1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

14 2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 756,75 KB

Nội dung

Chủ đề: Chủ đề: GIỚI HỌC ĐƯỜNG GAME ONLINE VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. Mục tiêu hoạt động  Học sinh (HS) hiểu được tác hại của việc chơi game online quá nhiều nhất là các trò chơi bạo lực, nhất là trong khi hiện nay việc tràn lan các điểm Internet và các trò chơi ảo, rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh với tuổi học đường nói riêng và giới trẻ nói chung. Ảnh hưởng của việc nghiền game đến sức khỏe, học tập cũng như các hành vi đạo đức của HS.  Xác định được nhiệm vụ cho HS về việc biết chơi game trong một chừng mực hợp lý mang tính chất vui chơi, giải trí thì rất có lợi đối với sự phát triển trí tuệ của các em. Tránh vào việc sa đà quá mức dẫn đến nghiền game, ham mê quá nhiều dẫn đến các hậu quả xấu. Có thái độ phê bình, lên án, đấu tranh với các hành vi sai phạm.  Thấy được các giá trị truyền thống lành mạnh và đầy ý nghĩa do các trò chơi dân gian mang lại. Thông qua các trò chơi dân gian còn gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đang bị mai một bởi cuộc sống hiện đại.  Thấy được việc trở về với các trò chơi dân gian mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, không chỉ tránh xa được các trò chơi online bạo lực đang lộng hành mà còn giúp vận động linh hoạt cá trí tuệ và thể lực, giúp các em phát triển toàn diện, trở về với giá trị của truyền thống nguồn cội. Phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ. II. Nội dung của hoạt động Tổ chức dưới các hình thức hoạt động cho HS tìm hiểu các thông tin về:  Các trò chơi ảo trên mạng nhất là các trò chơi bạo lực có ảnh hưởng đến HS như thế nào: lối sống, sức khỏe, tinh thần,…nhất là cản trở sự phát triển của xã hội.  Cung cấp các thông tin liên quan đến tác hại của việc nghiện game để HS thấy rõ tác hại của việc lạm dụng quá nhiều dẫn đến những hậu quả đáng tiếc:  Nguyên nhân gây tình trạng ham mê.  Gây ảnh hưởng đến sức khỏe như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến thị giác, thần kinh,…gây ảo giác và tâm trạng dễ bị kích động.  Suy thoái đạo đức lối sống, dễ nhiễm thói hành xử trong mạng ảo ra cuộc sống bên ngoài.  Hủy hoại kinh tế của bản than, gia đình.  Mất đi tình cảm bạn bè, người than.  Hướng HS đến những trò chơi giải trí lành mạnh mà có ý nghĩa hướng đến cộng động, xã hội quanh HS, mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa tiêu biểu là các trò chơi dân gian (có thể giúp HS hiểu sơ qua về hiện trạng đang mai một dần của các trò chơi dân gian; giá trị văn hóa tinh thần và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc ta; nét độc đáo của các trò chơi; vai trò của thế hệ trẻ với việc khôi phục, lưu truyền và gìn giữ,…) III. Công tác chuẩn bị 3.1 ) Về phía Giáo viên (GV)  Chuẩn bị tài liệu liên quan về thực trạng nhiều “như nấm mọc sau mưa” của các quán net hoạt động 24/24h phục vụ chơi game, tình trạng nghiện game phổ biến nhất trong lứa tuổi học đường.  Các bài báo, phóng sự điều tra về thực trang phát triển của các trò game ảo nhất là các trò chơi bạo lực.  Những tài liệu, đoạn phim nói về tác hại của việc chơi game quá nhiều, hậu quả đáng tiếc ra sao,…  Sưu tầm những trò chơi dân gian, cách chơi để giới thiệu cho HS biết và tham gia  Gợi ý HS khẳng định vai trò của Đoàn thanh niên, trách nhiệm của bạn bè với nhau, thành viên trong gia đình hướng HS biết tự bảo vệ mình trước việc chơi game ham mê.  Cùng hội ý với cán bộ lớp và cán bộ Đoàn thanh niên phân công nội dung: o Quan điểm của HS về việc chơi game như thế nào là phù hợp: nhiều, ít ra sao… o Quan điểm của HS về lợi – hại của game online, nên làm thế nào để sử dụng chúng bổ ích nhất, tránh xa các loại hình ảo có tính chất bạo lực, thiếu lành mạnh,… o Quan điểm của HS khi dần tìm về các giá trị truyền thống là các trò chơi dân gian ít nhiều các em đã biết để tìm đến những trò chơi bổ ích và mang ý nghĩa giáo dục truyền thống văn hóa sâu sắc. o Có thể đặt mình vào tình huống của người bị dụ dỗ, nghiện game, người thân, bạn bè của người nghiện hoặc bước chân vào con đường chơi game,… 3.2) Về phía Học sinh  Phân công theo nhóm để chuẩn bị đội chơi và nội dung thảo luận  Tìm hiểu và chuẩn bị trước các tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề như: hiện trạng nghiện game ra sao, hậu quả như thế nào,…; việc phục dựng các trò chơi dân gian, những trò chơi dân gian nào quen thuộc,…  Chuẩn bị những ý kiến của bản thân liên quan đến chủ đề đang làm, những câu trả lời khi được hỏi tới, câu hỏi cho nhóm khác,…hoặc những gì chưa hiểu thì ghi lại để có thể nhờ thầy, cô và các bạn giải đáp. IV. Tổ chức hoạt động • MC lên nêu rõ mục đích của cuộc thi, mời GVCN lên làm BGK • Giới thiệu các thành phần tham dự, trình tự cuộc thi. • Cử người làm thư ký. • Thống nhất và chia lớp làm 3 đội chơi. Thời gian NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA MC/BGK HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH PHƯƠ NG TIỆN GHI CHÚ 5 phút Giới thiệu và dẫn nhập • MC lên ổn định lớp. • Nêu rõ mục đích của cuộc thi, mời GVCN lên làm BGK • Giới thiệu các thành phần tham dự, trình tự cuộc thi. • Cử người làm thư ký. • Thống nhất và chia lớp làm 3 đội chơi. • Ổn định vị trí. • Trật tự lắng nghe. • Phân công đội chơi, bầu đội trưởng. Micro, máy tính, máy chiếu Ban thư kí nhận danh sách tên đội và đội trưởn g 5 phút Hoạt động 1: vòng Khởi động: AI NHANH HƠN AI? Chơi một trò chơi tập thể nhỏ: cùng viết tên các trò chơi dân gian trong 1 phút 30 giây Giới thiệu thể lệ:  Mỗi đội có 1 phút 30 giây để viết thật nhanh tên các trò chơi dân gian mà mình biết.  Trong vòng 1 phút 30 giây đội nào viết nhanh, đúng và nhiều nhất sẽ là đội được quyền bắt đầu chọn lượt chơi ở vòng 1.  Công bố kết quả và tuyên bố đội ghi được nhiều trò chơi dân gian nhất – cũng là đội được quyền chơi đầu tiên trong vòng  Hoạt động theo đội đã phân chia.  Viết thật nhanh tên các trò chơi dân gian là đội mình biết trong thời gian quy định. Micro, máy tính, máy chiếu. Nếu mảnh ghép quá khó, MC có thể gợi ý 10 phút 10 phút Hoạt động 3: Vòng 2: TẬP LÀM DIỄN VIÊN Các đội cùng xem clip hình ảnh được giấu đoạn cuối sau đó các đội được dự đoán kết thúc của clip bằng cách viết kịch bản và hóa thân vào nhân vật  MC công bố thể lệ chơi:  Các đội cùng xem đoạn clip về tác hại của Game online đã bị giấu đoạn kết trong vòng … sau đó các đội có 5 phút thảo luận viết kết thúc và phân vai để lên hóa thân vào nhân vật diễn tiếp đoạn kết của câu chuyện.  Sau đó các đội lần lượt lên diễn trong thời gian (trùng với thời gian của đoạn băng đáp án). Nếu quá giờ sẽ bị trừ điểm.  BGK sẽ cho điểm theo tiêu chí: đội nào diễn tự nhiên, cảm xúc thật và gần nhất với đoạn băn đáp án sẽ được 20 điểm, nếu có thêm phần lí giải cho kết thúc hay và hợp lý sẽ được khuyến khích thêm 15 điểm thưởng. Đội có phần diễn hay thứ 2 được 15 điểm, thứ 3 được 10 điểm. Vòng 2 kết thúc, MC công bố điểm  Thảo luận tập trung cùng nhau đưa ra kết thúc hợp lý nhất.  Cử người ghi lại kết cục do đội mình đưa ra.  Cử người hóa thân vào nhân vật thích hợp.  Cử người lí giải tại sao lại có kết thúc như vậy. Micro, máy tính, máy chiếu, loa (nếu có) Thư ký đưa BGK thang điểm và nội dung đoạn kết. Thu lại giấy ghi kết quả thảo luận của các đội để đối chiếu với phần diễn của các đội. của từng đội. 15 phút Hoạt động 4: vòng 3: BẠN NGHĨ GÌ? Các đội cùng thảo luận về chủ đề Game online – là lợi hay hại?? MC công bố thể lệ: • Ba đội chơi cùng nhìn lên màn hình và xem một chủ đề là “ Game online – là lợi hay hại???.” • Trong vòng 3 phút, 3 đội chơi sẽ hội ý và thảo luận về chủ đề, sau MC sẽ chỉ định bất kỳ thành viên nào trong đội lên trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình về chủ đề được nêu trong vòng 3 phút. Có thể trình bày bằng nhiều hình thức như: thuyết trình, phản biện,… BGK sẽ cho điểm theo tiêu chí: o Đội nào trình bày quan điểm hay và có nhiều lập luận xác đáng, hình thức trình bày rõ ràng, dễ hiểu, đủ thời gian được cộng 20 điểm đội thứ 2 được 15 điểm, đội thứ 3 được 10 điểm. Quá giờ bị trừ 5 điểm. o Đội nào có sự trình bày sáng tạo, độc đáo được cộng 15 điểm khuyến khích. Vòng 3 kết thúc, MC công bố số điểm của mỗi đội. Tiếp tục thảo luận theo chủ đề đã được BTC đưa ra. Ghi những ý chính trong phần trình bày của đội mình. Chuẩn bị tinh thần cho từng thành viên trong đội khi bị MC chỉ định bất kì lên trình bày lên trình bày suy nghĩ của đội mình về chủ đề đã được đưa ra. Chú ý về thang điểm cho việc đánh giá phần trình bay của các nhóm cho BGK để đánh giá cho điểm và nhận xét hoặc đưa ra câu hỏi với mỗi đội. 5 phút Hoạt động 5:Vòng 4: HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI Mô tả và đoán trò chơi dân gian. MC công bố thể lệ: Cho 10 tên trò chơi, tương ứng với 10 cách thức chơi được mô tả kèm theo hình minh họa. lần lượt 2 người trong một đội lên tham gia. Một người đóng vai trò gợi ý, một người đóng vai trò trả lời tên trò chơi. Hai người đứng đối mặt lại với nhau (một đối mặt hướng lên màn hình gợi ý, một xuống lớp). Người gợi ý không được dùng bất cứ từ gì liên quan hay đồng nghĩa với tên trò chơi mô tả, để người còn lại đoán. Trong thời gian 1 phút. Trả lời đúng tên trò chơi trong thời gian quy định được 1 điểm. Chú ý, trò này được sự trợ giúp của đồng đội bằng cách hô đồng thanh “ ĐÚNG/SAI” khi người đoán tên trò chơi trả lời. Vòng 4 kết thúc, MC công bố số điểm của mỗi đội. Cử 2 người lên chơi trò chơi. Cả đội còn lại sẽ trợ giúp hô to ĐÚNG/ SAI khi người lên chơi đưa ra đáp án sau mỗi lần gợi ý của người mô tả trò chơi. MC và Thư kí chú ý để biết xem có đội nào phạm quy hay không Hoạt động 6: Vòng 5: TRỞ VỀ DÂN GIAN Các đội cùng tham gia chơi một trò chơi dân gian mà các đội bốc thăm được MC công bố thể lệ: Các đội sẽ được chơi trò chơi tập thể, có 3 lá thăm tương ứng với 3 trò chơi dân gian. Tùy thuộc vào đặc điểm của trò chơi mà có cách phân chia đội chơi tương ứng. MC và GV – BGK sẽ là trọng tài theo dõi các đội chơi. Tùy thuộc vào trò chơi bốc được mà có cách cho điểm tương ứng. Vòng 5 kết thúc, MC công bố số điểm của mỗi đội. Sẵn sàng tham gia trò chơi cùng đồng đội cũng như với đội chơi khác. Chú ý nghe phổ biến luật chơi và cách thức chơi từ MC Thêm: dụng cụ của trò chơi dân gian Hoạt động 7: Công bố kết quả Sau khi vòng 5 kết thúc, MC ổn định lớp, ban thư kí tổng kết và lên công bố số điểm của mỗi đội và công bố đội về nhất, nhì, ba và mời GV lên trao quà cho các đội chơi. V. Tổng kết hoạt động MC mời GV lên nhận xét về buổi HĐNGLL GV nêu cảm nhận và ý nghĩa của buổi HĐNGLL với chủ đề Game online và các trò chơi dân gian. Mong muốn các em HS có nhận thức đúng đắn để điều chỉnh bản thân cho phù hợp, tránh xa những loại hình trò chơi gây ảnh hưởng xấu đến HS. Cung cấp thêm một số tài liệu cho HS về tác hại của Game online, một số trò chơi dân gian cùng cách thức chơi ra sao… Đồng thời GV nhận xét, góp ý và đánh giá về buổi hoạt động của lớp. Nêu chủ đề của tháng sau để HS chuẩn bị. NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CÁC PHẦN CHƠI Vòng 1: AI NHANH HƠN? Các trò chơi dân gian có thể kể đến: 1. Bắn bi 2. Chơi cướp cờ 3. Trồng nụ trồng hoa 4. đánh khăng 5. Leo cột mỡ 6. Leo cầu tre 7. Chơi ô ăn quan 8. Tam cúc 9. Đánh đu (xích đu) 10. Rước đèn trông trăng 11. Rồng rắn lên mây 12. Đập niêu 13. Đi cà kheo 14. Thả diều 15. Chơi chuyền 16. Ném còn 17. Kéo cưa lừa xẻ 18. Đi cà kheo 19. Đua thuyền 20. Nu na nu nống 21. Trồng cây nêu 22. Bịt mắt bắt dê 23. Đánh quay 24. Kéo co 25. Chọi gà 26. …. Vòng 2: Nội dung clip hình: Từ những hình ảnh, HS xâu chuỗi lại được thành những ý cơ bản. sau đó phải triển khai ra thành những nội dung chính, những nguyên nhân như vậy sẽ kéo theo hệ quả tất yếu như thế nào từ đó đoán tiếp đoạn kết của clip và lên diễn xuất thành công: Đoạn kết: từ thực trạng các loại hình Game ngày càng đa dạng và phong phú rất khó để quản lý như vậy. việc game tràn lan trên toàn xã hội là điều tất yếu. từ những em nhỏ đến lứa tuổi hc đường đều dễ dàng bị cuốn hút. Nhưng khi đã quá ham mê đến mức ở lại tiệm net để ngủ, chơi nhiều đến mức suy nhược cơ thể, thì thật nguy hiểm. quan trọng hơn nữa là việc thịnh hành các game bạo lực. điều này ảnh hưởng xấu đến nhận thức non nớt nhất là các trò chơi bạo lực tiềm ẩn nguy cơ bạo lực hình thành những nhận thức không đúng dần đưa đẩy đến những hành động sai trái và nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra như vụ cướp tiệm vàng, trộm cắp tài sản,…vì ham mê quá nhiều sinh ra những hành động liều lĩnh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như cướ của, trộm cắp,… phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi sai trái cảu mình Vòng 3: Nội dung chính cần có khi tham gia diễn thuyết: Mặt lợi ích:  Chơi game xả stress  Luyện khả năng phản xạ nhanh  Kích thích tập trung cao  Có tính cộng đồng Mặt hại:  Chơi quá nhiều dẫn đến mệt mỏi, suy giảm tinh thần  Căng thẳng thần kinh lúc nào cũng trong trạng thái hoang mang lo sợ  Nhiều người tự biến mình thành các nhân vật game nên tìm cho mình những vũ khí , đi đâu cũng mang theo bên người  Nên khi có những bất đồng , xung đột nhỏ , sẵn có hung khi họ sẵn sàng hành động như trong game để chứng tở sự anh hung. Ý cộng điểm: Đề xuất các biện pháp giúp cần bằng giữa việc chơi sao cho có lợi nhất cho bản thân mình, không để sa đà vào các trò game quá nhiều nhất là các game bạo lực.  Về công tác quản lý và điều hành các game mạng  Công tác giáo dục cho trẻ còn đi học  Quản lý của gia đình,… Vòng 4: 10 trò chơi tương đương 10 gợi ý: Các trò vui chơi ngày Tết của nhân dân ta xưa được sử gọi là Trăm Trò Chơi (Bách Hí), ngày nay đã chìm vào bóng đêm của thời gian, nhiều trò vui không còn dấu tích gì trong sử sách và phong tục nhưng vẫn có những trò vui để lại nhiều dấu vết. cứ mỗi dịp Tết đến, chúng ta hãy thử tìm hiểu một số trò chơi ấy theo các thư tịch xưa để gọi là “ôn cố” chút ít nhân dịp mùa Xuân truyền thống của dân tộc đã về… 1. Chơi cướp cờ. Chia làm 2 đội chơi số người không hạn chế. Có một vật làm cớ, vẽ một hình tròn ở giữa khu vực không đứng quá gần nhau, đề vật làm cờ ở trong ô đã vẽ. khi có tín hiệu từ trọng tài, 2 bên cần cướp thật nhanh là cờ và chạy về đội mình. Đội còn lại đóng vai trò không lấy được thì phải làm người “giữ cờ”- không cho đội còn lại cướp cờ đi. Bắt được đội còn lại. 2. Chơi đánh khăng. Đầu tiên gọi là trò chơi đánh phết. Cũng cia làm 2 đội. Dụng cụ cần có là một thanh gỗ dài khoảng 50 cm, một thanh ngắn hơn dài khoảng 20 cm. Dưới đất có một cái hố nhỏ hẹp ngang dài khoảng 10cm. Đặt thanh ngắn ngang trên hố đó. Đội nào chơi trước thì lấy thanh gỗ dài hất thanh ngắn, điều khiển sao cho hướng đí của thanh đó về phía đốidiện để 1 người của đội mình bắt được ở khoảng các xa nhất định(khoảng 3m). cố gắng đỡ được thanh gỗ kia và ném trở lại. nếu người đánh khăng đập trúng thanh ngắn khi nó quay trở về thì đội đó thắng cuộc. ngược lại thì nhường [...]...lại phần chơi cho đối phương 3 Chơi đánh đu Trò này đơn giản Đánh đu gồm hai người (thường là một nam một nữ) lên đu, 2 người phối hợp nhịp nhàng ngườ Như bài thơ của Hồ Xuân Hương: “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Kẻ thì lên đánh kẻ ngồi trông Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Đôi hàng chân ngọc duỗi song... Có 6 Trò chơi "Trồng nụ trồng hoa" Trò này thì cần 2 người ngồi làm những chướng ngại vật bằng chân và tay – giống hình của nụ và hoa Xếp chồng cho người “trồng nụ trồng hoa” kia 7 Trò chơi "Rồng rắn lên mây" Gồm hai phe, một là 1 người đóng vai trò đuổi bắt nhóm còn lại nhóm kia xếp hàng dọc nối đuôi nhau ng và mất liên kết hàng 8 Chơi đập niêu Đây là trò chơi rất thú vị, một hàng niêu đất được treo... cũng rất quen thuộc với chúng ta… Vòng 5: dựa trên những gợi ý của vòng 4 mà lựa chọn các trò chơi phù hợp vơi không gian lớp học chọn 3 trò để bốc thăm là: chơi chuyền, chơi ô ăn quan, chơi rồng rắn lên mây . lớp, ban thư kí tổng kết và lên công bố số điểm của mỗi đội và công bố đội về nhất, nhì, ba và mời GV lên trao quà cho các đội chơi. V. Tổng kết hoạt động MC mời GV lên nhận xét về buổi HĐNGLL GV. HỌC SINH PHƯƠ NG TIỆN GHI CHÚ 5 phút Giới thiệu và dẫn nhập • MC lên ổn định lớp. • Nêu rõ mục đích của cuộc thi, mời GVCN lên làm BGK • Giới thiệu các thành phần tham dự, trình tự cuộc thi. •. có 5 phút thảo luận viết kết thúc và phân vai để lên hóa thân vào nhân vật diễn tiếp đoạn kết của câu chuyện.  Sau đó các đội lần lượt lên diễn trong thời gian (trùng với thời gian của

Ngày đăng: 29/10/2014, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w