai trò của tiền tệ thường được thể hiện ở gia súc (dân tộc cổ đại Slavơ), da thú (ở các dân tộc Scăng – đi – náp và nước Nga cổ đại), vỏ ốc quý (quần đảo Thái Bình Dương và Châu Phi), chè (Tây Tạng và Mông Cổ), muối (ở miền Tây Su Đăng)… Cùng với sự phân công lao động xã hội lớn lần thứ hai, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, vai trò tiền tệ chuyển dần sang các kim loại. Cuối cùng thời kỳ này, vai trò tiền tệ đã được cố định ở vàng. Bởi vì vàng có nhiều đặc tính ưu việt hơn các hàng hóa khác lúc bấy giờ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ. Đó là: - Tính đồng nhất của vàng rất cao. Điều đó rất thuận lợi trong việc đo lường, biểu hiện giá cả của các hàng hóa trong quá trình trao đổi. - Dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc biểu hiện giá cả và lưu thông hàng hóa trên thị trường. Bởi lẽ, trên thị trường hàng hóa rất đa dạng và giá cả rất khác nhau. - Dễ mang theo, bởi vì một thể tích nhỏ và trọng lượng nhỏ của vàng có thể đại diện cho giá trị một khối lượng hàng hóa lớn. - Thuận tiện trong việc thực hiện chức năng dự trữ giá trị của tiền tệ… Trình độ sản xuất ngày càng phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ đưa ra trao đổi ngày càng nhiều. Trong khi đó khả năng về vàng lại rất có hạn. Do vậy, theo thời gian, giá trị của vàng lớn đến mức người ta khó có thể chia nhỏ ra để tiến hành những việc mua bán bình thường. Mặt khác, các hàng hóa đóng vai trò tiền tệ trước đây đều có khuynh hướng tự bản thân nó phải có giá trị và phải có một công dụng nhất định nào đó. Còn ngày nay, giá trị của tiền tệ là do tính pháp định của nhà nước. Việc tìm kiếm một loại hình tiền tệ mới thay thế cho vàng trong lưu thông đã trở nên cần thiết. 1.3.2. Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng) Sau một thời gian dài, thời đại tiền bằng hàng hóa đã nhường chỗ cho thời đại tiền giấy. Lúc đầu những tờ giấy bạc ngân hàng là dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có trong lưu thông. Những giấy bạc ngân hàng đó được tự do chuyển đổi ra vàng theo luật định. Về sau do ngân hàng phát hành ra nhiều giấy bạc hơn so với số vàng dự trữ, làm cho nó không còn được tự do chuyển đổi ra vàng. Thời đại ngày nay, việc sử dụng tiền giấy đã trở thành phổ biến, do tính thuận tiện của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Đó là: - Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ. - Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ của cải dưới hình thức giá trị - Bằng cách thay đổi con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị lớn được biểu hiện. - Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó… Mầm mống tiền giấy đã xuất hiện khá sớm trong lịch sử. Tiền giấy xuất hiện ở Trung Quốc đời nhà Tống, ở Việt nam đời Trần và Hồ Quý Ly, ở Châu Âu đầu thế kỷ 17. [...]... Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ, NXB Tài chính năm 2008 4 Giáo trình Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, 2001 16 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức: - Vai trò và cấu trúc của hệ thống tài chính - Mục tiêu, quan điểm và những nội dung cơ bản trong chính sách tài chính quốc gia hiện nay 2.1 VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Tài chính là... tài chính quốc gia và mối quan hệ giữa các mục tiêu đó 4/ Nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia Việt Nam trong giai đoạn hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007 2 PGS.TS Nguyễn Thanh Tuyền, Lý thuyết Tài chính, Trường ĐH Tài chính kế toán TP HCM 1994 3 GS.TS Dương Thị Bình Minh, Giáo trình Lý thuyết. .. trì trệ hoặc tự do vô chính phủ, buông trôi quản lý tài chính Trên cơ sở đó, việc xây dựng và thực hiện chính sách tài chính quốc gia phải quán triệt những quan điểm co bản sau đây: 2.3.2 Những quan điểm cơ bản - Tập trung sức chuyển hướng cơ chế quản lý chính sách tài chính - tiền tệ kiểu “động viên tập trung” sang chính sách tài chính phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các doanh... các chủ thể trong nền kinh tế Để hiểu rõ hơn bản chất của tài chính, ở đây cần có sự phân biệt tài chính với một số phạm trù kinh tế có liên quan khác Trước hết cần phân biệt tài chính với tiền tệ Nhìn bề ngoài, tài chính được người ta cảm nhận như những quỹ tiền tệ của các chủ thể khác nhau trong xã hội Nhưng tài chính không phải là tiền tệ Tiền tệ về bản chất là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng... tài chính của nhà nước… 15 CÂU HỎI ÔN TẬP 1 2 3 4 5 6 7 Sự ra đời và bản chất của tiền tệ? Quá trình phát triển các hình thái tiền tệ? Các chức năng của tiền tệ? Lượng tiền cung ứng và cách đo lường lượng tiền cung ứng? Chế độ tiền tệ và các bản vị tiền tệ? Sự ra đời và bản chất của tài chính? Chức năng của tài chính? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 C.Mác, Tư Bản, Quyển I, Tập I, Nhà xuất bản Sự thật 1963 2 Viện... hàng) 11 + Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại (tiền gửu mà chủ sở hữu của nó có thể phát séc để thanh toán tiền mua hàng hay dịch vụ) - M2: Khối tiền tệ giao dịch mở rộng Khối tiền tệ này, với một cách nhìn rộng hơn về lượng tiền cung ứng Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: + Lượng tiền theo M1 + Tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại - M3: Khối tiền tệ tài sản Theo... thành lĩnh vực tài chính nhà nước Như vậy, bên cạnh những tiền đề quyết định làm nảy sinh phạm trù tài chính là sản xuất hàng hóa và tiền tệ, nhà nước ra đời làm cho hoạt động tài chính ngày càng phát triển hơn 1.6.2 Bản chất của tài chính Về bản chất, tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp... sẽ hòa nhập vào một tụ điểm duy nhất và quan hệ tài chính sẽ xảy ra giữa hai tụ điểm lớn, đó là quan hệ giữa tài chính quốc gia và tài chính quốc tế, tức là quan hệ giữa các bộ phận tài chính trong nước với các bộ phận tài chính quốc tế Hoạt động của tài chính đối ngoại cũng có những nét đặc thù riêng và chịu sự tác động của những quy luật biến động tài chính quốc tế + Bộ phận dẫn vốn thực hiện chức... toàn trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế được những hiện tượng tiêu cực - Tiền ghi sổ tạo ra điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng… 1.4 KHỐI TIỀN TỆ Khi chưa có một định nghĩa chính xác về tiền tệ, thì quan niệm về các khối tiền tệ (cách đo lượng tiền cung ứng) cũng khác nhau Tuy nhiên, quan niệm về khối tiền tệ mà được nhiều nhà kinh tế... phối của tài chính Ở đó, người ta có thể kiểm tra về mục đích, quy mô và hiệu quả của quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ Khác với chức năng giám đốc tài chính, công tác kiểm tra tài chính là các hoạt động chủ quan của con người trong việc kiểm tra quá trình phân phối để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ Đối tượng giám đốc của tài chính là các quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong . ĐẦU 1 MỤC LỤC 3 Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 7 1. 1. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 7 1. 1 .1. Sự ra đời của tiền tệ 7 1. 1.2. Bản chất của tiền tệ 7 1. 1.3. Các định nghĩa về tiền tệ. THÁI TIỀN TỆ 10 1. 3 .1. Tiền tệ bằng hàng hóa 10 1. 3.2. Tiền giấy (giấy bạc ngân hàng) 10 1. 3.3. Tiền ghi sổ (tiền quan ngân hàng) 11 1. 4. KHỐI TIỀN TỆ 11 1. 4 .1. Khối lượng tiền cần thiết. năng của tài chính, tiền tệ - Sự phát triển của các hình thái tiền tệ - Các chế độ tiền tệ 1. 1. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1. 1 .1. Sự ra đời của tiền tệ Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là

Ngày đăng: 30/10/2014, 10:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan