1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước

125 2,1K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 902,23 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu về năng suất và hàm lượng cao su khô theo mùa vụ, thực hiện năm 2013 tại công Ty TNHH MTB cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước, được thực hiện bởi Phạm Thị Xuân Hiền. Là một đề tài mới mẻ ở cao su. Luận văn có thể sẽ giúp ích cho nhiều bạn muốn tìm hiểu thêm về cây sao su và sản phẩm từ nhựa cao su.

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Trang 2

ĐẮK LẮK, NĂM 2013

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

PHẠM THỊ XUÂN HIỀN

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN NĂNG SUẨT, HÀM LƯỢNG CAO SU KHÔ THEO MÙA VỤ CỦA MỘT SỐ DÒNG

VÔ TÍNH CAO SU TẠI CÔNG TY TNHH MTV

CAO SU BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN XUÂN AN

ĐẮK LẮK, Năm 2013

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nghiêncứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác Mọi sự giúp đỡ và các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồngốc

Tác giả luận văn

Phạm Thị Xuân Hiền

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình củaLãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên; tập thể và cá nhân những nhà khoa họcthuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc và kính trọng đến:

TS Nguyễn Xuân An, Bộ môn Khoa học Cây trồng, Khoa Nông Lâmnghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, người Thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình,làm việc với tinh thần chu đáo trách nhiệm cao, đã chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốtthời gian thực hiện và hoàn thành luận văn

Lãnh đạo và cán bộ, Công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Lãnh đạo vàcán bộ công nhân viên các Nông trường cao su trực thuộc Công ty TNHH MTVcao su Bình Long đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi thực hiện đề tàinghiên cứu

Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô của Khoa Nông Lâm nghiệp và PhòngĐào tạo Sau Đại học thuộc Trường Đại học Tây Nguyên

Những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi

để tôi hoàn thành Luận văn này

Tác giả luận văn

Phạm Thị Xuân Hiền

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Số thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa của các từ viết tắt

Dòng vô tínhMột thành viênNông trường cao suTrung bình

Trách nhiệm hữu hạnGram/cây/lần cạo

Số cây cạoHàm lượng cao su khô

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cao su có tên khoa học là Heavea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae

(họ Thầu Dầu) Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùngchâu thổ sông Amazone, đây là vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa trên 2000 mm,

nhiệt độ cao và đều quanh năm (Webster và Pardekooper, 1989) Heavea

brasiliensis được trồng phổ biến trên quy mô lớn tại vùng Đông Nam châu Á từ

năm 1876 và được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897 [1], [6]

Cây cao su với sản phẩm chính là mủ, được dùng làm nguồn nguyên liệucho nhiều ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải.Ngoài ra gỗ, dầu hạt cây cao su cũng có nhiều công dụng trong công nghiệp sảnxuất gỗ và sơn… đem lại giá trị kinh tế cao (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [9] Bêncạnh đó cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, ở các vùng sâu,vùng xa, vùng trung du, miền núi, cây cao su đóng góp rất lớn vào việc cải thiệnvấn đề kinh tế xã hội, trật tự trị an, cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng tại cácvùng biên giới

Từ năm 2008, hàng năm tốc độ trồng mới cao su tại Việt Nam khoảng30.000 – 40.000 ha, do đó đến năm 2020 Việt Nam có thể đạt 1 triệu ha cao su.Cùng với diện tích tăng, việc áp dụng tiến bộ về giống, kỹ thuật và các giải phápquản lý tốt, Việt Nam có thể đạt năng suất 1.900 kg/ha và sản lượng 1,2 triệu tấnvào năm 2020 Từ sau năm 2020, lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam có thểđạt 1 triệu tấn hàng năm, tiếp tục giữ vững được vị trí thứ ba sau Thái Lan vàIndonesia [4]

Khí hậu vùng Bình Phước phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từtháng 5 đến tháng 11, lượng mưa khá lớn chiếm khoảng 85 – 90% lượng mưa cảnăm, tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (khoảng 459 mm/tháng), mưa nhiều ngày(22 – 25 ngày/tháng) ảnh hưởng rất lớn đến việc cạo mủ và thu gom mủ Đây lànguyên nhân chính làm giảm năng suất mủ trong mùa mưa Mùa khô từ tháng 12

Trang 11

đến tháng 4 năm sau, ẩm độ không khí và ẩm độ đất rất thấp Nhiệt độ thấp trongtháng 12 (khoảng 19oC) cao dần lên trong các tháng 3, 4 (khoảng 36o – 37oC).Các tháng này hầu như không mưa gây nên hiện tượng khô hạn khắc nghiệt,chính khô hạn và gió mạnh là hai yếu tố hạn chế thời gian chảy mủ làm giảmnăng suất mủ trong mùa khô.

Công việc khai thác mủ được tiến hành đều đặn quanh năm Do đặcđiểm khí hậu của vùng Bình Phước có mùa khô hạn kéo dài nên thời gian khaithác mủ được tiến hành từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 1 năm sau và nghỉ cạo khicây rụng lá hoàn toàn Cây cao su sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vàoyếu tố tự nhiên Trong đó lượng mưa, số ngày mưa và sự phân bố mưa đã ảnhhưởng rất lớn đến công tác khai thác mủ của công nhân và việc hoàn thành chỉtiêu năng suất của các nông trường cao su

Trong những năm qua, việc giao khoán sản lượng vườn cây ở các nôngtrường cao su thuộc Công ty TNHH MTV cao su Bình Long tại tỉnh Bình Phướccòn nhiều bất cập, chưa dựa trên cơ sở sinh lý sản xuất mủ của từng giống, từngtuổi cây trên những vùng sinh thái khác nhau Những nghiên cứu về diễn biếnnăng suất, hàm hượng mủ theo mùa vụ của cây cao su có thể giúp các nôngtrường cao su lên kế hoạch quản lý sản phẩm cũng như có quyết định áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất

Xuất phát từ thực tế trên và yêu cầu của sản xuất, chúng tôi tiến hành đề tài

“Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số

dòng vô tính cao su tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long, tỉnh Bình Phước”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đánh giá sự tương quan giữa các yếu tố khí hậu đến diễn biến năng suất,hàm lượng cao su khô của một số dòng vô tính cao su tại Công ty TNHH MTV cao

su Bình Long

Trang 12

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài đóng góp cơ sở khoa học cho việc xác định quy luật sản xuất mủcủa một số dòng vô tính cao su theo mùa vụ và theo tuổi cây tại Công ty TNHHMTV cao su Bình Long

Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2012 đến tháng 1/2013 Số liệu năng suất

mủ, hàm lượng cao su khô trong mủ của 3 dòng vô tính được điều tra tại phòng kỹthuật các nông trường từ tuổi cạo thứ nhất đến tuổi cạo thứ 10

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu tổng quát về cây cao su

1.1.1 Nguồn gốc, phân loại

Cây cao su được tìm thấy tại vùng châu thổ sông Amazon (Nam mỹ) baogồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyanethuộc Pháp ở khu vực 50 vĩ Bắc và Nam Đây là một vùng nhiệt đới ẩm ướt,lượng mưa trên 2.000mm, nhiệt độ cao và đều quanh năm, có mùa khô kéo dài 3

4 tháng, đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng, có độ pH = 4,5 5,5, tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình Cây cao su trong tình trạnghoang dại là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao 30 - 50m, chu vi thân đạt 5 - 7m,tán lá rộng và sống trên 100 năm Cây lưỡng bội (2n) có số nhiễm sắc thể là 2n =

-36, hoa đơn tính đồng chu (Nguyễn Khoa Chi, 1996) [2], (Nguyễn Thị Huệ,2006) [9]

1.1.2 Đặc điểm hình thái

Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg) là loại cây trồng lâu năm, có

chu kỳ khai thác 25 – 30 năm Cây cao su có một số đặc điểm hình thái như sau:

Cao su là loài thân gỗ, sinh trưởng nhanh, trong tình trạng hoang dại cây

có thể cao 30 – 50 m, vanh thân lên tới 5 – 7 m Tuy nhiên, trong điều kiện sảnxuất, chiều cao cây tối đa từ 25 – 30 m

Vỏ cây cao su có 3 lớp, lớp ngoài cùng gọi là tầng mộc thiêm, kế đến làlớp trung bì có nhiều tế bào đá và một ít ống mủ, trong cùng là lớp nội bì cấu tạobởi tế bào libe và hệ thống ống mủ

Mủ cao su là dung dịch thể keo, có màu trắng sữa hoặc hơi vàng tùygiống Lá cao su là lá kép gồm có 3 lá chét với phiến lá nguyên mọc cách Cây

có thời kỳ rụng lá qua đông, lá rụng hoàn toàn sau đó ra bộ lá mới

Trang 14

Hoa cao su nhỏ, hình chuông, màu vàng, đơn tính đồng chu, khó tự thụ dohoa đực và hoa cái không chín cùng lúc Cây cao su ra hoa khi được 5 – 6 tuổi vàbắt đầu ra hoa vào tháng 2 – 3 trong điều kiện Việt Nam.

Quả dạng quả nang gồm 3 – 4 ngăn, chứa 3 – 4 hạt, quả tự khai, hạt khálớn, kích thước thay đổi từ 2 – 3,5 cm Vỏ hạt cứng, đầu hạt có lỗ nảy mầm.Trong hạt có chứa nhiều dầu, dễ mất sức nảy mầm Cây cao su rụng trái trongtháng 8 – 9 hàng năm

Bộ rễ của cây cao su rất phát triển, rễ cọc có thể dài đến 10 m khi trưởngthành và gặp đất có cấu trúc tột, 80 - 85% rễ bàng tập trung chủ yếu ở tầng đấtmặt 0 – 30 cm (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [9]

1.1.3 Điều kiện sinh thái

Vùng sinh thái tự nhiên của cây cao su thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, khá đadạng Cây cao su thích hợp với vùng có lượng mưa trung bình từ 1500 đến 2000mm/năm, không có mùa khô hoặc mùa khô từ 1 đến 5 tháng, nhiệt độ thích hợpnhất là 25 – 300C Cây trưởng thành có sức chịu hạn tốt, phát triển trong điềukiện tối thiểu 1600 – 1700 giờ nắng/năm và điều kiện gió nhẹ (1 – 3 m/s) Nếutốc độ gió lớn hơn 17 m/s thì cây sẽ bị gãy đổ Cây cao su ưa đất hơi chua, độ pHkhoảng 4,5 – 5,5 và không chịu ngập Đất trồng cao su yêu cầu phải có tầng đấtmặt dày, không úng, địa hình dốc là tốt nhất (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [9]

1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cao su trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới

Năm 2012, tổng sản lượng cao su thiên nhiên sản xuất đạt 11,4 triệu tấntăng 3,97% so với năm 2011 Trong đó, châu Á chiếm ưu thế vượt trội khi chiếm

tỷ trọng khoảng 93% trong tổng sản lượng sản xuất của thế giới, tiếp theo là châuPhi (4-5%), châu Mỹ Latin khoảng 2,5-3% (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7]

Theo thống kê của Rubber Statistical Bulletin - IRSG, tiêu thụ cao suthiên nhiên toàn cầu năm 2012 đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011.Châu Á là khu vực tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 69,7%tổng nhu cầu trên thế giới, kế đến là châu Âu (13,5%), Bắc Mỹ (10,7%)

Trang 15

Nhóm các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan,Indonesia, Malaysia, Việt Nam (chiếm 82% trong tổng sản lượng sản xuất củathế giới), nhóm các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là TrungQuốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%) Riêng Trung Quốcbình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên vàchiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu Bốn quốcgia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới hiện nay là Thái Lan (2,8 triệutấn), Indonesia (2,45 triệu tấn), Malaysia (1,31 triệu tấn) và Việt Nam (1,02 triệutấn), chiếm khoảng 87% tổng sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu

Nguồn: Agroinfo, FPTS Hình 1.1: Sản xuất và tiêu thụ CSTN của thế giới 2000-2012

Tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân giai đoạn 2000-2011 đạt3,8%/năm Tổng diện tích trồng cao su thiên nhiên trên thế giới tính đến đầu năm

2012 đạt 9,56 triệu ha (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7]

Trang 16

Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn 2000-2012 năm qua đạt4,2%/năm Sản lượng năm 2012 đạt 11,41 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm 2011.Năng suất từ 2007 đến nay đang sụt giảm từ 1,23 tấn/ha xuống còn 1,14 tấn/ha.Đây là mức thấp nhất trong 6 năm qua

Nguồn: Agroinfo

Hình 1.2: Diện tích trồng cao su thiên

nhiên thế giới giai đoạn 2000 – 2011

Hình 1.3: Sản lượng và năng suất khai thác cao su thiên nhiên thế giới giai đoạn 2000 – 2012

1.2.2 Tình hình phát triển cao su thiên nhiên tại Việt Nam đến năm 2012 1.2.2.1 Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên tại Việt Nam đến năm 2012

Trong 12 năm qua, diện tích rừng trồng cao su của Việt Nam tăng trưởngtương đối tốt, đạt bình quân 6,8%/năm từ 413.000 ha trong năm 2000 tăng lênmức 910.500 ha trong năm 2012, (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7]

Tính đến năm 2012, sản lượng cao su khai thác của Việt Nam đạt 863.600tấn, tăng 6,4% so với năm 2011 Tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng khaithác cả giai đoạn 2000-2012 là 9,5%/năm, (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7]

Năm 2000, năng suất cao su của Việt Nam chỉ đạt 1,25 tấn/ha; đến năm

2012 năng suất đã được nâng lên 1,71 tấn/ha Mức năng suất này được giữ ổnđịnh trong 3 năm trở lại đây và cũng là mức cao nhất trong 10 năm qua Đây làmức năng suất cao thứ 2 thế giới sau Ấn Độ là 1,82 tấn/ha, tương đương mức

Trang 17

của Thái Lan (1,72 tấn/ha); vượt xa so với mức trung bình của thế giới (1,14tấn/ha) và cao hơn cả 2 cường quốc sản xuất cao su thiên nhiên như Malaysia(xấp xỉ 1,47 tấn/ha) và Indonesia (1,16 tấn/ha), (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7].

Hiện tại xét về sản lượng khai thác, các doanh nghiệp niêm yết chỉ chiếmkhoảng 6% so với tổng sản lượng cả nước, chiếm 19% so với Tập đoàn VRG(267.000 tấn) Tổng công ty Cao su Đồng Nai hiện là doanh nghiệp lớn nhấttrong ngành với sản lượng đạt 35.000 tấn Tổng sản lượng khai thác của cácdoanh nghiệp niêm yết năm 2012 đạt 51.038 tấn, trong đó cao nhất là CTCP Cao

su Phước Hòa đạt 19.954 tấn Hơn 77,15% tổng sản lượng khai thác của cả nướcthuộc về các công ty thành viên khác trong tập đoàn VRG, các hộ tiểu điền vàcác công ty tư nhân

Hình 1.4: Sản lượng, năng suất khai thác và mức tiêu thụ cao su thiên nhiên tại

Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012

Xét các vùng trọng điểm, Tây Ninh là vùng đạt năng suất cao nhất cảnước với 2,10 tấn/ha, kế đến là Bình Phước đạt 1,98 tấn/ha, Bình Dương đạt 1,85tấn/ha Để có được kết quả này, về phía Tập đoàn VRG và Hiệp hội Cao su đã cónhững nỗ lực không ngừng Từ việc quy hoạch tổng thể các khu vực trồng cao sutrên cả nước kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật trồng tiên tiến và lai tạo giống

Trang 18

đầu về năng suất cao su trong các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thếgiới hiện nay.

Tình hình tiêu thụ cao su tại Việt Nam trong các năm qua

Trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ cao suthiên nhiên của Việt Nam đạt 11%/năm, mức tiêu thụ bình quân khoảng 132.000tấn/năm, tỷ lệ tiêu thụ/khai thác bình quân khoảng 17-18% Cụ thể, năm 2008đạt 100.000 tấn và đến năm 2012 đã tăng lên mức 150.000 tấn

Nguồn: Agroinfo, FPTS Hình 1.5: sản lượng khai thác và tiêu thụ giai đoạn 2002 - 2012

Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu dùng cho sản xuất săm lốp, găngtay y tế, gối nệm Ngoài ra, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Việt Nam được đónggóp một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập nguyên liệu để tái xuất

Tiêu thụ cao su trong nước chỉ đạt tỷ lệ thấp là do quy mô sản xuất trongnước chưa cao, các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước chú trọng xuất khẩunhằm đạt hiệu quả và mức lợi nhuận cao hơn Việc tiêu thụ hiện nay phần lớnđược thể hiện thông qua hình thức mua/bán giữa các doanh nghiệp sản xuất cao

su thiên nhiên với các công ty thương mại trong nước, sau đó các công ty nàycũng chuyển sang xuất khẩu Thực tế trong cơ cấu tiêu thụ của các doanh nghiệpniêm yết thì có từ 40-50% tiêu thụ trong nước, nhưng hầu hết lượng hàng này

Trang 19

đều được xuất khẩu ra nước ngoài thông qua các công ty thương mại Vì vậy, xét

về thực chất nguồn cung cao su thiên nhiên vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ trongnước, tương ứng gấp 5-6 lần mức bình quân 3 năm gần nhất

1.2.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu năm 2012 của Việt Nam

Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 114,57 tỷ USD, tăng18,2%, vượt chỉ tiêu đề ra (tăng 13%) và nhập khẩu đạt 113,79 tỷ USD, tăng6,6% so với năm trước xuất siêu năm 2012 đạt khoảng 780,3 triệu USD nhờ tốc

độ xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu (theo Tổng cục Hải quan) [6]

Trong 14 mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, cao su thiên nhiênxếp thứ 13 với giá trị là 2,86 tỷ USD, đạt 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước, giảm 11,6% so với năm 2011 chủ yếu do giá sụt giảm Với kết quả xuấtkhẩu năm 2012, cao su là nông sản xuất khẩu xếp thứ 3 sau gạo, cà phê

1.2.2.2.1 Xuất khẩu cao su thiên nhiên của việt nam

Cao su là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của ViệtNam Riêng trong năm 2011, mặt hàng cao su chiếm 24% trong tổng kim ngạchxuất khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Namtrong 5 năm qua đạt 11,9% về sản lượng và 15,5% về giá trị

Năm 2012, theo Tổng cục thống kê, sản lượng xuất khẩu cao su thiênnhiên của Việt Nam đạt 1,02 triệu tấn, trị giá 2,85 tỷ USD; tăng 25% về lượng vàgiảm 11,7% về giá trị so với năm 2011 Xuất siêu cao su thiên nhiên năm 2012đạt 721 nghìn tấn và đạt 2,05 tỷ USD tăng 57,8% về lượng và giảm 13,6% giá trị

so với năm 2011 Nguyên nhân là do năm qua sản lượng nhập khẩu cao su thiênnhiên giảm hơn 16,6% Phần tăng sản lượng không đủ bù đắp phần giảm kimngạch bởi giá cao su giảm mạnh trong năm qua Cụ thể giá xuất khẩu bình quângiảm 29% so với năm 2011, từ 3.961 USD/tấn xuống mức 2.795 USD/tấn (TrầnThị Thúy Hoa, 2013) [7]

Trang 20

ngành từ 3%-4% tương đương 28-30 nghìn tấn Xét 3 doanh nghiệp cao su thiênnhiên quy mô lớn nhất đang niêm yết là PHR, DPR, TRC thì sản lượng xuấtkhẩu trong năm 2012 của 3 doanh nghiệp này chỉ giảm 0,5% nhưng doanh thuxuất khẩu giảm đến 29% so với năm 2011, điều này bắt nguồn từ giá cao su giảmmạnh trong năm qua

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Malaysia,Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Mỹ, Trong đó, Trung Quốc là thị trườnglớn nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Namtrong năm 2012 Năm vừa qua, sản lượng cao su thiên nhiên xuất qua thị trườngnày đạt 408 nghìn tấn, trị giá 1,17 tỷ USD giảm 19% về lượng và 39% về giá trị

so với năm 2011 (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7]

Mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn và tiềm năng cao, tuy nhiên cácdoanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đểgiảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này nhằm hạn chế những rủi ro vềbiến động giá và đơn hàng xuất khẩu Cụ thể, nếu trong năm 2011 thị trườngTrung Quốc chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên củaViệt Nam thì sang năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 40-41% cả về lượng lẫn giá trị.Đây là hướng đi có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su trong nước, giúpcho hoạt động kinh doanh cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su của ViệtNam thêm ổn định và phát triển tốt hơn

Xét về sản lượng, Việt Nam chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấunhập khẩu cao su thiên nhiên của các nước trong khu vực và thế giới, cụ thể là:

Ấn Độ (chiếm 11-15%), Trung Quốc (chiếm 8,6%), Hàn Quốc (chiếm 10%),Malaysia (chiếm 7%) và Mỹ (chiếm 2%)

Xét riêng các doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết thì trong vài nămtrở lại đây hầu hết các doanh nghiệp này không xuất khẩu trực tiếp qua TrungQuốc mà phần lớn là thông qua việc bán hàng cho các công ty thương mại trongnước và các công ty này thực hiện xuất sang Trung Quốc Vì vậy, có chăng thì

Trang 21

các doanh nghiệp niêm yết chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ thị trường nước lánggiềng này

Thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp niêm yết là châu Âu vàmột vài nước châu Á (trừ Trung Quốc) Ngoài ra, họ cũng đã và đang ra sức tìmkiếm các khách hàng lớn, uy tín ở các thị trường tiềm năng khác trên thế giớinhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của mình, nhằm giảm thiểu rủi rocho bài toán đầu ra cho sản phẩm

Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2012

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục

Hải quan

Trang 22

yếu tập trung vào 20 thị trường dẫn đầu, chiếm đến 96,8% về lượng và 96,7% vềgiá trị.

Năm 2012, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường chính của cao su ViệtNam xuất khẩu với thị phần 48,3%, đạt 492,749 tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm1,7% về lượng và giảm 31,5% về giá trị, chủ yếu vì giá giảm so với năm 2011

và các năm trước, tỷ trọng của thị trường Trung Quốc đã giảm dần do doanhnghiệp Việt Nam đã thâm nhập được vào những thị trường khác, giảm bớt lệthuộc vào thị trường Trung Quốc Năm 2011, cao su Việt Nam xuất khẩu sangTrung Quốc đạt 501,6 ngàn tấn trị giá 1,9 tỷ đô-la, chiếm thị phần 61,4% vềlượng (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7]

Thị trường Malaysia nổi lên trong những năm gần đây, tăng trưởng rấtmạnh trong năm 2012 và có vị trí thứ 2 với thị phần 19,6% đạt 200.400 tấn, trịgiá 564 triệu USD, tăng 246,3% về lượng và tăng 145,9% về giá trị

Thị trường lớn kế tiếp là Ấn Độ, đã vươn lên xếp thứ 3 với thị phần 7%,đạt 71.676 tấn, trị giá 211 triệu USD, tăng 166,3% về lượng và tăng 93,8% vềgiá trị Các thị trường tiếp theo chỉ có thị phần dưới 5% như Hàn Quốc (3,9%),Đài Loan (3,8%), Đức (3,3%) và Hoa Kỳ (2,3%) Thị trường Nga giảm nhiều vềlượng (-50%) và chỉ chiếm 0,6% (Trần Thị Thúy Hoa, 2013) [7]

1.2.2.2.2 Tình hình nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong năm 2012

Năm 2012, tổng lượng cao su nhập khẩu vào Việt Nam đạt 302.050 tấn,trị giá 803,29 triệu USD, giảm 16,6% về lượng và giảm 14,9% về giá trị so vớinăm 2011 trong đó, cao su thiên nhiên nhập khẩu ước đạt 159.483 tấn, trị giá440,57 triệu USD, tăng 6,2% về lượng nhưng giảm 12,6% về giá trị (Trần ThịThúy Hoa, 2013) [7]

Trang 23

Hình 1.6: Sản lượng và giá trị nhập khẩu cao su thiên nhiên giai đoạn

2010 – 2012

Nguồn nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2012 chủ yếu từCambodia với 58.188 tấn (36,5%) tăng 26,4% về lượng nguồn cao su nhậpkhẩu từ Myanmar tuy tỷ trọng còn thấp (4,4%) nhưng lượng tăng cao so với năm

2011 (317,3%), đạt 6.952 tấn nguồn cao su nhập từ Lào cũng tăng cao(209,3%), đạt 3.644 tấn (2,3%)

Bảng 1.2: Thị trường nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2012

Thị trường nhập Lượng Giá trị So với năm 2011 (%)

Tấn (%) Ngàn USD Lượng Giá trị

Trang 24

Lượng cao su thiên nhiên nhập từ các nước khác giảm đáng kể: từ TháiLan giảm 45,3% đạt 22.266 tấn (14%), từ Trung Quốc giảm 36,3%, đạt 14.041tấn (8,8%), và từ Malaysia giảm 33%, đạt 5.036 tấn (3,2%)

1.2.2.3 Hướng phát triển diện tích cây cao su Việt Nam đến năm 2020

Trước nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới còn tăng và ích lợi nhiềumặt của cây cao su (kinh tế, xã hội, môi trường), Chính phủ Việt Nam đã banhành quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầmnhìn đến năm 2020 (750/QĐ- TTg ngày 03/6/2009) đưa ra mục tiêu 800 ngàn havào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt

2 tỷ đô-la hàng năm

Đáp ứng mục tiêu này, từ năm 2011 đến 2015, ngành cao su sẽ phát triểnthêm 60.000 ha để đạt tổng diện tích 800.000 ha Diện tích trồng mới chủ yếu ởvùng Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc Diện tích tái canh ước lượngkhoảng 10.000 - 12.000 ha hàng năm

Trong chiến lược phát triển ngành cao su thiên nhiên thời kỳ Việt Namhội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh mục tiêu sản lượng nguyên liệu 1,2 - 1,4 triệutấn/năm và kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ đô-la hàng năm, Việt Nam cần tiếp tụcphát triển thị trường cao su thiên nhiên theo chiều sâu, nâng cao chuỗi giá trị giatăng cho ngành, một phần thông qua thị trường xuất khẩu nguyên liệu với nhữngchủng loại đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá trị cao, phù hợp với thị trường, đồngthời tăng tốc độ tăng trưởng công nghiệp chế biến sản phẩm nhằm đáp ứng nhucầu trong nước, giảm nhập siêu và tiến đến mở rộng thị trường sản phẩm cao suViệt Nam phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (Trần Thị Thúy Hoa,2013) [6], [7]

1.3 Một số kết quả nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây cao su

Trong đời sống cây cao su nói riêng và cây trồng nói chung, các yếu tốsinh thái chi phối các quá trình sinh trưởng, phát triển quyết định tới năng suất,

Trang 25

chất lượng sản phẩm Do đó cần thiết phải nghiên cứu các yêu cầu sinh thái củacây cao su, đặc điểm sinh thái từng vùng, xác định những yếu tố hạn chế và biệnpháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây cao su

1.3.1 Khí hậu

1.3.1.1 Nhiệt độ

Trong các yếu tố thời tiết có ảnh hưởng đến cây cao su, nhiệt độ là yếu tốchủ yếu tác động đến sinh trưởng và sản lượng Cây cao su cần nhiệt độ cao vàđều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25- 30oC, trên 40oC cây khô héo, dưới 10oCcây có thể chịu đựng được trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguyhại như lá cây bị héo, rụng, chồi ngon ngưng tăng trưởng, thân cây cao su KTCB

bị nứt nẻ, xì mủ… Nhiệt độ thấp 5oC kéo dài sẽ dẫn đến chết cây (Nguyễn ThịHuệ, 2006)[9]

Các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậunhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm 28oC + 2oC và biên độ nhiệt trong ngày là 7-

8oC Theo Dijikman (1951)[26], Sanjeeva và cs (1990)[41] nhiệt độ trung bình

lý tưởng cho cây cao su sinh trưởng, phát triển là 25 - 28 °C Zongdao và Xueqin(1983)[48], Jiang (1988)[38] xác định cây cao su sinh trưởng chậm lại khi nhiệt

độ xuống dưới 200C và ngưng quang hợp khi nhiệt độ thấp hơn 100C

Trang 26

Cao su trồng ở khu vực Tây Bắc Việt Nam thường bị giới hạn chủ yếu lànhiệt độ thấp Vào mùa đông, khối không khí lạnh từ phía Bắc tràn về với cường

độ mạnh làm cho nhiệt độ giảm đột ngột Tác hại do lạnh trên cây cao su là do sựgiảm đột ngột nhiệt độ hoặc do nhiệt độ thấp kéo dài Đỗ Kim Thành (2009)[18]phân biệt hai kiểu lạnh thường thấy tại vùng Tây Bắc:

+ Lạnh đột ngột: Khi đới lạnh từ phía Bắc tràn về kết hợp với thời tiết ảmđạm do ít nắng kết hợp với gió sẽ gây ra sự tổn thương do giá rét cho cây cao su.Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°C kéo dài trong 20 ngày sẽ gây ra tác hại do lạnh cấp 4đến cấp 6 cho khoảng 30 % số cây

+ Lạnh phát tán: Khi trời trong xanh và có gió nhẹ vào mùa lạnh thì nhiệt

độ ban đêm xuống thấp (≤ 5°C) trong khi nhiệt độ ban ngày thì cao, biên độnhiệt có thể trong khoảng 15 - 20°C Do vậy, cây cao su phải chịu đựng nhiệt độlúc quá lạnh vào ban đêm và quá nóng vào ban ngày dẫn đến sự tổn thươngnghiêm trọng Tuy nhiên, nếu biên độ nhiệt không quá lớn và nhiệt độ ban đêmkhông quá thấp thì tác hại do lạnh chỉ nặng ở những vùng sườn đồi phía Bắchoặc sườn đồi nằm ở phía ít nắng; vùng thung lũng nhiều sương mù và nhữngvườn cây đã giao tán

1.3.1.2 Lượng mưa

Trang 27

Cây cao su có thể trồng ở các vùng có lượng mưa từ 1500 - 2.000mm/năm Tuy vậy, đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1.500 mm/năm thìlượng mưa cần phải phân bố đều trong năm, đất phải có thành phần sét khoảng25% Ở những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa1.800 - 2.000 mm/năm Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20 - 30 mm vàmỗi tháng có khoảng 150mm Số ngày mưa tốt là 100 - 150 ngày/năm

Sanjeeva và cs (1990) [41] nghiên cứu một số chỉ tiêu để đánh giá sự thíchnghi với chế độ mưa và nhiệt độ của các vùng trồng cao su tại Ấn Độ đưa ra nhậnxét:

+ Lượng mưa phân phối đều và nhiệt độ tối ưu là 2 yếu tố khí hậu chínhyếu cho sự tăng trưởng và sản xuất mủ của cây cao su

+ Ở những vùng có nhiệt độ trung bình tối thiểu < 100C và nhiệt độ tối đa

> 400C ở bất cứ tháng nào, lượng mưa < 1.400 mm/năm và ở độ cao > 600m somặt biển đươc gọi là giới hạn không thể trồng cao su

Lượng mưa và sự phân bố mưa có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và mức độtác hại của các loại bệnh Nơi có lượng mưa trong năm lớn nhưng có thời gian khôhạn kéo dài thì mức độ bệnh thấp hơn nơi lượng mưa thấp hơn nhưng không có thờigian khô hạn rõ rệt Theo Holliday (1970) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Huệ, 2006) [9]

có thể chia vùng bị bệnh rụng lá Nam Mỹ như sau: Vùng bệnh nặng: lượng mưa >2.500mm/năm và không có tháng khô hạn; vùng bệnh trung bình: lượng mưa <2.000mm/năm, mưa phân bố đều, không có tháng khô hạn; vùng bệnh nhẹ: lượngmưa 1.300 - 1.500mm/năm, có ít nhất 4 tháng khô hạn

1.3.1.3 Gió

Trang 28

Gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thôngthoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa Kinhnghiệm tại Malaysia cho thấy: khi gió có tốc độ 8 - 13,8m/s làm lá cao su non bịxoắn lại, lá bị rách, phiến lá dầy lên nhỏ lại, có ảnh hưởng làm chậm tăng trưởng.Khi gió có tốc độ > 17,2m/s cây cao su gãy cành, thân nặng (Nguyễn Thị Huệ,2006)[9].

Trồng cao su ở các nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây

hư hại cho cây cao su gãy cành, gãy thân do gỗ cao su giòn dễ gãy và làm trốcgốc, đổ cây nhất là ở những vùng đất cạn Nói chung, mức độ chịu đựng gió củacây cao su kém Phần lớn các vùng trồng cao su ở Đông Nam Á có tốc độ gióbình quân là 1 - 3m/s, vùng ven biển có tốc độ gió lớn hơn 4m/s Cao su cũngnhư các cây trồng khác phải chịu tác hại do gió Những phần dễ bị thiệt hại dogió là cành, nhánh, thân, tán, rễ và hậu quả của những thiệt hại nghiêm trọng đó

là làm giảm sản lượng (Mokwunye và Cs, 2008) [11]

Tại Sri Lanka, gió làm bật gốc cây cao su ở những vùng đồi núi Tuổi câycàng cao thì mức thiệt hại do gió càng lớn Hiện tượng gãy ngang thân cây thườnggặp ở cây cao su khai thác được vài năm (Nguyễn Thị Huệ, 2006)[9]

2.1.1.4 Giờ chiếu sáng, sương mù

Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây, mứctăng trưởng và khả năng sản xuất mủ của cây Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bịbệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờ chiếu sáng được ghi nhận là tốtcho cây cao su bình quân là 1.800 - 2.800giờ/năm và tối ưu là khoảng 1.600 -1.700 giờ/năm (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [9]

Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ẩm ướt tạo cơ hội cho các loài nấmbệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng do nấmbệnh Oidium gây nên ở mức độ nặng tại các vùng trồng cao su Tây Nguyên

2.1.2 Đất đai

2.1.2.1 Độ cao

Trang 29

Cây cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp dưới 200m.Càng lên cao càng bất lợi do độ cao có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.Webster, Baulkwill (1989) [47] nghiên cứu các vùng trồng cao su tại Malaysiacho thấy cứ lên cao thêm 200m thì thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su kéodài thêm từ 3 - 6 tháng trong khi đó độ cao đất ít ảnh hưởng đến sản lượng Độcao đất lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: Ở vùng xích đạo có thểtrồng đến độ cao 500 - 600m; ở vị trí 5 - 60 mỗi bên vĩ tuyến, có thể trồng đến độcao 400m.

2.1.2.2 Độ dốc

Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất Đất càng dốc, xói mòn càngmạnh, các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanhchóng Khi trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo

vệ đất chống xói mòn rất tốn kém như hệ thống đê, mương, đường đồng mực…Hơn nữa các diện các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn lớntrong công tác cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến Do vậy,trong điều kiện có thể lựa chọn được, nên trồng cao su ở đất có độ dốc dưới 30%(Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 2012) [21]

2.1.2.3 Lý và hoá tính đất

- pH: Theo Edgar (1960) (trích từ Webster, Baulkwill (1989) [47] pH đấtthích hợp cho cây cao su là 4,5 - 5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cao su là 3,5 -7,0

- Chiều sâu đất: Đây là một yếu tố quan trọng Đất trồng cao su lý tưởngphải có tầng đất canh tác sâu > 2,0m, trong đó không có tầng trở ngại cho sự tăngtrưởng của rễ cao su như lớp thuỷ cấp treo, lớp laterít hoá dầy đặc, lớp đá tảng…Tuy nhiên, trên thực tế, các loại đất có chiều sâu tầng đất canh tác từ 1,0m trở lên

có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su

Rễ cao su rất mẫn cảm với mực nước ngầm trong đất Khi đất có mực

Trang 30

không phát triển sâu được nên cây dễ đổ gẫy Trường hợp mưa lớn, mặt đất bịngập nước kéo dài thì cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản bị hư hại nặng: khảosát trên cây Tjir 1 được 9-10 tuổi khi đất bị ngập 0,7 - 1,0m kéo dài 25 ngày thìthân cây bị nứt vỏ, chảy mủ và rụng lá nhưng sau đó khi không còn bị ngập nữacây có thể hồi phục Cây cao su ở thời kỳ kinh doanh (cây đang cạo mủ) nếu bịngập sâu kéo dài 40 ngày thì có khoảng 75% cây bị chết, số cây còn lại tăngtrưởng chậm, khô cây và bong vỏ (Webster, Baulkwill, 1989) [47].

- Thành phần hạt (sa cấu): đất có thể trồng cao su phải có thành sét ở lớp đấtmặt (0 - 30cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (> 30cm) tối thiểu là 25% Ở nơi cómùa khô kéo dài, đất phải có thành phần sét 30 - 40% mới thích hợp cho cây cao su

Ở các vùng khí hậu khô hạn, đất có tỉ lệ sét từ 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem

là giới hạn cho cây cao su Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 80cmlớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su Các thành phần hạt thô sẽ gây trởngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nướccủa đất (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [9]

Ở Sri Lanka, việc mở rộng diện tích cao su ở những vùng truyền thốngkhông khô hạn đã bị giới hạn do việc đô thị hóa công nghiệp hóa Vì thế, chỉ cóthể thực hiện tại những vùng khô hạn ở các tỉnh phía Đông, đất đai chủ yếu làđất nâu đỏ và đất sét Qua đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ định hìnhcủa vườn cây đã cho thấy tiềm năng rất triển vọng để phát triển của cây cao sutrên vùng đất này (Iqbal và Rodrigo, 2006) [10]

- Chất dinh dưỡng trong đất: cây cao su cũng như các loại cây trồng kháccần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như: N, P, K, Ca, Mg

và các chất vi lượng Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng trong đất khôngphải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng, tuy nhiên nếu trồng cao su trên các loại đấtnghèo dinh dưỡng, cần đầu tư nhiều phân bón làm tăng chi phí đầu tư và hiệuquả kinh tế sẽ thấp Võ Văn An và cs (1990) [1] nghiên cứu và xây dựng thangđánh giá hàm lượng dinh dưỡng đất trồng cao su tại Việt Nam

Trang 31

Chan và Pushparajah (1972) [24] nghiên cứu đất trồng cao su củaMalaysia và chia thành 5 nhóm dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật của đấtđai và cây trồng Các yếu tố chính của đất là độ dốc, tầng sâu, lý tính đất (thànhphần cơ giới, nước của đất, kết cấu ) độ phì của đất.

1.4 Đặc điểm sinh lý khai thác mủ cao su

1.4.1 Sinh lý quá trình chảy mủ và ngưng chảy mủ

1.4.1.1 Quá trình chảy mủ

Trước khi cạo mủ: (các ống mủ chưa bị cắt, ở trạng thái kín) mủ cao suđược chứa trong các ống mủ với áp suất rất cao khoảng 8 - 10atm, áp suất nàyđược tạo nên do sự chuyển động không ngừng của các phần tử và ion trongthành phần của mủ Áp suất trong dung dịch mủ thay đổi tùy theo giống cây vàđiều kiện thời tiết (khoảng 10 - 15atm vào buổi sáng và 7 - 11atm vào buổi trưa)trong khi áp suất khí trời bên ngoài là 1atm Áp suất trong dung dịch mủ giảm theothời gian trong ngày tương quan nghịch với nhiệt độ không khí, sự thiếu hụt nướctrong cây và độ mở của khí khổng trên lá: nhiệt độ không khí càng cao, cây càngthiếu hụt nước thì áp suất trong dung dịch mủ càng giảm Trong thời gian cây rụng

lá qua đông, hiện tượng này không xảy ra

Ngay sau khi cạo mủ: (các ống mủ bị cắt, ở trạng thái hở) do sự chênhlệch áp suất trong dung dịch mủ với áp suất khí trời bên ngoài nên mủ sẽ lập tức

bị đẩy ra khỏi ống mủ và chảy nhanh trên miệng cạo Sau khi mủ chảy ra ngoài,

áp suất trong dung dịch mủ giảm dần và mủ chảy chậm dần (Webster, Baulkwill,1989) [47]

1.4.1.2 Quá trình ngưng chảy mủ

Trang 32

Sau khi cạo, mủ chảy nhanh và nhiều, sau đó lượng mủ giảm dần, chảy chậm

và cuối cùng sau khi cạo được 2 - 3 giờ sẽ ngừng chảy hẵn Nguyên nhân mủ ngưngchảy mủ là do sự hình thành nút bít ống mủ trong mạch mủ

Sự hình thành nút bít ống mủ: ngay sau khi cạo, trong ống mủ xuất hiệnmột số hiện tượng sau: áp suất trong dung dịch mủ giảm thấp; lực ma sát của cáchạt lutoid trôi dọc thành mạch mủ; lực tĩnh điện sinh ra trong khi cạo; các chấtphóng thích từ các tế bào bị hư hại trong khi cạo Đây là nguyên nhân phá vỡmàng hạt lutoid giải phóng các thành phần bên trong mang điện tích dương(protein, acid citric, acid malic, Ca++, Mg++, Cu++ ) Các thành phần này kết hợpvới hạt cao su mang điện tích âm tạo nên khối mủ đông, bít kín ống mủ gọi lànút bít ống mủ Vị trí hình thành nút bít ống mủ cách đầu ống mủ bị cắt 1mmnên khi cạo mủ phải cạo dăm dày 1,1 - 1,5mm (Webster, Baulkwill, 1989) [47]

1.4.1.3 Vùng huy động mủ

Là vùng vỏ có các ống mủ cung cấp mủ chảy ra ngoài ngay sau khi lớp vỏ

bị cạo Vùng huy động mủ được hình thành do ảnh hưởng chênh lệch áp suất bêntrong ống mủ ở nơi bị cạo và những vùng lân cận Ngay sau khi cạo mủ, mủchảy ra ngoài, áp suất trong ống mủ gần miệng cạo sẽ giảm thấp Theo các kếtquả khảo sát được công bố trước đây thì vùng huy động mủ có chiều dài từ 50 -60cm ở vùng vỏ bên dưới miệng cạo đối với miệng cạo ngửa Miệng cạo úp cóvùng huy động mủ ở phía trên miệng cạo

Vùng huy động mủ là một yếu tố quyết định số lượng mủ chảy ra Tỉ lệvùng huy động mủ trên 1cm chiều dài miệng cạo ở miệng cạo ngắn nhiều hơn ởmiệng cạo dài Diện tích vùng huy động ở đầu miệng cạo lớn hơn ở vùng giữamiệng cạo, điều này thực tế đã chứng minh là mủ chảy ra ở các góc miệng cạonhiều hơn ở giữa miệng cạo Ở các miệng cạo ngửa, gần tới đất, sản lượng mủthấp do vùng huy động mủ bị giới hạn

1.4.2 Sinh lý của cây cao su trong thời gian khai thác mủ

1.4.2.1 Ảnh hưởng của việc cạo mủ đến tăng trưởng của cây cao su

Trang 33

Cũng như các loại thực vật khác, dù có sản xuất mủ hay không cây cao suvẫn tăng trưởng thường xuyên và liên tục Sự tăng trưởng của cây được biểu diễnbằng khối lượng chất khô gia tăng của cây Một công thức tính chung về mốitương quan giữa vanh thân cây và trọng lượng khô của cây được Webster,Baulkwill (1989) [62] ghi nhận như sau:

W = a G-b

Với W : Trọng lượng cây ; G : Vanh thân ; A và b là hằng số

Phương trình đã được cụ thể hoá : W = 0,0026G-2,76

Khi cây được cạo theo một nhịp độ đều đặn, các chất đồng hóa trong cây sẽđược sử dụng để vừa đảm bảo mức tăng trưởng thực vật của cây, vừa sản xuất đượcmột khối lượng mủ chảy ra hàng ngày qua việc cạo mủ Do vậy, khi cây cạo mủ,mức tăng trưởng của cây sẽ bị giảm so với cây không cạo mủ Một cách tổng quát,sản lượng càng nhiều có thể do cạo cường độ cao, bôi thuốc kích thích mủ… thìmức tăng trưởng của cây càng chậm Ngoài ra, còn ghi nhận thêm là việc cạo mủchẳng những làm giảm bớt sự gia tăng trọng lượng thân cây mà còn gây nên sự thayđổi về tỷ lệ gia tăng giữa thân và tán cây, thường gia tăng nhiều ở phần tán cây nênnhững cây đang cạo mủ có tỷ lệ đổ ngã nhiều hơn cây không cạo mủ

1.4.2.2 Phản ứng của cây cao su khi khai thác mủ

Trang 34

Có sự khác biệt sinh lý giữa cây cạo mủ và cây không cạo mủ hay nóicách khác, việc cạo mủ có ảnh hưởng đến sinh lý của cây cao su Khi cạo mủ lấy

đi một khối lượng mủ theo chế độ cạo khác nhau đã bắt buộc các tế bào ống mủphải hoạt động mạnh để tái tạo khối lượng mủ nước đã mất đi Khai thác cao suhợp lý sẽ tạo nên sự cân bằng giữa hoạt động tái tạo mủ của các tế bào ống mủvới những hoạt động sinh lý khác trong cây nhằm đảm bảo thu được nhiều mủ

mà không ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của cây Khi cạo cây lần đầu tiên, mủchảy ra rất đậm đặc và ngưng chảy nhanh Cạo liên tục theo một định kỳ nhấtđịnh sẽ làm cho mủ bớt đậm đặc và thu được một lượng mủ nhất định Lúc đóbên trong thân cây đã tạo được sự cân bằng giữa sự chảy mủ và sự tái tạo mủmới Khi cạo liên tục hàm lượng cao su chứa trong mủ nước bên trong tế bàoống mủ thấp hơn cây không cạo Khi cạo mủ, lượng mủ chảy ra ngoài rất nhiều,sau đó giảm dần và ngưng chảy hẳn sau khi cạo từ 1 - 3 giờ Sản lượng mủ thuđược tùy thuộc vào hai yếu tố: Lưu lượng mủ chảy ra và thời gian chảy mủ Ởhai giống cây có cùng sản lượng như nhau nhưng dòng chảy mủ có thể hoàn toànkhác nhau Lưu lượng dòng chảy mủ là một đặc tính của giống cây Có giống cólưu lượng dòng chảy mủ ban đầu rất nhiều, sau đó giảm nhanh và ngưng chảyhẳn sau khoảng 1giờ Trái lại, có giống chảy ban đầu có lưu lượng không caonhưng thời gian chảy mủ kéo dài (Nguyễn Thị Huê, 2006) [9]

1.4.2.3 Thời gian cạo mủ trong năm

Trang 35

Cây cao su có đặc điểm là thời gian khai thác mủ có thể tiến hành đều đặngần như quanh năm, trừ các thời gian nghỉ cạo như sau:

- Nghỉ cạo lúc cây rụng lá qua Đông: Cây cao su có một đặc điểm sinh lý

là hàng năm vào một thời điểm nhất định khoảng vào tháng 2, cây rụng lá hoàntoàn và sau một thời gian cây lại ra lá mới và phát triển ổn định Trong thời gian

ra lá non cây phải huy động một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong thân cây đểtái tạo một khối lượng lớn tế bào thực vật Do vậy, cần tránh cạo mủ từ lúc câyrụng lá hoàn toàn cho đến khi tán lá phát triển ổn định thì mới được khai thác tiếp.Thời gian rụng lá của cây cao su kéo dài từ 40 - 50 ngày tùy từng khu vực và điềukiện thời tiết mà thời điểm rụng lá của cây khác nhau, ở Việt Nam cây rụng lá vàokhoảng thời điểm tết Nguyên Đán (Nguyễn Thị Huê, 2006) [9]

- Nghỉ cạo do mưa: Các trận mưa lớn, kéo dài nhất là các trận mưa vào buổisáng gây trở ngại cho việc cạo mủ đồng thời làm tăng khả năng lây lan và pháttriển của các loại nấm bệnh như: Bệnh loét sọc miệng cạo, thối mốc mặt cạo… Do

đó khi mưa kéo dài từ đêm đến trưa ngày hôm sau thì phải nghỉ cạo nguyên ngày

do vậy làm mất mủ hoàn toàn Khi mưa kết thúc sớm vào buổi sáng khoảng (8 - 9giờ) thì phải cạo muộn do phải chờ cây khô, làm mất đi một phần sản lượng từ 10đến 40 - 50% Trút mủ sớm nếu mưa sau khi cạo một số cây trong phần cây vàlàm mất mủ tạp nếu mưa sau khi trút mủ nước Vì vậy mưa vào thời gian khai thác

sẽ làm mất đi một phần sản lượng mủ

- Nghỉ cạo do bệnh lá

+ Bệnh phấn trắng: Nguyên nhân do nấm Oidium hevea Bệnh phổ biến

vào giai đoạn cây cao su ra lá mới từ tháng 1 - 3 hàng năm, bệnh tấn công làmrụng nhiều lá cây cao su khiến cây mất đi nhiều dinh dưỡng làm chậm thời giankhai thác Bệnh thường kéo dài từ 10 - 15 ngày cá biệt có thể kéo dài đến 2tháng Ở Tây Nguyên do có số ngày sương mù vào buổi sáng nhiều nên tỷ lệ cây

bị bệnh phấn trắng nhiều hơn ở vùng Đông Nam Bộ

Trang 36

+ Bệnh rụng lá mùa mưa: Vào thời gian mưa dầm (tháng 7, 8, 9) vườn cây

có thể xuất hiện bệnh rụng lá mùa mưa, nếu tình trạng xảy ra nặng làm cho sảnlượng mủ giảm thì phải nghỉ cạo một thời gian (Nguyễn Thị Huê, 2006) [9]

1.4.4.4 Diễn biến năng suất mủ của cây cao su

Diễn biến trong năm: Năng suất mủ cao su phân bố không đều trong năm,năng suất mủ rất thấp vào các tháng bắt đầu cạo sau khi cây rụng lá qua Đông,nhưng hàm lượng cao su khô trong mủ rất cao Mủ cao su tăng dần vào các thángtiếp theo và đạt cao nhất vào 3 tháng cuối năm (tháng 10, 11, 12), sau đó câyrụng lá qua Đông nên nghỉ cạo và bắt đầu cạo lại khi cây có tán lá phát triển ổnđịnh Theo Đỗ Kim Thành (1997) [16], Khí hậu các vùng trồng cao su tại ViệtNam đã ảnh hưởng đến sản lượng cây cao su Do mùa khô kéo dài nên sản lượngtrong 6 tháng đầu năm thấp, tiếp theo sản lượng 6 tháng cuối năm đạt cao nhất.Tuy nhiên do lượng mưa tập trung và số ngày mưa nhiều nên ảnh hưởng đếnviệc khai thác mủ vào các tháng 7, 8, 9 ở Tây Nguyên và tháng 9, 10 ở ĐôngNam Bộ Ba tháng cuối năm cây cao su cho sản lượng cao nhất do các điều kiệnkhí hậu thích hợp như nhiệt độ không khí thấp và ít mưa Các dòng vô tính có tỷ

lệ phần trăm sản lượng tương tự nhau qua các tháng Riêng tỷ lệ phần trăm sảnlượng của PB 235 thấp ở 6 tháng đầu năm, có lẽ do yếu tố khô hạn ảnh hưởngđến sản lượng của dòng vô tính này

+ Diễn biến theo chu kỳ kinh doanh: Cây cao su được trồng từ 5 - 7 nămthì có thể đưa vào khai thác khi trong vườn cao su có từ 50% số cây đủ tiêuchuẩn khai thác trở lên Vườn cây mới đưa vào khai thác thì năng suất thấp, sau

đó tăng dần và đạt tối đa vào năm cạo thứ 9 đến năm thứ 12 và kéo dài đến nămthứ 16 đến năm thứ 20, sau đó sản lượng của vườn cây lại giảm dần Khi vườncây cho năng suất tối thiểu thì vườn cây đó được thanh lý để khai thác gỗ

Trang 37

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc cạo mủ

Hiệu quả việc cạo mủ nhìn chung do một tác động chính đó là conngười Từ kỹ năng, sự khéo tay của người công nhân cạo mủ, đến việc quản

lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ của người quản lý và không thể không nói đếnvấn đề ý thức và kiến thức cơ bản về sự cho mủ của cây cao su Ngoài ra cònmột số các yếu khác chi phối nữa như độ sắc bén của dao cạo, địa hình vườncây, thể trạng, giới tính người công nhân cạo mủ Thời gian tiến hành cạo mủ(kể cả thu trút mủ) thường khoảng 25% thời gian dành cho cạo mủ, 35% thờigian đi lại để cạo mủ và 40% thời gian cho việc vệ sinh, thay thế chén máng

Giống cây có năng suất cao sẽ mang lại hiệu quả hơn so với những giốngbình trường trong cùng điều kiện chăm sóc và khai thác Tuổi cây cũng là yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả cạo mủ Thời gian cạo mủ đối với cây từ năm cạo thứ 1đến năm cạo thứ 5 nhanh hơn so với cây từ năm cạo thứ 6 đến năm thứ 12 (cạotrên lớp vỏ nguyên sinh), do chiều dài đường cạo ngắn hơn Khi cạo trên lớp vỏtái sinh (từ năm thứ 13 trở đi) thì thơi gian cạo có lâu hơn do tăng chiều dàiđường cạo, thêm miệng cạo và điều kiện vỏ tái sinh

Thời điểm cạo mủ có ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng mủ Áp suất mủtrong ống mủ tỷ lệ nghịch với nhiệt độ, cường độ chiếu sáng và tốc độ gió Cạo

mủ lúc sáng sớm (ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp), áp suất trong ống mủ cao, tốc độchảy mủ nhanh, thời gian chảy mủ dài, thu được nhiều mủ Ngược lại, cạo muộnvào buổi trưa (ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao) thì thu dược ít mủ do áp suất trongống mủ thấp, tốc độ chảy mủ chậm, thời gian chảy mủ ngắn Áp suất trong ống

mủ tỷ lệ nghịch với tốc độ gió và lượng nước bốc thoát qua lá Năng suất mủ ởnhững ngày ít gió cao hơn những ngày có gió mạnh do nước bốc thoát qua lá hạnchế nước thẩm thấu vào mạch mủ (hiệu ứng pha loãng mủ)

Trang 38

Chu vi thân cây cao su xác định chiều dài miệng cạo, điều này tùy thuộcvào các giống Vùng huy động mủ cũng có ảnh hưởng nhiều đến sản lượng mủ

và biến thiên của vùng huy động mủ cũng tùy từng giống khác nhau Cây chosản lượng mủ cao, có vùng huy động mủ rộng và đáp ứng thấp hơn về sản lượngkhi tăng chiều dài miệng cạo, yếu tố này cũng thay đổi theo mùa trong năm

Ngoài chiều dài miệng cạo, số miệng cạo cũng ảnh hưởng đến sản lượng

mủ thu, mở thêm một miệng cạo, lượng mủ sẽ tăng lên, nhưng cạo 2 miệng sẽảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của cây cao su và chế độ cạo 2 miệng nhưvậy không thích hợp cho các cây cao su kinh doanh nhóm 1 (Cao su tơ) Có ýkiến cho rằng cạo 2 miệng chỉ có lợi khi cạo lớp vỏ tái sinh 1 ở mặt cạo D (lớp

vỏ cạo B-I-2) Khi cạo 2 miệng, nếu vùng huy động mủ không hợp nhất đượchoặc độc lập về sinh lý thì có thể không gặp ảnh hưởng trái nghịch nào trầmtrọng trong một thời gian ngắn

Nhịp độ cạo có ảnh hưởng rất đáng kể đến sinh lý và đáp ứng sản lượng

mủ của cây cao su Cạo nhịp độ cao sẽ ảnh hưởng đến cân bằng sinh lý giữa sựcho mủ và tái tạo mủ, trong khi đó cạo nhịp độ thấp sẽ thu được ít mủ hơn.Thông thường, cạo nhịp độ thấp cho năng suất mủ/lần cạo nhiều hơn Có tươngquan nghịch giữa nhịp độ cạo và năng suất mủ/lần cạo

1.5 Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật khai thác mủ cao su

Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng vườn cây để áp dụng những kỹ thuậtkhai thác hợp lý nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là khả năng sảnxuất mủ của vườn cây bền vững trong cả chu kỳ khai thác Một số kỹ thuật khaithác mủ đang được triển khai có hiệu quả: (i) Điều chỉnh chế độ cạo với cường

độ cạo hợp lý với thực trạng vườn cây, bao gồm điều chỉnh nhịp độ cạo, chiềudài miệng cạo và hướng cạo; (ii) Sử dụng chất kích thích chảy mủ hợp lý; (iii)Trang bị tấm che mưa mặt cạo cho cây cao su

1.5.1 Điều chỉnh cường độ cạo

Trang 39

Cường độ cạo của một chế độ khai thác do hai yếu tố quyết định đó lànhịp độ cạo và chiều dài miệng cạo Một trong hai yếu tố này thay đổi sẽ kéotheo sự thay đổi của cường độ cạo

- Điều chỉnh nhịp độ cạo

Năng suất mủ thấp có thể được khắc phục bằng chế độ khai thác, đặc biệt

là với các dòng vô tính triển vọng và đã được khuyến cáo và với các chế độ khaithác tiến bộ Các chế độ cạo có cường độ thấp (nhịp độ cạo thưa) cần được xemxét lại theo sự biến động sản lượng và chu kỳ khai thác, tuy nhiên khả năng củacác dòng vô tính có triển vọng đã được khuyến cáo cũng cần được xem xét.Chẳng hạn, Hasim (1982) [34] cho thấy áp dụng chế độ cạo ½S d/3 cho cùngnăng suất (kg/ha/năm) với chế độ 1/2S d/2 Tuy nhiên đối với dòng vô tính PR

107, chế độ 1/2S d/3 cho sản lượng tích lũy cao hơn (98 - 199%) so với chế độ1/2S d/2 (Hong và Cs, 1983) [36] Hong (1989) [35] đã xây dựng chế độ khaithác cho một số dòng vô tính tương tự như RRIM 600, GT 1, PR 261, PR 255,

PB 235, PB 200, RRIM 703, RRIM 527 và cả PB 255 Chế độ cạo 1/2S d/3trong 2 năm đầu, sau đó thay bằng 1/2S d/2 đã được khuyến cáo cho RRIM 600,

GT 1, PR 261, và PB 266 Những ví dụ này cho thấy khả năng tồn tại các chế độkhai thác lý tưởng cho các dòng vô tính đã được khuyến cáo

Vijayakumar (2010) [23] cho rằng chế độ cạo nhịp độ thấp có thể làm chonghề cạo mủ thành nghề hấp dẫn do tăng thu nhập của người cạo mủ, giảm giáthành sản xuất Sử dụng máng che mưa và cạo đều đặn là yếu tố cần thiết cho việcthành công của chế độ cạo nhịp độ thấp Bôi kích thích ethephon trên mặt cạo (Pa),nồng độ 2,5% pha loãng với dầu cọ hoặc dầu dừa rất có hiệu quả Kích thích bằngkhí cũng có thể áp dụng ở những nơi thiếu lao động và làm giảm giá thành sản suất

- Điều chỉnh chiều dài miệng cạo

Trang 40

Các chế độ cạo với chiều dài miệng cạo 1/2S, 1/4S và cả miệng cạo cựcngắn (Mc10) cũng cần được thử nghiệm, đặc biệt là đối với các dòng vô tính đãđược Viện Nghiên Cứu Cao Su Indonesia khuyến cáo Lukman (1995) [39] đã kếtluận rằng năng suất đạt được khi áp dụng miệng cạo cực ngắn Mc10 vẫn tươngđương với năng suất khi áp dụng chế độ cạo 1/2S d/3 ET 2,5% trên dòng vô tính

GT 1 Kết luận này mở ra khả năng nghiên cứu thêm trên các dòng vô tính khác,các hệ thống sinh thái nông nghiệp và cả các tuổi cây Từ đó, thử nghiệm các chế

độ cạo nhịp độ thấp trên các dòng vô tính triển vọng và đã được khuyến cáo có thểtạo nên các tiến bộ mới Eschbach và Lacrotte (1989) [30] đã kết luận rằng đáp ứngcủa cây đối với kích thích là âm tính trong mùa khô, đặc biệt là mùa rụng lá Mặtkhác, De Fay (1980) [25] kết luận rằng mức độ khô miệng cạo của các cây được kíchthích tăng đáng kể vào mùa rụng lá

Chương Trình tối ưu hóa kỹ thuật khai thác cho các dòng bô tính tạiIndonesia đã được Sumarmadji (2008) [14] nghiên cứu và thu được kết quả: Chế

độ khai thác tối ưu cho các dòng vô tính cao su đã được khuyến cáo và các dòng

vô tính có triển vọng là khác nhau, nhưng nhìn chung chế độ khai thác ½Sd/3.ET2,5% La1,0.18/y(2w) cho kết quả tốt nhất tại các địa điểm khảo sát Cácdòng vô tính đã được khuyến cáo có sản lượng từ trung bình cho đến cao là BPM

109, RRIC 100, RRIC 110, PB 255 và PB 260, và có sản lượng thấp là PR 261 và

TM 6 Còn đối với các dòng vô tính có triển vọng đều cho sản lượng từ trung bìnhcho đến cao (cao hơn RRIC 100 và PB 260), đặc biệt là IRR 111 và IRR 112

1.5.2 Sử dụng chất kích thích chảy mủ

Ngày đăng: 29/10/2014, 02:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2012 - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 1.1 Thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2012 (Trang 21)
Bảng 1.2: Thị trường nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2012 - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 1.2 Thị trường nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam năm 2012 (Trang 23)
Hình 3.3 và hình 3.4 cho thấy nhiệt độ trung bình năm tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long là 27,37 o C và chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa mưa không quá 1 o C và các tháng liền kề trong năm khoảng 0,5 – 2 o C - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Hình 3.3 và hình 3.4 cho thấy nhiệt độ trung bình năm tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long là 27,37 o C và chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa mưa không quá 1 o C và các tháng liền kề trong năm khoảng 0,5 – 2 o C (Trang 52)
Bảng 3.2: Hệ số tương quan và phương trình hồi quy giữa các yếu tố khí hậu và hàm lượng cao su khô (DRC) tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.2 Hệ số tương quan và phương trình hồi quy giữa các yếu tố khí hậu và hàm lượng cao su khô (DRC) tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long (Trang 55)
Bảng 3.3: Phân bố trung bình năng suất mủ của một số DVT cao su tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long. - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.3 Phân bố trung bình năng suất mủ của một số DVT cao su tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long (Trang 65)
Bảng 3. 4: Năng suất cá thể của dòng vô tính VM515  qua các tuổi cạo - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3. 4: Năng suất cá thể của dòng vô tính VM515 qua các tuổi cạo (Trang 66)
Bảng 3.5: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và năng suất cá thể (kg/cây/năm) - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.5 Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và năng suất cá thể (kg/cây/năm) (Trang 67)
Bảng 3.6: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và mật độ cây cạo /ha - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.6 Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và mật độ cây cạo /ha (Trang 68)
Bảng 3.7: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo, mật độ cây cạo và năng suất vườn cây - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.7 Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo, mật độ cây cạo và năng suất vườn cây (Trang 69)
Bảng 3.8: Dự đoán năng suất mủ vườn cao su DVT VM515 tại Bình Long - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.8 Dự đoán năng suất mủ vườn cao su DVT VM515 tại Bình Long (Trang 70)
Bảng 3.10: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và năng suất cá thể (kg/cây/năm) - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.10 Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo và năng suất cá thể (kg/cây/năm) (Trang 72)
Bảng 3.12: Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo, mật độ cây cạo và năng suất vườn cây - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.12 Hệ số tương quan và mô hình diễn tả mối quan hệ giữa tuổi cạo, mật độ cây cạo và năng suất vườn cây (Trang 73)
Bảng 3.13: Dự đoán năng suất mủ vườn cao su dòng vô tính PB235 tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long - Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.13 Dự đoán năng suất mủ vườn cao su dòng vô tính PB235 tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w