1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần nhóm chân khớp bé (microarthropoda) tại xã thạch sơn, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

32 285 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,11 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên và

tạo điều kiện của:

e_ Các thầy cô trong khoa sinh - KTNN, Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội

2

e_ Phòng sinh thái môi trường đất Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật e_ Cán bộ Nhà máy Supper phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

e_ Chính quyên và nhân dân xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ e_ Các bạn sinh viên k33 trong nhóm nghiên cứu động vật đất khoa sinh-

KTNN, trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2

Đặc biệt với tầm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn TS

Nguyễn Thị Thu Anh và Th.S Đào Duy Trinh đã tận tình hướng dẫn tôi trong

suốt quá trình hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả người thân, bạn bè, đã luôn giúp đỡ,

động viên và khích lệ để tôi vượt qua những khó khăn, hoàn thành khóa luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tất cả các số liệu và kết quả

nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố hay sử

dụng từ trước đến nay

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đều đã được cảm ơn Các thong tinh

trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Trang 3

MỤC LỤC Trang LOI CAM ON LOI CAM DOAN MUC LUC DANH MỤC CÁC BANG BIBU vesssssssssssssssssssssssssssssssssssssseseseseseeee 5 ý 21000 - 6 1 Li do Chon dé 1 6

2 Mục đích nghiên CỨU -¿- ¿22 *S2££*£+E£sE£sEsEeskeesersese 7

3 Nội dung nghiên CỨU - -¿- + ¿2+2 + *E xe 8

Chuong 1 TONG QUAN TAL LIEU ccccccccccsssssssssssssssscsssssssesssssssee 9

1.1 Tinh hinh nghién cttu chân khớp bé trên thế giới 9 1.2 Tình hình nghiên cứu chân khớp bé ở Việt Nam 10 1.3 _ Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 15

Chương 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ l6

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :-++2++++++#

2.1 Địa điểm nghiên cứu - . - << c2 s2 16

2.2 Thời gian nghiên cứu -. -« <<<< <ece<e+ 16

2.3 Đối tượng nghiên cứu . -c+c<cc<c++e+ 16

2.4 Phương pháp nghiên cứu - «-«<<«<s<<+ 16 2.3.1 Thu mẫu định lượng ngoài thực địa 16 2.3.2 Tach lọc mẫu động vật ra khỏi đất 5c <+<+c<<«+ 17

PIN 090 0n 18

Trang 4

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU -::-ccsteceeet

3.1 Mật độ trung bình các nhóm phân loại của Acari ở Công ty

Superphotphat và hóa chất Lâm 'Thao -2 ©522225+s2ccvescxxesrxs 3.2 Mật độ các nhóm phân loại của Acari ở đất vườn khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ : ¿-: 3.3 Mật độ trung bình các phân loại của Acari ở ở đất ruộng khu 6, xã Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ -. -

3.4 Mật độ trung bình các nhóm phân loại của Collembola ở Công

ty Superphotphat và hóa chất Lâm Thao -+©c5++cc++cxsc++ 3.5 Mật độ các nhóm phân loại của Collembola ở đất vườn khu 6,

xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.6 Mật độ trung bình các phân loại của Collembola ở ở đất ruộng khu 6, xã Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

4 Kết luận và kiến nghìi 52-22522222 221122211 22112211

Trang 5

DANH MUC CAC BANG BIEU

Bang 1: Thdi gian địa điểm, số lượng mẫu định lượng chân khớp bé đã phân tích

Bảng 2 Mật độ trung bình các nhóm phân loại của Acari ở Công ty Superphotphat và hóa chất Lâm Thao

Bảng 3: Mật độ trung bình và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại

của Acari ở ở đất vườn khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Bảng 4: Mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở đất ruộng

khu 6, xã Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Bảng 5 Mật độ và tỉ lệ thành phần các phân loại của Collembola ở Công ty

Superphotphat và hóa chất Lâm Thao

Bảng 6 Mật độ và tỉ lệ thành phần các phân loại của Collembola ở đất vườn

khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Bảng 7 Mật độ và tỉ lệ thành phần các phân loại của Collembola ở đất ruộng

Trang 6

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Từ khi xuất hiện, con người luôn thể hiện khát vọng trinh phục thiên nhiên, khám phá vũ trụ Nên từ rất sớm, họ đã tìm tòi nghiên cứu những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh mình Ngành sinh thái đất ra đời tuy hơi muộn so với những ngành khoa học khác nhưng nó cũng đã cho chúng ta thấy

thế giới sinh vật trong đất vô cùng đa dạng và phong phú không kém so với

sinh vật trên cạn hay dưới lòng đại dương mênh mông

Trên mỗi mét vuông mặt đất, ta có thể gặp hàng tỉ động vật nguyên

sinh, hàng triệu Tuyến trùng (Nematoda), hàng nghìn Ve bét (Acari, Arachnida), Bọ nhảy (Collembola), hàng trăm ấu trùng Sâu bọ, Giun đốt, Nhiều chân Chúng có số lượng và sinh khối rất lớn, chiếm hơn 90% tổng sinh khối động vật ở cạn và 50% tổng số loài động vật trên trái đất

Những sinh vật sống trong đất nói chung, Chân khớp bé

(Microarthropoda) với hai nhóm chủ yéu: Ve bét (Acari) va Bo nhay (Collembola) nói riêng có vai trò phân hủy và cung cấp chất hữu cơ cho đất Rất nhiều đại diện của chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh học của đất như: Quá trình khoáng hóa, quá trình mùn hóa vụn hữu cơ, quá trình

vận chuyển năng lượng Một số nhóm khi ăn các mẩu vụn cây cỏ, thông qua

việc nghiền sơ bộ cho phép vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa, tác động vào

chúng có hiệu quả hơn Một số tác giả ví chúng như cối xay sống thực thụ

(Palacios- Vargas, 1983) Mặt khác, Microarthropoda là nhóm động vật rất

nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố khí hậu môi trường và tính chất đất

Trang 7

Nghiên cứu sinh vật đất góp phần quan trọng, giúp tìm hiểu các đặc tính

sinh học đất và đặc điểm đa dạng của thế giới sinh vật nói chung Từ các nghiên cứu khu hệ sinh vật đất sẽ có những đề xuất xuất hiện góp phần cải tạo

và tăng độ phì của đất, của đất hoang, của đất bạc màu, vùng đất trống đồi núi trọc, góp phần đánh giá các vùng địa lí tự nhiên, các vùng sinh thái, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp

Nhà máy Super phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Nay là Công ty Super

phốt phát và hóa chất Lam Thao) được thành lập vào tháng 6 năm 1962 Đây là doanh nghiệp sản xuất phân bón vào loại lớn nhất nước ta hiện nay Sản phẩm chủ yếu của công ty là Super lân, hỗn hợp NPK Ngoài ra còn có nhiều

sản phẩm khác như axit sunfuric, axit ắc quy, sunfit Nguyên liệu chính của

nhà máy là quặng apatit Năng lượng chính được sử dụng là than đá Quảng

Ninh Việc nghiền quặng apatit, việc đốt lò và quá trình sản xuất ra các sản

phẩm đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải rắn, lỏng, khí Ngoài

ra còn có rất nhiều các chế phẩm và phụ phẩm Đặc biệt nguồn thải này chưa

được sử lí một cách triệt để nên đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí Do đó ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân làm xuất hiện nhiều bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, tim mạch cho người dân xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Trang 8

- Đánh giá ảnh hưởng quy trình sản xuất của công ty Superphotphat và hóa

chất Lâm Thao tới các nhóm động vật đất Chân khớp bé (Microarthropoda) tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 3 Nội dung nghiên cứu

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu Chân khớp bé trên thế giới

Microarthropoda với 2 đại diện chủ yếu là Ve bét và Bọ nhảy cũng như các động vật khác đã được biết đến từ lâu, cách đây hàng trăm năm Tuy

nhiên, những bước đầu nghiên cứu của chúng vẫn còn lẻ tẻ, chỉ phát triển

mạnh trong vài trục năm gần đây

Hóa thạch đầu tiên của Bọ nhảy (Rhyniella paraecursor Hirst et Maulik, 1926) đã được phát hiện ở vùng đầm lầy Thụy Điển có tuổi từ kỉ Đêvôn cách

đây khoảng 400 triệu năm (Palacois- Varggas, 1983) Một dạng hóa thạch khác, Protentomobrya walkeri Folsom, 1973 dugc phat hién 6 vùng Ban Tích hình thành vào kỉ Paleozoi Ngoài ra cũng còn nhiều dạng hóa thạch khác phát

hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới Những kết quả phân tích hóa thạch đều cho thấy chúng đều thuộc vào các họ hiện đại ngày nay

Năm 1758 loài Collembola đầu tiên được mô tả ở Thụy Điển là Podura viris Linne Những năm sau đó cũng có nhiều tác giả quan tâm tới Microarthropoda, nhưng những công trình nghiên cứu của họ mới dừng đến mức độ mơ tả lồi mới như Muller, I776; Templeta, 1835; Brauer, 1869; Lubbock, 1870; Sheaffer, 1899

Không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu về phân loại học Collembola mà còn rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về sinh thái học, sinh học của Collembola hay ảnh hưởng của môi trường lên Collembola Theo kết quả nghiên cứu của Chernova, khi môi trường sống bị phá hủy (Nhiệt độ, không khí, độ ẩm, thành phần hữu cơ thay đổi ) làm cho thành phần

Collembola nghèo đi và mật độ quân thể tăng lên Đặc biệt hiện nay, khi công nghiệp, nông nghiệp phát triển mạnh môi trường càng bị ô nhiễm bởi các chất

Trang 10

vô cơ thì chỉ có một số ít loài có khả năng tồn tại được [1], [5] [7] [9], [10]

Khi nghiên cứu về vai trò phân hủy thảm vụn thực vật của Bọ nhảy, Simonov (1984) đã chứng minh sự tham gia của Collembola trong phân hủy lá

rụng ở điều kiện thí nghiệm đã làm tăng cao chất lượng của mùn

Nhiều tác giả Edwards, Heath, 1963; Witcamp, Grossky, 1996; Cykaskenly, 1978, đã xác nhận rằng: Tốc độ phân hủy xác vụn thực vật có thể đạt tới hàng trục phần trăm, cao hơn một ít sự đóng góp riêng của Collembola vào hệ thống năng lượng nhờ ảnh hưởng của chúng thông qua quá trình phân

hủy vi sinh vật

Năm 1988, Chernova đã nhận thấy Collembola không chỉ là nhân tố

đầu tiên phân hủy lớp thảm thực vật mà còn là nhân tố thứ 2 phân hủy dựa trên

sự phân hủy của các nhóm động vật khác như: Giun đốt, nhóm nhiều chân làm tăng lượng mùn tạo thành

Trong những năm gần đây, có nhiều hội nghị khoa học Quốc tế, nhiều tạp chí chuyên ngành công bố và đăng khá nhiều các báo cáo về các nhóm Chân khớp bé (Collembola, Acari ), chủ yếu khai thác theo hướng sử dụng

chúng như những chỉ thị sinh học cập nhật trong vấn đề khôi phục và bảo vệ

độ phì nhiêu của đất, kiểm soát và bảo vệ môi trường đất, ngăn chặn sự phá

hoại bởi các hoạt động nhân tác dưới mọi hình thức khác nhau, hoặc sử dụng chúng như một tác nhân sinh học, cải tạo nâng cấp chất lượng môi trường đất

[10]

Có thể nói, Microarthropoda đã được nghiên cứu từ rất sớm và cũng có nhiều công trình đã được công bố Nhưng ở Việt Nam thì hướng nghiên cứu

về nhóm này mới được chú ý trong những năm gần đây 1.2 Tình hình nghiên cứu Chân khớp bé ở Việt Nam

Trang 11

rất ít các công trình nghiên cứu bởi người nước ngoài, khu vực nghiên cứu được trải dài khắp từ Bắc đến Nam

Công trình đầu tiên là của Denis và Delamare - Debouttelville công bố

năm 1948, đã mô tả một số loài Collembola thu được ở Đà Nắng, Nha Trang, Tây Nguyên

Cùng năm đó, Denis đã đưa ra danh sách 17 loài Collembola ở Việt Nam

do Dawidoff thu thập ở các địa phương: Vĩnh Phúc, Đắc Lác, Đà Lạt, Da Nắng

Gần 20 năm sau, năm 1965 danh sách các loài Collembola ở Việt Nam đã được bổ xung với số lượng lớn đó là công lao của các nhà động vật học người Ba Lan- Jan Stach, chỉ riêng nghiên cứu ở Sapa ông đã đưa ra danh sách gồm 30 loài, thuộc 9 họ, 22 giống, trong đó có 20 loài mới cho khu hệ Việt Nam và 10 loài mới cho khoa học Dẫn liệu này được công bố trong công trình “Một vài loài Collembola ở Bắc Việt Nam” in bằng Tiếng Anh Ziro Yossi- nhà phân loại học người Nhật Bản, khi nghiên cứu khu hệ Collembola ở một số nước vùng Đông Nam á (Inđonexia, Singapo ) cũng để cập một số loài phân bố ở Việt Nam

Năm 1967 trong công trình “New Oribatids from Viet Nam” hai tác giả người Hungari là Balogh và Mahunka đã bàn luận về vấn đề danh pháp học,

đặc điểm phân bố của 33 loài Ve Giáp, trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới

cho khoa học

Từ năm 1975 Microarthropoda Việt Nam đã được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống Các công trình nghiên cứu này được điều tra và thu

mẫu ở nhiều địa điểm khác nhau Đặc biệt trong những năm gần đây, các công

Trang 12

Đakrong, Quảng Trị, KBTTN Thượng Tiến, Hòa Bình, khu vực miền Trung, Nam trung bộ và Nam bộ, khu vực phía tây Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Tuy thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, nhưng đến nay đã thu được

những kết quả đáng chú ý Các kết quả điều tra nghiên cứu đã được công bố

rộng rãi và thường xuyên trong các hội nghị, hội thảo Quốc gia, Quốc tế và trên các tạp trí chuyên ngành (Tạp chí Sinh học, Tạp chí Khoa học đất, Tạp chí Bảo vệ thực vật )

Đầu tiên, phải kể đến công trình của Vũ Quang Mạnh (1980) về thành phần phân bố và số lượng của các nhóm Microarthropoda trong đất ở một số

kiểu hệ sinh thái đồng bằng sông Hồng và rừng nhiệt đới Trong công trình

này tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên chính đến sự phân bố và biến động số lượng của các nhóm Acarina và Collembola

Tiếp theo là hàng loạt nghiên cứu của một số tác giả nhằm đề xuất

phương pháp nghiên cứu, xác định mật độ, thành phần loài, tính đa dạng khu hệ (chủ yếu là Ve bét và Bọ nhảy) ở Việt Nam

Vũ Quang Mạnh (1984) đã công bố kết quả nghiên cứu về thành phần,

phân bố số lượng trong các nhóm Chân khớp bé ở Cà Mau (Minh Hải) và Từ

Liêm (Hà Nội) trong thông báo khoa học, Sinh học- Kĩ thuật nông nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Vũ Quang Mạnh, Mara Jeleva (1987) đã giới thiệu đặc điểm phân bố và danh pháp phân loại học của 11 loại Ve giáp thấp đã xác định được ở miền Bắc Việt Nam Trong đó có 10 loài mới cho khu hệ Oribatei Việt Nam và I loài mới cho khoa học

Năm 1990, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết tất cả các công trình nghiên cứu về Chân khớp bé ở Việt Nam cho đến thời điểm đó Tác giả đã đưa ra

những kết luận về thành phần, đặc điểm phân bố và số lượng Chân khớp bé,

nêu một số quy luật sinh thái quyết định sự hình thành cấu trúc định tính và

Trang 13

sách 117 loài Oribatei đã biết ở Việt Nam, cùng với đặc điểm phân bố của

chúng theo vùng địa lý, theo loại đất và theo hệ sinh thái

Cũng vào năm đó, Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã xác định được 24 loài Oribatei ở vùng Đông bắc Việt Nam Tiến hành nghiên cứu cấu trúc định lượng của nhóm Chân khớp bé ở 7 kiểu sinh thái, ở 5 đải độ cao khí hậu và 3 loại đất Theo 2 tác giả này, trong nhóm Chân khớp bé thì Oribatei chiếm số lượng chủ yếu từ 70-80% tổng số lượng, còn nhóm Collembola chỉ chiếm 10% Riêng hệ sinh thái canh tác nông nghiệp, số lượng Collembola cao hơn

chiếm 32,8 % tổng số Chân khớp bé

Năm 1995, Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa đã giới thiệu 146 loài và phân loài Oribatei ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành phần loài của chúng

Đồng thời việc nghiên cứu Ve bét, Bọ nhảy, trong những năm gần đây,

cũng có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và vai trò

chỉ thị của Chân khớp bé Cụ thể:

Về đặc điểm sinh thái học của Bọ nhảy đã được Nguyễn Trí Tiến và các

cộng sự nghiên cứu, các chỉ tiêu nghiên cứu như phân tích đặc điểm phân bố của Bọ nhảy theo dải độ cao, theo độ sâu đất, theo các kiểu sinh cảnh, các chỉ

số: Mật độ quần thể, chỉ số đa dạng loài, tỉ lệ phần trăm các nhóm dạng sống,

các nhóm sinh thái, các loài ưu thế phổ biến và cấu trúc ưu thế, độ tập trung loài (G), độ ưu thế (D), độ thường gặp (C), chỉ số đa dạng Shannon-

weaner(H'), chỉ số đồng đều Pielou (J?), chỉ số tương đồng thành phần loài

Jaccard (S), Sorensen (q) đều được đánh giá phân tích

Vai trò chỉ thị của Chân khớp bé thì bước đầu đã nghiên cứu ảnh hưởng

của một số yếu tố như pH, chất độc Đioxin, một số hóa chất bảo vệ thực vật sử

Trang 14

Trên cơ sở phân tích các phản ứng của Bọ nhảy, thể hiện qua sự biến

đổi các giá trị định lượng: Thành phần và số lượng loài, tỉ lệ các nhóm ưu thế

độ phong phú và chỉ số đa dạng, chỉ số đồng đều, chỉ số tương đồng về thành phần loài các tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về nguyên nhân và

mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến Bọ nhảy đến chất lượng đất nơi nghiên cứu và đề xuất việc sử dụng Bọ nhảy như một công cụ kiểm tra sinh thái khi đánh giá chất lượng đất nơi nghiên cứu và như một chỉ thị sinh học nhảy cảm để đánh giá mức độ tác động của con người đến môi trường đất, nước, tình trạng ô nhiễm, thoái hóa đất bởi các yếu tố ngoại cảnh [9], [10]

Năm 2000, tập thể cán bộ khoa học của phòng Sinh thái môi trường đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đất bị nhiễm độc axit đến Bọ nhảy và giun đất ở khu vực công ty Superphotphat và hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ đã

đưa ra nhận định về vai trò của Bọ nhảy và đề xuất loài có khả năng chỉ thị cho điều kiện đất cho khu vực nhiễm axit, đó là Cyphoderus javanus

Năm 2006-2007, Nguyễn Thị Thu Anh và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kali với liều lượng khác nhau đến Bọ nhảy trên đất trồng

màu cũng đi đến kết luận: Với các liều lượng lân bón khác nhau từ thấp đến

cao, nhìn chung đều ảnh hưởng đến các khu hệ sinh vật đất làm thay đổi cấu

trúc ưu thế động vật Chân khớp bé ở đất

Vẫn còn nhiều các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về

Microarthropoda đang và đã được thực hiện và đạt được những kết quả đáng chú ý Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được mới chỉ là những kết quả bước

đầu mang tính chất thăm dò định hướng, vẫn còn nhiều hạn chế và nhiều điều chưa biết đến Để thực sự hiểu được một cách thấu đáo ý nghĩa vai trò của

Trang 15

1.3 Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Cách Hà Nội 100 km, xã Thạch Sơn nằm trên địa bàn huyện Lâm Thao,

tỉnh Phú Thọ, là nơi có dòng sông Hồng chảy qua, xã nằm tiếp giáp với công ty Super phốt phát và hóa chất Lam Thao Tiền thân của công ty

Superphotphat và hóa chất Lâm Thao là nhà máy Superphotphat và hóa chất Lâm Thao, được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa khởi công xây dựng ngày 8 tháng 6 năm 1959 bên dòng sông thao trên quê hương đất tổ (huyện

Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ) Sau 3 năm khởi công xây dựng, nhà máy đã khánh

thành và đi vào sản xuất ngày 24 tháng 6 năm 1962

Đây là doanh nghiệp sản xuất phân bón vào loại lớn nhất nước ta hiện

nay Sản phẩm chủ yếu của công ty là Super lân, hỗn hợp NPK Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm khác như axit sunfuric, axit ắc quy, sunfit Nguyên liệu

chính của nhà máy là quặng apatit Năng lượng chính được sử dụng là than đá Quảng Ninh Việc nghiên quặng apatit, việc đốt lò và quá trình sản xuất ra các

sản phẩm đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải rắn, lỏng, khí Ngoài ra còn có rất nhiều các chế phẩm và phụ phẩm Đặc biệt nguồn thải này

Trang 16

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP

VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1 Địa Điểm nghiên cứu

Mẫu định lượng được thu ở 3 địa điểm: Đất gần nguồn thải của công ty

Super phốt phát và hóa chất Lâm Thao, ruộng thuộc xóm 6 xã Thạch Sơn - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ và vườn quanh nhà của xóm 6 thuộc xã Thạch

Sơn -Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2011

Sau đây là bảng giới thiệu thời gian, địa điểm và số lượng mẫu thu

Bảng 1: Thời gian địa điểm, số lượng mâu định lượng chân khóp bé đã phân tích: Thời gian Dat KCN Đất ruộng Vườn quanh nhà | Tổng thu mẫu 0-10 11-20 | 0-10 [11-20| 0-10 | 11-20 19/03/2010 5 5 5 5 5 5 60 25/06/2010 5 5 5 5 5 5

2.3 Đối tượng nghiên cứu

Các nhóm Microarthropoda chính nghiên cứu: Acarina (Ve bét), Collembola (Bọ nhảy), Microarthropoda (Chân khớp bé khác)

Các nhóm phân loại của Acarina: O, G, U, A#

Các nhóm phân loại của Collembola: P, E, S (Phụ lục ảnh) 2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thu mẫu định lượng ngoài thực địa

Trang 17

Mẫu đất được lấy theo các hố đào định lượng có kích thước 5x5xI10em

theo hai độ sâu: Tầng 1: Từ 0-10em, Tang 2: Tir 11-20cm

Từng mẫu đất được cho vào túi nilon riêng và buộc chặt có ghi độ sâu đất và sinh cảnh

Các mẫu đất cùng một độ sâu và cùng một sinh cảnh cho vào một túi to

dùng bút dạ ghi kí hiệu ở ngoài để tránh nhầm lẫn

Mỗi tầng đất của một sinh cảnh thu lặp lại 5 lần cho một đợt điều tra

Khi đi lấy mẫu mang theo sổ thực địa ghi nhật kí thu mẫu gồm các

mục: Thời tiết, đối tượng, tình trạng cây trồng 2.4.2 Tách lọc mẫu động vật ra khỏi đất

Các mẫu sau khi thu ở thực địa về, chúng tôi tiến hành tách Chân khớp

bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese- Tullgren”

- Dung cu loc bao gém cé:

Ray loc: Hinh tru, thanh là vành kim loại, đường kính 15cm, cao 4cm, lưới lọc bằng sợi milon, kích thước mắt lưới 1,5x1,5mm

Phếu lọc: Bằng thủy tinh (hoặc bằng bìa cacton nhắn), cao 30cm, đường

kính miệng là 18cm, đường kính vòi là Icm

Giá gỗ: Để phễu ống nghiệm chứa dung dịch formon 4% bên trong có

nhãn ghi ngày, tháng, năm thu mẫu, nơi thu mẫu, tầng đất

- Cách tiến hành đặt mẫu: Trước khi đặt mẫu phải vệ sinh sạch sẽ phễu lọc, rây lọc, ống nghiệm không cho bụi và các vật khác bám vào

Mẫu đất được rải đều lên rây lọc, rây để lên phễu được đặt trên giá, đáy phễu có gắn ống nghiệm nhỏ có chứa formon và đựng nhãn Các mẫu bị khô dần từ lớp mặt và Chân khớp bé chui dần xuống lớp sâu hơn, chui

Trang 18

Sau 7 ngày đêm, thu các ống nghiệm nhỏ gắn dưới đáy phễu lại, dùng bông không thấm nước nút kín ống nghiệm và dùng dây chun bó các ống nghiệm cùng tầng và sinh cảnh với nhau rồi cho vào lọ nhựa có chứa formon, có nhãn chung để khi phân tích không bị hỏng mẫu và nhầm lẫn

2.4.3 Phân tích mẫu

Các ống nghiệm sau khi thu từ phễu lọc sẽ được phân tích dần từng ống

nghiệm một

Để tách mẫu, đổ dung dịch có chứa mẫu trong đó ống nghiệm đã thu lên giấy lọc đặt sẵn trong đĩa petri Tráng lại nhiều lần bằng nước cất để tránh sót mẫu Dùng pipet hút hết nước qua giấy lọc trên đĩa rồi tiến hành phân tích

dưới kính lúp 2 mắt Dùng kim loại nhọn nhặt từng nhóm động vật riêng Đếm số lượng từng nhóm, định loại sơ bộ Kết quả thu được ghi vào sổ theo từng nhãn ghi trong ống nghiệm Tất cả mẫu phân tích sau khi được cô Nguyễn Thị Thu Anh và thay Đào Duy Trinh kiểm tra sẽ được cho vào ống nghiệm nhỏ có chứa dung dịch định hình, trong có nhãn ghi địa điểm, thời gian, sinh cảnh,

tầng đất rồi nút bằng bông không thấm nước

Tất cả các ống nghiệm nhỏ được bảo quản chung trong lọ chứa formon 4%

2.4.4 Xử lí số liệu

Tất cả các số liệu trong bảng được quy ra: Số lượng cá thể trên một mét

vuông đất (số lượng cá thể/Im”) hay mật độ trung bình (cá thể/m”) của các

Trang 19

3.1

Superphotphat và hóa chất Lâm Thao

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mật độ trung bình các nhóm phân loại của Acari ở công ty Kết quả mật độ trung bình và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari

ở công ty Supperphotphat và hóa chất Lâm Thao được trình bày ở Bảng |

Trang 20

- MĐTB: Mật độ trung bình

- Kết quả nghiên cứu bảng 1 cho thấy: mật độ trung bình của Oribatida dao động từ 2120-2400 cá thể/m” Trong đó tầng đất (0-10cem) có số lượng nhiều nhất 2400 cá thể/m” chiếm 53,1%, tầng đất (11-20cm) có số lượng thấp hơn (2120 cá thể/m”) chiếm 46,9%

- Mật độ trung bình của Gamasina dao động từ 640-800 cá thể/m” Trong đó tầng đất (10-20cm) có số lượng nhiều nhất 800 cá thể/m” chiếm 55,56%, tầng đất (0-10cm) có số lượng thấp hơn (640 cá thể/m”) chiếm

44,44%

- Mat độ trung bình của Uropodia dao động từ 0-80 cá thể/ m” Trong đó tâng đất (0-10cm) không thấy xuất hiện, tầng đất I1-20cm (chỉ có 80 cá thể/m?) chiếm 100%

- Mat độ trung bình của Acari # dao động từ 480-880 cá thể/m? Trong đó

tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 880 cá thể/m” chiếm 64,71%, tầng đất (10-20cm) có số lượng thấp hơn (480 cá thể/m'”) chiếm 35,29%

Nhận xét:

- Về MĐTPB: Acari phân bố tập trung ở tầng đất (0-10cm) với 4000 cá thể nhiều gấp 1,18 lần so với tầng đất (11-20cm) có 3400 cá thể/m” Trong đó

Oribatida là nhóm luôn chiếm ưu thế ở cả 2 tầng đất,

- Về tỉ lệ thành phần các nhóm của Acari: ở tâng đất (0-10cm), tỉ lệ giữa các nhóm phân loại cua Acari nhỏ hơn tầng đất (11-20cm) Trong đó

Oribatida chiếm tỉ lệ lớn nhất (60%), sau đó tới Acari# (chiếm 22%), chiếm tỉ lệ ít hơn là Gamasina (16%), và cuối cùng là Uropodina (chiếm 2%) ở tầng

dat (11-20cm), tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Acari lớn hơn tầng đất (0-

10cm) Trong đó Oribatida chiếm tỉ lệ lớn nhất (62,35%), sau đó tới Gamasina (chiếm 23,53%), chiếm tỉ lệ ít hơn là Acari # (chiếm 14,12%),không thấy sự xuất hiện của Uropodina

Trang 21

- Xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần Acari ta có: O>G>A#>U Trong đó nhóm Oribatida có 4520 cá thể/m” chiếm 61,08%,

nhóm Gamasina có 1440 cá thể/m? chiếm 19,46%, nhóm Acari # có 1360 cá thể/mŸ chiếm 18,38% và nhóm Uropodina có 80 cá thể/m? chiếm 1,08%

3.2 Mật độ các nhóm phân loại của Acari ở đất vườn khu 6, xã Thạch

Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu mật độ trung bình và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại

của Acari ở ở đất vườn khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

được thể hiện ở Bảng 3

Bảng 3: Mật độ trung bình và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại

cua Acari 6 ở đất vườn khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ang phân bố | pat (0-10cm) | Dat (11-20cm) Téng Nhóm phân loài O 1600 1200 2800 71,43% | 57,14% | 66,2% | 42,86% | 68,63% | 100% U 80 0 80 3,57% | 100% | 0% 0% | 1,96% | 100% G 240 160 400 10/71%] 60% | 87% | 40% | 98% | 100% 320 480 800 At 14.29% | 40% | 26.1% | 60% | 19,61% | 100% , 2240 1840 4080 Tong 100% | 54,9% | 100% | 45,1% | 100% | 100%

Chú thích: O- Oribatida, G- Gamasina, U- Uropodina, A#- Acari khac

- a: số lượng cá thể trung binh trén 1m?

Trang 22

- b: ty lệ % so với tổng của tầng a - c: tỷ lệ % so với tổng của từng nhóm ble - MĐTB: Mật độ trung bình

- Kết quả nghiên cứu Bảng 3 cho thấy: mật độ trung bình của Oribatida

dao động từ 1200-1600 cá thể/m” Trong đó tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 1600 cá thể/m” chiếm 57,14%, tầng đất (11-20cm) có số lượng

thấp hơn (1200 cá thể/m”) chiếm 42,86%

- Mật độ trung bình của Gamasina dao động từ 160-240 cá thể/m” Trong đó tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 240 cá thể/m” chiếm 60%, tầng đất (11-20cm) có số lượng thấp hơn (160 cá thể/m”) chiếm 40%

- Mật độ trung bình của Uropodia dao động từ 0-80 cá thể/ m? Trong đó tầng đất (0-10cm) có 80 cá thể/m” chiếm 100%

- Mật độ trung bình của Acari # dao động từ 320-480 cá thể/m” Trong đó tầng đất (10-20cm) có số lượng nhiều nhất 480 cá thể/m” chiếm 60%, tầng đất (0-10cm) có số lượng thấp hơn (320 cá thể/m”) chiếm 40%

Nhận xét:

- Về MĐTB: Acari phân bố tập trung ở tầng đất (0-10cm) với 2240 cá

thể nhiều gấp 1,22 lần so với tầng đất (11-20cm) chỉ 1840 cá thể/m? Trong đó

Oribatida là nhóm luôn chiếm ưu thế ở cả 2 tầng đất

- Về ti lệ thành phần các nhóm của Acari: ở tâng đất (0-10cm), tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Acari lớn hơn tầng đất (11-20cm) Trong đó

Oribatida chiếm tỉ lệ lớn nhất (71,43%), sau đó tới Acari# (14,29%), chiếm tỉ lệ ít hơn là Gamasina (10,71%), Uropodina chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,57%) ở

tầng đất (11-20cm), ngược với tầng (0-10cm), đó là tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Acari nhỏ hơn tầng đất (0-10em) Trong đó Oribatida chiếm tỉ lệ lớn

nhất (66,2%), sau đó tới Acari # (chiếm 26,1%), chiếm tỉ lệ ít hơn là

Gamasina (8,7%), không thấy sự xuất hiện của Uropodina

Trang 23

- Xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần Acari ta có: O>A#>G>U Trong đó nhóm Oribatida có 2800 cá thể/m” chiếm 68,63%,

nhóm Acari # có 800 cá thể/m? chiếm 19,61%, nhóm Gamasina có 400 cá thể/m” chiếm 9,8% và thấp nhất là nhóm Uropodina có 80 cá thể/m” chiếm 1,96%

3.3 Mật độ trung bình các phân loại của Acari ở ở đất ruộng khu 6, xã

Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu mật độ và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở

đất ruộng khu 6, xã Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được thể hiện

ở bảng 4

Bảng 4: Mát độ và tỉ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở đất

Trang 24

- a: số lượng cá thể trung bình trên 1m” - b: ty lệ % so với tổng của tầng a - c: ty lệ % so với tổng của từng nhóm ble - MĐTB: Mật độ trung bình

- Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy: mật độ trung bình của Oribatida dao động từ 1280-2000 cá thể/m' Trong đó tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 2000 cá thể/m” chiếm 60,98%, tầng đất (11-20cm) có số lượng thấp

hơn (1280 cá thể/m”) chiếm 39,02%

- Mật độ trung bình của Gamasina dao động từ 80-240 cá thể/m? Trong

đó tầng đất (10-20cm) có số lượng nhiều nhất 240 cá thể/m”? chiếm 75%, tầng đất (0-10cm) có số lượng thấp hơn (80 cá thể/m”) chiếm 25%

- Mật độ trung bình của Uropodia chỉ xuất hiện ở tầng đất (10-20cm) với

số lượng 80 cá thể/m”

- Mat độ trung bình của Acari # dao động từ 240-320 cá thể/m? Trong đó

tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 320 cá thể/m” chiếm 57,14%, tầng đất (10-20cm) có số lượng thấp hơn (240 cá thể/m'”) chiếm 42,86%

Nhận xét:

- Về MĐTB: Acari phân bố tập trung ở tầng đất (0-10cm) với 2400 cá thể nhiều gấp 1,3 lần so với tầng đất (11-20cm) có 1840 cá thể/m” Trong đó

Oribatida là nhóm luôn chiếm ưu thế ở cả 2 tang dat,

- Về tỉ lệ thành phần các nhóm của Acari: ở tâng đất (0-10cm), tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Acari lớn hơn tầng đất (11-20cm) Trong đó

Oribatida chiếm tỉ lệ lớn nhất (83,33 %), sau đó là Acari# (13,67%) chiếm tỉ lệ ít hơn là Gamasina (3,3%), không thấy sự xuất hiện của Uropodina ở tầng

dat (11-20cm), ngược với tầng (0-10em), đó là tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Acari nhỏ hơn tầng đất (0-10cm) Trong đó Oribatida chiếm tỉ lệ lớn nhất

(69,57%), Gamasina và Acari# có tỉ lệ bằng nhau (13,04%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là Uropodina (4,35%)

Trang 25

- Xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần Acari ta có: O>A#>G>U Trong đó nhóm Oribatida có 3280 cá thể/m” chiếm 77,36%,

nhóm Uropodina có §0 cá thể/m” chiếm 1,89%, nhóm Gamasina có 320 cá thể/m” chiếm 7,55% , nhóm Acari# có 560 cá thể/m? chiếm 13,2%

3.4 Mật độ trung bình các phân loại của Collembola ở công ty Superphotphat và hóa chất Lâm Thao

Kết quả nghiên cứu mật độ và tỉ lệ thành phần các phân loại của Collembola ở công ty Superphotphat và hóa chất Lâm Thao được thể hiện ở Bảng 5

Bảng 5 Mật độ và tỉ lệ thành phần các phản loại của Collembola ở công ty

Trang 26

- Kết quả phân tích Bảng 4 cho thấy: mật độ trung bình của Poduromorpha

dao động từ 1280-1520 cá thể/m” Trong đó tầng đất (0-10cm) có số lượng

nhiều nhất 1520 cá thể/m” chiếm 54,29%, tầng đất (11-20cm) có số lượng thấp

hơn (1280 cá thể/m”) chiếm 45,71%

- Mật độ trung bình của Entomobryomorpha dao động từ 320-1680 cá

thể/m? Trong đó tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 1680 cá thể/m?

chiếm 84%, tầng đất (10-20cm) có số lượng thấp hơn (320 cá thể/m”) chiếm

16%

- Mật độ trung bình của Symphypleona dao động từ 480-560 cá thể/m”

Trong đó tầng đất (10-20cm) có số lượng nhiều nhất 560 cá thể/m” chiếm

53,85%, tầng đất (0-10cm) có số lượng thấp hơn (480 cá thể/m”) chiếm 46,15%

Nhận xét:

- Về MĐTB: Collembola phân bố tập trung ở tầng đất (0-10cm) với 3680 cá thể nhiều gấp 1,7 lần so với tầng đất (11-20cm) có 2160 cá thể/m” Trong đó Poduromorpha là nhóm chiếm ưu thế ở cả 2 tâng đất

- Về tỉ lệ thành phần các nhóm của Collembola: ở tâng đất (0-10cm),

tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Collembola nhỏ hơn tầng đất (I1-20cm) Trong đó Entomobryomorpha chiếm tỉ lệ lớn nhất (45,65 %), sau đó là

Poduromorpha (41,3%) chiếm tỉ lệ ít hơn là Symphypleona (13,05%) ở tầng đất (11-20cm), ngược với tầng (0-10cm), đó là tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Collembola lớn hơn tâng đất (0-10cm) Trong đó Entomobryomorpha

chiếm tỉ lệ lớn nhất (59,26%), sau đó là Symphypleona (25,94%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là Poduromorpha (14,8%)

- Xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần Collembola ta có: P>E>S Trong đó nhóm Poduromorpha có 2800 cá thể/m”

chiếm 47,95%, nhóm Entomobryomorpha có 2000 cá thể/m? chiếm 34,25%,

nhóm Symphypleona có 1040 cá thể/m” chiếm 17,8%

Trang 27

3.5 Mật độ các nhóm phân loại của Collembola ở đất vườn khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu mật độ và tỉ lệ thành phần các phân loại của Collembola ở đất vườn khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở

Bảng 6

Bang 6 Mat độ và tỉ lệ thành phần các phân loại của Collembola ở đất

vườn khu 6, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Tang phan b6 | Đất (0-10em) | Pat (11-20cm) Téng Nhóm phân loại 400 560 960 Pod 25% |4167%| 35% |58.33%| 30% | 100% 720 160 880 Ent 45% |8182%| 10% |18,18% | 275% | 100% 480 880 1360 Sym 30% | 35,29% | 55% |64.71%| 42.5% | 100% : 1600 1600 3200 Tong 100% | 50% | 100% | 50% | 100% | 100% Chú thích: Pod- Poduromorpha, Ent- Entomobryomorpha, Sym- Symphypleona - a: số lượng cá thể trung binh trén 1m? - b: ty lệ % so với tổng của tầng a - c: ty lệ % so với tổng của từng nhóm b

- Kết quả phân tích Bảng 5 cho thấy: mật độ trung bình (MĐTB) của Poduromorpha dao động từ 400-560 cá thể/m” Trong đó tầng đất (10-20cm)

Trang 28

có số lượng nhiều nhất 560 cá thể/m” chiếm 58,33%, tầng đất (0-10cm) có số

lượng thấp hơn (400 cá thể/m”) chiếm 41,67%

- Mật độ trung bình của Entomobryomorpha dao động từ 160-720 cá

thé/m* Trong đó tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 720 cá thể/m? chiếm 81,82%, tầng đất (10-20cm) có số lượng thấp hơn (160 cá thể/m”)

chiếm 18,18%

- Mật độ trung bình của Symphypleona dao động từ 480-880 cá thể/mử

Trong đó tầng đất (10-20cm) có số lượng nhiều nhất 880 cá thể/m” chiếm

64,71%, tâng đất (0-10em) có số lượng thấp hơn (480 cá thể/m”) chiếm

35,29%

Nhận xét:

- Về MĐTB: Collembola phân bố đều ở 2 tầng đất với 1600 cá thể/m”

Trong đó Symphypleona là nhóm chiếm ưu thế ở cả 2 tầng đất

- Về tỉ lệ thành phần các nhóm của Collembola: ở tâng đất (0-10cm),

tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Collembola nhỏ hơn tầng đất (11-20cm) Trong đó Entomobryomorpha chiếm tỉ lệ lớn nhất (45 %), sau đó là Symphypleona (30%) chiếm tỉ lệ ít hơn là Poduromorpha (25%) ở tầng đất (11-20cm), ngược với tầng (0-10cm), đó là tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Collembola lớn hơn tâng đất (0-10cm) Trong đó Symphypleona chiếm tỉ lệ

lớn nhất (55%), sau đó là Poduromorpha (35%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là Entomobryomorpha (10%)

- Xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần Collembola ta có: S>P>E Trong đó nhóm Poduromorpha có 960 cá thể/m?

chiếm 30%, nhóm Entomobryomorpha có 880 cá thể/m? chiếm 27,5%, nhóm Symphypleona có 1360 cá thể/m” chiếm 42,5%

Trang 29

3.6 Mật độ trung bình các phân loại của Collembola ở đất ruộng khu 6,

xã Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu mật độ và tỉ lệ thành phần các phân loại của Collembola ở

đất ruộng khu 6, xã Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được thể hiện ở Bảng

Bảng 7 Mát độ và tỉ lệ thành phần các phản loại của Collembola ở đất

ruộng khu 6, xã Thạch sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Tầng phân bố| Đất (0-10em) | Pat (11-20cm) Tổng Nhóm phân loại 800 1040 1840 Pod 27,78% | 43,48% | 46,43% | 56,52% | 35,94% | 100% 1520 400 1920 Ent 52,78% | 79,17% | 17,86% | 20,83% | 37,5% | 100% 560 800 1360 Sym 19,44% | 41,18% | 35,71% |58.82% | 26,56 | 100% , 2880 2240 5120 Tong 100% | 56.25% | 100% | 43,75% | 100% | 100% Chú thích: Pod- Poduromorpha, Ent- Entomobryomorpha, Sym- Symphypleona - a: số lượng cá thể trung binh trén 1m? - b: ty lệ % so với tổng của tầng a - c: ty lệ % so với tổng của từng nhóm ble

- Két qua phan tich Bang 6 cho thay: mat d6 trung binh (MDTB) cua

Poduromorpha dao động từ 800-1040 cá thể/m? Trong đó tầng đất (10-20cm)

29

Trang 30

có số lượng nhiều nhất 1040 cá thể/m” chiếm 56,52%, tầng đất (0-10cm) có số

lượng thấp hơn (800 cá thể/m'”) chiếm 43,48%

- Mật độ trung bình của Entomobryomorpha dao động từ 400-1520 cá

thé/m* Trong đó tầng đất (0-10cm) có số lượng nhiều nhất 1520 cá thể/m? chiếm 79,17%, tầng đất (10-20cm) có số lượng thấp hơn (400 cá thể/m”)

chiếm 20,83%

- Mật độ trung bình của Symphypleona dao động từ 560-800 cá thể/mử

Trong đó tầng đất (10-20cm) có số lượng nhiều nhất 800 cá thể/m” chiếm

58,82%, tâng đất (0-10cm) có số lượng thấp hơn (560 cá thể/m”) chiếm

41,18%

Nhận xét:

- Về MĐTB: Collembola phân bố tập trung ở tầng đất (0-10cm) với 2880 cá thể nhiều gấp 1,29 lần so với tầng đất (11-20cm) có 2240 cá thể/mử Trong đó Poduromorpha là nhóm chiếm ưu thế ở cả 2 tầng đất

- Về tỉ lệ thành phần các nhóm của Collembola: & tang dat (0-10cm), tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Collembola nhỏ hơn tầng đất (I1-20cm) Trong đó Entomobryomorpha chiếm tỉ lệ lớn nhất (52,78 %), sau đó là

Poduromorpha (27,78%) chiếm tỉ lệ ít hơn là Symphypleona (19,77%) ở tầng dat (11-20cm), ngược với tầng (0-10em), đó là tỉ lệ giữa các nhóm phân loại của Collembola lớn hơn tầng đất (0-I10cm) Trong đó Poduromorpha chiếm tỉ lệ lớn nhất (46,43%), sau đó là Symphypleona (35,71%), chiếm tỉ lệ thấp nhất

là Entomobryomorpha (17,86%)

- Xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần Collembola ta có: E>P>S Trong đó nhóm Poduromorpha có 1840 cá thể/m?

chiếm 35,94%, nhóm Entomobryomorpha có 1920 cá thể/m” chiếm 37,5%,

nhóm Symphypleona có 1360 cá thể/m” chiếm 26,56%

Trang 31

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Từ các kết quả phân tích thu được qua đợt điều tra tại xã Thạch sơn,

huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tôi nhận thấy:

Trong nhóm phân loại chính của Acari:

+ Sự phân bố về số lượng của 4 nhóm (O, G, U, A#) ở 3 địa điểm nghiên cứu trong 2 tầng đất là khác nhau, trong đó số lượng cá thể thu được ở tầng đất

(0-10cm) là nhiều nhất

+ ở 3 địa điểm thu mẫu, nhóm O là nhóm có giá trị MĐTB (cá thể/m”) lớn

nhất, 3 nhóm còn lại (G, A#) có giá trị MĐTB (cá thể/m?) tăng giảm khác

nhau tùy theo tầng đất

+ Tính chung trong 3 địa điểm nghiên cứu: giá trị MĐTB của Acari giảm

dần theo thứ tự: Đất ở công ty => Đất ruộng => Đất vườn

-_ Trong nhóm phân loại chính Collembola:

+ Sự phân bố về số lượng của 4 nhóm (P, E, S) ở 3 địa điểm nghiên cứu trong

2 tầng đất là khác nhau, trong đó số lượng cá thể thu được ở tầng đất (0-10cm) là nhiều nhất

+ ở3 địa điểm thu mẫu, 3 nhóm phân loại của Collembola (P, E, S) có giá trị

MĐTB (cá thể/m?) tăng giảm khác nhau tùy theo tầng đất

- Tinh chung trong 3 địa điểm nghiên cứu: giá trị MĐTB của Collembola

giảm dần theo thứ tự: Đất ở công ty => Đất ruộng => Đất vườn 4.2 Kiến nghị

Do điều kiện và thời gian còn hạn chế, nên việc nghiên cứu mật độ và tỉ lệ

thành phần nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) chỉ dừng lại ở mức một bài khóa luận tốt nghiệp

Trang 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô như Hải (2008), “Bước đâu nghiên cứu ảnh hưởng của đất bị

nhiễm kim loại nặng (chì: Pb) đến thành phần loài và một số đặc điểm

định lượng của Bọ nhảy (Insecta: Collembola) ở Đông Mai, xã Chí

Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân

Sinh hoc, tr 1- 45

Vii Quang Manh (2003), Sinh thái học đất, NXB ĐHSP, tr 9 - 108,

122 - 129

Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Đào Duy Trinh (2007), “Giống ve giáp Perxylobates Hammer, 1972 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học, T.XXHI, 2, tr 278-285

Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh (2007), “Cấu trúc nhóm chân khóp bé (Microarthropoda) ở các đai cao địa lý của VỌG Xuân Sơn, Phú Thọ”, Kỷ yếu hội nghị khoa học, tr 96

Vu Quang Manh, Dao Duy Trinh, Nguyen Hai Tien (2008), “Soil Microarthropod Community (Microarthropoda) Structures’ — A Bioindicator of the Climate Environmental Changes in Vietnam, The 24" Annual International Conference on Soils, Sediments, and Water, University of Massachusetts Amherst

Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Ngọc Phan (2007), “Ve giáp (Acari: Oribatida) trong cấu trúc chân khóp bé (Microarthropoda) ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”,

Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB KH &

KT, tr 111-114

Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, Nguyễn Hải Tiến (2008), “Nghiên cứu cấu trúc quân xã động vật đất - yếu tố chỉ thị phát triển bền vững của hệ sinh thái đất”, Báo cáo hội thảo nghiên cứu và ứng dụng Công

Ngày đăng: 28/10/2014, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN