1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyen de hoi giang AV 7

7 272 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT BÌNH TÂN TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG CHUYÊN ĐỀ HỘI GIẢNG : “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS” I. Lý do chọn chuyên đề : Hiện nay việc học Tiếng Anh rất phổ biến và đã trở thành một môn học thật sự quan trọng đối với học sinh THCS. Để các em thực sự giỏi môn Tiếng Anh, đòi hỏi các em phải sử dụng thành thạo bốn kỹ năng : Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trong đó kỹ năng Đọc đóng vai trò quan trọng không kém so với các kỹ năng còn lại. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy các em còn rất yếu về kỹ năng này, các em không thể hiểu hết nội dung của một đoạn văn ngắn và trả lời hết những câu hỏi mà Giáo viên đặt ra cho các em, dù đó là câu hỏi chỉ ở mức độ trung bình. Các em không nắm bắt được nội dung của đoạn văn. Đôi khi các em còn không hiểu được câu hỏi mà Giáo viên đặt ra cho các em. Điều đó đã dẫn đến kết quả là các bài kiểm tra của các em về điểm kỹ năng đọc là rất thấp. Qua tìm hiểu, tôi phát hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do vốn từ vựng của các em còn rất ít, các em không xác định được nội dung trọng tâm của đoạn văn, chủ đề của đoạn văn đang nói về vấn đề gì. Chính vì những lí do trên nên tôi đã quyết định chọn chuyên đề cho đợt hội giảng lần này, đó là : “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH” II. Mục đích chuyên đề : - Giúp các em rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. - Các em có thể đọc hiểu một đoạn văn ngắn theo chủ đề. - Các em có thể trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài học. III. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản : 1. Thuận lợi : - BGH nhà trường và tập thể giáo viên luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình để Giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. - Trường có qui mô nhỏ, số lượng học sinh ít nên dễ dàng trong khâu quản lý, giám sát trình độ, năng lực học tập bộ môn Tiếng Anh cho từng cá nhân học sinh. - Đa số học sinh đều hiền lành, ngoan ngoãn, chịu khó học tập và cố gắng đáp ứng những yêu cầu của GVBM. 1 2. Khó khăn : - Do ở địa bàn nông thôn, học sinh chỉ được tiếp xúc với Tiếng Anh ở trường là chủ yếu, khả năng tìm tòi, khám phá, mở rộng thêm vốn hiểu biết về từ vựng, ngữ pháp, đàm thoại … của các em hầu như là không có. Mặt khác, tư tưởng e ngại, sợ sệt khi phải dùng tiếng Anh của các em còn rất phổ biến. Luyện tập cho các em mạnh dạn sử dụng tiếng Anh là việc làm lâu dài, đòi hỏi người GV phải tốn nhiều công sức. - Cơ sở vật chất của nhà trường hiện vẫn còn thiếu thốn. Việc sưu tầm tranh ảnh để làm ĐDDH cũng còn gặp nhiều khó khăn do tốn kém nhiều thời gian, chi phí. 3. Biện pháp khắc phục : - Giáo viên phải thường xuyên tăng cường việc bao quát lớp, động viên, quan tâm, giúp đỡ các em nhiều hơn trong việc học tập bộ môn Tiếng Anh. - Khai thác tối đa các ĐDDH sẵn có của nhà trường, cố gắng trong kinh phí cho phép để tự làm thêm nhiều tranh ảnh mới để minh họa phục vụ tiết học, sử dụng các PPDH mới, sáng tạo thêm nhiều trò chơi để tăng cường năng lực đọc hiểu tiếng Anh của các em. IV. Quá trình chuẩn bị cho tiết dạy chuyên đề : Để chuẩn bị cho tiết dạy chuyên đề này, tôi dùng các phương tiện sau : - Thiết kế các slide trình chiếu. - Các tranh ảnh minh họa. - Bảng phụ . - Bảng nhóm nhỏ, bút lông. - Lồng cầu xổ số . V. Cách thực hiện : Để dạy một tiết đọc hiểu sinh động, học sinh hứng thú, thì Giáo viên phải có một tiến trình dạy phù hợp : 1. Warm-up : Ở phần này mục đích là để tạo không khí hứng thú cho học sinh để học sinh vào bài tự nhiên. Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi như : networks, jumbled words,… , hoặc đặt một số câu hỏi có liên quan đến bài học, để các em biết được hôm nay mình sẽ học nội dung gì. 2. Pre-reading : Bước này Giáo viên sẽ trình bày những từ vựng mới có trong bài, học cấu trúc câu mới. Giáo viên chỉ trình bày những từ trọng tâm. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật khác nhau để dạy từ như : tranh ảnh, vật thật, hoặc tạo tình huống, hoặc giải thích, dùng cử chỉ điệu bộ … để học sinh khắc sâu từ mới. Giáo viên kiểm tra lại bằng một số trò chơi như : slap the board, what and where, rub out and remember, … Sau khi kiểm tra từ mới, Giáo viên tạo tình huống để học sinh biết hôm nay mình đọc đoạn văn hoặc đoạn hội thoại nói về nội dung gì bằng cách đặt câu hỏi hoặc dùng tranh ảnh để gợi mở. Sau đó Giáo viên có thể đưa các bài tập cho các em dự đoán, nội dung bài tập có 2 liên quan đến bài học. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như : open prediction, True or False statement prediction, .v.v. 3. While-reading : Phần này Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn hoặc đoạn hội thoại để kiểm tra lại phần dự đoán. Đây là bước các em khai thác nội dung bài học. Do đó Giáo viên phải thiết kế những câu hỏi liên quan đến đoạn văn hoặc đoạn hội thoại, để các em đọc lại đoạn văn hoặc đoạn hội thoại và trả lời các câu hỏi mà Giáo viên đã đưa ra. Để các em hứng thú học và trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng Giáo viên có thể thiết kế các trò chơi như : Lucky stars, noughts and crosses, .v.v. 4. Post-reading : Đây là phần quan trọng, vì đây là phần các em vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Giáo viên có thể đưa ra chủ đề có liên quan đến bài học để các em luyện tập theo cặp hoặc theo nhóm nhằm phát huy khả năng giao tiếp của các em. 5. Tiết dạy minh họa : ENGLISH 7 Unit 7 : THE WORLD OF WORK. A. A STUDENT’S WORK (A1) (WEEK 14 PERIOD 40/ PAGE 72+73) a. Warm-up : - Giáo viên đọc bốn câu hỏi và gọi hai học sinh đứng lên lắng nghe, trả lời và Giáo viên sẽ chấm điểm. + What time do you go to school ? + What time do your classes start ? + What time do they finish ? + For how many hours a day do you do your homework ? b. Pre-reading : - Bước dạy từ vựng : Giáo viên đọc các câu hỏi sau để gợi mở từ vựng : + What do you call “kéo dài “ in English ? (to last : kéo dài) + What do you call “hầu như, gần như“ in English ? (almost (adv) : hầu như, gần như) + What do you call “năm học “ in English ? (a school year : năm học) + What do you call “trong thời gian, trong suốt “ in English ? (during (prep) : trong thời gian, trong suốt) + What is the antonym of “ many “ ? ( few (adj ) : ít ≠ many (adj ) : nhiều) + What do you call “chiếm, mất (time) “ in English ? (to take : chiếm, mất (time)) - Kiểm tra từ vựng : Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : Slap the board (vỗ vào bảng) theo hai đội lớn để kiểm tra từ vựng xem học sinh có nắm từ vựng vừa học hay không. Trò chơi được tiến hành như sau : + Giáo viên viết từ mới vừa học lên bảng. 3 + Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh. + Yêu cầu các nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. + Giáo viên đọc to từ tiếng Việt. + Lần lượt từng học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào từ được đọc. + Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi 10 điểm. Nếu đại diện của nhóm nào vỗ sai thì về xếp cuối hàng và tiếp tục chơi tiếp. + Cuối trò chơi nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. + Giáo viên nhận xét hai đội và ghi nhận. - Tạo tình huống : Giáo viên dùng tranh để giới thiệu đoạn hội thoại giữa Hoa và Chú của Hoa. eating breakfast and talking talking about Hoa’s school work ( study ) * Trong bước này Giáo viên sẽ đọc các câu hỏi để hỏi gợi mở để các em nghe và trả lời về bức tranh để hướng các em vào bài mới. Các câu hỏi như sau : + How many people are there in the picture ? (There are two people) + Who are they ? (They are Hoa and Hoa’s uncle) 4 + What are they doing ? (They are eating breakfast and talking) + What are they talking about ? (They are talking about Hoa’s school work (study)) * Sau đó Giáo viên sẽ giới thiệu và dẫn dắt các em vào bài : Hôm nay các em sẽ được đọc một đoạn hội thoại về một cuộc trò chuyện giữa Hoa và Chú của cô ta về việc học hành của cô ấy (Today you are going to read a conversation between Hoa and her uncle about her school work). - True / False statement prediction : Bước dự đoán True (đúng) hoặc False (sai) : Bước này Giáo viên viết năm câu trên bảng phụ và yêu cầu học sinh đóng sách lại và đoán đúng hay sai theo nội dung bài (các em đoán tự do) theo bốn nhóm nhỏ. Khi các em làm xong Giáo viên yêu cầu các em treo kết quả bốn nhóm lên bảng : * Các câu hỏi True or False statement prediction như sau : + Hoa’s classes start at 7.00. + They finish at 11.15. + Hoa does her homework in the evening. + It takes Hoa about three hours to do her homework each day. + Hoa’s school year starts in May. Đáp án : + T + T + F ( in the afternoon ) + F ( it takes Hoa about 2 hours ) + F ( in June ) c. While-reading : - Bước kiểm tra đoán True hoặc False statement prediction : Bước này Giáo viên cho học sinh mở sách ra đọc thầm, đọc lướt đoạn hội thoại giữa Hoa và Chú của Hoa để kiểm tra những gì họ dự đoán, so sánh kết quả dự đoán với bạn mình. Sau đó Giáo viên sẽ sửa bài. Giáo viên nhận xét hai đội và ghi nhận. - Bước trả lời câu hỏi : Bước này Giáo viên cho học sinh nhìn vào sách đọc thầm bài hội thoại một lần nữa, để các em chuẩn bị trả lời bốn câu hỏi. Sau đó Giáo viên cho học sinh chia theo hai nhóm lớn, thảo luận bốn câu hỏi đó, rồi tiến hành cho các em chơi trò chơi : 5 LUCKY STARS (Lồng cầu xổ số) Thông qua trò chơi này, tôi sẽ yêu cầu học sinh đọc và trả lời 04 câu hỏi sau : + What time do Hoa’s classes start ? + What time do they finish ? + For how many hours a day does Hoa do her homework ? + What will Hoa do during her vacation ? Đáp án : + Hoa’s classes start at 7.00. + They finish at a quarter past eleven. + She does her homework two hours a day. + She will go and see ( visit ) her Mom and Dad ( parents ) on their farm. d. Post-reading : Bước này Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi thực tế về bản thân họ. Các câu hỏi trên bảng phụ. Giáo viên sẽ làm mẫu bằng cách học sinh hỏi Giáo viên trả lời, Giáo viên hỏi học sinh trả lời, học sinh hỏi học sinh trả lời, sau đó Giáo viên qui định thời gian cho học sinh thực hành theo cặp. Cuối cùng Giáo viên gọi vài cặp để kiểm tra. Giáo viên nhận xét và ghi nhận. - Câu hỏi liên hệ thực tế bản thân như sau : + Do your classes start earlier or later ? + Do you work fewer hours than Hoa ? + When does your school year start ? + When does it finish ? - Đáp án : HS tự trả lời. Tùy tình huống thực tế, GV sẽ sửa chữa. e. Home-work : 6 Bước dặn dò về nhà và nhận xét lớp : Giáo viên dặn học sinh về học bài, học từ vựng, trả lời lại các câu hỏi vào tập bài tập, thực hành đọc lại đoạn hội thoại A1, soạn A 2,3. Giáo viên nhận xét lớp và cho điểm. IV. KẾT LUẬN : Để thực hiện một tiết dạy đọc hiểu thành công, đòi hỏi phải đạt được nhiều yếu tố, trong đó GV đóng vai trò chủ đạo. Trách nhiệm của chúng ta, những Giáo viên dạy ngoại ngữ là phải nghiêm túc đầu tư, vận dụng các thủ thuật của PPDH phù hợp với đối tượng, tổ chức cho HS học tập một cách hợp lý nhằm khuyến khích, tạo thật nhiều cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, từ đó giúp các em ham thích học Tiếng Anh, xóa dần tư tưởng ngán ngại, mạnh dạn giao tiếp để chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. Qua quá trình thực hiện chuyên đề, chắc chắn sẽ còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình và chân thành của quý đồng nghiệp để bản thân tôi rút kinh nghiệm, sau này thực hiện chuyên đề được tốt hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Tân Hưng, ngày 10 tháng 11 năm 2011 Duyệt của BGH Duyệt của tổ CM Người thực hiện Lê Việt Thái Nguyễn Minh Thuận Lê Tiến Phong 7 . giao tiếp của các em. 5. Tiết dạy minh họa : ENGLISH 7 Unit 7 : THE WORLD OF WORK. A. A STUDENT’S WORK (A1) (WEEK 14 PERIOD 40/ PAGE 72 +73 ) a. Warm-up : - Giáo viên đọc bốn câu hỏi và gọi. đề : Để chuẩn bị cho tiết dạy chuyên đề này, tôi dùng các phương tiện sau : - Thiết kế các slide trình chiếu. - Các tranh ảnh minh họa. - Bảng phụ . - Bảng nhóm nhỏ, bút lông. - Lồng cầu. lên bảng : * Các câu hỏi True or False statement prediction như sau : + Hoa’s classes start at 7. 00. + They finish at 11.15. + Hoa does her homework in the evening. + It takes Hoa about three

Ngày đăng: 30/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w