- So sánh được sự khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân ở tế bào động vật và tế bào TV.. - Phim về quá trình nguyên phân: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.. Quá trình nguyên
Trang 1Sinh viên: Phan Hồ Anh Phương Thứ ngày tháng năm 20
Bài 29: NGUYÊN PHÂN
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì tế bào
- Trình bày được các kì của nguyên phân
- Giải thích được diễn biến các kì phù hợp với các bước của quá trình phân bào
- So sánh được sự khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân ở tế bào động vật và tế bào TV
2 Kỹ năng:
- Rèn luyện được kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển các kỹ năng tư duy
3 Thái độ: Chứng minh được tính vật chất của hiện tượng sống và vận dụng được trong giải thích
các hiện tượng thực tế
II TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Sự phân chia nhân trong nguyên phân
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Hỏi đáp - tìm tòi bộ phận/ tái hiện thông báo
- Quan sát tranh/ phim - tìm tòi bộ phận/ tái hiện thông báo
- Thuyết trình - nêu vấn đề
- Tổ chức học sinh làm việc với sách giáo khoa
- Tổ chức hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:.
- Máy tính, projecter, màn chiếu
- Phim về quá trình nguyên phân: phân chia nhân và phân chia tế bào chất
- Các hình ảnh về các kì của quá trình nguyên phân
- Một số hình ảnh về ứng dụng của nguyên phân: nuôi cấy mô,…
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP (Mục I Quá trình nguyên phân)
Quan sát phim về các kì của quá trình nguyên phân và hoàn thành bảng sau:
1 Sự phân chia nhân:
Tên kì Hoạt động của NST Hoạt động của các thành phần khác
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
V.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1 Kiểm tra bài cũ:
GV chiếu hình ảnh về chu kì tế bào.Chu kì tế bào là gì? Xác định vị trí, gọi tên các pha và mô tả những diễn biến trong kì trung gian của tế bào
3 4
Trang 22 Đặt vấn đề:
Sau kì trung gian, tế bào tiến hành nguyên phân (pha M) Vậy quá trình nguyên phân diễn ra như
thế nào và có ý nghĩa gì đối với đời sống sinh vật? Để tìm hiểu điều đó → bài mới: Bài 29: Nguyên phân.
3 Bài mới:
Hoạt động 1: Quá trình nguyên phân
GV chiếu hình các thành phần tham gia
nguyên phân trong tế bào
GV cho HS quan sát phim về toàn bộ quá
trình nguyên phân
? Quá trình nguyên phân có thể chia thành
mấy giai đoạn?
Để tiện nghiên cứu, có thể phân chia quá
trình nguyên phân thành những giai đoạn
khác nhau, bao gồm sự phân chia nhân với
4 kì và sự phân chia tế bào chất
GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu
học tập cho mỗi nhóm, chiếu hình ảnh về
các kì cho HS nghiên cứu để điền vào
phiếu học tập
- Nhận xét, kết luận Chiếu đáp án PHT
- GV tổng kết lại trạng thái NST qua các
kì
*Tại sao các NST khi nhân đôi xong vẫn
dính nhau ở tâm động?
*Tại sao phải co xoắn đến cực đại mới
phân chia nhiễm sắc tử về 2 cực TB?
* Do đâu nguyên phân lại tạo ra được 2
TB con giống hệt TB mẹ?
*Sự tháo xoắn của NST có ý nghĩa như
thế nào đối với quá trình phân bào?
* Điều gì xảy ra nếu kì giữa nguyên phân,
thoi vô sắc bị phá huỷ?
- Sự phân chia tế bào chất diễn ra vào giai
đoạn nào của quá trình nguyên phân?
GV chiếu phim và yêu cầu học sinh phân
HS quan sát
Học sinh trả lời: “ 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất”
HS hoạt động để điền vào phiếu học tập và trả lời
- Giúp phân chia đồng đều VCDT
- Để NST phân li về 2 cực TB không bị rối
- NST nhân đôi sau đó phân li đồng đều
- Tháo xoắn để vào kì trung gian, NST dễ dàng nhân đôi, phiên
mã, dịch mã
- NST phân chia không đồng đều: NST không tập trung trên mặt phẳng xích đạo® NST nằm lệch về 1 phía
HS trả lời
HS quan sát và trả lời
I Quá trình nguyên phân
1 Sự phân chia nhân
(bảng trong phiếu học tập)
2 Sự phân chia tế bào chất
Diễn ra vào cuối kỳ sau hoặc đầu kỳ cuối
- Tế bào động vật phân chia bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí ở giữa tế bào
Trang 3biệt sự phân chia tế bào chất ở tế bào động
vật và thực vật?
* Nguyên nhân của sự xuất hiện vách
ngăn trong quá trình phân chia TBC ở
TBTV được giải thích ntn? (Tại sao
TBTV không thắt màng TB giống
TBĐV?)
*Cơ chế nào đảm bảo cho hai tế bào con
tạo ra có bộ NST hoàn toàn giống mẹ?
* Chiếu cho HS phim quá trình nguyên phân
của tế bào động vật và phim nguyên phân của
tế bào thực vật dưới kính hiển vi.
* Nếu gọi a là số tế bào tham gia NF; x là số lần
NF (đk: a,x là số nguyên dương) Hãy biểu diễn
bằng công thức mối quan hệ giữa số tế bào con
được tạo ra và các đại lượng trên?
Số TB con = a x 2x
- Do thực vật có vách tế bào bằng xenlulozơ
HS trả lời
- Tế bào thực vật phân chia bằng cách tạo vách ngăn
ở mặt phẳng xích đạo
3 Kết quả:
- Một tế bào mẹ (2n) qua 1 lần nguyên phân tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống
tế bào mẹ (2n)
Hoạt động 2: Ý nghĩa của nguyên phân.
- Quá trình nguyên phân có ý nghĩa ntn?
Ở SV đơn bào, SV đa bào và SV sinh sản
sinh dưỡng như thế nào?
( yêu cầu HS xem các phim và hình sau)
- GV chiếu phim về sự phát triển của hợp
tử và ảnh chu trình sống của ếch
[Duy trì được bộ NST 2n của loài ổn
định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ
thể ( Loài SS vô tính ) từ đó duy trì đặc
tính di truyền của loài.]
- Quá trình nguyên phân có ý nghĩa như
thế nào đối với thực tiễn sản xuẩt?
( yêu cầu HS xem các phim và hình sau)
- GV chiếu hình ảnh về giâm, chiết, ghép,
phim về nuôi cấy mô
HS quan sát và trả lời
HS quan sát và trả lời
II Ý nghĩa của nguyên phân
1 Ý nghĩa sinh học
+Với SV nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản
+Với SV nhân thực
đa bào, làm tăng số lượng tb giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển
+Giúp cơ thể tái sinh
tế bào, mô hay cơ quan bị tổn thương
2 Ý nghĩa thực tiễn
-Dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân con người tiến hành giâm, chiết, ghép…
-Ứng dụng nuôi cấy
mô đạt hiệu quả …(khi bị bỏng lớp da bị bong ra, sau 1 thời gian lại mọc lớp da mới)
4 Củng cố:
Cho HS hoàn thành phim trắc nghiệm ghép đôi về các kì của nguyên phân
Trang 45 Bài tập về nhà :
1) Ở đậu Hà Lan(2n = 14) Một nhóm tế bào của đậu Hà Lan gồm có 140 NST ở dạng sợi mảnh.
Nhóm tế bào trên đang ở kì nào của nguyên phân với số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Giải thích ? 2) học thuộc bài 29
3) chuẩn bị bài 30 -Giảm phân
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Tên kì Hoạt động của NST Hoạt động của các thành phần khác
Kì đầu
- Các NST kép đóng xoắn và co ngắn dần
- Màng nhân và nhân con biến mất
- Thoi vô sắc xuất hiện từ trung thể hoặc các sao phân bào
Kì giữa - Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực
đại, sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
Kì sau - Các cromatid tách nhau ở tâm động tạo
thành các NST đơn phân li về hai cực của thoi vô sắc
Kì cuối - Các NST đơn tháo xoắn dần và tập trung
thành 2 nhóm ở hai cực của tế bào - Màng nhân và nhân con tái xuất hiện.- Thoi vô sắc biến mất