Sau khi học xong hai học học phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam phầnđại cương và phần cụ thể, đến hẹn lại lên, vào trung tuần tháng 10 năm 2009,dưới sự hướng dẫn của quý thầy cô trong
Trang 1
Báo cáo thực địa tổng hợp Quảng Ninh
Hải Phòng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 0
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU. 1
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1
1 Mục đích. 1
PHẦN II NỘI DUNG. 7
CHƯƠNG I TÌM HIỀU KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH. 7
I ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 7
1 Vị trí địa lý. 7
CHƯƠNG II TÌM HIỂU KINH TẾ - XÃ HỘI 35
ĐẢO CÁT BÀ, TP HẢI PHÒNG. 35
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 35
1 Vị trí địa lý: 35
PHẦN III KẾT LUẬN 42
KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện và cùng chúng em thực hiện chuyến đi thực địa này Đặc biệt, em cảm tíi trong tổ Địa lý kinh tế - xã hội đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn sinh viên K56 hoàn thành chuyến thực địa kinh tế - xã hộ tổng hợp.
Qua bài báo cáo này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc cùng các cô chú công nhân viên Công ty than Cao Sơn, Công ty than Thống Nhất, Công ty Tuyển than Cửa Ông, Công ty cảng Cái Lân, các cơ quan chức năng, Ban quản lý vườn quốc gia Cát Bà …đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu, thông tin cho đoàn thực địa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, tháng 10 năm 2009
Sinh viên:
Trang 4Sau khi học xong hai học học phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam phầnđại cương và phần cụ thể, đến hẹn lại lên, vào trung tuần tháng 10 năm 2009,dưới sự hướng dẫn của quý thầy cô trong tôt Địa lý kinh tế - xã hội, sinh viênK56 khoa Địa lý lại thực hiện chuyến đi thực địa tại Quảng Ninh Tuy nhiênnăm nay do ảnh hưởng của điều kiện giao thông và thời tiết, chuyến thực địa đãkhông thể thực hiện tuyến Móng Cái như những năm trước, năm nay đoàn sẽthực hiện tuyến thực địa kinh tế - xã hội tổng hợp Quảng Ninh - Hải Phòng.
Đi thực địa sẽ giúp sinh viên cũng cố và hiểu sâu sắc những kiến thức lýthuyết đã được học, đồng thời thông qua qua trình khảo sát, nghiên cứu theođoàn và tự nghiên cứu các điểm, tuyến, các không gian kinh tế - xã hội QuảngNinh, Hải Phòng Thực địa cho sinh viên trực quan các hoạt động kinh tế, cách
tổ chức kinh tế và mối quan hệ qua giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội địaphương hoặc giữa các địa phương với nhau
Thực địa kinh tế - xã hội tổng hợp Quảng Ninh - Hải Phòng giúp sinhviên hiểu sâu sắc về sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ning và Hải Phòng,hai trong ba trung tâm kinh tế phát triền của tam giác tăng trưởng phía Bắc
Thực địa tổng hợp giúp sinh viên cũng cố va hoàn thiện kỹ năng quan sát,ghi chép, thu thập tài liệu, kỹ năng nói, giao tiếp, kỹ năng xử lý và tổng hợp tài
Trang 5liệu… Những kỹ năng này sẽ góp tích cự trong cuộc sống và thực tế giảng dạysau này của mỗi sinh viên.
Trên tất cã, sau chuyến thực địa mỗi sinh viên sẽ được đánh giá kết quảcuối cùng qua một bản báo cáo Để hoàn thành được báo cáo này đòi hỏi sinhviên phải biết sử dụng các kiến thức lý thuyết, các kiến thức mới ngoài thực địa,vận dụng tổng hợp tất cã các kỹ năng để đưa các kiến thức vào một mối quan hệtổng hợp, nhằm phân tích đánh giá sự phát triển chung, đồng thời giải thíchđược sự phát triển, phân bố các không gian kinh tế, những vướng mắc và tồn tạitrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
3 Các phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trong chuyến thực địa này cần phảithực hiện tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Trong đó phương pháp điềutra thực tế, phương pháp bản đồ, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phântích, đánh giá tổng hợp… là được sử dụng nhiều nhất
Trang 6- Phương pháp điều tra thực tế: Đây là phương pháp chủ đạo được sửdụng xuyên suốt quá trình thực địa Địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Mục đíchcủa phương pháp này nhằm thu thập được nhiều nhất tư liệu, đồng thời đảm bảotính xác thực, chính xác và khoa học của nguồn tài liệu thu thập được Tài liệu
sẽ được kiểm chứng ngay trên thực tế
Tại thị xã (TX) Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nghe báo cáo của cán bộ công ty
than Cao Sơn, công ty than Thống Nhất, công ty sang tuyển than Cửa Ông Qua
đó sinh viên ghi chép và nắm bắt được tiềm năng phát triển, tình hình khai tháccủa các công ty than qua từng thời kỳ, xu hướng phát triển, đồng thời tìm hiểunhững khó khăn ngành than đang phải đối mặt Qua đó có thể khái quát đượcmột số nét cơ bản về sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác than QuảngNinh
Tại thành phố (Tp) Hạ Long - Quảng Ninh: Nghe báo cáo của cán bộ
cảng Cái Lân về tình hình phát tiển của cảng Qua đó nắm bắt được nhiệm vụcủa cảng, các hoạt động chính, năng lực bốc dỡ, những khó khăn của cảng cũngnhư đóng góp của cảng Cái Lân cho sự phát triển kinh tế- xã hội Quảng Ninhnói riêng và cả ngước nói chung
Tại đảo Vân Đồn, Tuần Châu (Quảng Ninh): Thông qua điều tra thực tế
nắm bắt được một số khía cạnh trong sự phát triển các ngành kinh tế biển, đặcbiệt là du lịch, giao thông biển và ngành hải sải Những cơ hội và thách thứccũng như tác động của các hoạt động này đến tài nguyên và môi trường
Tại đảo Cát Bà - Hải Phòng: Sinh viên đi vào thực tế tìm hiều sự phát
triển của ngành du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và ngành giao trongbiển trên hò đảo này
- Phương pháp phỏng vấn: Ngoài những giờ đi điều tra thực tế cùng cảđoàn mỗi sinh viên phải biết sử dụng khả năng hoạt động các nhân của mình tựtìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan hoặc tình hình phát tiển của các điểmkinh tế khác trong khu vực địa phương Để thực hiện được điều này việc phươngpháp phỏng vấn là phù hợp và phát huy tác dụng to lớn Thông qua hệ thống cáccâu hỏi sinh viên sẽ tự mình nhận đượng những điều còn thiếu trong nguồn tài
Trang 7liệu nhằm bổ sung và hoàn thiền những khoảng trống trong nhật ký thực địa Kếtquả phỏng vấn sẽ phát huy tác dụng cao cho phương pháp phân tích, đánh giátổng hợp.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phương pháp này được thựchiện chủ yếu trong phòng Sau những giờ phút vất vã thu thập tài liệu ngoài thựcđịa, việc xử lý nguồn tài liệu trước khi sử dụng là rất quan trọng Trên cơ sở tàiliệu thực địa, các tài liệu từ giáo trình, sách báo, và nhiều nguồn khác để rút ranhưng nhận định, đánh giá, những kết luận riêng, kết luận chung cho địa phươnghoặc liên địa phương phù hợp với mục đích và yêu
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Bản đồ là nguồn tài liệu tổng hợp chưađựng nhiều nguồn thông tin mang tính trực quan nhất Sử dụng bản đồ làphương pháp không thể thiếu đối với những người nghiên cứu địa lý nói chung
và địa lý kinh tế - xã hội nói riêng Trong quá trình làm báo cáo, việc thành lậpcác bản đồ chuyên đề sẽ phản ánh một cách toàn cảnh nhất quá trình thực địa
- Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và khai thác thôngtin từ các website: Sử dụng các phần mềm để nhập, lưu trữ và quản lý thông tin,hiển thị thông tin theo mục đích và nội dung của báo cáo như: Map Info
II THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH NGHIÊNCỨU.
Trong thời gian từ 12/10 đến 19/10/2009, 117 sinh viên K56 dưới sựhướng dẫn của các thầy cô trong tổ địa lý kinh tế thực hiện tuyến nghiên cứudọc theo quốc lộ 18 từ Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương đến Quảng Ninh TừQuảng Ninh lên tầu thuỷ nghiên cứu một số địa điểm trong vịnh Hạ Long rồi đithẳng sang đảo Cát Bà của Hải Phòng Cụ thể như sau:
- Sáng 12/10/2009 xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 18 ra Quảng Ninh
1 Tại thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 13/10: Sáng 13/10 khảo sát, nghiên cứu tại công ty than Cao Sơn(khai thác lộ thiên), nghe báo cáo của cán bộ công ty, đi thực tế lên mỏ than.Buổi chiều khảo sát, nghiên cứu tại công ty than Thông Nhất
Trang 8- Ngày 14/10: Sáng 14/10, khảo sát, nghiên cứu tại công ty tuyển thanCửa Ông Chiều cùng ngày thăm đảo đất Cái Bầu thuộc huyện đảo Vân Đồn -Quảng Ninh, (dự tính thăm cơ sở chế biến nước mắm thủ công trên đảo Cái Bầunhưng do ảnh hưởng của cơn bão số 10 điểm nghiên cứu bày đã không thể thựchiện được), khảo sát cảng tổng hợp Cái Rồng.
- Ngày 15/10: Tự do tìm hiểu thị xã Cẩm Phả
2 Tại Tp Hạ Long: Chiều 15/10 di chuyển từ thị xã Cẩm Phả đến Tp Hạ
Long
- Ngày 16/10: Tìm hiểu cảng Cái Lân và đảo du lịch Tuần Châu
- Ngày 17/10: Sáng từ Cẩm Phả theo quốc lộ 18 đi Tp Hạ Long, tìm hiểumột số địa điểm trong vịnh Hạ Long Buổi trưa từ Hạ Long ra đảo Cát Bà - HảiPhòng
3 Tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp Hải Phòng:
- Ngày 18/10: Sáng làm việc tại vườn quốc gia (VQG) Cát Bà Buổi chiều
tự do tìm hiểu đảo Cát Bà
- Sáng 19/10, lên đường trở về Hà Nội kết thúc chuyến thực địa
Đặc biệt tuyến dọc theo quốc lộ 18 có sự phát triển đa dạng của các hoạt độngkinh tế: Công nghiệp điện (Hải Dương, Quảng Ninh), công nghiệp khai thácthan, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, ngành thương mại và dịch vụ tại cácbến cảng (Cảng Cái Lân, Bến Do, Cái Rồng…), hoạt động du lịch thành một dãiliên tục từ Quảng Ninh - Hải Phòng, trong đó nổi bật có thành phố Hạ Long, đảoTuần Châu và đảo Cát Bà
Trang 9xi măng của nhà máy xi măng Cẩm Phả) Ngoài ra còn có các hoạt động buônbán trao đổi tại các chợ, trung tâm thương mại trong các địa phương đoàn khảosát.
- Dịch vụ: Các hoạt động du lịch biển tại Vân Đồn, Tp hạ Long, TuầnChâu, vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà
- Thuỷ sản: Hoạtt động đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ hải sản tại cảng cáĐồn, cảng cá Cát Bà
- Giao thông vậ tải biển: Hoạt động xuất nhập cảng Cái Lân, cảng tổnghợp Cái Rồng, bến phà Tuần Châu – Cát Bà và ngược lại…
- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến sự pháttriển của xã hội chung
- Sự tác động của các yếu tố tự nhiên đến hoạt động và phân bố của cácngành kinh tế và ngược lại là sự tác động trở lại của các hoạt động kinh tế đếntài nguyên và môi trường
Phần nội dung
Trang 10PHẦN II NỘI DUNG.
CHƯƠNG I TÌM HIỀU KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG
Toạ độ địa lý: Quảng Ninh nằm trong khoảng từ 106026’Đ tại Nguyễnhuệ - huyện Đông Triều đến 108031’Đ trên bán đảo Trà Cổ, và từ 20040’B tại
Hạ Mai - huện đảo Vân Đồn đến 21040’ tại Hoành Mô - huyện Bình Liêu
Vị trí địa lý như trên mang lại cho Quảng Ninh rất nhiều thuận lợi trongphát triển kinh tế - xã hội Vị tí địa lý được đánh giá là yếu tố quan trọng hangđầu trong sự phát triền kinh tế - xã hội Là một trong ba góc của tam giác tăngtrưởng Bắc Bộ, vị trí địa lý đã mang đến cho Quảng Ninh nhiều cơ hội phát triền
đa ngành kinh tế như khai khoáng, giao thông, du lịch - đặc biệt là du lịch biển,khai thác hải sản, thương mại… Sự phát triển của Quảng Ninh có quan hệ mậtthiết với các tỉnh lân cận và đặc biệt là thủ đo Hà Nội tạo nên một khu vực kinh
Trang 11tế phát triển năng động nhất Miền Bắc Vị trí địa lý thuận lợi làm cho việc khaithác các nguồn lực king tế - xã hội càng trở có hiệu quả hơn.
- Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Chiếm diện tích nhỏ khoảng 18%diện tíhc tự nhiên, bao gồm các dãi đồi thấp bị phong hoa và xâm thực tạo nêncác đồng bằng nhỏ chạy từ chân núi ra triền sông và bờ biển như vùng ĐôngTriều, Uông Bí, Đầm Hà, Móng Cái Tại các cửa sông, các vùng bồi lắng phù
sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp ở Nam Uông Bí, nam Yên Hưng,Tiên Yên, một phần nhỏ Đầm Hà, và nam Móng Cái
- Vùng biển và hải đảo: Quảng Ninh có hơn 2000 hòn đảo, chiếm hơn 2/3
số đảo trong cã nước, trong đó có nhiều đảo lớn như đảo Cái Bầu, đảo BảnSen… Các đảo còn lại là đảo nhỏ Quảng Ninh có hai huyện đảo là huyện đảoVân Đồn và huyện đảo Cô Tô Trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàngngàn đảo lớn nhỏ có hình dáng và địa hình đa dạng, tạo nên những cảnh đẹp kỳthú Ngoài ra dọc theo đường bờ biển, Quảng Ninh có hành chục bãi cát trắngđược sóng biển bồi đắp nên
- Địa hình đáy biển: Đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, có độ sâutrung bình 20m, có nhiều lạch sâu và nhiều dãi đá ngầm Những lạch sâu tạođiều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, những dãi đá ngầm là nơisinh sống của các rặng san hô
Trang 12- Ngoài ra các vùng ven bờ, các vũng vịnh của Quảng Ninh được hệ thốngđảo trong vịnh Hạ Long che chắn rất thuận lợi trong việc xây dựng các cảngbiển và các tuyến giao thông.
3 Đất đai:
Quảng Ninh tuy có diện tích tự nhiên rộng lớn nhưng diện tích đất nghèodinh dưỡng chiếm phần nhiều, ít có giá trị nông nghiệp Trong đó đất feralit đỏvàng chiếm tỉ lệ lớn gần 70% để phát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi,đất phù sa cổ để trồng lúa phân bố ở Yên Hưng, Đông Triều, Quảng Hà; đất cát
và cồn cát ven biển đất ở vùng núi đá vôi; đất mặn ven biển để trông cói, làmmuối, nuôi thủy sản và sú vẹt
4 Khí hậu:
Quảng Ninh nằm trong phạm vi của khu vực khí hậu nhiệt đới có mùa hạnóng ẩm, mưa nhiều, một mùa đông lạnh và ít mưa, chịu ảnh hưởng rỏ rệt củagió mùa đông bắc Nhiệt độ tháng I khoảng 200C, tháng VII ổn định trên 250C.Mùa đông kéo dài 4 – 5 tháng, trong đó ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kéodài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa hạ thường ngắn hơn từ tháng 5 đếntháng 9 vào thời kỳ lượng mưa lớn nhất khoảng 2400 mm, vùng đảo xa như Cô
Tô lượng mưa có thể đến 1700mm Giữa hai mùa có một thời kỳ chuyển tiếpkéo dài khoảng một tháng
5 Tài nguyên nước:
Nhìn chung Quảng Ninh là tỉnh có ít sông, sông thường ngắn, dốc và chịuảnh hưởng lớn của thuỷ triều Trong đó có khoảng 30 sông, suối có độ dài trên
10 km, diện tích lưu vực không quá 300km2 Trong số đó có 4 con sông lớn là
hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yêu và sông Ba Chẽ Sông cónhiều nhánh, cá nhánh sông thường vuông góc với sông chính
Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở QuangHanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu) Ngoài ra, còn
có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độkhoáng khá cao, nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh
Trang 13Ngoài ra Quảng Ninh có nhiều hồ và đập nước cung cấp nước cho sản xuất vàsinh hoạt.
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng antraxít, tỷ
lệ cácbon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, CẩmPhả và Uông Bí – Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40triệu tấn
Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh…: Trữ lượng tương đối lớn, phân bố
rộng khắp các địa phương như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ caolanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thị xã MóngCái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và TP Hạ Long
là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thịtrường trong nước và xuất khẩu
7 Sinh vật:
7.1 Tài nguyên rừng:
Quảng Ninh có 243.800 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tựnhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80% Còn lại là rừngtrồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn
ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản,cây ăn quả có quy mô lớn (2007)
Tuy nhiên do khai thác qua mức nên chỉ còn lại các loại rừng nghèo vớitrữ lượng khai thác khoảng 5triệu m3 Hiện nay do chính sách đóng cửa rừng,bảo vệ và trồng mới diện tích rừng đã khai thác nên độ che phủ rừng của QuảngNinh đang tăng lên
7.2 Tài nguyên biển:
Trang 14Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hảisản Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ vàquanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác, với trữ lượng khai thác hangnăm từ 30 – 40 nghìn tấn Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trên 40.000 ha bãi triều,20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi
để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu
Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặcbiệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất
là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái vàhuyện Hải Hà
8 Tài nguyên du lịch:
Du lịch là điểm nổi bật trong kinh tế Quảng Ninh với những tiềm năng nổitrội của vịnh Hạ Long, danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là Disản thiên nhiên thế giới, hiện nay đã lọt vào danh sách đề cử 7 kỳ quan tự nhiêncủa thế giới Đảo Vân Đồn, đảo Tuần Châu… là những hòn đảo đẹp đã và đangđược khai thac tích cực vào phát tiển du lịch
Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên Quảng Ninh còn có rất nhiều di tíchlịch sử văn hoá như đền thờ Trần Quốc Tảng ở thị xã Cẩm Phả, khu di tíchThiên Viện Trúc Lâm Giác Tâm ở Vân Đồn; núi Yên Tử, núi Bài Thơ, khu ditích danh thắng Bạch Đằng (đoàn không được khảo sát)… với nhiều ngày lễ vàhội có sức hút một lượng lớn du khách thập phương
Với những thế mạnh về danh lam thắng cảnh đã tạo điều kiện thuận lợicho Quảng Ninh phát triển đa dạng các loại hình du lịch, hình thành các khu dulịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế
II CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI:
1 Dân cư và nguồn lao động:
1.1 Dân cư:
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nam chiếm
Trang 1550,9 %, nữ chiếm 49,1%.Tỷ lệ dân thành thị chiếm 50,3%, đứng thứ 3 trên toànquốc (sau TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng) Tỷ lệ tăng dân số bình quân từnăm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%) Quảng Ninh được coi
là tỉnh coi dân số trung bình
Mật độ dân số hiện là 188 người/km2 (2009) nhưng phân bố không đều.Dân cư phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 18 đoạn từ Uông Bi đến Móng Cái.Trong đó Tp Hạ Long, Tp Móng Cái và hai thị xã Uông Bí và Cẩm Phả đãchiếm trên 50% dân số toàn tỉnh
1.2 Dân tộc:
Quảng Ninh có 22 dân tộc, riêng người Kinh chiếm trên 85% dân số.Ngoài ra các dân tộc chiếm số lượng đông như dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, SánChỉ, Hoa Cộng đồng người dân tộc Quảng Ninh vẫn còn gìn giữ được nhiều nétvăn hoá truyền thống đặc sắc
1.3 Nguồn lao động:
Quảng Ninh có kết cấu dân số trẻ (độ tuổi dưới tuổi lao động chiếm gần40%, người trên tuổi lao động chiếm 7,1%), nguồn lao động dồi dào chiếm trên50% dân số Lao động có trình độ kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn chiếm trên 30% (sau
Hà Nội) Lao động hoạt độngtrong tất cã các ngành vàthành phần kinh tế, nhưnglao động trong khu vực nhà nước là chủ yếu Lao động tập trung đông trong cácngành công nghiệp và dịch vụ
Bảng 1 Cơ cấu lao động của Quảng Ninh phân theo ngành kinh tế năm 1990 và năm 2006.
Nguồn: Niên giám tỉnh Quảng Ninh
2007. Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2007
2 Cơ sở hạ tầng:
Trang 16Quảng Ninh hiện có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt, đã và đang phục vụđắc lực cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong công nghiệp và du lịch.
2.1 Hệ thống doanh nghiệp:
Tính đến 11/ 2008 Quảng Ninh có khoảng 4.675 doanh nghiệp đăng kýhoạt động kinh doanh, trong đó có 140 doanh nghiệp nhà nước, 1339 công ty cổphần, 1.989 Công trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên, 235 công tyTNHH 1 thành viên, 972 doanh nghiệp tư nhân
2.2 Giao thông:
Quảng Ninh có 410 km đường quốc lộ bao gồm: quốc lộ 18A, quốc lộ10A, quốc lộ 4B, quốc lộ 279, 324 km đường tỉnh lộ và hơn 2000 km đường liênhuyện, liên xã
- Đường sắt: Quảng Ninh có trên 200 km đường sắt, trong đó chủ yếuthuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Kép – Bãi Cháy Còn lại là các tuyến đườngchuyên chở thân trong nội địa
- Đường ôtô: Quảng Ninh đã hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộhuyết mạch nối liền các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và cả nước Có 410
km đường quốc lộ bao gồm: quốc lộ 18A, quốc lộ 10A, quốc lộ 4B, quốc lộ
279, 324 km đường tỉnh lộ và hơn 2000 km đường liên huyện, liên xã Trong đóquan trong nhất là tuyến quốc lộ 18 nối liền hầu hết các trung tâm công nghiệpcủa Quảng Ninh, nối liền thủ đô Hà Nội với toàn tỉnh và cử khẩu Móng Cái tạonên sự liền mạch trong hoạt động kinh tế
- Đường thuỷ và các bến cảng: Quảng Ninh có hệ thống giao thông thuỷ
và bến cảng rất phát triển Hiện nay chỉ duy nhất huyện Bình Liêu là không cólaọi hình vận tải thuỷ
Một số bến cảng lớn phục vụ vận tải thuỷ ở Quảng Ninh: Cảng tổng hợpCái Lân, cảng tổng hợp Cái Rồng, Bến Do (là ba cảng đoàn đã khảo sát), một sốcảng du lịch Hạ Long, ngoài ra còn rất nhiều cảng biển khác như cảng Vạn Gia,cảng Cửa Ông…
- Sân bay: Quảng Ninh đã có bãi đỗ cho máy bay trực thăng ở thành phố
Hạ Long và Móng Cái Dự án xây dựng sân bay Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế
Trang 17đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ phê duyệt để triển khai tronggiai đoạn từ 2006 – 2010.
Như vậy có thể thấy cơ sở hạ tầng có phát triển đồng bộ, tạo điều kiện tốtnhất cho Quảng Ninh vươn lên tầm cao mới trong kinh tế - xã hội
3 Đường lối chính sách và điều kiện khác.
Với vị trí quan trọng, từ lâu Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm đầu tưcủa Đảng và Nhà nước Chính sách xác định Quảng Ninh là một đỉnh của tamgiác tăng trưởng phía Bắc càng nâng cao vai trò quan trọng của tỉnh đối với đấtnước
Cũng chính sự ưu tiên phát triển, kết hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
-xã hội thuận lợi, Quảng Ninh có sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tưnước ngoài trong quá trình hội nhập
II HOẠT ĐỘNG KINH TẾ.
1 Khái quát kinh tế.
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, được xem như một phần quan trọng của tam giác tăng trưởng kinh tế ở phíaBắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), phát triển theo xu hướng tăng tỉ trongjcủa hai ngành công nghiệp và dịch vụ Vì vậy trong những năm gần đây, tỉnhQuảng Ninh đã đạt được những tiến bộ kinh tế
- Tổng sản phẩm quốc dân: Trong giai đoạn từ những năm 2000 đến naytổng sản phẩm quốc dân của Quang Ninh không ngừng tăng lên
Bảng 2 Tổng sản phẩm quốc dân Quảng Ninh trong thời gian 2003 – 2007.
Trang 18- GDP bình quân đầu người: Năm 2005 là 726 USD, năm 2006 tăng lên
882 USD, tăng hơn 2,6 lần so với năm 2005
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển đổi theo hướng tăng nhanh tỷtrọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch
Bảng 3 Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2001 – 2007.
n v : %Đơn vị: % ị: %
Tổng số 4506 5715 7336 9441
Nông, lâm, ngư ngiệp 415 605 577 681
Công nghiệp, xây dựng 2357 3027 3734 4977
Dịch vụ 1734 2083 3025 3783
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh.
- Sự phân bố kinh tế: Theo tính chất lãnh thổ, hiện nay Quảng Ninh đãhình thành ba khu vực kinh tế: Khu vực đô thị; Khu vực trung du và ven biển;Khu vực đồng bằng
+ Khu vực đô thị: Tại đây phát triển nhiều trung tâm công nghiệp lớnthuộc các lĩnh vực công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến, thươngmại, dịch vụ và du lịch
+ Khu vực trung du và đồng bằng: Phát triển trồng cây công nghiệp, chếbiến nông, lâm, thủy hải sản, cảng biển và xuất khẩu hang hóa
+ Khu vực miền núi: Phát triển các ngành kinh tế dựa và rừng như câycông nghiệp, du lịch sinh thái, chan nuôi…
Hình 1 Biểu đồ giá trị sản xuất tỉnh Quảng Ninh
5.62 7.550.0
Trang 19Nền kinh tế đang từng bước bắt kịp với yêu cầu của thị trường bao gồm cảthị trường trong tỉnh, thị trường trong nước và thị trường quốc tế Chất lượnghàng hóa và dịch vụ không ngừng được nâng cao Quy mô sản xuất ngày càngtăng, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục thay đổi nhằm phát huy các thế mạnh kinh tế
và thích ứng yêu cầu của thị trường và xã hội
2 Công nghiệp.
2.1 Khái quát công nghiệp Quảng Ninh.
Từ năm 1991 đến nay, sản xuất công nghiệp tương đối ổn định, liên tụcđạt tốc độ tăng trưởng: năm 1996 là 15,2%, năm 1997 đạt 15,6 %, năm 1998 đạt18% và năm 2003 đã đạt mức tăng trưởng bình quân 19,3% Các ngành côngnghiệp than, cơ khí đóng tàu, vật liệu xây dựng đều phát triển mạnh Trên địabàn tỉnh nhiều dự án công nghiệp có quy mô hiện đại đã và đang được triển khainhư xi măng, điện, vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ…
Toàn tỉnh hiện có trên 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt độngvới số vốn đăng ký trên 357 triệu USD, vốn thực hiện trên 195 triệu USD Cáckhu công nghiệp được hình thành và từng bước phát huy hiệu quả Ngoài khucông nghiệp Cái Lân, Bắc Cửa Lục Chính Phủ đã có quyết định xây dựng cáckhu công nghiệp mới như Việt Hưng, Đông Mai, Uông Bí, Móng Cái để thu hútđầu tư trong và ngoài nước
Các ngành công nghiệp quan trọng có công nghiệp than, cộng nghiệp chếbiến nông, lâm, thủy hải sản, công nghiệpcơ khí và điện tử, sản xuất vật liệu xâydựng… Trong đó ngành công nghiệp than đóng vai trò quan trọng nhất (chiếmtrên 62 % cơ cấu ngành công nghiệp toàn tỉnh)
Bảng 4 C c u ng nh công nghiêp Qu ng Ninh các n m 2000, 2003, 2006(%)ơn vị: % ấu ngành công nghiêp Quảng Ninh các năm 2000, 2003, 2006(%) ành công nghiêp Quảng Ninh các năm 2000, 2003, 2006(%) ảng Ninh các năm 2000, 2003, 2006(%) ăm 2000, 2003, 2006(%)
Giá trị sản lượng (tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị sản lượng (tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị sản lượng (tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Trang 20khai thác than
Công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2007.
Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp gồm: các khu, cụm công nghiệp (Cái Lân,Móng Cái, Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Đồng Đăng); các điểm công nghiệp(Bình Liêu, Đầm Hà, Vân Đồn, Yên Hưng, Ba Chẽ, Cẩm Phả)
2.2 Công nghiệp than.
2.2.1 Vai trò:
Công nghiệp khai thác than đóng góp phần lớn trong cơ cấu GDP củatoàn ngành công nghiệp của tỉnh (62,2% năm 2006), đồng thời giữ vai trò hàngđầu với phát triển kinh tế Tuy sự giảm dần trong cơ cấu GDP nhưng giá trịtuyệt đối ngày càng tăng lên, mặt khác cũng thể hiện sự thúc đẩy các ngành kinh
tế khác phát triển theo ngành than như: Luyện kim, giao thông vận tải, dịch vụthương mại
Ngoài đáp ứng cho như cầu trong nước, than được xuất khẩu thu ngoại tệ.Năm 2006 xuất khẩu 23 triệu tấn, Việt Nam trở thành nước xuất khâu than an-tra-xit lớn nhất thế giới
Công nghiệp than còn tạo ra một lượng việc làm và thu nhập cao cho lựclượng lao động Tổng số lao động trong ngành than chiếm tới 60% lao độngcông nghiệp ở đây Trong đó công ty than Cao Sơn có trên 3700 lao động, công
ty than Thống Nhất 3700 lao động, công ty tuyển than Cửa Ông có khoảng 5000lao động Thu nhập bình quân 3 đến 4 triệu đồng/người (2006)
Xuất khẩu
Tiêu thụ trong
Trang 21Hình 2 Sơ đồ các khâu trong sản xuất than.
2.2.2.1 Khai thác than: Bao gồm hai hình thức: Khai thác lộ thiên và khai thác
hầm lò
a Khai thác lộ thiên:
Khai thác lộ thiên là hình thức khai thác được thực hiện khi hệ số bóc thấphơn 10 tấn đất đá/ 1 tấn than Khai thác lộ thiên có nhiều ưu thế so với khai tháchầm lò:
- Thời gian thi công nhanh hơn, năng suất lao động cao hơn so với khaithác hầm lò
- Dễ đầu tư thiết bị kỹ thuật, vậnhành các thiết bị trong điều kiện ngoàitrời luôn thuận lợ hơn trong long đất
- Độ an toàn cho người lao động cao do đó ít sảy ra tai nạn
- Chính vì những lý do trên mà giá thành của than lộ thiên cũng thấp hơnthan hầm lò, thuận lợi trong cạnh tranh khi tiêu thụ
Ở Quảng Ninh hiện nay gồm có các mỏ than lộ thiên: Cao Sơn (đoàn đãkhảo sát), Đèo Nai, Hà Tu, Cọc Sáu,…
Trong khai thác lộ thiên bao gồm các bước:
+ Khoan và nổ mìn: Bước này nhằm phá vỡ đất đá lớp đất đá bên trên lớpthan
+ Bốc xúc đất đá: Sử dụng các phương tiện bốc xúc đất đá lên xe vậnchuyển từ khu vực vỉa than ra bãi thải
+ Vận chuyển: Sử dụng các lại xe chuyên dụng vận chuyển than nguyênkhai từ khai trường ra bãi tập kết than, đưa đi sang tuyển thành các sản phẩmtheo nhu cầu của thị trường
Trang 22* Trong chuyến thực địa kính tế - xã hội tổng hơp đoàn đã khảo sát mỏthan Cao sơn Công ty cổ phần than Cao Sơn là một trong những công ty thanlớn của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (TKV).
Công ty cổ phần than Cao Sơn tiền thân là mỏ than Cao Sơn thành lập 6 –
6 – 1974 do Liên Xô cũ giúp đỡ trên địa bàn của phường Cao Sơn, thị xã CẩmPhả Vào ngày 19 – 5 – 1980 mỏ than cho ra tấn than đầu tiên nhân kỷ niệm 90năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Đến tháng 1 – 1 – 2007, mỏ than CaoSơn chính thức chuyển thành công ty cổ phần than Cao Sơn
- Cơ cấu tổ chức công ty: Công ty có 21 công trường và 20 phòng ban.Điều hành công ty gồm: Hội đồng Quản trị, Ban kiểm sat và Ban giám đốc (1giám đốc điều hành và 4 phó giám đốc)
- Vị trí: Phía Bắc giáp công ty than Khe Tràng; phía Nam giáp công tythan Cọc Sáu; phía Đông giáp công ty than Mông Dương; phía Tây giáp công tythan Đèo Nai
- Đội ngũ công nhân công ty: Trong quá trình xây dựng và phát triển,công ty đã có đội ngũ công nhân đông đảo trên 3700 người Trong đó có 340 kỹ
sư, 120 công nhân trình độ trung cấp, hơn 3600 công nhân kỹ thuật Trong tổng
số công nhân có 1300 công nhân nữ, có 760 Đảng viên, 400 Đảng viên
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hiện nay công ty đang sử dụng nhiều loại thiết
bị kỹ thuật hiện đại, năng xuất lao động cao, trong đó có 9 máy xúc điện 8,3 m3/gầu và một máy xúc 10m3/gầu; 143 xe ben vận chuyển than trọng tải 32 – 96tấn, trong đó 18 xe trọng tải 91 tấn, 4 xe trọng tải 96 tấn, đặc biệt công ty đang
sở hữu một xe Két 777 của Mỹ, được coi là chiếc xe hiện đại nhất của ngàngthan Việt Nam 38 xe gạt; 18 máy khoan, trong đó có 16 máy khoan xoay cầuSBSA của Nga và hai máy khoan BLV của Mỹ Ngoài ra công ty còn có 4 hệthống sàng gạt Tất cã những phương tiện kỹ thuật của công ty được coi là hiệnđại, năng xuất lao động cao trong thời điểm hiện tại
- Kết quả sản xuất: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty khoảng10%, có năm lên tới 13% Công xuất khai thác của công ty khoảng 3,3 triệu tấn
Trang 23than mỗi năm Chỉ tiêu phấn đấu năm 2009 bốc 24 triệu tấn đất đá, khai thác 3,4triệu tấn than, tiêu thụ 3,3 triệu tấn.
+ Doanh thu: Năm 2008 công ty đã thu về 1540 tỉ đồng từ việc tiêu thụthan, dự kiến 2009 đạt 1800 tỉ đồng Thu nhập của công nhan không ngừng tăng
từ 2,5 triệu đồng/người/tháng thời gian mới thành kập, năm 2008 lương cơ bảncủa công nhân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng, phấn đấu 2009 đạt 5 triệuđồng/người/tháng
- Lợi nhuận: Công ty đặt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2009 sẽ đạt30 tỉ đồng
- Các vấn đề xã hội:
+ Công ty bố trí đủ việc làm cho công nhân, thu nhập ổn định Công tycòn thực hiện chế độ khuyến học, tuyên dương con em cán bộ nhân viên cóthành tích cao trong học tập
+ Hàng năm giành ra một số tiền đóng góp vào Quỹ Phúc lợi và Quỹ Đàotạo của công ty (đưa công nhân đi tham quan, đi đào tạo ở nước ngoài…)
+ Công ty đang đỡ đầu một trường tiểu học, một trường mầm non và mộttrường nội trú của một huyện vùng sâu của Quảng Ninh
- Các mỏ than khai thác hầm lò ở Quảng Ninh hiện nay là: Mạo Khê,Thống Nhất, Hà Lầm… Trong các hầm lò để lấy than ra khỏi vỉa than chủ yếu làthủ công, thêm vào đó mức độ độc hại và an toàn lao động thấp hơn nên giáthành than khai thác hầm lò cao hơn nhiều so với than lộ thiên
* Bên cạnh Công ty than Cao Sơn, đoàn cũng đã khảo sát Công ty thanThông Nhất, một công ty khai thác than hầm lò lớn tại thị xã Cẩm Phả
Trang 24- Công ty than Thống Nhất được thành lập ngày 1 – 8 – 1960 (tiền thân là
mỏ than Thống Nhất) với khoảng 300 công nhân kỹ thuật và một phân xưởnghầm lò Sau 40 năm phát triển và trưởng thành công ty đã xây dựng được độingũ cán bộ công nhân đông đảo với hơn 3700 công nhân, trong đó có 1400 côngnhân trực tiếp sản xuất ra than Nhiệm vụ chính của công ty là khai thác than,với loại than ưu thế là than Antraxit
- Công nghệ khai thác: Những năm 60 công ty sử dụng cột chống bằng gỗvới công nghệ khai thác thủ công là chủ yếu Hiện nay công ty chuyển sang sửdụng hệ thống chống bằng cột thủy lực đơn xà hộp, giá đỡ ZH và GK với độ antoàn 100% trong điều kiện không có nước Với công nghệ khai thác 100% cơgiới tại tất cả 24 phân xưởng, trong đó có 10 phân xưởng chuyên sản xuất than,
3 đơn vị chuyên đào lò
- Hiệu quả kinh tế: Nhưng năm 1980 công ty khai thác được 80 000 – 100
000 tấn/ năm, đến năm 2002 tăng lên 170 000 tấn, năm 2005 đạt 1,4 triệu tấn.Năm 2008 có 1,65 triệu tấn, doanh thu 650 tỷ đồng Nhờ tăng sản lượng mà thunhập của người công nhân không ngừng tăng, từ 4,2 triệu đồng năm 2006 tănglên 5 triệu đồng/người/tháng năm 2008 Lợi nhuận trung bình 13 – 15 tỉ đồng
- Kế hoạch sản xuất của công ty: Kế hoạch sản xuất của công ty thể hiện
cụ thể trong bảng số liệu sau:
Bảng 5 Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty than Thống Nhất