1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm ở việt nam

30 4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Vấn đề giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm ở việt nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ  TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH Vấn đề giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm ở Việt Nam Nhóm sinh viên : Phạm Thị Thu Hương Nguyễn Mai Phương Đinh Đăng Tú Lê Hồng Vân Nguyễn Thị Hồng Vân Giảng viên hướng dẫn: T. S Trịnh Thị Thu Hương Hà Nội, 2011 TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI VIỆT NAM 2 II/ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM 4 II.1/ Quy trình giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất 4 1. Giám định tổn thất 4 2. Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng 6 3. Kiếm tra tính hiệu lực của hồ sơ 7 4. Thanh toán bồi thường tổn thất 8 5. Giải quyết các tranh chấp phát sinh 10 II.2/ Thực trạng giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm Việt Nam 11 III/ MỘT SỐ VỤ KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM 15 1. Bồi thường thiệt hại lô hàng phân urea chở rời của Tổng công ty Vigecam 15 2. Bảo hiểm Bảo Minh bồi thường tổn thất cho công ty Dung Quất 17 KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong kinh doanh quốc tế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là một mắt xích cực kỳ trọng yếu giúp vận chuyển hàng hoá lưu thông khắp toàn cầu. Trong đó, vận tải biển chiếm phần lớn khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng cũng đồng thời là phương thức chuyên chở hàng hóa nhiều rủi ro nhất so với các phương thức còn lại. Những rủi ro này gây ra rất nhiều thiệt hại, tổn thất và thậm chí là các tranh chấp, khiếu nại đối với các bên liên quan trong quá trình lưu chuyển hàng hóa bằng đường biển. Bảo hiểm hàng hải là một nghiệp vụ bảo hiểm ra đời từ rất sớm để giải quyết những vấn đề trên bằng việc phòng ngừa và hạn chế những rủi ro cũng như đảm bảo lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm nếu có tổn thất xảy ra bằng công tác bồi thường. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của công tác bảo hiểm hàng hải trên thế giới, bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam cũng có những sự thay đổi và những bước tiến đáng kể đặc biệt trong công tác giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất. Rất nhiều những khiếu nại về tổn thất được giải quyết thỏa đáng và bồi thường hợp lý. Với mong muốn tìm hiểu sâu về thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm ở Việt Nam” để nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Trịnh Thị Thu Hương - giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tiểu luận này. Do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 2 I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI VIỆT NAM Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc của khoa học công nghệ và kinh tế quốc tế thì việc trao đổi, buôn bán thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển hơn bao giờ hết. Dễ dàng nhận thấy rằng hiện nay, vận tải đường biển giữ vị trí số một trong chuyên chở hàng hóa trên thị trường thế giới. Nó đảm nhận chuyên chở gần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với một hệ thống cảng biển trải dài trên cả nước ngày càng được đầu tự về nhân lực và vật lực, chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như nội địa bằng đường biển ở Việt Nam ngày càng có điều kiện được mở rộng và phát triển, góp phần không nhỏ đến cán cân thương mại, thúc đẩy kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hàng hóa và tàu trong quá trình vận chuyển hàng hải thường gặp rất nhiều rủi ro do nhiều nguyên nhân như điều kiện thời tiết, cơ sở vật chất hàng hải, yếu tố con người…Một khi rủi ro xảy ra, chủ hàng hóa hay những người có liên quan có thể phải chịu rất nhiều thiệt hại không thể lường trước được, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến phá sản. Hơn nữa, những doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu và kém trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên khi xảy ra rủi ro. Vì vậy, cần thiết phải có một bên khác đứng ra cam kết bồi thường về những thiệt hại mất mát do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, tất nhiên với điều kiện là bên được bồi thường đã đóng cho bên kia một khoản phí nhất định. Và bảo hiểm hàng hải đã ra đời. Như vậy, nguồn gốc sâu xa của bảo hiểm hàng hải cũng như bất kì lĩnh vực bảo hiểm nào khác đều là do người mua bảo hiểm muốn nhận được một khoản tiền bồi thường nhất định khi rủi ro xảy ra, để họ có thể tránh được những thiệt hại quá lớn về tài sản, vật chất. Chính vì vậy mà việc giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm đóng vai trò cực kì quan trọng. Khiếu nại là việc người được bảo hiểm xuất trình hồ sơ phù hợp đòi tiền người bảo hiểm khi gặp thiệt hại, tổn thất do một rủi ro đã được bảo hiểm gây nên. Bộ hồ sơ khiếu nại này sẽ là cơ sở để công ty bảo hiểm xác định xem có bồi TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 3 thường hay không. Bên cạnh đó, việc khiếu nại phải được thực hiện trong “thời hạn khiếu nại” – một khoảng thời gian hợp lý cho 2 bên để thực hiện các công việc liên quan đến khiếu nại ví như chuẩn bị giấy tờ, chứng từ, giám định tổn thất… Bồi thường có nghĩa là bảo đảm cho người được bảo hiểm có tình hình tài chính như thể là khi rủi ro được bảo hiểm không xảy ra, sao cho không xấu hơn cũng như không tốt hơn. Vì vậy trong các hợp đồng bảo hiểm, bồi thường có thể được coi là sự đền bù chính xác về tài chính, đủ để khôi phục tình trạng tài chính ban đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất. Việc tính toán bồi thường tổn thất là rất phức tạp, phải dựa trên những nguyên tắc chung nhưng tùy vào từng tình huống cụ thể mà có thể có những cách giải quyết khác nhau. Chính vì phức tạp như vậy mà trên thực tế, đã có rất nhiều tranh chấp phát sinh giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm vì không thống nhất được cách bồi thường tổn thất. Vậy nên khi quyết định bảo hiểm cho hàng hóa của mình, các doanh nghiệp nên lựa chọn những công ty uy tín, am hiểu nghiệp vụ bảo hiểm để lựa chọn ký kết hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo cho quyền lợi của cả 2 bên khi có rủi ro xảy ra. Ở Việt Nam, thị trường bảo hiểm ngày càng hoạt động sôi nổi với sự ra đời của rất nhiều công ty mới, đặc biệt là sự kết hợp giữa bảo hiểm và ngân hàng, tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết. Hầu như tất cả các công ty bảo hiểm đều có mục bảo hiểm hàng hải, tuy nhiên đó cũng chưa phải là thế mạnh của hầu hết các công ty, vì đây là một nghiệp vụ rất khó, đòi hỏi tính chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cao. Hiện nay, về lĩnh vực này có một số công ty lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, PVI, BIC, GIC…Ngoài ra có thể kể đến Bảo Ngân, SVIC, Viễn Đông, AAA, HSBC… và rất nhiều các công ty bảo hiểm và ngân hàng khác nữa. Danh mục các sản phẩm bảo hiểm hàng hải của các công ty là khá đa dạng và không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét một cách chung nhất, có thể phân bảo hiểm hàng hải ra thành 3 loại: Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu . TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 4 II/ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM II.1/ Quy trình giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất Quy trình này ở nhiều công ty tuy có khác nhau nhưng về cơ bản thì đều tuân theo những bước sau: Ngoài những bước cơ bản trên thì các công ty bảo hiểm có thể có những nội dung cụ thể khác ví như đòi bồi thường bên thứ ba, xử lý tài sản bị hư hỏng hay tư vấn về đề phòng hạn chế tổn thất như công ty Bảo Minh đã thực hiện. Chi tiết cụ thể của các bước như sau: 1. Giám định tổn thất Khi xảy ra tổn thât, người được bảo hiểm ngoài việc tiến hành mọi biện pháp có thể để phòng tránh hay giảm nhẹ tổn thất, còn phải thông báo ngay cho người bảo hiểm hoặc đại lý của họ đến giám định. Nếu người bảo hiểm không có đại lý địa phương, người được bảo hiểm có thể yêu cầu một giám định viên có đăng kí tại địa phương giám định. Trừ khi có thỏa thuận khác, người bảo hiểm từ chối giải quyết một khiếu nại không được chứng minh bằng biên bản giám định. Giám định tổn thất Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng Kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ – Xác nhận khiếu nại Thanh toán bồi thường tổn thất Giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có) TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 5 Về phần công ty bảo hiểm, sau khi nhận được thông báo tổn thất, phải lập tức cử giám định viên/ chuyên viên giám định tổn thất hoặc chỉ định một công ty giám định độc lập đến hiện trường để phối hợp với Người được bảo hiểm xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất. Điều này đặc biệt quan trọng vì sau khi giám định, người bảo hiểm sẽ có thể có những quyết định về việc bảo quản hoặc niêm phong hàng tổn thất; đàm phán với Người được bảo hiểm và các bên liên quan trong việc bán cứu vớt, đòi người thứ ba hoặc từ chối khiếu nại bằng văn bản (nếu không thuộc phạm vi bảo hiểm) trong vòng 15 ngày. Như vậy, có thể nói giám định tổn thất là cơ sở cho việc bồi thường. Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ thiêú hụt, giảm phẩm chất, thối… ở cảng đến hoặc tại cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu. Những tổn thất như do tàu đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không được giao thì không cần phải giám định và cũng không thể giám định được. Hàng bị tổn thất phải được giám định ngay khi phát hiện ra tổn thất tại cảng dỡ hàng hoặc tại kho nhận hàng cuối cùng nếu trước khi di chuyển hàng hóa từ tàu về kho cuối cùng đó có biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC), với cảng (COR), trong đó ghi rõ số lượng và tình trạng hàng bị tổn thất. Tại thời gian và địa điểm giám định trên, sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nguyên nhân gây nên tổn thất cũng như mức độ tổn thất một cách chính xác và Chứng thư giám định tổn thất sẽ có giá trị pháp lý cao hơn trong việc đòi bồi thường. Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp Chứng thư giám định, gồm 2 loại: Biên bản giám định và Giấy chứng nhận giám định. Đây là những chứng từ rất quan trọng, vì vậy, khi hàng cập cảng đến, nếu có tổn thất phải yêu cầu giám định ngay (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu). Cơ quan giám định là cơ quan được ủy quyền trong hợp đồng bảo hiểm hoặc cơ quan được người bảo hiểm ủy quyền. Vì giám định tổn thất là một nghiệp vụ rất phức tạp và mang tính kỹ thuật cao, nên nhiều công ty bảo hiểm ở Việt Nam đã ủy quyền cho một tổ chức giám định riêng. Ở Việt Nam, Cụng ty Cổ phần Giám định Vinacontrol, với đội ngũ giám định viên được đào tạo và am hiểu cả lý TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 6 thuyết và thực tế, đó và đang cung cấp cho rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế các dịch vụ giám định tổn thất, phân bổ tổn thất và đề phòng, hạn chế tổn thất đối với tất cả các loại hàng hoá xuất nhập khẩu. Ngoài ra, Vinacontrol cũng là đại lý giám định tổn thất cho rất nhiều Công ty bảo hiểm trong nước cũng như nước ngoài như Bảo Việt, Bảo Minh, các Công ty bảo hiểm Hàn Quốc, Nhật Bản… 2. Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng Hầu hết các công ty đều quy định trách nhiệm của khách hàng khi tổn thất xảy ra, thông thường bao gồm: - Khi có nguy cơ có thể dẫn đến tổn thất, Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm hoặc những người đại diện hoặc đại lý của công ty bảo hiểm nơi gần nhất bằng điện thoại hoặc fax. Nếu không có thông báo tổn thất cho người chuyên chở vào lúc giao hàng hoặc trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng thì việc giao hàng được suy đoán là giao đúng như mô tả của B/L và sau này khi phát hiện tổn thất cũng không khiếu nại người chuyên chở được nữa; - Khi xảy ra tổn thất, thông báo bằng điện thoại và điền vào Thư dự kháng/Notice of Loss theo mẫu rồi fax cho công ty bảo hiểm(trong vòng 24 giờ); Lập Notice of Loss gửi cho người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển hoặc bên thứ ba khác liên quan đến tổn thất; - Khẩn trương tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất, đồng thời thông báo cho công ty bảo hiểm bằng điện thoại để phối hợp giải quyết; - Bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba (nếu có); - Thu thập toàn bộ các chứng từ liên quan đến hàng hoá tổn thất như COR, ROROC…; - Gửi bộ hồ sơ khiếu nại cho công ty bảo hiểm. Ngay sau khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra và gây ra tổn thất, người được bảo hiểm phải lập hồ sơ khiếu nại đề đòi người bảo hiểm bồi thường. Bộ hồ sơ này gồm những loại giấy tờ khác nhau tùy từng trường hợp tổn thất, nhưng phải chứng TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 7 minh được: Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm; hàng hóa đã được bảo hiểm; tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm; giá trị và số tiền bảo hiểm; số tiền đòi bồi thường và đảm bảo để người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba bồi thường. Với những nội dung trên đây, một bộ hồ sơ khiếu nại thường gồm có những giấy tờ sau: - Hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm gốc; - Vận đơn gốc ; - Bản sao hoá đơn gốc hoặc các hoá đơn chi phí; - Chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng hàng; - Thư khiếu nại kèm tính toán số tiền khiếu nại; - Biên bản giám định của người bảo hiểm hoặc người được người bảo hiểm ủy quyền; - Giấy yêu cầu bồi thường hàng hoá tổn thất (theo mẫu). Trên đây là những chứng từ cơ bản, còn tuỳ từng trường hợp khiếu nại cụ thể mà người bảo hiểm kèm thêm các chứng từ cho phù hợp. Tất cả các công ty bảo hiểm đều quy định một thời hạn khiếu nại với người bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Đối với bảo hiểm hàng hóa, hồ sơ khiếu nại phải được gửi trực tiếp cho người bảo hiểm hoặc đại lý của họ trong thời gian sớm nhất nhưng không được chậm quá 2 năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất hay 9 tháng (nếu khiếu nại tổn thất có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba) kể từ khi hàng được dỡ khỏi tàu biển tại cảng có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác. Thời hạn này là hợp lý vì nếu vẫn quy định là 2 năm thì công ty bảo hiểm sẽ không còn thời gian đi đòi bên thứ 3 nữa. Thời hạn khiếu nại đối với bảo hiểm thân tàu là hai năm kể từ ngày xảy ra tai nạn và 1 năm nếu có khiếu nại người thứ 3. 3. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ Bộ hồ sơ là do người được bảo hiểm lập, vì vậy công ty bảo hiểm phải kiểm tra kĩ tất cả các giấy tờ, chứng từ để có thể đảm bảo quyền lợi của mình. Thông thường, các công ty bảo hiểm ở Việt Nam sẽ xác nhận bộ hồ sơ khiếu nại trong TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH 8 vòng 24 tiếng kể từ khi nhận được Thông báo tổn thất từ phía người được bảo hiểm. Để việc làm này có hiệu quả, cần có một đội ngũ nhân viên am hiểu nghiệp vụ và cần mẫn hợp lý để có thể phát hiện những sai sót không đáng có. 4.Thanh toán bồi thường tổn thất Thông thường, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam sẽ tiến hành bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được bộ hồ sơ khiếu nại hợp lệ của người bảo hiểm. Riêng đối với bảo hiểm thân tàu là 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ khiếu nại. Trong trường hợp từ chối bồi thường, người được bảo hiểm phải có ý kiến từ chối trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo từ chối, nếu không coi như chấp nhận. Cán bộ bồi thường bảo hiểm nghiên cứu, xem xét bồi thường bảo hiểm trên các căn cứ sau: - Tổn thất xảy ra do một rủi ro được bảo hiêm và trong thời gian Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực. - Người mua bảo hiểm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ củ mình như: Đã nộp phí bảo hiểm, thông báo về tổn thất và khiếu nại trong thời hạn quy định, thực hiện các chỉ dẫn của người bảo hiểm trong việc hạn chế tổn thất v.v… - Các chi phí khắc phục sự cố, thiệt hại và phí tổn hợp lý, hợp lệ và phù hợp với tình hình tổn thất. Các công ty ở Việt Nam thường tính toán và bồi thường tổn thất trên cơ sở các nguyên tắc sau: - Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; - Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm chi phí hợp lý khác làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường; - Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba. [...]... hợp giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trên thực tế để thấy được rõ nét hơn về công tác bồi thường tổn thất tại một số công ty bảo hiểm ở Việt Nam cũng như một số điểm đáng lưu ý trong công tác bồi thường tổn thất 1 Bồi thường thiệt hại lô hàng phân urea chở rời của Tổng Công ty Vigecam  Tóm tắt sự việc: Vào tháng 6/2004, Bảo Việt đã tiến hành bồi thường cho lô hàng phân urea của Tổng Công ty. .. khách hàng .khiến quá trình giải quyết bồi thường gặp nhiều khó khăn Giai quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất là một nghiệp vụ khó, đòi hỏi các công ty phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môm cũng 3như có thái độ phục vụ khách hàng một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất III/ MỘT SỐ VỤ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI MỘT SỐ CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM Trong. .. tiếc Xét một cách cụ thể: 11 TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH  Bảo hiểm hàng hóa: Đối với các công ty bảo hiểm ở Việt Nam, bảo hiểm hàng hóa là một nghiệp vụ khá quen thuộc và là thế mạnh mà các công ty cạnh tranh nhau trên thị trường Hình 1: Biểu đồ phí bảo hiểm, bồi thường và tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 2000-2010 (Nguồn: Tổng công ty tái bảo hiểm Quốc... thiết hơn nữa là cần phải có những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất để giảm thiểu tối đa những thiệt hại mang lại cho cả hai bên 19 TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH KẾT LUẬN Bài tiểu luận trên đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về công tác giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất tại các công ty bảo hiểm tại Việt Nam Thành công trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải là một vấn đề hết sức khó khăn,... khăn, đòi hỏi tính chuẩn xác trong công tác giám định, việc áp dụng các quy tắc, nguồn luật điều chỉnh, những chứng từ cần thiết và quy trình nghiêm ngặt Tuy vậy, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam cũng đã có những thành công đáng kể trong công tác giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất Bảo hiểm hàng hóa đã là một thế mạnh của các công ty này, và nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của... Phòng bảo hiểm Tàu thủy Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã thống kê tổn thất và phân loại các khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm thân tàu trong 5 năm (2006-2010) tại Bảo Việt như sau: Bảng 1: Thống kê tình hình khiếu nại bảo hiểm thân tàu 5 năm 2006-2010 Phân loại các khiếu nại theo nhóm Tỷ lệ khiếu nại Đâm va, mắc cạn 13% Hỏng máy 52% Cháy nổ 5% Thiệt hại vỏ tàu 12% Khác 18% (Nguồn: Thống kê của phòng Bảo. .. một trong số rất nhiều những vụ mà Bảo Việt đã giải quyết đền bù tiền bảo hiểm một cách hợp lý, đặc biệt là có những vụ giá trị bảo hiểm rất lớn 2 Bảo hiểm Bảo Minh bồi thường tổn thất cho Công ty Dung Quất  Tóm tắt sự việc: Cuối năm 2006, Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (gọi tắt là DQS) và Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (gọi tắt là Bảo Minh) ký với nhau một hợp đồng bảo hiểm. .. pháp luật quy định II.2/ Thực trạng giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm Việt Nam Trong năm 2010, thị trường ghi nhận tình hình tổn thất các tháng đầu năm khá khả quan Tính đến cuối tháng 11/2010, ngoài một số vụ tổn thất ước khoảng vài trăm ngàn USD, duy nhất 01 vụ sự cố mắc cạn của tàu Đông Phong ngày 21/03/2010 tại Ishikari, Nhật Bản với chi phí... LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH Cách tính toán, bồi thường tổn thất:  Tổn thất toàn bộ: Phương pháp bồi thường đối với tổn thất toàn bộ rất đơn giản và dễ hiểu Trừ khi được quy định khác đi trên đơn bảo hiểm hoặc được thoả thuận khác bởi hai bên, số tiền bồi thường sẽ là số tiền bảo hiểm  Đối với một bộ phận của đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ, ví dụ như trong trường hợp một kiện hàng bị tổn thất. .. các tổn thất xảy ra trong những năm qua chủ yếu tập trung vào các khiếu nại về trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa, trách nhiệm do đam va, mắc cạn, di chuyển xác tàu… Dưới đây là bảng thống kê tình hình tổn thất và phân loại khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu trong 5 năm 2006-2010 tại Bảo Việt: Bảng 2: Thống kê tình hình tổn thất P&I trong 5 năm 2006-2010 Phân loại các khiếu . trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm Việt Nam 11 III/ MỘT SỐ VỤ KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM 15 1. Bồi thường. QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TẠI CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM 4 II.1/ Quy trình giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất 4 1. Giám định tổn thất 4 2 TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ  TIỂU LUẬN BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH Vấn đề giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm ở Việt Nam

Ngày đăng: 29/10/2014, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w