Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
4,55 MB
Nội dung
Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài : Đất nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH). CNH-HĐH không chỉ đơn thuần là công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước đang trên quá trình hội nhập quốc tế, mà còn là quá trình cách mạng làm biến đổi sâu sắc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam, Đảng ta đã xác định “Phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội (tài nguyên, thiên nhiên, vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ ) thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định”. Hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa xã hội, đời sống của nhân dân ta tiếp tục được cải thiện, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cũng đang phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nhân lên. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ CNH-HĐH ở nước ta hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. trước tác động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta cũng đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu. Những năm gần đây kết quả thi đại học môn lịch sử không chỉ gây buồn phiền cho nhiều người mà còn gây cảm giác bất an cho văn hóa xã hội. Hơn bao giờ hết, chúng ta hiểu rõ rằng: Cái phần cốt lõi tạo nên lòng yêu nước, bản lĩnh dân tộc đang bị lung lay trong trái tim và nhận thức của nhiều thế hệ. Đã đến lúc phải coi đó là mối nguy hiểm thực sự đe dọa đến tương lai của giống nòi. GD&ĐT có vị trí quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nêu rõ : “Thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhận thức GD&ĐT cùng với khoa gjjj 1 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I học và công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển”. Ngay khi giành được độc lập, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng của việc học môn lịch sử : “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Trước những thay đổi to lớn của nền khoa học thế giới, nền giáo dục thế giới đã có bước tiến dài và chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp (cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba, giáo dục được song hành tại các nước xem là nguồn tri thức bổ trợ chủ lực công cuộc phát triển quốc gia). Hòa chung vào dòng biến đổi của thế giới, nền giáo dục nước ta cũng đã có những biến đổi qua quá trình “đổi mới” từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khi nền kinh tế thị trường bắt đầu được áp dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên căn bệnh thành tích tại các bậc học phổ thông đã làm suy giảm chất lượng của việc dạy và học bộ môn lịch sử, qua kết quả thi tốt nghiệp THPT và nhất là thi đại học, những thí sinh chọn môn sử là ngành thi đại học của mình mà có cả đến chục ngàn thí sinh có điểm 0, điểm 1. Môn lịch sử ở trường THPT được coi là môn trụ cột của ngành khoa học xã hội, vì nó liên quan đến nhiều môn học khác từ văn học, địa lý cho đến các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật … đều gắn liền với lịch sử. Những năm gần đây Bộ GD&ĐT liên tiếp cho thi môn lịch sử trong kì thi tốt nghiệp THPT cùng với hai môn thi bắt buộc là văn, toán. Đó là chủ trương đúng đắn để học sinh không còn tâm lý xem thường môn lịch sử là môn học phụ trong trường THPT. Việc dạy và học môn lịch sử hiện nay đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội.Năm học 2006 – 2009, Bộ GD&ĐT triển khai chương trình thay sách giáo khoa bậc THPT và mở chuyên đề giảng dạy bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên môn lịch sử về “Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT”. gjjj 2 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I Việc cải cách, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi giáo viên phải có một trình độ hiểu biết liên quan đến nhiều bộ môn thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc dạy học lịch sử. 2. Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu : Hiện nay nền kinh tế tri thức đang đóng vai trò quyết định trong sản xuất vật chất. Nhờ những phương tiện thông tin hiện đại mà khoảng cách về không gian được rút ngắn hơn. Khối lượng kiến thức của nhân loại ngày càng nhiều, thời gian và điều kiện tiếp thu lại có hạn mà yêu cầu của ngành giáo dục về chất lượng đào tạo phải ngày càng cao. Chính vì thế việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt. Làm thế nào để học sinh không bị nhồi nhét kiến thức, lo học tủ, học vẹt để thi cử? Với chủ trương vận động của Bộ GD&ĐT “Nói không với tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục” càng đòi hỏi người giáo viên dạy học môn lịch sử phải cải tiến phương pháp soạn giảng, làm thế nào để học sinh có hứng thú, phát huy tư duy, óc phán đoán trong các vấn đề về các sự kiện lịch sử để các em hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm lịch sử trong quá trình dạy học lịch sử. Qua ba năm giảng dạy sách giáo khoa mới, về hình thức trình bày, cách thể hiện nguồn kiến thức trong mối quan hệ giữa kênh hình và kênh chữ đã tạo điều kiện cho giáo viên có thể tiến hành đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Việc đổi mới dạy học lịch sử ở trường THPT đã trở thành một yêu cầu cấp bách của giáo viên môn lịch sử, vì không chỉ để đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THPT mà còn góp phần làm thế nào để thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. gjjj 3 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I Đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử” nhằm giải quyết vấn đề cấp bách của giáo viên bộ môn lịch sử và của công tác dạy học lịch sử mà xã hội đang quan tâm hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu việc đổi mới dạy học lịch sử ở trường THPT là nhằm nâng cao hiệu quả của một bài, một chương hay cả khóa trình trong việc dạy học lịch sử. Vì thế mục đích áp dụng việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử chính là tìm ra lời giải về hiệu quả hay chất lượng của việc dạy học lịch sử. Hiện nay việc dạy và học lịch sử còn nhiều bất cập, nhiều học sinh sau khi học xong vẫn không thể nhớ và hiểu biết đúng lịch sử. Các em thường có quan niệm sai lầm là học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện, không cần phải suy luận tư duy hiểu biết sâu sắc về các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, từ thực tế đã cho thấy rằng việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử sẽ không bền vững nếu như không hiểu được các sự kiện vì sao lại diễn ra. Nếu chỉ ghi nhớ các sự kiện lịch sử chưa phải là hoàn thành yêu cầu của việc học tập môn lịch sử. Biết để hiểu và có hiểu thì mới biết một cách sâu sắc và vững chắc. Trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử là môn học có liên quan đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, liên quan đến tất cả các môn khoa học xã hội - nhân văn nhằm hình thành phẩm chất đạo đức và tính cách của con người Việt Nam. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu : 4.1. Đối tượng nghiên cứu : “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong trường THPT qua một tiết dạy bằng giáo án điện tử”. 4.2. Khách thể nghiên cứu : Bậc THPT và môn lịch sử cơ bản lớp 10. 4.3. Phạm vi nghiên cứu : -Phần một : Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại. gjjj 4 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I -Chương một : Xã hội nguyên thủy. -Bài một ( tiết 1) : Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy. 5. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu . 5.1. Cơ sở lý luận thực tiễn : Thực tiễn hiện nay kết quả thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử không cao,đã đánh giá tình hình chất lượng dạy học môn lịch sử -Một bộ phận học sinh không hứng thú học tập môn lịch sử. +Về vai trò, tầm quan trọng của môn học : -Không ứng dụng nhiều trong cuộc sống.Học sinh chỉ thích học môn tự nhiên, không thích học môn xã hội. -Em chọn thi khối A, không thích học bài. +Về nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK) : -Chương trình và SGK lịch sử chưa thu hút học sinh. -SGK quá dài, không sát thực tế lắm,khó hiểu -Lịch sử thế giới quá nhiều, khó nhớ. +Về phương pháp học tập, sự quá tải : -Quá nhiều ngày tháng, sự kiện khó nhớ. -Nội dung quá nhiều, có những bài dài 6, 7 trang học sinh không thể nào nhớ hết. -Chưa nắm rõ cách học nên phần lớn các em chưa hứng thú học môn sử lắm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa so sánh, nghiên cứu kết quả điều tra xã hội học … kết hợp lý luận với thực tiễn. Đặc biệt là nghiên cứu qua các bài giảng, các đề tài nghiên cứu về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT của các trường Đại học sư phạm. 6. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 4 phần : -Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề. gjjj 5 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I -Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính. -Phần III : Kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm. -Phần IV : Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả sáng kiến kinh nghiệm. NỘI DUNG Phần I . Nêu thực trạng của vấn đề. Đề thi tốt nghiệp THPT năm học 2005-2006 của Bộ GD&ĐT đòi hỏi học sinh phải hiểu bài, biết tư duy phân tích, nhận xét, phán đoán, tổng hợp, sử dụng kiến thức của ba bài học để trả lời cho một câu hỏi như : “Những công lao của Nguyễn Ái Quốc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ” Qua khảo sát thực tế chất lượng làm bài thi của học sinh đạt kết quả không cao. Lý do học sinh không biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi mà chủ yếu chỉ chép nội dung phần giáo viên đã cung cấp trên lớp nên rất ít học sinh đạt điểm tối đa. 1. Ưu điểm khi dạy học bằng giáo án điện tử : Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, sự kiện lịch sử từ các nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải mang theo đồ dùng dạy học cồng kềnh khi lên lớp. Các tư liệu lịch sử được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể tìm mua ở các trung tâm dịch vụ truyền hình để phục vụ minh họa cho bài giảng sinh động hơn. Giáo viên có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để học sinh tiện theo dõi, vận dụng làm bài thi kiểm tra học kì, thi tốt nghiệp theo chủ trương đổi mới công tác đánh giá chất lượng học tập của học sinh và thực hiện cuộc vận động “Nói không gjjj 6 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I với tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục” mà toàn ngành đang hưởng ứng hiện nay. Việc sơ đồ hóa, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng các bảng phụ giảng dạy. Khi soạn một giáo án điện tử, giáo viên có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau. Giáo viên có thể bổ sung hoặc sửa đổi giáo án sau phần rút kinh nghiệm ở các tiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau. 2. Khó khăn khi thực hiện đề tài . 2.1. Hạn chế khi giảng dạy bằng giáo án điện tử : Trình độ tin học và sử dụng máy vi tính của giáo viên còn nhiều hạn chế, đòi hỏi giáo viên ở nhà phải có máy vi tính để soạn bài, có dĩa mềm, USB để sao chép nhập vào máy tính của trường. Đồng thời để bài giảng có chất lượng cao giáo viên phải truy cập internét, phải sưu tầm tài liệu, tranh ảnh…để đưu vào minh hoạ trong bài giảng. công việc này cần phải sử dụng máy scane để coppy hình ảnh vào USB (ở dịch vụ là 3.000đ/ảnh), truy cập hình ảnh qua internet (3.000đ/giờ), các phim ảnh tư liệu minh họa do công ty thiết bị trường học hoặc đài truyền hình bán còn khá đắt (45.000đ/đĩa VCD) … Giáo viên phải thực sự yêu thích công việc soạn giảng giáo án điện tử, cần có thời gian và kinh phí để thực hiện. Vì thế dù biết rằng giáo án điện tử phục vụ đắc lực cho công tác dạy học lịch sử nhưng trên thực tế chưa được áp dụng đồng bộ ở tất cả các giáo viên. Nhà trường chỉ có một phòng chức năng được sử dụng chung cho tất cả các bộ môn nên đầu tuần giáo viên phải đăng ký trước với cán bộ phụ trách để sắp xếp giờ dạy. Việc hướng dẫn học sinh lên lớp mất thời gian, tuy nhiên nhờ có 5 phút chuyển tiết đủ cho học sinh đi đến phòng máy ổn định chỗ ngồi trước khi trống báo vào tiết mới. gjjj 7 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I Nếu giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin, tiết học sẽ biến thành một giờ biểu diễn trình chiếu mà không có hiệu quả giảng dạy. Nếu giáo viên sử dụng quá nhiều tranh ảnh, bản đồ minh họa cho tiết dạy, đôi khi làm mất mục đích chính của tiết dạy hoặc phần trọng tâm cần ghi nhớ của học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I, Các giải pháp thực hiện. 1.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH POWER POINT TRONG DẠY HỌC. Ngày nay, các thiết bị trình chiếu (projector) đã bắt đầu được đưa vào nhà trường như một phượng tiện giảng dạy . Giáo viên có điều kiện thay đổi phương pháp giảng dạy trên lớp nhờ sử dụng các phần mềm trình diễn giúp thực hiện các mô phỏng và cung cấp cho người học các hình ảnh trực quan sống động. Microsoft PowerPoint là một chương trình phổ biến và dễ sử dụng , có nhiều tính năng để tạo ra các bản trình diễn (presentation) trên máy tính. 1. Giới thiệu giao diện của Powerpoint. Trước khi bắt đầu tạo bản trình diễn (presentation), chúng ta làm quen với giao diện của Powerpoint và khung tác vụ. gjjj 8 Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I Trong quá trình sử dụng Powerpoint, ngoài cách soạn thảo m ột giáo án thông thường, chúng ta còn có thể đưa một số hình ảnh, âm thanh, các hiệu ứng… vào bản trình diễn cho bài giảng thêm sinh động. Ta có thể làm theo một số cách sau: 2. Chèn một clip từ Clip Organizer 1. Mở một bản trình diễn mới . 2. Trong menu Insert, chọn Picture, và bấm Clip Art. gjjj 9 Standard toolbar View selection tabs Slide thumbnails Status bar Lª TrÇn Thiªm GV Tr êng THPT Th¹ch Thµnh I 3. Mở thanh tác vụ Insert Clip Art . Trong hộp Search text , gõ một từ hoặc nhóm từ có liên quan đến chủ đề, hoặc ta có thể chỉ định bộ sưu tập theo các loại phân loại đã định trước. 4. Bấm chọn nút Search . Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ta có thể chỉ rõ việc tìm kiếm được thực hiện trên bộ sưu tập nào hoặc theo định dạng nào. 5. Trên khung liệt kê các hình ảnh tìm thấy, bấm đúp để đưa anh vào slide. Đối với các ảnh đã được đưa vào slide, ta có thể thay đổi kích thước hoặc di chuyển đến mốt vị trí khác cho phù hợp. Ta cũng có dùng thanh công cụ format picture để hiệu chỉnh một số thuộc tính khác của ảnh. Chú ý: Nếu không nhớ tên tệp chính xác, hãy dùng các ký tự đại diện * hay ? Ví dụ : GD* thay thế cho các tệp có tên bắt đầu bằng 2 chữ GD. 3. Tạo một bản trình diễn đa phương tiện. 3.1. Tạo chuyển động (animation) PowerPoint là một công cụ rất mạnh để thực hiện các hoạt cảnh trên bản trình diễn. Hoạt cảnh là một cách dùng để minh họa khái niệm và ý tưởng một cách trực quan dễ hiểu, hoặc dùng để nhấn mạnh thông qua các hiệu ứng gây sự chú ý. Ví dụ: có thể tạo một hoạt cảnh để hướng dẫn người xem hiểu được từng bước của một tiến trình. Ta cũng có thể nhấn mạnh sự xuất hiện hay biến mất của một đối tượng bằng các hiệu ứng gây ấn tượng. Một hoạt cảnh có thể đơn giản chỉ là một dãy các text box được chỉ định xuất hiện theo một thứ tự theo thời gian của người báo cáo. Ở mức độ phức tạp hơn, ta có thể làm cho các ảnh chuyển động để diễn tả bản chất của một quá trình. * Các hiệu ứng chuyển động định sẵn gjjj 10 [...]... c 25 giỏo ỏn in t lp 10 SGK ci cỏch theo chng trỡnh mi, 15 giỏo ỏn in t lp 11 theo SGK chng trỡnh c, su tm c nhiu tranh nh, phim ti liu liờn quan n bi hc õy s l hnh trang quý bỏu giỳp tụi khụng ngng nõng cao cht lng dy hc v tip tc b sung giỏo ỏn in t ca mỡnh ngy cng hon chnh hn trong nhng nm sau -Nh su tm c kho t liu v cõu hi trc nghim khỏch quan mụn lch s qua sỏch tham kho, qua kho t liu ca B GD&T... qu v ý ngha ca chin tranh ginh c lp GV trỡnh by s kin kớ hip c Vec-xai thỏng 9/1873, ng thi gii thiu s t chc b mỏy n nc M (hỡnh thc tam quyn phõn lp) theo s : TNG THNG 9 QUAN TO TO N TI CAO NHIM Kè SUT I THƯợNG VIệN Mi bang 2 B I C TRI Hạ VIệN S B theo s dõn mi bang QUC HI LP HIN CC BANG C TRI Phụ nữ Không có quyền bầu cử Nô lệ thổ dân không có quyền công dân Hỡnh 12 S t chc b mỏy nc M theo hin... ngay trờn slide Sau ú cú th thờm, bt, sa, xoỏ cỏc hiu ng chuyn ng *a õm thanh vo slide Trong khi thit k mt giỏo ỏn in t, cú th a nhc v õm thanh t cỏc ngun khỏc nhau: t cỏc tp tin trờn a, t internet, t b su tp Clip Organizer hoc cú th t ghi õm t a CD nhc Thc hin a õm thanh hoc phim video vo bn trỡnh din 1 Bm chn slide mun th hin music hoc video clip 2 Trong menu Insert, chn Movies and Sounds gjjj 12 Lê . đầu được áp dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên căn bệnh thành tích tại các bậc học phổ thông đã làm suy giảm chất lượng của việc dạy và học bộ môn lịch sử, qua kết quả thi tốt nghiệp THPT và nhất. quan niệm sai lầm là học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện, không cần phải suy luận tư duy hiểu biết sâu sắc về các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, từ thực tế đã cho thấy rằng. tiết dạy bằng giáo án điện tử”. 4.2. Khách thể nghiên cứu : Bậc THPT và môn lịch sử cơ bản lớp 10. 4.3. Phạm vi nghiên cứu : -Phần một : Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại. gjjj 4