Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
11,53 MB
Nội dung
PHẦN I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHUYẾN THỰC ĐỊA KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Mục đích yêu cầu của thực địa kinh tế - xã hội. 1.1. Mục đích. Giáo dục luôn được coi là “quốc sách hàng đầu” vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục rất được chú trọng, quan tâm ở trong các trường phổ thông cũng như đại học. Đặc biệt để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập thì học phải đi đôi với hành. Vì vậy thực địa là một học phần bắt buộc đối với các sinh viên, nhất là sinh viên khoa Địa Lý Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Chuyến đi thực tế này nhằm mục đích giúp sinh viên: - Khảo sát và nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội trong thực tế nhằm cũng cố, cập nhật, nâng cao những kiến thức lí thuyết đã học đồng thời gúp sinh viên thấy được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự tác động qua lại giữa chúng với nhau. - Giúp sinh viên làm quen với việc thu thập tài liệu, số liệu trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. - Giúp sinh viên tiếp cận và vận dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứư các tài liệu, số liệu trong nghiên cứu địa lý kin tế - xã hội. - Giúp sinh viên phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập. Từ đó thực hiện chủ trương quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. - Giáo dục cho sinh viên tình yêu quê hương - đất nước và con người Việt Nam trên mọi miền tổ quốc. - Qua chuyến đi thực địa mỗi sinh viên phải hoàn thiện cho mình một báo cáo. Qua đó, đánh giá được tinh thần học tập, tác phong và hiệu quả của chuyến thực địa với mỗi sinh viên. 1.2. yêu cầu. Để chuyến thực địa diễn ra thuận lợi, thành công tốt đẹp, yêu cầu mỗi sinh viên cần phải thực hiện. - Đảm bảo đúng thời gian đi thực địa, công tác học tập, thời gian nghỉ ngơi. - Thực hiện các quy trình làm việc, ghi chép đầy đủ các thông tin sau mỗi địa điểm khảo sát, tuân thủ sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn. - Tinh thần tập thể đối với bạn bè, đối với Nhân Dân địa phương nơi mà chúng ta đến thực tế. 2. Thời gian và địa điểm khảo sát. Thời gian cho chuyến thực địa kéo dài hơn 1 tuần lễ, từ ngày 12/10 – 19/10/2011.Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với các địa điểm khảo sát như sau: Bảng 1: Lịch trình các tuyến thực địa. Lịch trình Các tuyến, địa điểm khảo sát nghiên cứu 12/10/2011 - Xuất phát: Hà Nội đi Cẩm Phả theo quốc lộ 18 - Tự nghiên cứu kinh tế - xã hội Cẩm Phả 13/10/2011 - Làm việc tại Công ty Cổ phần than Cao Sơn - Cẩm Phả - Làm việc tại Công ty Cổ phần than Thống Nhất - Cẩm Phả ( Nghe báo cáo và đi hiện trường) 14/10/2011 - Làm việc tại Công ty tuyển than Cửa Ông (Nghe báo cáo và đi hiện 1 trường) - Thăm quan đền Cửa Ông - Tự tìm hiểu kinh tế - xã hội TX Cẩm Phả (tiếp) 15/10/2011 - Thăm quan chùa Cái Bầu, Cảng đánh cá Cái Rồng (Vân Đồn). - Từ Cẩm Phả đi Trà Cổ 16/10/2009 - Thăm quan và nghiên cứu kinh tế cửa khẩu (cửa khẩu Móng cái) - Thăm quan mũi Sa Vĩ và đồn biên phòng số 3 17/10/2011 - Từ Trà Cổ đi Hạ Long - Tự tìm hiểu kinh tế - xã hội Hạ Long 18/10/2011 - Thăm quan, nghiên cứu Vịnh Hạ Long, hang Sửng Sốt, đảo Ti – Tốp - Tự tìm hiểu kinh tế - xã hôi Hạ Long (tiếp) - Tập trung toàn đoàn tổng kết và văn nghệ 19/10/2011 - Thăm cảng Cái Lân và đảo Tuần Châu - Từ Hạ Long về Hà Nội 3. Nội dung báo cáo. Ngiên cứu tổng hợp một số vấn đề địa lý kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh với một số khía cạnh chính: - Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác than (khai thác, chế biến, tiêu thụ than). - Du lịch ( du lịch biển, đảo, du lịch cửa khẩu…) - Thuỷ sản ( khai thác, tiêu thụ thuỷ hải sản) bên cạnh sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội cần đặt ra các vấn đề cần giải quyết nhất là vấn đề môi trường: Như công nghiệp khai thác than, hoạt động du lịch, khu công nghiệp cảng, vấn đề cấp thoát nước. 4. Một số phương tiện cần thiết và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Các phương tiện nghiên cứu. - Bao gồm các bản đồ về địa bàn nghiên cứu, tài liệu về các địa điểm khảo sát. - Nhật kí thực địa ghi chép các địa điểm kháo sát. - Phương tiện cần thiết phục phụ cho việc thu thập thông tin như: máy ảnh, máy ghi âm… 4.2. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực địa: Là phương pháp nge báo cáo từ các cơ quan chức năng kết hợp với việc quan sát thực tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Là phương pháp sử dụng những bản đồ- biểu đồ để khai thác các thông tin mới, đồng thời xử lý các số liệu. Thành lập các bản đồ chuyên đề về nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực địa. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp trong phòng: Là phương pháp xử lý các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau để đưa ra đánh giá, nhận xét theo mục đích và nội dung báo cáo. - Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lí.(GIS) Trong báo cáo sử dụng một số phần mềm như: word, Excle, Mapinpo…để phục phụ cho mục đích và nội dung báo cáo. PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lí. 2 Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở phía Đông Bắc Việt Nam, nằm chếch theo hướng tây bắc - đông nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1030 đảo có tên, còn lại hơn 1000 hòn đảo chưa có tên. Quảng Ninh có toạ độ địa lí từ 20 0 40 ’ vĩ độ bắc (thôn Mo Tòng, Hoành Mô, Bình Liêu) và từ 106 0 05 ’ (thôn Vân Đồn, Nguyễn Huệ, Đông Triều) đến 108 0 05 ’ kinh độ đông, (bán đảo trà cổ, Hải Ninh) Về mặt vị trí địa lí, quảng Ninh tiếp giáp với bốn tỉnh và thành phố: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc dài 132km; Phía Nam giáp Hải Phòng (78km); Phía tây giáp Lạng Sơn (58km), phần còn lại giáp với Bắc Giang (71km) và với vùng đồng bằng của Hải Dương (21km). Với vị trí địa lí trên, Quảng Ninh có những mặt thuận lợi và khó khăn. - Thuận lợi: Quảng ninh được ví như là cửa ngỏ của đất nước mở ra ở phía Bắc trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán giữa các nước trong khu vực và quốc tế, đồng thời thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam và trên Thế Giới. Quảng Ninh có thành phố Hạ Long là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, có cửa ngõ quốc tế Móng Cái và các cảng biển quan trọng, có lợi thế lớn về thị trường và giao lưu kinh tế ở trong nước và quốc tế. => Vị trí địa lí thuận lợi là một nguồn lực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì vị trí địa lí cũng mang lại cho Quảng Ninh nhiều khó khăn, đặc biệt là việc đảm bảo an ninh biên giới. Một phần lớn biên giới trên đất liền tiếp giáp với vùng đồi núi hiểm trở, đi lại không thuận lợi, khó khăn cho việc giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các vùng . 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1.2.1. Địa chất - địa hình. Quảng Ninh là vùng có lịch sử địa chất trẻ hơn các khu vực khác. Đây là nơi tiếp giáp giữa miền nền và địa máng, lại thuộc nhiều đới kiến tạo có đặc điểm khác nhau nên cấu trúc của lãnh thổ rất phức tạp. Quảng Ninh có đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Diện tích tự nhiên khoảng 5938km 2 , 80% diện tích là đồi núi, đồng bằng chỉ chiếm 18%, còn lại là diện tích đồi núi đá vôi, hải đảo. Có thể chia địa hình Quảng Ninh thành các khu vực sau đây: - Vùng Đông Triều - Móng Cái ( Cánh cung Đông Triều). Chạy theo hướng tây – đông ở phía nam và hướng đông bắc – tây nam ở phía bắc, được coi là xương sống của lãnh thổ Quảng Ninh. - Vùng đồi duyên hải là một dải có độ cao sàn sàn như nhau từ 25m đến 50m, chỗ rộng nhất khoảng 15 km đến 20 km, chạy dọc theo bờ từ thị xã cẩm Phả đến thị trấn Móng Cái. 3 - Địa hình đồng bằng của Quảng Ninh chiếm diện tích nhỏ, gồm một dải hẹp ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên và vùng phía nam Đông Triều, Uông Bí. Tiếp nối vùng đồng bằng ra biển là các bãi sú, vẹt có diện tích rộng. - Địa hình biển và bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh rộng tới 6000km 2 là phần phía tây bắc của vinh bắc bộ. Đây là một vịnh nông với nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngoài nên rất kín gió và sóng lặng. Trên vịnh có nhiều đảo, đây là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt nam - tới trên 3000 đảo lớn nhỏ với các đảo lớn nhất: Cái Bàn,cái Chiên,Vĩnh Thực, Ngọc Vừng, Cô Tô, Vạn Vược… - Đường bờ biển của Quảng Ninh dài 250km, bị chia cắt mạnh bởi đồi núi ăn ra sát biển và bởi các vịnh đảo, cửa sông. Đoạn bờ biển từ Móng Cái đến Cửa Ông tương đối bằng phẳng, được bồi tụ, mài mòn, tạo nên các bãi triều rộng lớn, sú, vẹt mọc trên diện tích lớn (80 nghìn ha), bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, bãi biể Trà cổ dài trên 15km, là bãi biển vào loại đẹp nhất. 1.2.2. Khí hậu. Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiếu, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh ít mưa, gió là gió đông bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 kcal/ cm 2 . Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên 21 0 C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%. Từ đó lượng mưa hàng năm lên tới 1.700 - 2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90 - 170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa đông chỉ mưa khoảng 150 đến 400 mm. Quảng Ninh là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Tháng chịu nhiều bão nhất là tháng VII,VIII. Trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng 5 - 6 cơn bão, ảnh hưởng xấu tới tới sự phát triển kinh tế cũng như hoạt động sản xuất của người dân nơi đây. Bên cạnh đó những ảnh hưởng xấu của thời tiết như giá lạnh, sương muối, mưa bão…gây những thiên tai đã gây ra những khó khăn cho Quảng Ninh. 1.2.3. Thuỷ văn. Quảng Ninh có nhiều sông, suối nhưng các sông suối đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn, lưu lượng và tốc độ rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá, nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưư lượng mùa khô là 1,45m 3 /s, mùa mưa lên tới 1500m 3 /s, chênh nhau 1000 lần. - Nước mặt chủ yếu là sông, hồ. Các con sông lớn là: Sông Ka Long, sông Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, phố cũ, Ba Chẽ….Các con sông ở đây vừa mang đậm tính đặc tính sông miền núi vừa mang đặc tính sông ven biển. Chế độ sông bao gồm hai mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng V đến tháng X tập trung 80% lưu lượng nước, mùa cạn từ than XI đến tháng IV năm sau. Do đặc điểm đặc điểm địa hình và do đường bờ biển kéo dài nên sông suối có đặc điểm riêng và được chia thành 3 hệ thống sông: Các sông đổ ra Bạch Đằng; Hệ thống sông đổ ra cửa lục - Vịnh Hạ Long; Và hệ thống Tiên Yên – Móng Cái. 4 - Nước ngầm của Quảng Ninh khá phong phú và có giá trị. Quảng Ninh có nhiều điểm nước khoáng uống được như Quang Hanh ( Cẩm Phả), Khe Lạc( Tiên Yên), Đồng Long(Bình Liêu). Những điểm nước nóng này đang là nơi chữa bệnh, du lịc và nghỉ dưỡng thú vị. 1.2.4. Thổ Nhưỡng. - Chủ yếu là đất feralit vàng đỏ với đặc tính là giàu ôxit sắt, nhôm, lượng mùn và dinh dưỡng không cao, phân bố ở Hoành Bồ, Tây Tân Yên, Quảng Hà, Bình Liêu. - Đất phù sa chiếm diện tích nhỏ gồm đất phù sa cổ và đất phù xa mới, đất phù sa cổ chiếm tới 40105 ha (6,6%) diện tích đất tự nhiên. Phân bố ven lưu vực sông suối và các thung lũng, đây là địa bàn chính để sản xuất lương thực. - Đất ngập mặn ven biển chiếm 8,4% diện tích toàn tỉnh, nhiều nơi được khai thác để nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cói…góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế - Đất cát và cồn cát ven biển với diện tích 6 087ha ( chiếm 0,9% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở ven biển, ven các đảo. - Đất vùng đồi núi đá vôi các đảo, quần đảo có diện tích là 46.627 ha ( 7%). Phân bố trên các đảo như Tuần Châu, đảo rêu, đảo Ngọc Vừng… 1.2.5. Sinh vật. - Thực vât Rừng Quảng Ninh phân bố ở những nơi có địa hình thấp, dễ khai thác, do khí hậu lạnh và khô nên khả năng phục hồi chậm, chủ yếu là rừng thứ sinh, độ che phủ hiện nay khoảng 32%. Diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai trong cả nước sau miền Tây Nam Bộ. Các loại cây thấp và nhỏ như: Sú, đước, trang, vẹt…Ở các đảo và quần đảo rừng già được bảo tồn, các loài gỗ quí hiếm như nghiến, sến, táu, vàng tâm…nhiều loại cây thuốc quí như ngũ gia bì, tam thất, hoàng đằng… - Động vật: Có nhiều loài từ Trung Quốc sang với các loài: gặm nhấm, ăn thịt có guốc, linh trưởng Ven biển và hải đảo có nhiều loài động vật nước ngọt và nước mặn phong phú, đông vật dưới nước phong phú, hơn 1000 loài cá, 730 loài đã được định tên.Vùng ven bờ có nhiều loài sò huyết, ngao, hến, sá sung, bào ngư, hải sâm, mực, tôm he, tôm hùm…Ngoài khơi có các loài cá chim, cá thu, cá nụ, cá đé, cá song… 1.2.6. Khoáng sản. Quảng Ninh có tài nguyên khoáng sản giàu nhất cả nước, gồm than, quặng sắt, ăngtimoan, đá chứa dầu, titan, và các loại vật liệu xây dựng. Bể than Quảng Ninh lớn nhất cả nước, trữ lượng 12 tỉ tấn, chiếm 90% trữ lượng than cả nước. Quảng Ninh còn có một số mỏ khác như: Sắt ở Cái Bầu ( Vân Đồn), Hoành Bồ, ăngtimoan ở Ba Chẽ, đá chứa dầu ở Đồng Ho (Hoành Bồ), ti tan ở Bình Ngọc (Móng Cái). Một số mỏ đồng, vàng, chì, kẽm, thuỷ ngân có trữ lượng nhỏ…Quảng Ninh còn có nhiều vật liệu xây dựng như đá vôi ở nhiều nơi, các thuỷ tinh ở Vân Hải, đất sét ở Giếng Đáy, Móng cái, Đông Triều… 1.2.7. Tài nguyên du lịch. Là tỉnh có tiềm năng du lịch nhất cả nước bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đặc biệt là Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, cùng danh lam 5 thắng cảnh khác như: Đảo Tuần Châu, Quan Lạn, Bãi Trà Cổ…các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá…thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đem lại nguồn thu lớn không chỉ đóng góp cho Quảng Ninh mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long hiện đang được nằm trong danh sách bình chọn kỳ quan thế thới mới. => Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng thiên nhiên trên mặt và trong lòng đất phong phú, đặc biệt lại được thiên nhiên ban tặng cho phong cảnh có một không hai. Những tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch cộng với vị trí địa lí thuận lợi đã tạo cho Quảng ninh có một lợi thế so sánh quan trọng so với các tỉnh khác, là tiền đề cho Quảng Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển. 1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội. 1.3.1. Dân cư và nguồn lao động Theo tổng cục thống kê 2010: - Dân số Quảng Ninh là 1159,5 nghìn người - Mật độ dân số trung bình là 190 người/ km 2 - Phân bố dân cư không đều, tập trung ở thành phố, thị xã, ven biển. cao nhất là thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả… thấp nhất là huyện Hoành Bồ, Bình Liêu… Dân cư tập trung đông ở thành thị là 603,0 nghìn người, chiếm 52 %, nông thôn là 556,5 nghìn người chiếm 48 % dân số toàn tỉnh. - Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số có sự chênh lệch, nam có tỉ lệ cao hơn nữ (nam chiếm 51,2%, nữ chiếm 48,8%), nhất là ở thị xã mỏ tỉ lệ này còn nhỏ hơn, ngược với tỉ lệ của cả nước. Điều này có thể giải thích là do đặc điểm ngành khai thác mỏ chủ yếu cần nam giới người có sức khoẻ và sức chịu đựng hơn nữ giới. - Nguồn lao động Quảng Ninh mang những nét chung của lao động cả nước. Kết cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, số lao động phân theo ngành kinh tế năm 2007 có sự phân hoá: Bảng 2: Sự phân hoá lao động theo ngành và các khu vực. Ngành Lao động theo ngành kinh tế. Nông – Lâm – Ngư ngiệp 302.000 Công nghiệp 138,8. 000 Dịch vụ 173,7. 000 Lao động theo thành phần kinh tế có sự phân hoá Các khu vực Lao động theo thành phần kinh tế Khu vực nhà nước 154,6. 000 Khu vực ngoài nhà nước 436. 000 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 15,9. 000 1.3.2. Cơ sở hạ tầng. Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và ngày càng được nâng cấp. Các cơ sở sản xuất các nhà máy xí nghiệp được trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại. Hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc phát triển. các tuyến đường giao thông quan trọng QL10, QL18, 6 QL4B… và các tuyến tỉnh lộ khác. Ngoài ra còn hệ thống đường sắt với năng lực vận tải lớn. Dọc bờ biển có các cảng như: Hòn Gai, Cái Lân, Cửa Ông và hàng loạt các cảng, bến bãi, do địa phương quản lí. Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUẢNG NINH 2.1. Đặc điểm chung Cơ cấu công nghiệp Quảng Ninh tương đối đa dạng, khá đầy đủ các nghành như nghành công nghiệp khai thác than, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, hoá chất, thiết bị điện, các phương tiện vận tải, công nghiệp điện, nước…Là một tỉnh luôn nổi bật với hai đặc thù: Vùng mỏ than và vùng du lich, Quảng Ninh đã trở thành nơi cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở phía bắc. Trong những năm qua, nền kinh tế Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng cao. Tính đến hết năm 2010 GDP đầu người đạt 1580 USD/năm, Các nghành kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 64853,8 tỉ đồng trong năm 2009. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, Sản xuất công nghiệp Quảng Ninh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá và ổn định trong 5 tháng đầu năm 2011: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) tháng 5 năm 2011 ước đạt 2.617,2 tỷ đồng, bằng 100,9% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ. Trong đó: Công nghiệp Trung ương 1.787,1 tỷ đồng, bằng 97,7% so với tháng trước và tăng 11,7% cùng kỳ; công nghiệp địa phương 431,5 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 1,6% cùng kỳ; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 398,5 tỷ đồng, tăng 15,3% so với tháng trước và tăng 33,5% cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 12.252,1 tỷ đồng, đạt 38,4% kế hoạch (31.877 tỷ đồng) và tăng 8,8% cùng kỳ (4 tháng tăng 8,3%). Trong đó: Công nghiệp Trung ương 8.387,6 tỷ đồng, đạt 40,6% KH và tăng 5,5% CK; công nghiệp địa phương 2.133,8 tỷ, đạt 34% KH và tăng 16,5% CK; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.730,7 tỷ, đạt 35% KH và tăng 17,2% CK. 2.2. Nghành công nghiệp khai thác than. 2.2.1. Vai trò của ngành công nghiệp khai thác than. - Than được coi là một trong những nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản của nước ta. Khai thác than là ngành công nghiệp đã có từ lâu đời. - Than được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt và sản suất.: Làm nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, được cố hoá trong công nghiệp hoá học, chế tạo nhiều sản phẩm khác, dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân. - Than là nguồn cung cấp nhiên liệu lớn cho nhu cầu trong nước mà còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao. Ngành công nghiệp than tạo ra một khối lượng lớn việc làm cho lực lượng lao động địa phương và các vùng lân cận. Vai trò của nghành công nghiệp khai thác than thể hiện rõ trong việc chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh. 7 2.2.2. Hiện trạng ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh. 2.2.2.1. Khai thác than. Than đá ở Quảng Ninh được khai thác từ thời pháp thuộc, năm 1882 xí nghiệp khai thác than đầu tiên ra đời, năm 1892 công ty than Hồng Quảng ra đời và đi vào khai thác. Thời gian sau đó nhiều mỏ than được phát hiện và nhiều công ty than ra đời. Khai thác than tại địa bàn Quảng Ninh chủ yếu tập trung ở 3 khu vực: Đông Triều – Uông Bí ; Hòn Gai - Cẩm Phả; Cẩm Phả - Dương Huy. Sản lượng khai thác than có sự biến động qua từng năm, phụ thuộc vào biến động thị trường trong nước và quốc tế. Theo thông tin của Bộ kế hoạch và đầu tư, than sạch tháng 5 ước đạt 3,918 triệu tấn (tháng trước 4,183 triệu tấn), luỹ kế 5 tháng đạt 18,787 triệu tấn, đạt 43,5% KH năm (43,2 triệu tấn) và tăng 4,6% cùng kỳ; than tiêu thụ tháng 5 ước đạt 4,776 triệu tấn (tháng trước 4,761 triệu tấn), lũy kế 5 tháng đạt 18,967 triệu tấn và tăng 7% cùng kỳ (trong đó xuất khẩu 6,649 triệu tấn, bằng 81,3% cùng kỳ). Khai thác than bao gồm hai phương pháp: Khai thác lộ thiên và hầm lò. a) Khai thác lộ thiên. Khai thác lộ thiên được tiến hành theo các bước: Thiết kế - Mở mong khai thác – Khoan nổ mìn - Bốc xúc - vận chuyển – Sàng tuyển – lưư ở bãi chứa và tiêu thị than. Phương pháp khai thác lộ thiên có một số ưu và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Khai thác được sản lượng than cao do sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại - Dễ làm, việc thi công nhanh gấp 2-3 lần so với thi công trong hầm lò. Tận thu tài nguyên khai thác triệt để và hiệu quả - Điều kiện an toàn và vệ sinh tốt hơn khai thác hầm lò. - Giá thành một tấn than có thể thấp hơn khai thác hầm lò do chi phí trên một đơn vị sản xuất thấp. Khai thác lộ thiên cũng có một số khó khăn như: Các vỉa than nằm ở độ sâu quá lớn, gây khó khăn cho việc khai thác. * Nhược điểm: Việc khai thác lộ thiên cũng gây nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường sinh thái như: Thay đổi địa hình mặt đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí do bụi… mặt khác khai thác lộ thiên càng khó khăn hơn do hệ số bốc đất ngày càng tăng lên. Các mỏ than lộ thiên lớn tập trung chủ yếu ở: Hà Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Núi Hồng, Dương Huy… Cung cấp khoảng 70% sản lượng than toàn ngành. * Một vài nét về Công ty than Cao Sơn Trong đợt thực địa này do thời gian có hạn nên đoàn đến thăm mỏ than lộ thiên Cao Sơn , là một trong những mỏ than lộ thiên lớn ở Quảng Ninh và nghe báo cáo của cán bộ công ty và thực tế tại khai trường có thể nắm được một số nét chính về công ty Cao Sơn như sau: Công ty than Cao Sơn trước đây là mỏ than Cao Sơn được thành lập ngày 6/6/1974 do Liên xô thiết kế và xây dựng. Vị trí địa lí: 8 - Phía bắc giáp công ty than khe Chàm (Khai thác hầm lò) - Phía nam giáp công ty than Cọc Sáu - Phía đông giáp mỏ Đèo Nai - Phía Tây giáp mỏ than Thống Nhất. Đặc điểm địa hình: Khai trường của công ty nằm trên vùng núi cao với độ cao tuyệt đối là 300m, đỉnh cao nhất là 346m, có độ cứng cao, hệ số bóc lớn, khả năng khai thác đến năm 2045 sẽ kết thúc khai thác lộ thiên và sẽ chuyển sang khai thác hầm lò. => Như vậy: So với các mỏ than, Cọc Sáu, Đèo Nai, thì mỏ than Cao Sơn có sự giống nhau về qui trình và công nghệ khai thác. Tuy nhiên sự khác biệt rõ nhất của mỏ than Cao Sơn so với các mỏ than khác : + Mỏ than Cao Sơn nằm ở địa hình cao hơn với điểm cao nhất tới 405m, hiện nay đang khai thác xuống thấp hơn, trong khi các mỏ than khác nằm ở địa hình thấp – 50m. + Chiều dài hơn nhiều so với hai mỏ than kia, chiều rộng ít. + Đất đá cứng. + Phẩm chất than tốt hơn nhiều + Doanh thu mỏ than Cao Sơn lớn hơn hẳn so với hai mỏ than kia Cơ cấu tổ chức: Cao nhất là giám đốc, các phó giám đốc phụ trách các mảng kĩ thuật, kế hoạch, thi đua, công tác chính trị. Cơ cấu cán bộ nhân viên là 3600 người (kĩ sư là 340 người, trung cấp 120 người, 2600 công nhân). Trình độ kĩ thuật của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng tăng lên. Cơ sở hạ tầng của công ty: gồm có 21 công trường, 21 phòng ban, nơi giao dịch của công ty khá rộng rãi với các phòng ban, khuôn viên, hội trường. Khu vực văn phòng công ty bồi dưỡng các kiến thức mới cho cán bộ công ty, Thiết bị phục phụ cho khai thác và sản xuất than: gồm 20 máy khoan xoay cầu; 20 máy xúc điện dung tích 5 – 10m 3 ; máy xúc thủy lực của Nhật 7 chiếc, máy xúc công nghệ 6 chiếc, Ô tô vận chuyển than đất gồm 143 xe ben với trọng tải từ 32-96 tấn, xe có trọng tải 91- 96 tấn đang được tăng lên, 20 xe gạt, ngoài ra có 38 loại xe khác. Những thành tích nổi bật công ty Cao Sơn đạt được: Tháng 8/ 2005, công ty đã được Đảng và nhà nước khen thưởng là đơn vị anh hùng trong thời kì đổi mới. Công ty đã bốc xúc và vận chuyển được hơn 151 triệu m 3 đất đá và khai thác được trên 21 triệu tấn than. Trong vòng 16 năm đổi mới ( từ năm 1995 đến nay), công ty đã khai thác được 20 triệu tấn than chiếm 67 % sản lượng khai thác và bốc xúc, vân chuyển hơn 100 triệu m 3 đất đá chiếm 66%. Cũng trong thời gian này tốc độ tăng năng suất và sản lượng khai thác cũng đạt mức cao nhất. Năng suất một số máy xúc đạt gần 1 triệu m 3 / năm. Sản lượng khai thác của công ty liên tục tăng lên, năm 2008 là 3.3 triệu tấn, theo kế hoạch năm 2011 la 4.03 triệu tấn. Bảng 3: Doanh thu của công ty Cao Sơn giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị: (tỉ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 Doanh thu 1928 2035 2491 2995 9 Nhìn vào biểu đồ về doanh thu của công ty Cao Sơn trong giai đoạn 2008 – 2011, doanh thu không ngừng tăng qua các năm, từ năm 2008 – 2011 tăng 1.55 lần. Giai đoạn từ 2008 – 2009 tốc độ tăng chậm nhưng từ năm 2009 – 2011 liên tục tăng nhanh trung bình gần 500 tỉ đồng. Doanh thu tăng nhanh là vì sản lượng tăng nhanh do trong những năm qua các thiết bị đưa vào khai thác than ngày càng hiện đại, sản lượng khai thác được nhiều hơn. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng than ngày càng nhiều nhằm cung cấp ngiên liệu cho các nhà máy sản xuất. Nhu cầu nhập khẩu than sang các nước tăng lên. Đó là những lí do khiến sản lượng ngành than liên tục tăng trong những năm qua. Thu nhập của người lao động tăng cao hàng năm, bình quân năm 2010 là 7 triệu/tháng => Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua của công ty là hết sức to lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động, những sản phẩm than khai thác đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Tuy nhiên tồn tại nhiều khó khăn của mỏ than là việc khai thác các mong than ngày càng xuống sâu gây khó khăn cho việc khai thác; Các vỉa than bị sụt lở hoặc khai thác không đến, lúc khoan khô không được do đó phải khoan nước. Bên cạnh đó thời tiết xấu cũng gây khó khăn cho việc khai thác than. Vấn đề môi trường: Trong quá trình khai thác toàn bộ đất đá bốc dỡ chỉ có thể đổ trên địa bàn địa bàn mỏ than, diện tích nhỏ không thể mở rộng phạm vi của bãi thải nên phải tăng độ cao đổ thải, dp đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề môi trường. b) Khai thác hầm lò: Khai thác hầm lò được khai thác khi hệ số bốc đất đá lớn hơn 4m 3 /1tấn than. Khai thác hầm lò được thực hiện khi khai thác khai thác lộ thiên khó đem lại hiệu quả cao. - Qui trình khai thác hầm lò gồm nhiều công đoạn: Thiết kế, mở đường lò, hầm lò, khoan nổ mìn, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ… Các công đoạn có lien quan chặt chẽ tới nhau. Khai thác hầm lò có thể được tiến hành theo hai hình thức bằng giếng và bằng lò. Cả hai hình thức này đòi hỏi những yêu cầu cao về việc thông gió, độ an toàn cho người lao động… 10 [...]... Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh Du lịch Quảng Ninh một địa điển tuyệt vời về cảnh quan thiên nhiên, con người và văn hoá Đến với Quảng Ninh có rất nhiều cảnh đẹp, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế Quảng Ninh có nhiều cảnh đẹp: Vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu, các bãi tắm, Bãi cháy… Với nhiều nét đặc sắc về địa hình từ địa hình đá vôi vùng biển tới địa hình núi Yên Tử, Trong điều kiên... nhiệm khoa, Các thầy cô trong tổ địa lí kinh tế - xã hội đã tạo điều kiên, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt chuyến thực địa này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nhật ký thực địa kinh tế - xã hội 2 Báo cáo thực địa kinh tế xã hội K56 3 Tài liệu do công ty than Thông Nhất và công ty tuyển than Cửa Ông cung cấp 20 4 Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 5 Giáo trình địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam... thành đợt thực địa này tại Quảng Ninh Do còn hạn chế về trình độ, nguồn tài liệu thu thập cũng như thời gian… Nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vậy kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn Hà nội, tháng 11, năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thành Luân MỤC LỤC 28 PHẦN I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHUYẾN THỰC ĐỊA KINH TẾ - XÃ HỘI 1 1 Mục đích yêu cầu của thực địa kinh... chuyến thực địa, mặc dù mới được tìm hiểu những nét khái quát nhất về tỉnh Quảng Ninh nhưng cũng đủ nhận thấy sự đa dạng của một vùng kinh tế đang trên đà khởi sắc, sôi động ở Miền Bắc 19 Quảng Ninh là tỉnh mang trong mình những tiềm năng to lớn về kinh tế - xã hội đặc biệt là có vị trí địa lí mang ý nghĩa chiến lược, là nhân tố động lực của nền kinh tế Trong những năm gần đây những thành tựu mà Quảng Ninh. .. lịch Quảng Ninh ngày càng phát triển cao hơn nữa 2.2.3.3 Kinh tế cảng biển Phát triển kinh tế theo xu thế hướng biển là một xu thế tất yếu trong thời kì hiện đại Quảng Ninh là một tỉnh có những lợi thế nhất định trong phát triển kinh tế cảng biển Tuy mới chỉ thực sự được quan tâm trong vòng chục năm trở lại đây nhưng cảng biển Quảng Ninh đã hoạt động có hiệu quả khẳng định bước đi đúng đắn của địa phương... Ninh đã và đang đạt được cho thấy nhân tố này thực sự đã phát huy có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ của nền kinh tế, xác định Quảng Ninh là một trong ba cực tam giác quan trọng ở Phía Bắc Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu kinh tế Quảng Ninh là tỉ trọng các ngành công ngiệp đặc biệt là ngành khai thác than và ngành du lịch chiếm phần lớn Có được điều này là do Quảng Ninh đã biết khai thác những tiềm năng của mình... Quảng Ninh đã hoạt động có hiệu quả khẳng định bước đi đúng đắn của địa phương này Quang ninh nằm trong địa bàn trọng điểm kinh tế phía bắc, hệ thống cảng biển của Quảng Ninh đã và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển chiến lược kinh tế - xã hội nói chung Hệ thống các cảng biển của Quảng Ninh khá phát triển từ nhỏ đến lớn, có đủ loại từ cảng tổng hợp đến cảng chuyên ngành như:... đảo Tuần Châu, bãi Cháy, đền Cửa Ông,Chùa Quỳnh Lâm… => Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Quảng Ninh đang có xu hướng tăng lên nhưng còn chưa ổn định do nhiều nguyên nhân mà trước tiên là ảnh hưởng của dịch cúm da cầm, dịch sharh… Trong chuyến đi này đoàn thực địa đã khảo sát một số địa điểm nổi tiếng sau: * Vịnh Hạ Long: Diện tích vịnh khoảng 1500 km2 với 1969 hòn đảo lớn nhỏ Đây là một... 1.2 yêu cầu 1 2 Thời gian và địa điểm khảo sát 1 3 Nội dung báo cáo 2 4 Một số phương tiện cần thiết và phương pháp nghiên cứu 2 4.1 Các phương tiện nghiên cứu 2 4.2 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2 1.1 Vị trí địa lí 2 1.2 Điều kiện tự nhiên... KINH TẾ QUẢNG NINH 7 2.1 Đặc điểm chung 7 2.2 Nghành công nghiệp khai thác than 7 2.2.1 Vai trò của ngành công nghiệp khai thác than .7 2.2.2 Hiện trạng ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh .8 2.2.2.1 Khai thác than .8 2.2.2.2 chế biến than: 12 2.2.2.3.Thị trường xuất khẩu và tiêu thụ: 13 2.2.3 Ngành kinh tế biển Quảng Ninh . chuyến thực địa kéo dài hơn 1 tuần lễ, từ ngày 12/10 – 19/10/2011.Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với các địa điểm khảo sát như sau: Bảng 1: Lịch trình các tuyến thực địa. Lịch trình Các tuyến, địa. Quảng Ninh. Du lịch Quảng Ninh một địa điển tuyệt vời về cảnh quan thiên nhiên, con người và văn hoá. Đến với Quảng Ninh có rất nhiều cảnh đẹp, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Quảng. giúp đỡ, hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt chuyến thực địa này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhật ký thực địa kinh tế - xã hội. 2. Báo cáo thực địa kinh tế xã hội K56. 3. Tài liệu do công ty than