1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trên hệ hợp kim nguội nhanh Fe90xNixZr10

65 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 11,52 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Huy Dân, thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin được cảm ơn sự giúp đỡ về kinh phí của đề tài Nafosted, mã số: 103.02.2011.23 và thiết bị của Phòng Thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện tử và Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tôi xin được cảm ơn NCS. Nguyễn Hữu Đức, NCS. Dương Đình Thắng, ThS. Phạm Thị Thanh, ThS. Nguyễn Hải Yến, SV. Đỗ Trần Hữu đã động viên tinh thần và giúp đỡ tôi rất nhiều về thực nghiệm và chuyên môn. Để đạt được thành công trong học tập và hoàn thành khóa học như ngày nay, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, giúp đỡ của các cơ quan: Trường Đại học Hùng Vương, khoa Vật lý và phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tình yêu thương tới gia đình và bạn bè – nguồn động viên quan trọng nhất về vật chất và tinh thần giúp tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học như ngày hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Nga 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nguyệt Nga 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiệu ứng từ nhiệt (Magnetocalore efect – MCE) là sự thay đổi nhiệt độ đoạn nhiệt dưới tác dụng của từ trường ngoài. Khi đặt vật sắt từ vào từ trường ngoài, các momen từ có xu hướng sắp xếp theo từ trường dẫn đến sự giảm entropy từ, do vậy nếu quá trình là đoạn nhiệt tức entropy của hệ không đổi thì entropy mạng tăng lên, tức là vật bị nóng lên. Ngược lại, nếu ta thực hiện quá trình khử từ một cách đoạn nhiệt, entropy từ tăng lên dẫn đến sự giảm của entropy mạng làm vật lạnh đi. Hiệu ứng từ nhiệt được khám phá bởi Warburg vào năm 1881 trên vật liệu Fe và đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học từ đầu thế kỷ 19 do khả năng thu được các thông tin về trạng thái từ tính, sự biến đổi các pha từ trong vật liệu từ, hay việc tạo ra nhiệt độ rất thấp (đến cỡ micro Kelvin)… Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các vật liệu từ nhiệt chỉ mang tính “bùng nổ” trong khoảng 25 năm trở lại đây, sau khi một loạt các bài báo công bố các kết quả nghiên cứu khả quan về MCE và những thành công bước đầu trong việc chế tạo máy làm lạnh bằng từ trường. Số lượng các bài báo về MCE liên tục tăng theo hàm số mũ cùng với việc được coi như một trong 9 chủ đề phát triển của Viện nghiên cứu về sự làm lạnh quốc tế (IIR) đã phần nào nói lên tầm quan trọng và triển vọng phát triển của vật liệu từ nhiệt [11]. Vật liệu từ nhiệt đã được ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh ở nhiệt độ rất thấp (cỡ mK) và đang được thử nghiệm với các máy làm lạnh bằng từ trường ở nhiệt độ phòng. Việc ứng dụng vật liệu từ nhiệt trong các máy làm lạnh có ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường như các máy lạnh dùng khí, có khả năng nâng cao được hiệu suất làm lạnh, tiết kiệm năng lượng và có kích thước nhỏ gọn. Hướng nghiên cứu chính hiện nay về vật liệu từ nhiệt 3 là tìm được vật liệu có hiệu ứng từ nhiệt cao, biến thiên nhiệt độ lớn xảy ra xung quanh nhiệt độ phòng và trong biến thiên từ trường nhỏ. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào các vật liệu từ nhiệt có cấu trúc vô định hình (VĐH) hoặc nano tinh thể. Trong các loại vật liệu từ nhiệt, hợp kim chứa Fe-Zr đã thu hút sự nghiên cứu của rất nhiều các nhà khoa học. Những nghiên cứu gần đây trên hệ Fe 90-x Ni x Zr 10 cho thấy vật liệu này có rất nhiều ưu điểm. Băng Fe 90-x Ni x Zr 10 (x = 0, 5, 10, 15, 20 và 25) với độ dày khác nhau đã được chế tạo bằng phương pháp phun băng nguội nhanh. Nhiệt độ Curie trong các hợp kim giảm đáng kể từ ~ 960 K về vùng nhiệt độ phòng khi tốc độ nguội lớn. Với hợp kim có cấu trúc VĐH, nhiệt độ Tc của chúng phụ thuộc mạnh vào nồng độ Ni. Thay đổi entropy cực đại |ΔSm| max , của các hợp kim, đạt khoảng 1 J/kg.K ở nhiệt độ phòng. Mặt khác, bán độ rộng tại đỉnh của sự thay đổi entropy là khá lớn, FWHM ~ 85 K, cho thấy có thể ứng dụng trong bộ phận làm lạnh của tủ lạnh từ tính ở nhiệt độ phòng. Với mục đích tìm kiếm các hợp kim VĐH có hiệu ứng từ nhiệt lớn ở vùng nhiệt độ phòng chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trên hệ hợp kim nguội nhanh Fe 90-x Ni x Zr 10 ”. 2. Mục đích nghiên cứu Chế tạo được các hợp kim có hiệu ứng từ nhiệt lớn ở vùng nhiệt độ phòng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Chế tạo và nghiên cứu tính chất từ nhiệt trên các băng VĐH Fe 90-x Ni x Zr 10 . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Băng hợp kim Fe 90-x Ni x Zr 10 5. Phương pháp nghiên cứu 4 Luận văn được tiến hành theo phương pháp thực nghiệm. Các hợp kim ban đầu được chế tạo bằng lò hồ quang. Sau đó, sử dụng phương phun băng nguội nhanh. Việc phân tích pha của mẫu được thực hiện bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. Tính chất từ của mẫu được nghiên cứu trên hệ đo từ kế mẫu rung. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Tổng quan. - Chương 2. Thực nghiệm. - Chương 3. Kết quả. Luận văn được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện tử, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 5 1.1. Cấu trúc của hợp kim nguội nhanh 1.1.1. Trạng thái VĐH của hợp kim Hợp kim rắn tồn tại dưới hai trạng thái tinh thể và trạng thái VĐH. Trong trạng thái tinh thể, các nguyên tử được sắp xếp tuần hoàn theo một trật tự nào đó tạo thành mạng tinh thể, còn trong trạng thái VĐH thì không tồn tại sự sắp xếp tuần hoàn ấy, nó giống như chất lỏng bị đông cứng lại, thường được gọi là “chất lỏng quá nguội”. Người ta có thể chế tạo được hợp kim rắn ở trạng thái VĐH bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp chiếu xạ, phương pháp lắng đọng từ thể hơi, phương pháp lắng đọng hóa học, phương pháp nguội nhanh, phương pháp nghiền cơ… Trong luận văn này, chúng tôi chọn phương pháp chế tạo mẫu là phương pháp nguội nhanh. 1.1.2. Trật tự gần. Sự khác nhau giữa vật rắn VĐH với vật rắn tinh thể Trong vật rắn tinh thể, các nguyên tử được sắp xếp theo một trật tự tuần hoàn, tức là tồn tại các phần tử đối xứng như phép quay tịnh tiến. Chẳng hạn, nếu chọn một nguyên tử nào đó làm gốc thì sau khi dịch chuyển các véctơ mạng tinh thể đi một số nguyên lần sẽ gặp lại chính nguyên tử này. Còn vật rắn VĐH do được tạo thành từ trạng thái lỏng bị đông cứng nhanh chóng nên các nguyên tử chưa kịp sắp xếp lại theo một trật tự tinh thể nên không tồn tại trật tự xa. Nếu véc tơ nối hai nguyên tử gần nhất là véc tơ tịnh tiến và dịch chuyển vec tơ đó đi một số lần đủ lớn (ví dụ 10 lần) thì không đảm bảo gặp lại một nguyên tử tương đương. Sự vắng mặt của trật tự xa trong vật rắn VĐH là do cách sắp xếp không trật tự của các nguyên tử trong đó. Tuy nhiên, cấu trúc không trật tự trong vật rắn VĐH khác xa với chất khí và chất lỏng. Trong chất khí các nguyên tử (phân tử) chuyển động hỗn loạn và có quãng đường tự do lớn. Trong chất lỏng các nguyên tử dao động mạnh, chúng luôn đổi chỗ cho nhau và có khả năng dịch chuyển trong khoảng cách lớn. Trong khi đó ở 6 vật rắn VĐH các nguyên tử cố gắng sắp xếp theo cách xếp chặt kiểu đối xứng cầu, tức là quanh mỗi nguyên tử có các nguyên tử khác bao bọc một cách ngẫu nhiên nhưng xếp chặt. Cấu trúc nguyên tử như trên tuy không tồn tại trật tự xa nhưng cũng có thể thiết lập một trật tự gần nào đó, nên cạnh một nguyên tử “gốc” có rất nhiều khả năng tồn tại một nguyên tử khác nằm sát nó. Kiểu trật tự này chỉ tồn tại ở nguyên tử “gốc” nên gọi là trật tự gần. Ở khoảng cách 2d, 3d… (d = 2r với r là bán kính nguyên tử) khả năng tồn tại của nguyên tử giảm dần và xa hơn nữa không thể khẳng định chắc chắn có hoặc không có mặt nguyên tử [2]. Sự khác biệt về cấu trúc có thể là cơ sở lý giải cho nhũng tính chất rất đặc biệt của hợp kim VĐH khác nhiều so với tính chất của tinh thể có cùng thành phần. Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn ở các phần sau của luận văn. 1.1.3. Các mô hình cấu trúc hợp kim VĐH Các hợp kim VĐH ngoài những tính chất giống hợp kim tinh thể còn có một số đặc trưng tốt hơn, như tính chống ăn mòn hóa học, tính bền cơ học, tính đàn hồi… và đặc biệt là tính từ mềm. Để biết rõ về các vật liệu này đã có rất nhiều cách tiếp cận, mô tả cấu trúc trạng thái VĐH của hợp kim. Mỗi mô hình đều có ưu điểm mô tả được một khía cạnh nào đó, một tính chất nào đó của vật liệu nhưng đồng thời cũng có những hạn chế nhất định. Ở đây, chúng ta xét hai mô hình điển hình cho loại liên tục và không liên tục được cho là phù hợp nhất với nội dung của luận văn. 1.1.3.1. Mô hình phôi thai tinh thể Để mô tả hợp kim VĐH các tác giả Hamada và Fujita đã đưa ra mô hình phôi thai tinh thể. Mô hình phôi thai tương ứng với các tổ hợp có cấu trúc lập phương tâm khối (b.c.c) với thể tương tác Pack – Dianna và cấu trúc lập phương tâm mặt (f.c.c) với thế tương tác Huntington. Số nguyên tử trong mỗi phôi thai tinh thể là khoảng 50 nguyên tử và giữa các phôi thai không có 7 sự liên quan định hướng. Số nguyên tử trên biên được phối vị một cách ngẫu nhiên, hệ số bó chặt được chọn có giá trị từ 0,66 đến 0,7. Tỷ số giữa số lượng nguyên tử trong phôi thai và trong các vùng có trật tự là 1:3,7 đối với phôi thai b.c.c và 1:4,5 đối với phôi thai f.c.c. 1.1.3.2. Mô hình Bernal- mô hình các quả cầu xếp chặt ngẫu nhiên. Mô hình Bernal đã được nhiều tác giả phát triển để nghiên cứu cấu trúc vô định hình. Các kết quả thu được cho thấy mô hình này là một tiếp cận đúng đắn so với các mô hình khác. Mô hình Bernal mô tả một chất lỏng đơn giản trong đó các cấu tử là các quả cầu rắn như nhau được bó chặt một cách nhẫu nhiên sao cho hệ có mật độ cực đại. việc bó chặt này hoàn toàn khác với cấu trúc lập phương tâm mặt và cấu trúc lục giác xếp chặt vì cấu trúc bên ngoài đòi hỏi có mật độ cao còn phải có mạng tinh thể nhất định. Bức tranh về cấu trúc Bernal được vẽ trên hình 1.1. Pd Si Hình 1.1. Mô hình Bernal 8 Sự sắp xếp các viên bi cho thấy hoàn toàn không có sự kết tinh nào. Tuy nhiên từ việc đo đạc toạ độ các viên bi người ta kết luận là trong sự hỗn hợp các viên bi này cũng tồn tại một cấu trúc nhất định. Do vậy các tính chất của hợp kim vô định hình như thế nào là phụ thuộc vào thành phần hợp kim và công nghệ chế tạo ra nó. Mặt khác theo mô hình Bernal, trong chất lỏng đã tồn tại sẵn các cấu trúc nhất định. Đó là sự sắp xếp các nguyên tử theo những cấu hình nhất định. Trong các đa diện Bernal có các lỗ trống (tâm của đa diện). Số lượng các lỗ trống có kích thước khoảng 20% so với tổng số các nguyên tử tạo nên đa diện. Nếu các nguyên tử kim loại có bán kính lớn (r ≈ 0,8 0 A ) thì các nguyên tử á kim có kích thước nhỏ hơn (r ≈ 0,2 ÷ 0,4 0 A ) có thể xen vào các lỗ trống đó và làm ổn định cấu trúc VĐH. Để nhận được hợp kim vô định hình ta thấy rằng trong các công nghệ cần phải tuân theo hai yếu tố sau: + Thứ nhất là các hợp kim dễ bị thủy tinh hóa thường có thành phần 20% nguyên tử á kim và 80% nguyên tử kim loại. Tỷ số này khá trùng với tỷ số 20% kích thước các lỗ trống trong mô hình Bernal. + Thứ hai là phải làm sao giảm đi sự di động của các nguyên tử, các ion hoặc phân tử của các chất tạo thành hợp kim VĐH. + Thứ ba là do trạng thái vô định hình là trạng thái không cân bằng. Trạng thái đó không tương ứng với năng lượng cực tiểu, vì vậy nó dễ dàng chuyển sang trạng thái tinh thể có cấu trúc ổn định hơn. Do đó ta cần phải khống chế quá trình chuyển pha từ trạng thái vô định hình sang trạng thái tinh thể. Vì vậy ta cần phải giảm được hoặc ức chế quá trình phát triển kích thước hạt tinh thể. Có như vậy người ta mới chế tạo được vật liệu có cấu trúc từ những hạt vô cùng nhỏ [2, 6, 7]. 9 Để thực hiện được các việc trên, hiện nay người ta nhận thấy tốt hơn cả là nhận vật liệu vô định hình dưới dạng dát mỏng hoặc nhận dưới dạng màng mỏng kim loại. Đó là một trong những lý do để chúng tôi chọn phương pháp phun băng nguội nhanh để sản xuất ra vật liệu VĐH. 1.1.4. Cấu trúc của vật liệu từ mềm nanô tinh thể Các vật liệu nanô tinh thể là các đa tinh thể một pha hoặc nhiều pha với kích thước hạt tinh thể cỡ nanômet, thường thì từ 5 đến 50 nm. Chúng có thể được chế tạo bằng nhiều cách như nghiền cơ năng lượng cao, bằng kỹ thuật lắng đọng hóa học hoặc bằng cách kết tinh từ trạng thái VĐH (có thể thu được trạng thái nanô tinh thể ngay sau khi phun băng hoặc qua quá trình ủ nhiệt). Vật liệu nanô tinh thể bao gồm cả vật liệu từ cứng, từ mềm với nhiều loại nền khác nhau, như nền Fe, nền Co Các hợp kim VĐH từ mềm nền Fe được bổ xung một lượng nhỏ các nguyên tố kim loại, á kim hoặc phi kim khác, các nguyên tố này phải đảm bảo hai yêu cầu: hoà tan rất ít trong Fe hoặc Co; có nhiệt độ kết tinh (nhiệt độ nóng chảy) cao. Ở trạng thái VĐH (sau khi được chế tạo dưới dạng băng mỏng liên tục bằng phương pháp nguội nhanh), các cấu tử chủ yếu gồm: Fe, Ni hoặc Co và các nguyên tố “glass-forming elements” pha thêm như : B, Si, Cu, Nb, Mo, W, Cr được phân bố đều do hoà tan cưỡng bức. Các nguyên tử trong chất rắn vô định hình sắp xếp một cách ngẫu nhiên và mang tính trật tự gần. Cấu trúc của chất rắn VĐH được mô tả gồm các quả cầu xếp chặt với nhau một cách ngẫu nhiên giống như ta đem các hòn bi bó chặt trong một túi cao su – mô hình của Bernal J. D và Finney. Các hợp kim (ví dụ như FeSiBNbCu, FeCoZrB ) là những vật liệu từ mềm tốt nhất hiện nay thường được chế tạo bằng kỹ thuật nguội nhanh để tạo ra các băng hợp kim có cấu trúc vô định hình, sau đó ủ nhiệt ở nhiệt độ kết tinh để hình thành các hạt tinh thể ở kích thước nanomet. Kết quả là ta thu được một cấu trúc nano gồm các hạt tinh thể 10 [...]... tính chất trên của Finemet thỏa mãn rất tốt các yêu cầu của vật liệu từ nhiệt ứng dụng vào các máy làm lạnh bằng từ trường 1.2 Tính chất của hợp kim nguội nhanh 1.2.1 Một số tính chất cơ học của vật liệu vô định hình 1.2.1.1 Độ cứng và độ bền vững Đặc điểm quan trọng của kim loại VĐH là có thể có độ cứng cao và độ bền vững cao Độ cứng và độ... giai đoạn bcc tăng hơn nữa, các hợp kim đôi trở nên giòn và sức căng giảm đáng kể Nếu trong hợp kim VĐH kim loại mật độ nguyên tử á kim mà không thay đổi thì độ cứng và độ bền sẽ có thể điều tiết được bằng cách cho thêm nguyên tố kim loại vào hợp kim 1.2.1.2 Ăn mòn hoá học Ngay từ những năm 40 của thế kỉ 20 người ta đã biết hợp kim Ni hoặc Co với hàm lượng 10... chuyển pha từ không được sắc nét như một số hợp kim khác Ngoài ra, tính chất từ của vật liệu này phụ thuộc rất mạnh vào công nghệ chế tạo và tỷ phần các nguyên tố 1.3.6 Vật liệu từ nhiệt dạng hợp kim nguội nhanh 28 1.3.6.1 Hợp kim nguội nhanh chứa đất hiếm và nền kim loại chuyển tiếp Hợp kim nguội nhanh nền đất hiếm được rất nhiều các nhóm tác giả tập trung nghiên cứu bởi chúng có các giá trị độ biến thiên... hoá học của hợp kim Ví dụ trong hợp kim với kim loại nền là nhóm sắt như Fe, Co, Ni thì độ cứng có thể đạt giá trị trên 1000 và độ bền cao hơn 4,0 GN/m2 Số liệu này cao hơn giá trị cực đại về độ cứng và độ bền vững của các vật liệu kim loại đang được sử dụng hiện nay 11 Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính bền vững của hợp kim VĐH là thành... trình bày, chúng ta thấy rằng hệ mẫu Fe90-xNixZr10 hoàn toàn phù hợp theo các yêu cầu nghiên cứu do có thể dễ dàng chế tạo được các băng VĐH có tính từ mềm tốt bằng phương pháp phun 14 băng nguội nhanh Các vật liệu có tính từ mềm tốt có thể cho kết quả biến thiên entropy từ ∆ Sm lớn trong biến thiên từ trường nhỏ Mặt khác nhiệt độ T C của vật liệu... hạn về nhiệt độ của trạng thái VĐH trùng với nhiệt độ Curie Điện trở suất lớn của hợp kim VĐH rất có ý nghĩa khi nghiên cứu vật liệu từ nhiệt, điện trở suất lớn sẽ làm giảm tổn hao dòng phucô [6] 1.2.2 Tính chất từ của vật liệu từ mềm nanô tinh thể Khi nấu chảy và phun băng hợp kim Fe-Ni-Zr để đạt được cấu trúc tinh thể với các hạt tinh thể vô cùng nhỏ có giá trị độ... hợp kim liên kim loại, vật liệu gốm perovskite maganite, các hợp kim vô định hình nền Fe 1.3.5.1 Hợp kim liên kim loại (intermetallic) Trong các kim loại thì Gd nổi lên là vật liệu cho hiệu ứng từ nhiệt lớn với |∆Sm|max = 4,2 J/(kg.K) trong biến thiên từ trường ∆H = 15 kOe và T C = 297 K Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đa số các hợp kim liên kim loại có MCE lớn đều chứa Gd Nếu như bản thân kim loại... vững của hợp kim VĐH là thành phần hoá học của nó Trong các hợp kim có cùng nguyên tố kim loại cơ bản thì tính chất bền vững biến đổi phụ thuộc vào loại và số lượng nguyên tử á kim mà những nguyên tử này làm giảm bớt tính VĐH của hợp kim Ví dụ như quá trình phun băng nguội nhanh của dải băng hợp kim Fe60-80Ni10-30Zr10 và Fe70Ni20Zr10-x (Nb, Ta)x (x ≤ 2%) với cấu... Er0,7Fe0,3 khi ∆H = 40 kOe), MCE khá nhỏ 1.3.6.2 Hiệu ứng từ nhiệt trên hợp kim nguội nhanh nền Finemet và Fe-Ni-Zr Năm 2005, Min cùng cộng sự đã nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trên hệ hợp kim Fe90-xMnxZr10 (x = 8 và 10) Kết quả cho thấy tính chất từ nhiệt của hợp kim bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay thế của Mn cho Fe Nhiệt độ Curie TC của hợp kim giảm từ 210 K xuống 185 K khi tăng nồng độ của Mn Khi từ... Co Hợp kim vô đình nền kim loại chuyển tiếp có hiệu ứng từ nhiệt khổng lồ, giá thành rẻ, dễ chế tạo Bên cạnh đó lại có vùng nhiệt độ hoạt động gần vùng nhiệt độ phòng hơn các loại hợp kim khác Vì vậy, chúng được rất nhiều các nhóm tác giả tập trung nghiên cứu Tính chất từ nhiệt của các hợp kim loại này được nghiên cứu bởi Maeda và Belova Maeda cùng cộng sự nghiên cứu tính chất từ nhiệt của hợp kim vô . kiếm các hợp kim VĐH có hiệu ứng từ nhiệt lớn ở vùng nhiệt độ phòng chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu hiệu ứng từ nhiệt trên hệ hợp kim nguội nhanh Fe 90-x Ni x Zr 10 ”. 2 do chọn đề tài Hiệu ứng từ nhiệt (Magnetocalore efect – MCE) là sự thay đổi nhiệt độ đoạn nhiệt dưới tác dụng của từ trường ngoài. Khi đặt vật sắt từ vào từ trường ngoài,. Fe 90-x Ni x Zr 10 ”. 2. Mục đích nghiên cứu Chế tạo được các hợp kim có hiệu ứng từ nhiệt lớn ở vùng nhiệt độ phòng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Chế tạo và nghiên cứu tính chất từ nhiệt trên các băng VĐH

Ngày đăng: 29/10/2014, 19:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Xuân Chiến, Nghiên cứu vật liệu từ cấu trúc nanô dạng hạt có hiệu ứng từ điện trở khổng lồ (GMR) chế tạo bằng công nghệ nguội nhanh, Luận án tiến sĩ Vật lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vật liệu từ cấu trúc nanô dạng hạt có hiệu ứng từ điện trở khổng lồ (GMR) chế tạo bằng công nghệ nguội nhanh
2. Mai Xuân Dương (2000), Nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần – cấu trúc – tính chất từ của các hợp kim vô định hình và nano tinh thể, Luận án Tiến sĩ Vật lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội.3. http://vi.wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần – cấu trúc – tính chất từ của các hợp kim vô định hình và nano tinh thể
Tác giả: Mai Xuân Dương
Năm: 2000
4. Lê Khắc Quynh (2008), Chế tạo, nghiên cứu vật liệu tổ hợp có hiệu ứng từ - điện dựa trên băng từ giàu Fe và Co, Luận văn Thạc sĩ Vật lý, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế tạo, nghiên cứu vật liệu tổ hợp có hiệu ứng từ - điện dựa trên băng từ giàu Fe và Co
Tác giả: Lê Khắc Quynh
Năm: 2008
5. Lê Thị Tuyết Tâm (2010), Nghiên cứu công nghệ chế tạo, cấu trúc và tính chất từ nhiệt của hợp kim Heusler CoMn 1-x Fe x Si (x = 0 ÷ 0,25), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu công nghệ chế tạo, cấu trúc và tính chất từ nhiệt của hợp kim Heusler CoMn"1-x"Fe"x"Si (x = 0 "÷" 0,25)
Tác giả: Lê Thị Tuyết Tâm
Năm: 2010
6. Lưu Tuấn Tài (2008), Vật liệu từ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật liệu từ
Tác giả: Lưu Tuấn Tài
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
8. Nguyễn Thị Hải Yến (2009), Nghiên cứu chế tạo nam châm đàn hồi bằng phương pháp nguội nhanh và nghiền cơ năng lượng cao, Luận văn Thạc sĩ Vật lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chế tạo nam châm đàn hồi bằng phương pháp nguội nhanh và nghiền cơ năng lượng cao
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Năm: 2009
10. Tishin A. M., Spichkin Y. I. (2003), “The magnetocaloric Effect and its Applications”, Institute of Physics Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: The magnetocaloric Effect and its Applications
Tác giả: Tishin A. M., Spichkin Y. I
Năm: 2003
11. Min L., Yu B. (2009), “Development of magnetocaloric materials in room temperature magnetic refrigeration application in recent six years”, Journal of Cent. South Univ. Technol 16, 001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development of magnetocaloric materials in room temperature magnetic refrigeration application in recent six years
Tác giả: Min L., Yu B
Năm: 2009
12. S. Michalik, P. Sovak, J. Bednarcik, P. Kollar and V. Girman (2008), “Structure and Magnetic Properties of Fe(Mn) – Si – B – Nb – Cu Alloys”, Proceedings of the European Conference Physics of Magnetism (PM 08), Poznan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structure and Magnetic Properties of Fe(Mn) – Si – B – Nb – Cu Alloys
Tác giả: S. Michalik, P. Sovak, J. Bednarcik, P. Kollar and V. Girman
Năm: 2008
13. D. T. H. Gam, N. H. Hai, L.V. Vu, N.H. Luong, N. Chau (2008), Infuluence of cooling rate on the properties of Fe Si B Nb Au 73,5 13,5 9 3 1ribbons, VNU Journal of Science, Mathematics – Physics 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Infuluence of cooling rate on the properties of Fe Si B Nb Au "73,5 13,5 9 3 1"ribbons
Tác giả: D. T. H. Gam, N. H. Hai, L.V. Vu, N.H. Luong, N. Chau
Năm: 2008
14. Pecharsky V. K., Gschneidner K. A. (1997), “Giant magnetocaloric Effect in Gd 5 Si 2 Ge 2 ” , Physical Review Letters, 78, (23), 4494 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giant magnetocaloric Effect in Gd5Si2Ge2”, " Physical Review Letters
Tác giả: Pecharsky V. K., Gschneidner K. A
Năm: 1997
16. V. Provenzano, A. J. Shapiro and R. D. Shull, Nature 429, 853 (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nature
17. V. K. Pecharsky and K. A. Gschneidner, Phys. Rev. Lett. 78, 4494 (1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phys. Rev. Lett
18. O. Tegus, B. Fuquan, W. Dagula, L. Zhang, E. Brück, P. Z. Si, F. R. de Boer and K. H. J. Buschow, J. Alloy. Comp . 396, 6 (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Alloy. Comp
19. L. G. Medeiros, N. A. Oliveira and A. Troper, J. Alloy. Comp. 501, 177 (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Alloy. Comp
20. T. Krenke, E. Duman, M. Acet, E. F. Wassermann, X. Moya, L. Manosa and A. Planes, Nature Materials 4, 450 (2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nature Materials
21. X. Zhou, W. Li, H. P. Kunkel and G. Williams, J. Phys.: Condens. Matter 16, L39 (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Phys.: Condens. "Matter
22. M. H. Phan, H. X. Peng and S. C. Yu, J. Magn. Magn. Mater. 316, 562 (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Magn. Magn. Mater
24. V. Franco, C. F. Conde, A. Conde and L. F. Kiss, Appl. Phys. Lett. 90, 052509 (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Appl. Phys. Lett
25. J. Kovac, P. Svec and I. Skorvanek, Reviews on Advanced Materials Science, 18, 533 (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reviews on Advanced Materials Science

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w