Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
913,22 KB
Nội dung
BáocáothựctậpSâubệnhhạilúaởĐôngSơn-ThanhHóaBáocáothựctập giáo trình Lời cảm ơn Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh Hồng là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thựctập cũng như làm báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ của trạm bvtv cùng toàn thể bà con nông dân huyện ĐôngSơn tỉnh ThanhHóa Cùng toàn thể bạn bè người thân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đợt thựctập giáo trình của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn bộ môn bệnh cây và bộ môn côn trùng khoa nông học trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài được giao. Tuy vậy trong quá trình thựctập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy , em mong được sự góp ý của thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn Ngày 9 tháng 10 năm 2009 Sinh viên Lê Thị Lan - 1 -Báocáothựctập giáo trình PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam được coi là một trong những nơi phát sinh cây lúa, nó được thuần hóa và trồng cấy từ 4000 năm nay. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới của miền nam, có mùa đông lạnh ở miền bắc, lượng mưa hàng năm lớn, rất thích hợp cho cây lúa phát triển. cùng với việc tăng cường đổi mới về giống, đầu tư phân bón để đạt năng suất cao, song cũng không tránh khỏi các dịch hại ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 30 vạn ha lúa(chiếm 10% diện tích) bị sâubệnh phá hoại, riêng ở miền Bắc sâubệnh làm tổn thất 1.2 tiệu tấn thóc hàng năm.Trong hệ sinh thái nông nghiệp dịch hại tồn tại trong mối quan hệ thống nhất với môi trường sống. Hiện nay để nâng cao hiệu quả kinh tế con người không ngừng tác động vào môi trường sinh thái những biện pháp kĩ thuật canh tác mới, tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu từng vùng địa phương. Điều đó đã làm thay đổi mức độ sâubệnh trên càng tăng nhiều khi vượt ra ngoài vòng kiểm soát, điều khiển của con người, dẫn đến phát sinh thành dịch hại lớn. Huyện ĐôngSơn tỉnh ThanhHóa là một vùng chuyên canh trồng lúa nước. Hiện nay tại đây đang xảy ra nhiều vụ dịch lớn như cháy rầy, đạo ôn… gây hại lớn đến năng suất và phẩm chất lúa. Vì vậy công tác bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế và phòng trừ sâu bệnh. Xuất phát từ tình hình thực tế đó em làm đề tài “Điều tra tình hình sâuhạilúa và thiên địch vụ xuân năm 2009 ở huyện ĐôngSơn tỉnh Thanh Hóa”. 1.2.Mục đích yêu cầu * Mục đích Điều tra tình hình sâuhạilúa và thiên địch ở huyện ĐôngSơn tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu diễn biến gây hại của rầy nâu hại lúa, đồng thời đánh giá so sánh mức độ gây hại của rầy nâu ở vụ hai trà lúa xuân muộn và xuân sớm. *Yêu cầu 1. Điều tra tình hình sâuhạilúa và thiên địch tạiĐông Sơn- Thanh Hóa. 2.So sánh diễn biến rầy nâu hạilúa trên các trà lúa xuân sớm và xuân muộn. 3.Thống kê diện tích lúa bị rầy nâu gây hại. 4.Đánh giá sự phát triển của thiên địch trong các kì điều tra và vai trò của chúng. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại huyện Đông Sơn- ThanhHóa- Thời gian nghiên cứu: từ 22/4/2009 đến 10/ 5/ 2009. 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: * Vật liệu nghiên cứu: - Các giống lúatại địa phương hiện đang trồng:Xi 23, NX 30, Q 5 ,lúa lai… - Cồn 96 0 . - Sổ sách ghi chép số liệu điều tra. - Dao, kéo, túi đựng mẫu, lọ đựng mẫu, kim cắm mẫu côn trùng, vợt côn trùng… * Đối tượng nghiên cứu: - Các loài sâuhại trên lúa và thiên địch của nó 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất lúatại địa phương - 2 -Báocáothựctập giáo trình 2.3.2. Điều tra thành phần sâuhại trên lúa. 2.3.3. Điều tra thành phần thiên địch trên lúa. 2.3.4. Điều tra diễn biến gây hại của rầy nâu trên lúa vụ xuân năm 2009. 2.3.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương. 2.4 Phương pháp nghiên cứu - Chọn ruộng đại diên cho các thời vụ trồng: Xuân chính vụ và xuân muộn - Trên mỗi ruộng chon 10 điểm, mối điểm điều tra 2 khóm. -Điều tra 7 ngày 1 lần. * Mức độ phổ biến của các loài sâu. - Tần suất xuất hiện các loài sâu, bệnhhại và thiên địch của chúng: Tổng số điểm sâu xuất hiện Tần suất xuất hiện = Tổng số điểm điều tra x 100 0 : Tần suất xuất hiện = 0: rất ít xuất hiện + : Ít xuất hiện (tần suất xuất hiện < 20%) + +: Xuất hiện trung bình (tần suất xuất hiện 20 – 50 %). + + +: Xuất hiện nhiều (tần suất xuất hiện > 50%) * Đối với rầy nâu:Dùng phương pháp quan sát trực tiếp bằng mắt. Tổng số rầy bắt được Mật độ (con/khóm) = Tổng số khóm điều tra * Đối với thiên địch Lập bảng thành phần thiên địch: bọ ba khoang, bọ rùa, nhện bắt mồi. Mức độ phổ biến: - Rất ít (<20% số lần bắt gặp) + Ít (21 – 40% số lần bắt gặp) ++ Trung bình (41 – 60% số lần bắt gặp) +++ Nhiều (> 60% số lần bắt gặp). PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐIỂU TRA 3.1 Tình hình sản xuất lúatại huyện Đông Sơn- ThanhHóa trong vụ xuân năm 2009. Vụ xuân năm 2009, toàn huyện đã gieo cấy được 5793 ha đạt 100% kế hoạch.Trong đó cơ cấu giống của huyện như sau: Bảng 1: Cơ cấu giống lúa cấy vụ xuân năm 2009 ở huyện Đông Sơn-Thanh Hóa STT Loại giống Diện tích(ha) Tỷ lệ(%) 1 Lúa lai các loại 2353.5 40.63 2 Các dònglúa X 1590.4 27.45 3 Lúa thơm 1109 19.12 4 Lúa thuần các loại 740.1 12.8 - 3 -Báocáothựctập giáo trình Đầu vụ rét đậm, sau tết nguyên đán thời tiết nắng ấm thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Từ nửa đầu tháng 2 đến gần cuối tháng 3 có sự đan xen ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, sáng và đêm trời lạnh, xen kẽ với mưa phùn ẩm độ không khí cao, trưa chiều trời nắng ấm rất thuận lợi cho lúa phát triển nhanh, đồng thời cũng thích hợp cho sâubệnh phát sinh và gây hại trên diện rộng, đặc biệt là rầy nâu và bệnh đạo ôn. Công tác chỉ đạo về cơ cấu giống, lịch thời vụ chưa quyết liệt, chưa sát với điều kiện thực tế, nhiều xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo sản xuất, nhất là chỉ đạo về cơ cấu giống và lịch thời vụ, nhiều xã còn giao khoán công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cho ban chủ nhiệm hợp tác xã . Tình trạng nông dân gieo cấy lúa ngắn ngày sớm hơn lịch thời vụ nên lúa trổ trước 11/4 sẽ bị giảm năng suất như Đông Nam, Đông Hưng, Đông lĩnh, Đông Hoàng, Đông khê, Đông Phú .các giống lúa trổ sớm chủ yếu là lúa nếp, KC90, KD18, BT số 7, Q 5 và lúa lai D.Ư527, còn lại phần lớn lúa trổ tập trung từ 20-30/4 là chủ yếu. Như ta đã biết mối loài sâuhại thích hợp với một giai đoạn sinh trưởng nhất định của lúa.Nếu dự báo được thời gian phát sinh rộ của các loài sâu hại, ta cần tránh các giai đoạn sinh trưởng mẫn cảm với loài sâuhại đó. Bảng 2: Thống kê các giai đoạn phát triển của lúa qua các kỳ điều tra. Giai đoạn sinh trưởng Ngày Xuân chính vụ Xuân muộn 17/2/2009 Đẻ nhánh Hồi xanh- đẻ nhánh 24/2/2009 Đẻ nhánh rộ Đẻ nhánh 3/3/2009 Cuối đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ- cuối đẻ nhánh 10/3/2009-31/3 Phân hóa đòng- trỗ Phân hóa đòng-trỗ 7/4-14/4/2009 Đòng trỗ Đòng trỗ 22/4/2009 Phơi màu-chín sữa Trỗ- phơi màu 29/4-5/5/2009 Chín sữa-chín sáp Chín sữa (Nguồn: Trạm BVTV ĐôngSơn –TH) 3.2. Thành phần sâuhạilúa và thiên địch ở vụ xuân năm 2009 Bảng 3:Thành phần sâu và chuột hại trên lúa xuân năm 2009 stt Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ phổ biến 1 Rầy các loại Nilaparvata lugens Stal +++ 2 Sâu đục thân Schoenobius incertellus Walker ++ 3 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guence + 4 Chuột ++ 5 Bọ xít đen Scotinophora lurida + (Nguồn: Số liệu điều tra) Qua bảng số liệu thể hiện mức độ phổ biến của các loài sâu và chuột hạilúa trên cho thấy:các loại rầy và chủ yếu là rầy nâu có mức phổ biến nhất. Hầu như trên tất cả các điểm - 4 -Báocáothựctập giáo trình điều tra đều thấy xuất hiện đối tượng này. Ở tất cả các xã trong huyện đều rộ lên dịch rầy nâu. Cả rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị hại nhẹ lá dưới có thể bị héo. Bị nặng gây hiện tượng cháy rầy, cả ruộng bị khô héo, màu trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lùa bị hại có thể bị thối nhũn . Năng suất có thể giảm 50% hoặc mất trắng. Do tổ chức dẫn nhựa cây phá hại nghiêm trọng làm cho cây lúa héo và chết. Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh vàng lùn xoắn lá làm cho cây lúa tuy vẫn giữ được màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng trổ bông muộn nhưng không thoát, hạt ít và hạt lép. Sâu đục thân cũng có mức phổ biến tương đối, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ít hơn.một số nơi còn thấy sự gây hại của bọ xít đen và chuột.Tuy vậy mức độ gây hại của chúng không cao nên gây hại không đáng kể đến năng suất lúa. Sâu đục thân đục vào thân lúa làm cho cây bị chết, bông lúa bị bạc hoàn toàn. Trong ruuoongj lúa thì mật độ sâu đục thân xuất hiện rải rác trên tất cả các ruộng lúa. Bọ xít đen chích vào hạt lúa làm cho hạt bị chích khô trắng. Bảng 4: Thành phần và mức độ phổ biến của thiên đich. STT Tên Việt Nam Mức độ phổ biến 1 Bọ ba khoang +++ 2 Bọ rùa +++ 3 Nhện bắt mồi ++ (Nguồn: Số liệu điều tra) Thiên địch của các loài sâuhại trên rất phổ biến có tác dụng hạn chế số lượng của các loài sâu hại. Số lượng cúa các loài thiên địch tuy không nhiều nhưng do số lượng lớn nên cũng có tác dụng hạn chế các loài sâu. 3.3 Tình hình phát sinh gây hại, diễn biến của rầy nâu ởĐôngSơn –Thanh Hóa. Rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa trong nước nhất là các vùng lúa thâm canh, Từ đồng bằng ven biển trung du cho đến cả vùng cao. Trong vòng 30 năm qua, Rầy nâu luôn luôn là một trong 3 loài sâu gây hại quan trọng nhất trên cây lúa. Theo số liệu điều tra của trạm BVTV huyện Đông Sơn-Thanh Hóa Mật độ của rầy nâu tăng rất nhanh qua các kì điều tra. Tại sao nó lại phát triển nhanh như vậy. Có rất nhiều lí do: Rầy tích lũy số lượng từ trước và đến thời điểm này thì rầy bùng phát số lượng., giai đoạn phát triển của rầy trùng với giai đoạn mẫn cảm của cây lúa, đồng thời là do khí hậu thời tiết ở giai đoạn này rất phù hợp để rầy nâu phát triển mạnh . Trong tháng 3 (Theo thông báo về tình hình sâubệnhhại trong tháng 3 và dự báo tình hình trong tháng 4 vụ xuân năm 2009 của trạm BVTV ĐôngSơn –Thanh Hóa) thời tiết nắng ấm, xen kẽ với các đợt không khí lạnh, trời âm u sáng sớm có mưa phùn và sương mú, ẩm độ cao, có nhiều ngày ẩm độ trên 90%. Trong khi đó trà xuân chính vụ cây lúa đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh và làm đòng, lúa xuân muộn đang giai đoạn để nhánh đến đứng cái. Nhiều diện tích lúa có biểu hiện lướt lá do bón phân không cân đối hoặc bón quá nhiều đạm. Đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâubệnh gây hại. Trong giai đoạn này(tháng 3), mật độ rầy nâu phổ biến từ 25-30 con/m 2 .Chủ yếu là rầy trưởng thành và rầy non tuổi 1. - 5 -Báocáothựctập giáo trình Theo trạm bảo vệ thực vật huyện Đông Sơn- Thanh Hóa: Với tốc độ phát triển như vậy thì khả năng rầy lứa 3 sẽ phát sinh và gây hại trên lúaở giai đoạn chín sữa và chín sáp. Mật độ sẽ tăng cao có khả năng gây cháy cục bộ vào cuối tháng 4. Để thấy rõ diễn biến gây hại của rầy nâu trong vụ xuân năm 2009, chúng ta so sánh mức độ, diễn biến gây hại của rầy nâu trong bảng sau. Bảng 5:Diễn biến gây hại của rầy nâu ở vụ xuân chính và vụ xuân muộn trong năm 2009. Mật độ(con/m 2 ) Ngày Xuân chính vụ Xuân muộn 3/3/2009 2.5 10/3/2009 2 10 17/3/2009 15 21 24/3/2009 55 40 31/3/2009 60 55 7/4/2009 560 436 15/4/2009 708 658.5 22/4/2009 2152 1870 29/4/2009 3000 2445 5/5/2009 3500 2500 (Nguồn: Trạm BVTV & Số liệu điều tra) Diễn biến gây hại của rầy nâu ởhai trà xuân chính vụ và xuân muôn năm 2009 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 3/3/ 2009 10/3 / 2 009 17/3/ 2 009 24/3/ 2 009 31/3 / 2 009 7/4/2009 15/4/ 2 009 22/4 / 2 009 29/4 / 2 009 5/5/2009 Ngày điều tra Mật độ Xuân chính vụ Xuâ n mu ộn Nhận xét: Qua đồ thị trên cho thấy: Mật độ rầy nâu ở trà xuân chính vụ cao hơn so với vụ xuân muộn. Rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào ngày 3/3 đối với trà xuân chính vụ, và vào ngày 10/3 đối với lúaở trà xuân muộn. Nói chung ở cả hai trà lúa thì mật độ rầy nâu không tăng hoặc tăng chậm ở đầu vụ (3/3-7/4). Từ trung tuần tháng tư mật độ có xu hướng tăng nhanh hơn và - 6 -Báocáothựctập giáo trình đến khoảng hạ tuần tháng tư và đầu tháng năm mật độ rầy nâu tăng rất nhanh. Với tốc độ này thì cảnh báo khả năng cháy rầy trên diện rộng. Theo thông báo của trạm bảo vệ thực vật huyện ĐôngSơn – ThanhHóa thì mật độ rầy nâu tăng nhanh như vậy là vì điều kiện khí hậu thời tiết rất thích hợp cho rầy nâu phát triển- Thời tiết khí hậu nắng ấm, sáng sớm có sương mù chiều thường có dông mưa, nhiệt độ và ẩm độ cao, mặt khác rầy nâu lại bùng phát số lượng đúng vào giai đoạn lúa mẫn cảm (giai đoạn làm đòng đến trỗ bông) nên càng tạo điều kiện cho rầy nâu phát triển mạnh. Hiện tạiở địa phương đang xảy ra cháy rầy trên diện rộng. Với diễn biến thời tiết phức tạp như hiện tại thì diên tích lúa bị cháy rầy vẫn không ngừng tăng. Trạm bảo vệ thực vật cùng với bà con nông dân tích cực đi chống nạn cháy rầy.Đến thời điểm này vẫn chưa dập được dịch. Bảng 6:Thống kê diện tích bị rầy nâu phá hại qua các kì điều tra. Ngày Tổng diện tích bị hai(ha) Nhẹ TB Nặng Cháy rầy % so với năm trước 22/4/2009 300 285 15 0/300 29/4/2009 500 410 80 7.5 2.5 300/500 5/4/2009 1000 740 115 35 10 500/1000 (Nguồn: Trạm BVTV& Số liệu điều tra ) Đồ thị so sánh diện tích lúa bị rầy nâu hại qua các kỳ điều tra 0 200 400 600 800 1000 1200 Tổng diện tích bị hai(ha) Nhẹ TB Nặng Cháy rầy Mức độ bị hại Diện tích 22/4/2009 29/4/2009 5/4/2009 Nhận xét: Dựa và biểu đồ cho thấy: Qua các kỳ điều tra, diện tích bị rầy nâu phá hại tăng rất nhanh. Thêm vào đó là mức độ gây hại cũng tăng lên rõ rệt: diện tích lúa bị cháy rầy tăng, - 7 -Báocáothựctập giáo trình những nơi có diện tích bị nặng với diễn biến thời tiết như hiện tại thì khả năng cháy là điều dễ xảy ra.Vụ Xuân năm nay, rầy nâu bộc phát trễ hơn gần 1 tháng nhưng với mức độ gây hại nghiêm trọng hơn rất nhiều. Theo các cơ quan chuyên môn, rầy nâu thường bùng phát mạnh trong giai đoạn cuối vụ và tình hình phát triển của rầy nâu ở thời điểm hiện tại là phù hợp với quy luật của loài dịch hại này. Mật số rầy nâu di trú tấn công rất ít. Những ruộng bị rầy nâu tấn công nặng là do chúng đã tích lũy mật số từ đầu vụ và người dân không áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp nên chúng có điều kiện phát triển mạnh. Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu giống lúa cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích nhiễm rầy tăng cao. Do nhu cầu của thị trường, trong vụ Xuân này, người dân đã đẩy mạnh những giống lúa có chất lượng gạo ngon(như nếp, lúa thơm, lúa lai Trung Quốc). Tuy nhiên, khả năng kháng rầy của những giống lúa này rất hạn chế, nên rầy nâu có điều kiện phát triển mạnh. 3.4 Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV tạiĐôngSơn –Thanh Hóa Biện pháp hóa học được sử dụng để phòng trừ sâubệnh hiện nay là rất quan trong. Theo điều tra tại huyện Đông Sơn- Thanh Hóa. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương hiện nay : * Thuốc trừ sâu. - Rầy nâu: Mật độ từ 500-700 con/m 2 trử lên, giai đoạn lúa làm đòng cần phải phun trừ ngay, bằng các loại thuốc đặc hiệu thế hệ mới, không cần phải rẽ lúa như :Actara25WG, SuTin5EC, conphai100SL, 700WG . Mật độ rầy từ 3000-5000 con/m 2 trở lên phun hỗn hợp thuốc Bassa 50EC với Actara 25WG, Sutin 5EC, Conphai 100SL,700WG . khi phun cần phải rẽ lúa. -Sâu cuốn lá nhỏ: Phun trừ các loại thuốc đặc hiệu như : Regent800WG, Padan95SP, Patox95SP, Tango 800WG. -Sâu đục thân: Phun trừ ngay bằng thuốc đặc hiệu như:Regent800WG, Padan95SP, Patox95SP,Tango 800WG. Các đối tượng dịch hại còn lại chưa cần phải phun thuốc hóa học. * Thuốc trừ bệnh-Bệnh đạo ôn trên lá: phun các loại thuốc đặc hiệu: Fuji-one40WP, Kabim30WP, Katana20SC, Bump 650WP . Bệnh nặng cần phun kép hai lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. -Bệnh khô vằn: Dùng thuốc đặc hiệu như: CAVIL 50EC,50WP, Validacin 5SL, Calihex 5SL . - 8 -Báocáothựctập giáo trình PHẦN 4: KẾT LUẬN Qua đợt thựctập giáo trình tại huyện Đông Sơn- ThanhHóa em đã nắm bắt được tình hình sâuhại và thiên địch trên lúa vụ xuân năm 2009, tìm hiểu được loài sâuhại chủ yếu và thứyếu. Em đã rút ra được các kết luận sau: 1- Thành phần sâuhại trên lúa vụ xuân năm 2009 tương đối nhiều: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, chuột, bọ xít đen.Trong các loài sâuhại thì rầy nâu là đối tượng nguy hiểm nhất, gây hiện tượng cháy rầy trên diện rộng. 2- Diễn biến gây hại của rầy nâu rất phức tạp trong điều kiện thời tiết hạ tuần tháng 4 và thượng tuần tháng 5. Trong hai trà lúa thì trà lúa xuân chính vụ bị năng hơn trà xuân muộn do giai đoạn phát triển của rầy trùng với giai đoạn cây lúa mẫn cảm vì vậy càng làm tăng mức độ bệnh. 3- Thành phần thiên địch tương đối phong phú có tác dụng hạn chế sự gây hại của các loài sâu. 4- Diện tích lúa bị rầy nâu phá hại tăng rất nhanh qua các kì điều tra, cần có các biện pháp phòng trừ kịp thời để dập dịch rầy nâu. Bên cạnh những điểm đã làm được trên, vì thời gian nghiên cứu quá ngắn nên không tiếp tục theo dõi được tình hình diễn biến của các loài sâuhại trong thời gian tiếp theo, đặc biệt là rầy nâu. Mặt khác do trang thiết bị của trạm BVTV ở địa phương chưa đảm bảo như chưa có kính hiển vi nên chưa điều tra được các loài gây hại nhỏ như nhện gié hoặc các loài thiên địch kí sinh. - 9 - [...].. .Báo cáothựctập giáo trình PHẦN 5: TÀILIỆU THAM KHẢO 1 Báocáothực trạng sản xuất lúa vụ xuân và phương hướng sản xuất vụ mùa năm 2009 của Phòng nông nghiệp huyện Đông Sơn- ThanhHóa 2 Thông báo định kì về tình hình sâubệnhhại trên lúa vụ xuân năm 2009 3 Sổ nhật kí điều tra sâubệnhhại của trạm BVTV Đông Sơn- ThanhHóa 4 10 tiêu chuẩn ngành BVTV 5 Phương pháp nghiên cứu BVTV (tập 1,2,3)... 1999 Web: Google.com.vn www.agroviet.gov.vn www.nongnghiep.vn - 10 - Báo cáothựctập giáo trình PHẦN VI: PHỤ LỤC 1 Ảnh tự chụp Điều tra và bắt mẫu Chẻ thân lúa bắt sâu đục thân Triệu chứng sâu đục thân trên lúa Triệu chứng sâu cuốn lá - 11 - Báo cáothựctập giáo trình Bọ ba khoang Bọ rùa Ruộng lúa bị bọ xít đen chích hút - 12 - Báo cáothựctập giáo trình Vòng đời phát triển của rầy nâu Nguồn: sonongnghiep.angiang.gov.vn... rầy nâu Nguồn: sonongnghiep.angiang.gov.vn Ruộng bị cháy rầy (Nguồn: Ảnh tự chụp) Ruộng lúa bị cháy rầy (Nguồn: Ảnh tự chụp) - 13 - Báo cáothựctập giáo trình Qui trình tổ chức phun thuốc trừ rầy đồng loạt Nông dân phun thuốc dập dịch cháy rầy Cung cấp thuốc chống rầy tạiđồng ruộng Nguồn:vp.omard.gov.vn - 14 - . Báo cáo thực tập Sâu bệnh hại lúa ở Đông Sơn - Thanh Hóa Báo cáo thực tập giáo trình Lời cảm ơn Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh. Đông Sơn- Thanh Hóa. 2. Thông báo định kì về tình hình sâu bệnh hại trên lúa vụ xuân năm 2009. 3. Sổ nhật kí điều tra sâu bệnh hại của trạm BVTV Đông Sơn-