Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
11,54 MB
Nội dung
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: 1. Lí do chọn đề tài: Lịch sử đã qua đi nhưng không hoàn toàn biến mất mà để lại dấu vết qua kí ức của nhân loại, qua những thành tựu văn hóa vật chất, qua các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa, qua tranh ảnh, báo chí và thái độ của người đương thời…Để cho lịch sử luôn được tái hiện lại và lưu truyền mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam về truyền thống đấu tranh bất khuất giành độc lập của dân tộc ta. Như Bác Hồ của chúng ta đã từng dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Lời dạy của Bác tuy chỉ một câu thơ ngắn gọn nhưng thật sâu sắc. Và trong giai đoạn như hiện nay, lời dạy đó càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn, bởi khi mà dư luận của xã hội đang phản ánh rất nhiều về chuyện “hổng”, “mai một” đi kiến thức lịch sử của học sinh ở các cấp học. Đó cũng chính là nỗi lo của toàn xã hội nói chung và cá nhân của những người làm giáo viên nói riêng. Lời dạy của Bác như một lời nhắn nhủ, gửi gắm, nhắc nhở cho tất cả dân tộc Việt Nam cần phải gìn giữ, phải có hiểu biết về truyền thồng lịch sử nước nhà. Vậy bản thân chúng ta là những người thầy giáo, cô giáo phải làm gì đây để trong công tác giảng dạy của mình có những phương pháp tối ưu nhất nhằm giáo dục và giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống lịch sử dân tộc thông qua nhiều cách mà trong đó chủ yếu là qua môn dạy lịch sử. Vì trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy tính tích cực trong học tập là giúp học sinh có kiến thức toàn diện về con người, tự nhiên xã hội. Vì mỗi môn học bắt buộc trong nhà trường đều góp phần thực hiện mục tiêu chung. Qua thực tế những năm đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 1 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 Học sinh chưa thực sự chủ động tính tích cực trong giờ học Lịch sử (chủ yếu là nghe, ghi, đọc sách giáo khoa). Một số giáo viên có tư tưởng sai về phân môn lịch sử và cho rằng đó là môn phụ không cần thiết, không quan trọng, chỉ dạy qua loa là đủ nên học sinh nắm kiến thức một cách mù mờ. Nếu lo dạy và học kĩ phân môn lịch sử thì sẽ ảnh hưởng đến môn Toán và môn Tiếng Việt. Nhưng tôi cho rằng đây là suy nghĩ sai. Vì thực tế hiện nay, nền kinh tế, văn hóa và yêu cầu phát triển khoa học kĩ thuật ngày càng nhanh, diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi con người phải chủ động, tích cực, sáng tạo để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đất nước đã đặt ra mục tiêu cho ngành giáo dục là “Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước” theo hướng CNH-HĐH. Cũng trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh có điều kiện được tiếp xúc với nhiều lượng thông tin. Và trong lớp xuất hiện nhiều em có tiềm năng tích cực, chủ động, cần khơi dậy giúp các em phát triển để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của đất nước. Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số kiến thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu tronh lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu cuộc sống nhằm hình thành thái độ đúng đắn với bản thân, gia đình, cộng đồng. Để từ đó các em tự hào và phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 2 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 Chính vì lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, cũng như mọi môn học khác, học sinh phải tự mình khám phá ra kiến thức(dưới sự hướng dẫn của giáo viên), tức là học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ lịch sử, các di vật, câu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới sự định hướng và kết luận của giáo viên để học sinh tự hình thành các biểu tượng lịch sử. 2. Đặc điểm tình hình: a/ Thuận lợi: Phòng GD – ĐT luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát về việc tổ chức chuyên đề, thao giảng cụm giúp cho GV trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Trường thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp nhằm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Trường có đèn chiếu phục vụ việc dạy học trên Powerpoint. Thư viện trường có nhiều loại sách tham khảo về lịch sử, truyện kể phục vụ cho môn học. Bản thân luôn cố gắng và có ý thức trong việc học tập trao dồi kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ cũng như việc học hỏi đồng nghiệp về kinh nghiệm; thích đọc và tìm hiểu về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử địa phương nhằm tích góp kinh nghiệm giúp việc dạy và học ngày một tiến bộ hơn. Hàng năm Trường kết hợp với Đội tổ chức cuộc thi “Dân ta phải biết sử ta”. Thông qua hội thi giúp học sinh có thể nhớ và nắm vững một số kiến thức ban đầu về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử địa phương. Nhằm tiếp sức cho các em có được những kiến thức cơ bản về lịch sử để làm nền tảng cho các bậc học tiếp theo. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 3 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 b/ Khó khăn. Mặt bằng kiến thức của học sinh trong lớp chưa được đồng đều, điều kiện về thông tin còn hạn chế, một số học sinh chưa chú ý trong giờ học. Đồ dùng dạy học còn thiếu (tranh, ảnh có liên quan đến sự kiện, nhân vật tiêu biểu…). Một vấn đề nữa là sách giáo khoa lịch sử nước ta rất nặng nề biên soạn, sự kiện kể lể dài dòng gây mất hứng thú cho người đọc. II. Phạm vị nghiên cứu: Các bài lịch sử từ giai đoạn (1858 – 1954) Chống thực dân Pháp xâm lược và bảo vệ độc lập dân tộc (từ bài 1 – bài 17). B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA KINH NGHIỆM Kiến thức lịch sử ở tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phân môn lịch sử. Tuy vậy, những kiến thức trong phân môn lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ nhất định. Với nội dung kiến thức như vậy là vừa tầm với học sinh ở lứa tuổi lớp 5. Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh học môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động do giáo viên chỉ dùng phương pháp truyền thống như thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. Tất nhiên vẫn còn nhiều tồn tại ở giáo viên. Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn lịch sử như thế nào để phát huy được tích cực của học sinh là một điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 4 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 CHƯƠNG II: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP I. Phương pháp thực hiện: Để giúp học sinh phát huy tính tích cực nhằm học tốt phân môn lịch sử thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối tượng học sinh để cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức(dưới sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển. Từ đó GV hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng: + Quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. + Nêu những thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. + Trình bày kết quả bằng lời nói. + Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. - Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen như: + Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em. + Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. + Tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với các em. - Năm học 2010-2011 là năm học tiếp tục thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông – cấp tiểu học. Vì vậy, khi dạy học theo Chuẩn thì người GV cần nghiên cứu kĩ hơn về những yêu cầu cần đạt hoặc những sự kiện, nhân vật tiêu biểu gần gũi đối với học sinh. Và cũng tùy theo tình hình Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 5 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 thực tế của lớp mình, tùy từng đối tượng cá nhân học sinh, giáo viên cần linh động trong việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tối đa tính tích cực, tự giác và khả năng làm việc của từng cá nhân học sinh. Từ đó rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, niềm say mê hứng thú tìm hiểu về lịch sử. Trước kia, chúng ta thường quan niệm học lịch sử là phải học thuộc, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu. Nhưng học tập lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là theo cách học trên mà học sinh tự xây dựng, tự tái tạo lại hình ảnh các sự kiện hoặc hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra. Trên cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác xã hội(học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trò, đóng vai,…) mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn lịch sử. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải tiến hành qua các bước sau: Bước thứ nhất: Giáo viên cần phải định hướng mục đích, nêu nhiệm vụ nhận thức của tiết học. Ví dụ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mục tiêu cần đạt là: - Kiến thức: Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh: + Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước. + Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản. + Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc. Tuy nhiên đối với HS K-G giáo viên cần khai thác để các em biết và nắm được những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 6 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 hiểu biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước. Khi nghiên cứu mục tiêu của bài, tôi đưa ra mốt số câu hỏi nhằm phát triển cho HS khá, giỏi như sau: - Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao? (Triều đình không cần thực hiện các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Vua Tự Đức bảo thủ cho rằng phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi). - Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào? Nêu ví dụ chúng minh cho sự lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn. + Họ là người bảo thủ. + Họ là người lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài quốc gia… (Ví dụ như: Vua quan nhà Nguyễn không tin rằng đèn treo ngược, không có dầu(đèn điện) mà vẫn sáng, chuyện xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ là chuyện bịa.) GV có thể đưa tình huống để HS tranh luận: Giả dụ em là vua Tự Đức thì em sẽ làm gì với đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? ( Nếu em là vua Tự Đức thì em coi việc đổi mới luôn là yêu cầu cấp bách của đất nước, vì có đổi mới thì mới phát triển để “dân giàu nước mạnh” Qua thực tế đã dạy tôi nhận thấy với phần câu hỏi hướng dẫn như trên ngoài đối tượng khá, giỏi thì các em học sinh trung bình vẫn có thể trả lời được. Vì vậy, khi dạy giáo viên cần nghiên cứu kĩ để tránh hiểu nhầm dạy theo Chuẩn là chỉ cần dạy đủ theo yêu cầu cần đạt còn những câu hỏi dành cho học sinh khá - giỏi, học sinh yêu thích tìm hiểu lịch sử là không cần thiết. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 7 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 Tóm lại: Muốn đạt được mục tiêu bài dạy, người giáo viên luôn nhớ rằng dù tổ chức theo hình thức hay phương pháp nào thì đích cuối cùng đều phải giúp học sinh đạt được mục tiêu đó. Bước thứ hai: Học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa, xem tranh ảnh, nghiên cứu đọc thêm tài liệu, trao đổi thảo luận nhóm, cá nhân. Học sinh làm phiếu học tập – đại diện nhóm trình bày, các bạn trong lớp nghe và góp ý kiến. Ngoài những kiến thức liên quan đến việc tìm hiểu nội dung bài học thì giới thiệu bài cũng không kém phần quan trọng. Vì nhiều giáo viên còn xem nhẹ. Tôi thường giới thiệu bài bằng nhiều cách khác nhau như: Đặt vấn đề để gây sự chú ý và khám phá của học sinh hoặc dẫn dắt từ những kiến thức lịch sử mà các em đã học, cũng có thể sử dụng tranh, ảnh,… Ví dụ: Khi dạy Bài “ Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” SGK trang 14-15, tôi giới thiệu như sau: Trong bài thơ “ Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết: “ Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi” Hỏi: Đất nước Việt Nam đẹp như vậy, vì sao Bác phải ra đi? ( Bác ra đi để tìm con đường cứu nước). Câu thơ đượm nỗi buồn chia li của một chàng thanh niên phải rời xa Tổ quốc thân yêu để tìm đường cứu nước. Vì vậy, vào đầu thế kỉ XX, nước ta chưa có con đường đúng đắn để cứu nước. Lúc đó Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta mới là một thanh niên 21 tuổi quyết chí ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Vậy mục đích đi ra nước ngoài của Bác là gì? Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác ra sao ? Bài học hôm nay chúng ta ngược dòng lịch sử trở về với buổi ra đi ngày ấy của Bác Hồ kính yêu để thấy được ý chí quyết tâm của Người qua bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 8 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 - Khi tìm hiểu một vài nét về thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành. Học sinh đọc sách giáo khoa kết hợp với những mẩu chuyện “Bác Hồ kính yêu của chúng em” do TS Trần Viết Lưu biên soạn hoặc truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng để nói lên được thời thơ ấu của Nguyễn Tất Thành (làm cá nhân). - Khi tìm hiểu về sự kiện Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Học sinh đóng vai: người dẫn chuyện, Nguyễn Tất Thành và anh Lê theo đoạn 3 của bài. Từ đó học sinh sẽ trả lời được một số câu hỏi theo định hướng của giáo viên. Ví dụ: Nguyễn Tất Thành dự định đi đâu? Người sang đó để làm gì? Người ra đi gặp hoàn cảnh như thế nào? Thông qua hai bức ảnh “Bến nhà rồng” và “Tàu La – tu –sơ Tờ - rê – vin” học sinh dễ dàng hình dung được sự kiện lịch sử quan trọng này. Từ đó các em sẽ thảo luận rồi cử đại diện nhóm lên trình bày để rút ra bài học. Tới phần củng cố bài, tôi có thể cho làm phiếu bài tập để HS dễ dàng nắm bài ngay tại lớp. VD. Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? Hãy ghi chữ Đ vào ô trước ý đúng. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 9 Hình 1: Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX Hình 2: Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin Văn Ba đã làm phụ bếp trên tàu này Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 a. Học tập đỗ đạt để lập nghiệp. b. Tìm việc làm, thử vận may ở nước ngoài. c. Ngao du, mở mang tầm hiểu biết. d. Xem người nước ngoài làm thế nào để về giúp đồng bào mình. đ. Tìm ra con đường cứu nước, cứu dân phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Ví dụ: Khi dạy tiết ôn tập giai đoạn (1885-1945) Hơn 80 mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. Để thực hiện nhiệm vụ chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, nhân dân ta đã trải qua những cuộc đấu tranh nào? Thời gian diễn ra các sự kiện? các nhân vật tiêu biêu đó là ai? Vì đây là bài ôn tập và cũng là một trong những bài học giúp HS hệ thống lại một số kiến thức cơ bản. Chính vì vậy mà sau khi cho HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1885 đến năm 1945 và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện đó, để tạo hứng thú cho HS học tập và tránh sự nhàm chán. Tôi củng cố bằng trò chơi “Ô chữ kì diệu”. Ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc. Cách chơi như sau: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi. Các đội lần lượt chọn hàng ngang, sau đó GV đọc gợi ý của từ hàng ngang, 3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời. Đúng được 10 điểm, sai không được điểm, đội khác được quyền trả lời. Cứ tiếp tục chơi như thế. Trò chơi kết thúc khi tìm được từ hàng dọc. Đội tìm được từ hàng dọc được 30 điểm. Đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội đó thắng. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 10 [...]... cái) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 11 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 7/ Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhận chức lãnh binh (7 chữ cái) 8/ Nơi là cách mạng thành công ngày 19/8/19 45 (5 chữ cái) 9/ Nhân dân huyện này đã tham gia cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 (6 chữ cái) 10/ Tên Quảng trường là nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên... giờ học II Tổ chức thực nghiệm (Giáo án) Kế hoạch bày dạy môn lịch sử lớp 5 Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ I/Mục tiêu: Giúp HS: - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ + Chiến dịch diễn ra trong 3 đợt tấn công; đợt 3: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch + Ngày 7 /5/ 1 954 , Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi - Trình... lại chiến dịch) Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu có) GV nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của HS, bổ sung những ý trong bài học mà HS chưa phát hiện được Hình :Cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 20 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 GV chốt ý và nêu ý nghĩa bài học HS đọc 4... học tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học lớp 4 + 5 (Sách bồi dưỡng giáo viên – Bộ giáo dục và đào tạo) 3 Đổi mới việc dạy môn tự nhiên xã hội ở tiểu học 4 Sách giáo viên – Bộ giáo dục và đào tạo 5 Sách lịch sử và địa lí (Phần 2) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 23 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 Nhận xét của hội đồng xét duyệt …………………………………………………………………………………... Bắc theo mấy đường? - Quân ta tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào? - Quân địch rơi vào tình thế như thế nào? Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 15 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 Từ việc trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV, học sinh nắm được diễn biến chính của trận chiến đấu Các em sẽ dựa vào lược đồ và dễ dàng trình bày lưu loát... giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 Nội dung ô chữ và gợi ý: 1/ Tên của Bình Tây đại nguyên soái (10 chữ cái) 2/ Phong trào yêu nước đấu thế kỉ XX do Phan Bội Châu tổ chức (6 chữ cái) 3/ Một trong các tên gọi của Bác Hồ (12 chữ cái) 4/ Một trong hai tỉnh nổ ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (6 chữ cái) 5/ Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công ở kinh thành Huế... Biên(nay là thành phố ĐBP), tỉnh Lai Châu(hiện nay đã tách thành tỉnh Điện Biên)giữa quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam Đây là là chiên thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 19 45- 1 954 của Việt Nam và cung cấp thêm một số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ VD: Vị trí của ĐBP là một ví trị trọng yếu, án ngữ cả một vùng Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào TDP được sự giúp đỡ của... Hình 1: Mùa đông 1 953 , Bộ chính trị họp thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ (từ trái sang phải: đồng chí Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp) Hình 2: Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 19 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 Nhóm 2: Ta mở chiến... Đà Nẵng thì với sĩ số 22 học sinh, tôi chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình minh họa để thuật lại cuộc chiến đấu Trong khi học sinh làm việc theo nhóm, tôi sẽ đi đến các nhóm để giúp đỡ thêm Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Thu 12 Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy tính tích cực để học tốt phân môn lịch sử lớp 5 cho những nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi nhỏ Sau... dịch ĐBP (có thể gắn với địa phương) GV nhận xét tiết học – tuyên dương cá nhân, nhóm học tốt Dặn HS học bài và chuẩn bị bài cho tiêt học sau Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ Độc lập dân tộc (19 45- 1 954 ) III Kết quả: Khi áp dụng những biện pháp trên vào việc giảng dạy phân môn lịch sử tôi thu được kết quả như sau: - Học sinh yêu thích học môn lịch sử, thích tìm hiểu về lịch sử - Hầu hết các em có . biểu từ năm 18 85 đến năm 19 45 và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện đó, để tạo hứng thú cho HS học tập và tránh sự nhàm chán. Tôi củng cố bằng trò chơi “Ô chữ kì diệu”. Ô chữ gồm 15 hàng ngang và. tốt phân môn lịch sử lớp 5 7/ Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhận chức lãnh binh (7 chữ cái). 8/ Nơi là cách mạng thành công ngày 19/8/19 45 (5 chữ cái). 9/ Nhân dân huyện. đường cứu nước, cứu dân phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Ví dụ: Khi dạy tiết ôn tập giai đoạn (18 85- 19 45) Hơn 80 mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ. Để thực hiện nhiệm vụ chống lại ách