Quan niệm cổ điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông”. Tuy nhiên định nghĩa này không giải thích được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy (xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 hoặc ở Việt Nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra khi cung tiền tăng ổn định. Nếu chỉ coi là lạm phát khi sự tăng giá là kết quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ lạm phát có thể xảy ra. Một quan điểm phổ biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung ( mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian. Tuy nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại. Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn hạn, chẳng hạn như trong dịp gần Tết Nguyên đán ở Việt Nam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế. Những trường hợp như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hóa nguy cơ lạm phát. Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là Milton Friedan đã định nghĩa “ Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài”. Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài. Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát. Cũng vì vậy, cái gọi là tỷ lệ tăng giá hàng tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉ cho biết mức giá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát. Đó có thể chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ không kéo dài. Chỉ khi nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát.
Trang 1Nội dung:
1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
1.1 Khái niệm lạm phát:
- Quan niệm cổ điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông” Tuy nhiên định nghĩa này không giải thích được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy (xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 hoặc ở Việt Nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra khi cung tiền tăng ổn định Nếu chỉ coi là lạm phát khi sự tăng giá là kết quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ lạm phát có thể xảy ra
- Một quan điểm phổ biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá chung ( mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời gian Tuy nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn hạn, chẳng hạn như trong dịp gần Tết Nguyên đán ở Việt Nam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực tới nền kinh tế Những trường hợp như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn đến sự cường điệu hóa nguy cơ lạm phát
- Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là Milton Friedan đã định nghĩa “ Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài” Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát Cũng vì vậy, cái gọi là tỷ lệ tăng giá hàng tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉ cho biết mức giá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát Đó có thể chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ
Trang 2không kéo dài Chỉ khi nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát
1.2 Bản chất của lạm phát:
- Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung nền kinh tế Như vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài thị trường thì cũng không có nghĩa đã có lạm phát Các nhà kinh tế thường đo lạm phát bằng hai chỉ tiêu cơ bản là CPI và chỉ số quá khứ lạm phát GDP Cách tính thứ nhất sẽ dựa trên một rổ hàng hóa tiêu dùng và giá cả của những hàng hóa trong rổ ở hai thời điểm khác nhau Còn cách tính thứ hai thì căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau thông thường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định và giá hiện hành Về cơ bản thì hai cách tính này không có sự khác biệt lớn Phương pháp GDP sẽ tính lạm phát chính xác hơn theo định nghĩa của lạm phát Tuy nhiên CPI sẽ có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào căn cứ vào rổ hàng hóa, còn GDP thì chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó
Như vậy, những thông tin về thước đo lạm phát đến dân chúng hàng ngày chủ yếu được tính từ phương pháp CPI Nhưng CPI lại không thể đo lạm phát một cách chính xác bởi nó bị tác động bởi hai yếu tố gây sai lệch Những yếu tố gây sai lệch này chủ yếu đến từ rổ hàng hóa được quy định trước Sai lệch cơ cấu vì rổ hàng hóa chậm thay đổi, nó không bao gồm những hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng Sai lệch thứ hai là sai lệch thay thế, khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong rổ gia tăng dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn Từ hai sai lệch trên, chúng ta nhận thấy rằng, nếu tính lạm phát từ CPI thì có thể dẫn đến một dự báo quá mức vì những mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt hàng ngoài rổ thì đang giảm giá
1.3 Hình thức biểu hiện của lạm phát và các cấp độ của nó:
Trang 31.3.1 Hình thức biểu hiện của lạm phát:
- Có ba loại lạm phát chủ yếu trong nền kinh tế: Lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy
- Loại lạm phát thứ nhất là lạm phát tiền tệ Loại này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế Ví dụ như tốc độ tăng trưởng cung tiền là 10% nhưng tốc
độ tăng trưởng thực của nền kinh tế là 7% thì lạm phát tiền tệ là 3% Loại lạm phát này thường xảy ra ở các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng Trung Ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách Chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung thì cũng dẫn đến lạm phát
- Loại lạm phát thứ hai là lạm phát cầu kéo Nó xuất phát từ hành vi thay đổi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế Các nguyên nhân có thể là do Chính phủ tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc
do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên trời rơi xuống nhưu viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến
- Loại lạm phát thứ ba là lạm phát chi phí đẩy Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng cao giá bán sảm phẩm vì những lý do bất lợi Khác với hai loại lạm phát trên, thì loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía cung và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất không mong đợi từ phía các doanh nghiệp tăng chi phí không mong đợi từ phí doanh nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiên làm trì trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi
nổ của lạm phát này
Trang 4Ví dụ: Khi giá dầu thô tăng từ 30USD lên 50USD/thùng sẽ dấn đến chi phí sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp khác đều tăng theo Hay chẳng hạn như giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá vận chuyển, giá sắt thép sẽ tăng lên do giá nguyên liệu tăng và chi phí sản xuất lúa của nông dân sẽ tăng lên là điều hiển nhiên Phản ứng dây chuyền này sẽ làm cho doanh nghiệp đứng trước hai lựa chọn, hoặc đóng của nếu giữ giá bán như cũ, hoặc tăng giá nếu vẫn giữ nguyên sản lượng như cũ Việc đóng cửa các doanh nghiệp sẽ làm thiếu hàng hóa so với cầu và kéo theo tăng giá chung trong nền kinh tế Việc tăng giá ở nhiều doanh nghiệp sẽ dẫn đến lạm phát
vì tăng giá diện rộng sẽ làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế Hệ quả là nền kinh tế sẽ rơi vào một tình trạng tồi tệ mà các nhà kinh tế học gọi là “đình đốn – lạm phát”
1.3.2 Các cấp độ của lạm phát:
- Trong lịch sử tiền tệ trên thế giới, người ta chia lạm phát thành bốn cấp độ khác nhau để có những giải pháp chống lạm phát thích ứng
- Các cấp độ của lạm phát bao gồm:
+ Lạm phát yếu – là mức độ lạm phát thấp từ 0% đến vài % - cấp độ lạm phát này chủ yếu là phản ánh tính khách quan tuyệt đối của hiện tượng lưu thông hàng hóa – tiền tệ trong điều kiện chế độ tiền giấy Lạm phát này có thể lặp đi lặp lại trong một chuỗi thời gian dài và nếu chỉ có nó, người ta có thể chủ động tính vào thành các chỉ tiêu cân bằng trung hòa của nền kinh tế, người ta chấp nhận và sẵn sàng chung sống hòa bình với loại lạm phát được ví như căn bệnh kinh niên này của lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ
+ Mức độ cao hơn từ trên vài % đến mức lớn hơn không nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm được gọi là lạm phát vừa phải hay lạm phát kiểm soát được Đối với loại này thì tùy theo chiến lược và chiến thuật phát triền kinh tế mỗi thời kỳ mà các Chính phủ có thể chủ động định hướng mức khống chế trên cơ
sở duy trì một tỉ lệ lạm phát là bao nhiêu để gắn với một số mục tiêu kinh tế khác: Kích thích tăng trưởng kinh tế, tăng cường xuất khẩu và giảm tỉ lệ thất nghiệp
Trang 5trong các năm tài khóa nhất định Tuy nhiên chỉ có thể chấp nhận có lạm phát vừa phải trong điều kiện nền kinh tế còn chưa đạt tới giá trị sản lượng tiềm năng so với điều kiện hiện tại – khi mà nhân tố của sản xuất vẫn còn nằm trong tình trạng ngủ yên hoặc chưa có phương án khả thi để phát huy các tiềm năng đó Khối tiền tệ chung Châu Âu EC và một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, NaUy, Đan Mạch…
đã điều hành cính sách thị trường bằng cơ chế ngân hàng trung ương đảm bảo lạm phát mục tiêu Nghĩa là ngân hàng trung ương sử dụng công cụ chính sách thị trường để duy trì và đảm bảo một mức lạm phát mục tiêu dao động xung quanh một chỉ số CPI được xác định là 2 hoặc 3%/năm và nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng GDP trong năm Cơ chế này đã và đang phát huy nhiều tác dụng tích cực ít nhất trong vòng năm năm qua
+ Lạm phát phi mã là cấp độ cao thứ ba có tỉ lệ lạm phát bình quân/năm từ mức trung bình từ hai con số đến đỉnh cao cảu ba con số Đây là tỉ lệ lạm phát vượt
xa ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương Giải pháp để chống lại hiện tượng lạm phát này đòi hỏi phải là sự tổng lực của toàn nền kinh tế quốc dân trong các nỗ lực thắt chặt tiền tệ, đẩy mạnh sản xuất, tăng cường đầu tư, thu hút mạnh các nguồn vốn, kích thích đầu tư trong nước, cải cáh lại cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho lưu thông hàng hóa
và đấy mạnh sản xuất hàng thay thế nhập khẩu để tăng cung cho nội bộ nền kinh tế đang tràn ngập quá mức tổng phương diện thanh toán… Ở nước ta từ 1985 đến
1988 đã phải chứng kiến và chống đỡ với cấp độ lạm phát này
+ Cấp độ siêu lạm phát là hiện tượng khủng hoảng kinh tế đã lên đến trên ba con số - thậm chí người ta không thể đo lạm phát bằng số % mà bằng số lần tăng giá trong năm Thế giới đã từng khủng hoảng về nạn siêu lạm phát ở Đức trong các năm 1921 đến 1923 sau đại chiến thế giới lần thứ nhất Đây là mức siêu lạm phát lớn nhất trong lịch sử tiền tệ thế giới tính cho đến nay Chỉ số giá trong vòng 22 tháng từ tháng 1 năm 1921 đến tháng 11 năm 1923 tăng tới 10 triệu lần Kho tiền của Đức trong 2 năm đó tăng 7 tỷ lần tổng giá trị danh nghĩa Tính tước đoạt của cuộc siêu lạm phát này được lượng háo bằng con số kinh khủng Nếu ai có một tấm
Trang 6ngân phiếu 300 triệu DM thì chỉ 2 năm nói trên, giá trị thực của tấm ngân phiếu này hầu như chỉ còn lại là con số không Cuộc siêu lạm phát lớn thứ ba xảy ra ở
Mỹ thời kỳ nội chiến 1860 Riêng trong năm 1860 giá cả hàng hóa tăng lên 20 lần
=2000% Người ta đã miêu tả bằng hình ảnh về cuộc lạm phát này bằng tiền mang
đi chợ phải đựng bằng sọt, còn hàng hóa mua được thì bỏ vào túi Mọi hàng hóa trên thị trường trở nên cực kỳ khan hiếm trừ tiền Tiền hầu như đã trút bỏ mọi chức năng vốn có của nó kể cả chức năng trực tiếp nhất là làm phương tiện lưu thông hàng hóa Cuộc siêu lạm phát gần đây nhất và là cuộc lạm phát lớn thứ hai trong lịch sử kinh tế hàng hóa – tiền tệ thế giới Tuy nhiên, siêu lạm phát là một hiện tượng kinh tế cực kỳ hiếm, nó thường xuất hiện gắn liền với các cuộc chiến tranh thế giới hoặc nội chiến khốc liệt Tất nhiên hiếm kkhoong có nghĩa là không xảy ra
1.4 Tác động của lạm phát đến nền kinh tế:
1.4.1 Tác động tích cực của lạm phát đến nền kinh tế:
Một chút lạm phát là tốt cho nền kinh tế Trước hết, hãy xem xét về những chi phí kinh tế của lạm phát Khi lạm phát ở mức cao, dân chúng nhận thấy rằng việc phân biệt giữa những thay đổi trong mức giá bình quân và những thay đổi trong mức giá tuyệt đối là rất khó Nếu lạm phát tăng sẽ làm kìm hãm tăng trưởng kinh
tế, nếu lạm phát giảm sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nếu chính sách tiền tệ tập trung vào việc giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định, nó sẽ giúp ổn định mức tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm
Với tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn hoặc bằng 2%, hầu hết các nước giàu đã đạt
ít nhiều “sự ổn định giá cả” Theo quy luật kinh tế trước đây, nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới NAIRU ( được cho vào khoảng 5,5%) thì tỷ lệ lạm phát sẽ bắt đầu tăng Điều này, đến lượt nó có hàm ý rằng tỷ lệ tăng trưởng tối đa mà nên kinh
tế Mỹ có thể duy trì một cách an toàn ( phù hợp với mức tăng trưởng của lực lượng lao động và của năng suất lao động) là khoảng 2,25% - 2,5% Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 4,2% mức thấp nhất trong 30 năm qua và GDP đã tăng với tốc
Trang 7độ trung bình là gần 4%/năm trong 3 năm qua Theo các sách giáo khoa thì lạm phát sẽ tăng lên trong trường hợp của Mỹ Nhưng thực tế, tỷ lệ lạm phát của Mỹ vẫn rất thấp
Một số nhà kinh tế cho rằng làm phát vừa phải là3-4% là tốt cho tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm Họ cho rằng, mức lương danh nghĩa có xu hướng khó giảm xuống Công nhân có thể được chuẩn bị để chịu đựng được mức tiền công thấp khi tỷ lệ lạm phát là 3%, một tỷ lệ tương đương với một sự suy giảm của thu nhập thực tế, nhưng họ lại không muốn chấp nhận một sự cắt giảm tiền lương họ mang về nhà sẽ ít hơn Do vậy, nếu tỷ lệ lạm phát là zero thì không thể điều chỉnh giảm mức lương thực tế trong những ngành công nghiệp hay khu vực đang suy thoái, mà sự suy thoái này đồng nghĩa với việc gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp Những nhà kinh tế trên cho ranwgf lạm phát làm “bôi trơn” những bánh xe của thị trường lao động, cho phéo p tiền lương thực tế có thể được điều chunhr dễ dàng hơn
Vì thế, để có tốc độ tăng trưởng cao hay không thì phải duy trì một tỷ lệ lạm phát nhất định nào đó
1.4.2 Tác động tiêu cực của lạm phát đến nền kinh tế:
Lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế Khi lạm phst xảy ra, nó sẽ làm lệch lạc cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và nguồn nhân lực không được phân bố một cách có hiệu quả, kết cục làm cho tăng trưởng chậm lại Tính không chắc chắn của lạm phát là kẻ thù của tăng trưởng và đầu tu dài hạn Nếu các nhà đầu tư không biết chắc chắn hoặc không thể dự đoán được mức giá cả trong tương lai, kéo theo là không thể biết được lãi suất thực thì không ai trong số họ dám liều lĩnh đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn, mặc dù có thể các điều kiện đầu tư khác là khá ưu đãi và hấp dẫn Tính không chắc chắn của mức độ lạm phát sẽ đẩy lãi suất thực lên cao bởi chủ nợ muốn có sự bảo đảm cho mức rủi ro lớn Mức lãi suất thực cao này sẽ kìm hãm đầu tư và làm chậm tốc độ
Trang 8tăng trưởng Điều này có thể minh họa về tình hình lạm phát ở Indonesia và Thái Lan trong giai đoạn 1999-2000 khi lạm phát cao thì tăng trưởng thấp
Lạm phát cao khuyến khích người dân quan tâm tới lợi ích trước mắt Khi có lạm phát xảy ra ở một nước thay cho việc ký thác tiền trong ngân hàng để hưởng lãi suất hay đầu tư vào khu vực sản xuất kinh doanh hòng tìm kiếm lợi nhuận, dân chúng có thể đổ xô đi mua hàng để dự trữ vì kỳ vọng giá hàng hóa còn tăng nữa Điều này vô hình dung làm tăng cầu hàng hóa một cách giả tạo và do vậy càng làm cho lạm phát có nguy cơ bùng nổ đến mức độ cao hơn
Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia Chính phủ các nước đã từng trải qua lạm phát cao (Indonesia 1967, Anh 1979…) đều cho rằng không kiểm soát được lạm phát là điều đáng sợ nhất Toàn
bộ hoạt động kinh tế bị méo mó, biến dạng nghiêm trọng gây tâm lý xã hội phức tạp và làm lãng phí ghê gớm trong sản xuất Đặc biệt khi lạm phát cao xảy ra, sức mua đối nội của đồng tiền vào hệ thống ngân hàng và cao hơn nữa là vào chính phủ sẽ bị xói mòn Điều này gây tác hại vô cùng lớn lao đến toàn bộ hoạt động của nên kinh tế đất nước Vả lại, từ khi rơi vào tình trạng lạm phát cao đến khi ra khỏi tình trạng đó đều cần một thời gian dài với sự hao tổn lớn về mặt vật chất và uy tín Lạm phát cao làm giảm các nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước Những tác động làm giảm này xét trên cả hai phương diện trực tiếp và gián tiếp Một mặt, lạm phát cao dẫn đến sản xuất bị đình đốn làm cho nguồn thuế bị giảm sút vả về mặt quy mô và chất lượng Mặt khác, lạm phát cao đồng nghĩa với việc sự mất giá của đồng tiền, do đó với cùng một lượng tiền thu được từ thuế thì giá trị nguồn thu thực tế cảu nó bị giảm xuống khi có lạm phát cao Ví dụ,ở Mexico lạm phát làm giảm nguồn thu thực tế năm 1981 là 2,6% GDP và giai đoạn 1983-1987 là 1,6% GDP
Trang 91.5 Yêu cầu phải kiềm chế và khắc phục lạm phát:
Thực tế hơn 20 năm điều hành nền kinh tế và với những kinh nghiệm thực tiễn sinh động chống lạm phát đã có thể kết luận rằng lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn của mọi nền kinh tế theo cơ chế thị trường Một khi lạm phát cao xuất hiện thì tổn thất về kinh tế cũng như xã hội là rất lớn
Do vậy, bất cứ nền kinh tế nào khi có lạm phát xuất hiện thì phải có ngay các giải pháp để chống Sự thành công trong chống lạm phát là nhờ sự điều hành thông minh và sáng tạo của chính phủ mỗi nước Lạm phát thường xuất hiện khi mất cân đối nghiêm trọng giữa tổng cung và tổng cầu hàng hóa, mất cân đối giữa cung tiền tệ và cầu tiền tệ Tuy nhiên mỗi giai đoạn khi lạm phát xuất hiện với hình thức và dáng vẻ khác nhau thì lại có nhiều câu hỏi và tranh luận được đặt ra: chống lạm phát bằng giải pháp nào? Có thể chống lạm phát bằng một vài giải pháp riêng lẻ không? Nên chống lạm phát bằng tập hợp những giải pháp gì? Lạm phát ở mức nào có thể chấp nhận được? Trả lời được những câu hỏi đó thì chúng ta sẽ kiềm chế và khắc phục được tình trạng lạm phát
2 Các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam:
- Xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát ở nước ta đã được tích tụ nhiều năm ở 3 lĩnh vực chủ yếu: dàn trải, lượng tiền lớn tung ra lưu thông nhưng hàng hóa sản xuất ra không tương xứng, quan hệ cung cầu hàng-tiền bị phá vỡ Nhập siêu liên tục tăng với số lớn làm cho cán cân thương mại, cán cân thanh toán ngày càng thâm hụt Đây là nguyên nhân sốc gây ra lạm phát Về chính sách tài khóa trong vòng 10 năm liên tục, chúng ta bội chi ngân sách so với GDP ở mức cao 5%, năm 2007 là 5,8% cộng với tình trạng thất thu ngân sách không được giải quyết triệt để và chi hành chính không được kiểm soát chặt chẽ, gây lãng phí, thất thoát Đây cũng là một kênh gây áp lực lạm phát quan trọng
Trang 10Chính sách tiền tệ mà biểu hiện cụ thể là chính sách tín dụng, quản lý ngoại hối và thực hiện các công cụ của nghiệp vụ thị trường mở điều hành không nhuần nhuyễn, còn những bất cập… Tất cả những hạn chế này không những làm cho nhiều giải pháp chống lạm phát đúng không được triển khai có kết quả
mà còn gây ra tình trạng khắc phục lạm phát chậm, thậm chí có lĩnh vực còn làm cho lạm phát tăng lên
Lâu nay, khi xác định yếu tố và giải pháp kiềm chế lạm phát, nhiều người vẫn nhấn mạnh đến yếu tố tiền tệ tín dụng Điều đó không sai, nhưng tiền tệ -tín dụng thường là tác nhân và cũng là sự bộc lộ, là biểu hiện của lạm phát (sự mất giá của đồng tiền), còn nguyên nhân sâu xa chính là đầu tư không có hiệu quả, chi tiêu vượt số làm ra, bội chi ngân sách quá cao Vì vậy, thu-chi ngân sách là một kênh quan trọng, cần được quan tâm nhiều hơn Cùng với việc tăng thu, giảm bội chi, cần phải quan tâm tới tiết kiệm chi đầu tư công, chi tiêu công
- Ngoài ra, sự tăng giá cả và chi phí của các nhân tố “đầu vào” cũng tác động đến lạm phát
Ví dụ: Từ đầu năm 2010, giá một số mặt hàng chủ chốt tăng giảm thất thường mà chủ yếu là tăng lên (như xăng đã tăng thêm từ 550-590đ/lít từ ngày 21/02/2010, điện tăng 6,8% từ 1/03/2010 kể cả giá than và cả giá tàu hỏa, tiền lương tăng từ 1/05/2001), có thể sẽ tác động mạnh tới CPI năm 2010 của Việt Nam (đến đầu tháng 6/2010, tuy giá xăng có giảm 500đ/lít, do giá dầu trên thị trường thế giới giảm, nhưng dường như các mặt hàng khác không giảm hoặc giảm không đáng kể) Mặt khác, do tác động của chính sách tài chính – tiên tệ, nên các ngân hàng thương mại vẫn tìm cách tăng lãi suất huy động và cho vay, kết hợp với nhà nước có chủ trương bãi bỏ các khoản nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp, tăng thu thuế (dự kiến thuế tài nguyên, những điều này sẽ ít nhiều làm tăng chi phí sản xuất “đầu vào”, do đó tăng giá đầu ra các hàng hóa
và dịch vụ cung ứng từ nguồn cung trong nước