KHOA SINH - KTNN a
DANG THI KIM ANH
CAU TRUC MAT DO VA TY LE THANH PHAN CAC NHOM CHAN KHOP BE (MICROARTHROPODA) O DAI CAO
400M CUA VUON QUOC GIA BA VI, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHÓ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học
Người hướng dẫn khoa học
NCS DAO DUY TRINH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hồn thành luận văn tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị và cá nhân Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc tới:
Ban lãnh đạo, các thầy cô trong tổ Động vật học khoa Sinh —- KTNN
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được học
tập và hoàn thành việc nghiên cứu của mình
Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tập thể các cán bộ phòng Sinh thái môi trường đất đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình hoàn thành khóa luận
Ban lãnh đạo, cán bộ Vườn Quốc gia Ba Vì đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến NCS Đào Duy Trinh, TS Nguyễn Thị Thu Anh, những người trực tiếp hướng dẫn tận tinh chi bao tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè
đã luôn giúp đỡ, động viên và khích lệ dé tôi vượt qua nhiều khó khăn hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Tác giả khóa luận
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân đưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
cia NCS Dao Duy Trinh và TS Nguyễn Thị Thu Anh
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khóa luận này
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Tác giả khóa luận
Trang 4MỤC LỤC Trang 087 vƯš°š'1 ÔÒÔỎ 1 Bi on 1 VY 0o 1)08i2n1 90 0 3 kg o0 mm 3
Chương 1 TỎNG QUAN TÀI LIỆU . -2- 5<: 4 1.1 Tình hình nghiên cứu nhóm động vật Chân khớp bé trên thé
5u 4
1.2 Tình hình nghiên cứu nhóm động vật Chân khớp bé ở Việt
I0 6
Chương 2 ĐÓI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . -2¿z++2zc+2zsccee 12
2.1 Đối tượng nghiên cứu . 2-2¿©-<+S+2+EE£+EE+2EE+EE22EEerxerrerrex 12
2.2 Thoi gian nghién CUU 12
2.3 Địa điểm nghién COU o cscccccecsscsssssesssesssessessesseesssssssssesssessesssessess 12
2.4 Phuong phap nghién CU oo eeceeeseeseeeceeseeeeseeeeeeeceeeeaeeaeeeeeeees 13
2.5 Vị trí phân loại, hình thái chung, đặc điểm để phân biệt các
nhóm Ve bét chính (Oribatida, Gamasina, Uropodina và Acari khác) 15 2.6 VỊ trí phân loại, hình thái chung và dấu hiệu chuẩn loại Bọ nhảy
(®JI9a1JL)0 8 16
2.7 Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 17
2.7.1 Vị trí địa lí, địa hình c+2csceczxesrrreecee ¬—
2.7.2 Địa chất thổ nhưỡng 19
Trang 52.7.4 Tài nguyên động vật, thực vật và hoạt động của con người 20 2.7.4.1 Tài nguyên động vật và thực vật 20 2.7.4.2 Hoạt động của con người 22 Chương 3 KẾT QUÁ VÀ BÀN LUẬN .- 23
3.1 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé
(Microarthropoda) ở tầng rêu .s.ccS SE 23
3.1.1 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân
khớp Đó ©22¿©2S++2221522221122271112211122711221112212112111121211 2.11 ee 23 3.1.2 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại
cua Acari va Collembola 24 3.1.3 Nhận xét 25 3.2 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé (Microarthropoda) 6 tang thảm lá .225 511cc SẰ2 26 3.2.1 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân 970001 205 5 26
3.2.2 Câu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại
của Acari và CollermbOli -. ¿5< 5c 22 333 E333 23533411 EEzesserxee 27 3.2.3 Nhận Xét . ©22++22++2221112221122211122111 211.21 ee 28 3.3 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé (Microarthropoda) ở tầng tầng đất 2Q Hs 29 3.3.1 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân [000111 29
Trang 6xã Chân khớp bé theo tầng phan bé (tang đất, thảm lá, tầng rêu) 32 3.4.1 Sự thay đổi giá trị mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã
Chân khớp bé theo tầng phân bố (tầng đất, thảm lá, tang réu) 32 3.4.2 Sự thay đổi giá trị mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm
phân loại của Acari và Collembola theo tang phân bố 34
Trang 7DANH MỤC BÁNG
Bảng 2.1 Thời gian, số lượng mẫu định lượng Chân khớp bé đã phân
Bảng 3.1 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân
khớp bé ở tầng rêu -2-©22+2222EE2SEE2E1E2112213271E2712211 22121 Bảng 3.2 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại
của Acari ở tẦng rÊu 222221211 Sn SH SH HS S1 1111111122 xxe
Bảng 3.3 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại
của Collembola ở tầng rêu -2 2¿©©+£+E+EvEEEeSEEESEEEevEkerrrecee
Bảng 3.4 Cầu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé
ở tầng thảm lá Q Q0 1111111111111 2222125255515 5 nhu Bảng 3.5 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở tầng thảm lá S2 2222222252521 111 11111
Bảng 3.6 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại
của Collembola ở tầng thảm lá -2- 2 22+2E2+EE+2EE+EEe+EEvrrerrecee
Bảng 3.7 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân
khớp bé ở tầng đất -©-s 22222 22210211 211221102 re Bảng 3.8 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở tầng đất c1 HS HS HS TS nS TS 119021111111 xe
Bảng 3.9 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại
Trang 9DANH MỤC BIẾU DO
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ thành phần của 2 nhóm Acari và Collembola ở tầng rêu
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari (bên trái) và Collembola (bên phải) ở tầng rêu . . -
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ thành phần của 2 nhóm Acari và Collembola ở
tầng thám lá - 22 2<+2E+2EE22212211221121112112111211211.212211211 21c c0
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari (bên
trái) và Collembola (bên phải) ở tầng thảm lá
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thành phần của 2 nhóm Acari và Collembola ở
0 -
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari (bên
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Từ khi xuất hiện con người luôn thể hiện khát vọng chinh phục thiên
nhiên, khám phá vũ trụ Nên từ rất sớm con người đã luôn tìm tòi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh mình Trong những năm giữa thế ki XX, một chuyên ngành khoa học mới, nghiên cứu các nhóm sinh vật sống trong đất, cùng các hoạt động tương hỗ giữa chúng nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường nơi chúng sinh sống được hình thành gợi là Khoa học
sinh thái đất
Các hoạt động sống va vai trò của hệ động vật đất đã được các nhà
nghiên cứu tìm hiểu từ lâu, chúng có vai trò lớn trong việc phân hủy xác hữu
cơ, làm gia tăng sự khoáng hóa và mùn hóa, giúp tăng độ phì của đất và bảo vệ môi trường môi trường đất Chiếm hơn 90% tổng sinh khối sinh vật cạn và 50% tổng số loài động vật trên trái đất, động vật sóng trong đất được xem như là công cụ nhạy cảm, chỉ thị mức độ ảnh hưởng của các nhân tác đến môi trường đất (Vũ Quang Mạnh, 1993a) [8]
Trong hệ thống động vật đất, nhóm động vật Chân khớp bé với kích
thước cơ thể nhỏ bé (từ 0,1- 0,2 đến 2,0 - 3,0mm), mật độ từ hàng chục đến hàng trăm cá thể trên Im” Microarthropoda gồm hai nhóm chính: Ve bét (Acari) và Bọ nhảy (Collembola) Chân khớp bé còn tham gia tích cực vào quá trình tạo đất và làm sạch môi trường, chúng lại rất nhạy cảm với các thay đổi của điều kiện môi trường nên có vai trò quan trọng trong việc chỉ thị tính chất đất
Trang 12kiện môi trường Không những thế, Ve bét là một trong những nhóm động vật có khả năng bền vững trước các ảnh hưởng của nhân tác, nên chúng được chú ý nghiên cứu để đánh giá tác động của con người lên các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tác, nhằm đề xuất biện pháp bảo vệ, khôi phục, phát triển tài nguyên sinh vật và môi trường thiên nhiên
Đứng sau Ve bét về số lượng là Bọ nhảy (Collembola), đây là nhóm côn trùng bậc thấp, sống chủ yếu ở tầng thảm lá và lớp đất mặt của hệ sinh thái đất Trong quá trình sống của mình, Bọ nhảy hoàn trả cho đất các nguyên tố như Canxi, Cacbon góp phần thay đổi chất lượng axit mùn, cải tạo chất lượng đất Thức ăn của chúng gồm hạt phấn, cây họ Thông, mô lá cây đã phân hủy, vụn hữu cơ, xác động vật hoặc một số nhóm vi sinh vật khác
Nghiên cứu sinh vật đất góp phần quan trọng, giúp tìm hiểu các đặc tính sinh học đất và đặc điểm đa dạng của giới sinh vật nói chung Từ các nghiên cứu khu hệ sinh vật đất sẽ có những đề xuất xuất hiện góp phần cải tạo và làm tăng độ phì của đất, của đất hoang, của đất bạc màu, góp phần đánh giá các vùng địa lí tự nhiên, các vùng sinh thái, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp
Từ những nhận xét về vai trò, tầm quan trọng của nhóm động vật Chân khớp bé trong khoa học và ứng dụng thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về quần xã động vật Chân khớp bé
Bên cạnh đó, vườn Quốc gia Ba Vì ngoài sự nổi tiếng trong cả nước về vẻ đẹp hùng vĩ của phong cảnh tự nhiên còn là sự phong phú, đa dạng và độc đáo về hệ thống sinh vật, tài nguyên thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Ba Vì rất phong phú, đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ Hệ thực vật, hệ động vật, hệ sinh thái
rừng đặc trưng của khí hậu vùng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp Đã có rất
Trang 13Việc nghiên cứu đầy đủ các nhóm động vật (trong đó có động vật đất)
góp phần cung cấp những đữ liệu khoa học phục vụ cho công tác dự báo, kiểm soát, quản lý và khái thác bền vững tài nguyên môi trường đất
Xuất phát từ những vấn đề trên và trong khuôn khổ của một luận văn tốt
nghiệp, tôi chọn đề tài: “Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm Chân khóp bé (Microarthropoda) ở đai cao 400m của Vườn Quốc gia Ba
Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”
2 Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề cho nghiên cứu sau này
- Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc quần xã động vật Chân khớp bé
(Microarhtropoda) trong mỗi quan hệ với sinh cảnh và độ sâu đất ở Vườn Quốc gia Ba Vì
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp
bé (ÄMicroarthropoda) bao gồm hai nhóm chủ yếu là Acari va Collembola 6 3 tang phân bó: tầng rêu, thám lá, và tầng đắt (0 -10cm) 6 dai cao 400m ở Vườn Quốc gia Ba Vì
-_ Nghiên cứu cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari và Collembola ở 3 tang phan bố: tầng rêu, thảm lá, và tầng đất ở đai
Trang 14Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu nhóm động vật Chân khớp bé trên thế giới Sự phát triển của thực vật có ý nghĩa lớn lao đối với sự tồn tại của đời sống con người và động vật Trong khi đó sự phát triển của thực vật không chỉ phụ thuộc vào đinh dưỡng khoáng trong đất mà chủ yếu phụ thuộc vào quá trình phân hủy lớp xác thực vật và động vật Thảm thực vật không chỉ là một kho chứa dinh dưỡng cho cả hệ sinh thái mà còn là thành phần bắt buộc phải có trong đó Độ đa dạng của thảm thực vật quyết định độ đa dạng của cả hệ sinh thái Quá trình phân hủy xác hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của động vật đất Chính sự hoạt động của hệ động vật đất lại có ảnh hưởng quyết định tới độ sâu của tầng đất thông qua sự tạo độ am, sự khoáng hóa, từ
đó ánh hưởng tới độ thoáng khí và độ thắm của đất Như vậy, có thể nói chính
hệ động vật đất đã ảnh hưởng quyết định đến thành phần, tính chất của đất và
góp phần hoàn thành chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
Chiếm sinh khối chủ yếu trong đất là nhóm Chân khớp bé mà thành phần chủ yếu là Collembola và Acari Trên thế giới, nhóm động vật Chân
khớp bé đã được nghiên cứu và mô tả vào khoảng giữa thế ki XVII
Nghiên cứu của Krivolutsky (1978) cho thấy ở vùng đất thảo nguyên
của Liên Xô cũ, phức hợp Oribatida thay đổi về thành phần loài và độ phong phú theo sự phát triển của quá trình trồng rừng, điều này chứng tỏ có sự thay đổi nhất định điều kiện môi trường sống ở đất và tầng thảm lá rừng (Vũ Quang Mạnh, 2004) [13]
Hóa thạch đầu tiên của Bo nhay (Rhyniella paraecursor Hirst et
Trang 15đây khoảng 400 triệu năm (Palacois- Vargas, 1983) Một dạng hóa thạch khác: Protentomobrya walkeri Folsom, 1937 được phát hiện ở vùng Ban tích vào kỉ Paleozoi Chúng đều thuộc vào những họ mà hiện nay vẫn còn ton tại
trên thế giới Năm 1958, loài Collembola đầu tiên được Linnaeus mô tả ở
Thuy Dién la Podura viris Linnaeus Những năm sau đó cũng có nhiều tác giả quan tâm tới Microarthropoda, nhưng những công trình nghiên cứu của họ mới dừng đến mức độ mô tả loài mới như: Mũiller, 1876; Templeton, 1835; Böheman, 1865; Labblock, 1870; Schaffer, 1899: [17]
Khi nghiên cứu về vai trò phân hủy thảm vụn thực vật của Bọ nhảy, Simonov (1984) đã chứng minh sự tham gia của Collembola trong phân hủy lá rụng ở điều kiện thí nghiệm đã làm tăng cao chất lượng của mùn
Nhiều tác gia Edwards, Heath, 1963; Witcamp, Grossky, 1966; Cykaskenly, 1978, da xac nhan rang: Tốc độ phân hủy xác vụn thực vật có thể đạt tới hàng chục phần trăm, tức là cao hơn một ít sự đóng góp riêng của Collembola vào hệ thống năng lượng nhờ ảnh hưởng của chúng thông qua các quá trình phân hủy vi sinh vật
Cho đến nay, có hơn 700 loài Bọ nhảy đã được phát hiện và hàng năm có hàng chục loài mới được mô tả, bố sung Nhiều nhà khoa học nước ngoài tập trung đi sâu vào nghiên sinh thái, sinh học khu hệ Collembola Những nghiên cứu đó được công bồ và in trong nhiều tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước khác nhau
Công trình nghiên cứu “Khu hệ Collembola Châu Âu” của tác giả Gisin, 1969 và “Collembola Ba Lan trong mối liên quan với khu hệ
Collembola thé giới” của Stach (1947 — 1963) được coi là co ban va day du
nhất (Nguyễn Trí Tiến, 1995) [17]
Trang 16quan tới tất cả các kiêu đất, các thảm thực vật từ vùng đài nguyên lạnh giá, đến vùng xích đạo rậm rạp Kết quá điều tra của Stebaeva (1988) khẳng định trong mọi trường hợp, sự phân bố theo chiều thắng đứng của Bọ nhảy tương ứng chặt chẽ với cấu trúc và chế độ nước, không khí của đất và rất dễ bị thay
đổi đưới ảnh hưởng của các nhân tố bat ki Vì vậy, Collembola có thể làm chỉ
thị chính xác cho điều kiện của đất (Nguyễn Trí Tiến, 1995) [17]
Trong những năm gần đây, có nhiều hội nghị khoa học Quốc tế (Hội nghị Quốc tế về Động vật đất họp tại Aske Budejovice, tháng 7 năm 1990; Hội nghị Quốc tế về Động vật đất lần thứ 11 tai Jyvaskyla - Phan Lan thang 8 năm 1992) Nhiều tạp chí chuyên ngành đã công bố và đăng khá nhiều bài báo
về nhóm Chân khớp bé, chủ yếu khai thác theo hướng sử dụng chúng như
những chỉ thị sinh học cập nhật trong vấn đề khôi phục và bảo vệ độ phì nhiêu của đất, kiểm soát và bảo vệ môi trường đất, ngăn chặn sự phá hoại bởi các hoạt động nhân tác dưới mọi hình thức khác nhau hoặc sử dụng chúng như một trong những tác nhân sinh học, nâng cao chất lượng môi trường [4] 1.2 Tình hình nghiên cứu nhóm động vật Chân khớp bé ở Việt Nam
Ở Việt Nam, động vật Chân khớp bé đã được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ XX Ban đầu chỉ là những nghiên cứu lẻ tẻ của các tác giả nước ngoài kết hợp nghiên cứu cùng các nhóm sinh vật khác
Công trình nghiên cứu đầu tiên cua Denis va Delamare — Deboutlveille công bố năm 1948 đã mơ tả một số lồi Collembola thu thập ở một số điểm: Đà Nẵng, Tây Nguyên, Nha Trang
Trang 17Từ năm 1975, những nghiên cứu về nhóm Chân khớp bé đã được các
nhà khoa học Việt Nam tiến hành nghiên cứu khá đồng bộ ở nhiều vùng trong cả nước Chân khớp bé với hai nhóm chính là Ve bét và Bọ nhảy đã được hai nhóm nghiên cứu Vũ Quang Mạnh và Nguyễn Trí Tiến đi sâu nghiên cứu trên bình diện khu hệ và sinh thái học
Năm 1980, Vũ Quang Mạnh với công trình nghiên cứu về thành phần
phân bố, số lượng nhóm Microarthropoda ở một số kiêu sinh thái đồng bằng sông Hồng và rừng nhiệt đới Trong luận văn sau đại học của mình, tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên chính ảnh hưởng đến phân bố và biến động số lượng của hai nhóm Acari và Collembola ở đất [6]
Năm 1984, Vũ Quang Mạnh đã công bố kết quả nghiên cứu về thành
phần phân bố, số lượng nhóm Chân khớp bé ở vùng đất Cà Mau (Minh Hải)
va Từ Liêm (Hà Nội) [6]
Các nghiên cứu về cấu trúc nhóm Chân khớp bé theo các sinh cảnh, các đai cao khí hậu, theo các tầng thăng đứng trong đất (Vũ Quang Mạnh, 1982, 1989, 1990, 1993; Vương Thị Hòa, 1996; Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa,
Đỗ Huy Trình, 2002; Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, 2005; Đào Duy
Trinh, 2006 ) [1], [5], [7], [8], [9], [15] [23]
Vũ Quang Mạnh (1990), đã tong kết tất cả các công trình nghiên cứu về Microarthropoda ở Việt Nam cho đến thời điểm đó Tác giả rút ra kết luận về thành phần, đặc điểm phân bố, số lượng Microarthropoda, nêu một số quy luật sinh thái quyết định sự hình thành cấu trúc định tính và định lượng của quần xã Oribatida ở đất Đồng thời tác giả dan ra danh sách 117 loài Oribatida đã biết ở Việt Nam, cùng đặc điểm phân bố của chúng theo vùng địa lí, loại
đất và hệ sinh thái [7]
Trang 18sông Hồng (Từ Liêm — Hà Nội) cùng sự phân bố của chúng theo sinh cảnh, theo độ cao so với mặt biến, theo địa điểm va khoảng cách đến biển Đồng thời tác giả nêu lên mối quan hệ giữa Oribatida vùng đáo Cát Bà, vùng ven biển với Oribatida ở sâu trong đất liền [10]
Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (1995) giới thiệu danh sách 140 loài và
phân loài Oribatida ở Việt Nam, đồng thời phân tích đặc điểm của chúng [1 I]
Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (2002) có nhận xét cấu trúc quần xã Ve giáp ở hệ sinh thái đất có liên quan rõ rệt với sự suy giảm của cây gỗ rừng Nó có thể được xem xét và đánh giá như một đặc điểm sinh học, chi thị quá trình diễn thế của thảm rừng Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam nói chung Mặt khác có sự thay đổi đặc điểm đa dạng thành phần loài của quần xã Ve giáp theo chiều thẳng đứng, từ thảm rêu quanh thân cây và vụn thực vật, nằm trên mặt đất từ 0 — 100cm, cho đến lớp thảm lá rừng phủ trên mặt đất, lớp đất mặt từ 0 — I0cm và lớp đất sâu 11 — 20cm ở hệ sinh thái rừng Tam Đảo Chỉ
số này có thê được xem xét như một chỉ thị sinh học các diễn thế ở hệ sinh
thái rừng Việt Nam [12]
Phan Thị Huyền, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Đặng Việt Hà, Đặng Thúy Hiền, 2004, bước đầu ở hệ sinh thái rừng vườn quốc gia Ba Vì đã xác định được 25 loài Ve giáp, thuộc 12 họ Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi trong cấu trúc quần xã Ve giáp có liên quan đến đai cao khí hậu của vùng nghiên cứu Mật độ quần thể Ve giáp ở các sinh cảnh tự nhiên, như rừng tự nhiên và rừng nhân tác tương ứng gặp 3090 và 2200 cá thể trên Im” mặt
đất là nhỏ hơn so với sinh cảnh nhân tác, như trắng có xen cây bụi và đất canh
tác, tương ứng gặp 8247 và 7580 cá thể trên ImẺ mặt đất [3]
Trang 19vé mat d6 quan x4 Microarthropoda va Acari Mật độ của Acari đạt lớn nhất ở hệ sinh thái rừng của đai cao 900m, còn ở dai cao 1300m va 450m, số lượng cá thể không đồng đều [13]
Năm 2005, Vũ Quanh Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm nghiên cứu đặc trưng
phân bố và tính chất địa động vật của khu hệ Ve giáp (Acari) ở Việt Nam Khu hệ này hiện biết với 158 loài, thuộc 46 họ mang tính chất Ấn Độ - Mã
Lai và thuộc vùng địa động vật đông phương Khu hệ Ve giáp Việt Nam có tính chất chuyên biệt cao, với 76 loài (chiếm 48,10%) chỉ mới phát hiện ở
riêng lãnh thổ Việt Nam [14]
Cùng với Oribatida, nhóm Bọ nhảy (Insecta: Collembola) từ những năm giữa thế ki XX qua các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài Sau đó Collembola đã được đi sâu nghiên cứu về thành phần loài, cấu trúc quần xã theo dải độ cao, theo mùa, theo độ sâu đất, theo loại đất và theo các kiểu hệ sinh thái một cách có hệ thống của các nhà nghiên cứu trong nước
Năm 1995, Nguyễn Trí Tiến đã hoàn thành công trình nghiên cứu: “Một số đặc điểm cấu trúc của Bọ nhảy (Collembola) ở các hệ sinh thái Bắc Việt Nam” Trong công trình 113 loài Bọ nhảy được liệt kê thuộc 61 giống, 16 họ của 4 phân bộ Tác giả đề xuất việc sử dụng Collembola như một công
cụ kiểm tra sinh thái khi đánh giá chất lượng đất và như một chỉ thị sinh học
tốt để đánh giá mức độ tác động của con người đến môi trường đất và mức độ ô nhiễm đất bởi các yếu tố ngoại cảnh [17]
Kiều Bích Thủy (1998) bổ sung thêm 12 loài và 8 giống mới cho khu
hệ Bọ nhảy Việt Nam [16]
Trang 20Nguyễn Trí Tiến (2003) khi nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phân bón với công thức khác nhau đến nhóm Bọ nhảy ở đất bạc màu (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã ghi nhận được có 44 loài Bọ nhảy thuộc 27 giống, 12 họ Bọ
nhảy phân bố tương đối đồng đều ở cả hai độ sâu đất (0 — 10cm va 11 -
20cm), mật độ trung bình (cá thể/m”) Bọ nhảy đao động từ 26570 đến 30000
cá thể/m” Có 5 loài Bọ nhảy có khả năng sống thích hợp trong đất bạc màu là: I punctiferus, X humicola, C thermophilus, S bothrium va B parvula Trên đất bạc màu, khi đất được đầu tư các loại phân bón và sản phẩm phụ nói chung đều làm tăng số lượng loài, mật độ và thay đổi sự phân bố của Bọ nhảy
theo độ sâu đất, thay đơi các nhóm lồi ưu thế và phố biến [19]
Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sự đa dạng của động vật đất đã được Nguyễn Trí Tiến và cộng sự điều tra ở vùng trồng chuyên canh rau Gia Xuyên, Gia Lộc, Hải Dương (2004 — 2006), ở vùng chuyên trồng lúa của 5
huyện của Nam Định (2005 — 2007), ở đất trồng đậu tương xã Bảo Hiệu, Yên
Thủy (Hòa Bình) (2004 — 2005) của Phạm Đức Tiến cùng cộng sự cũng đã đi đến kết luận: phân bón vi sinh có tác động tích cực tới hệ sinh vật đất, tới Bọ
nhảy, làm số lượng loài ưa thích với loại phân bón này gia tăng số lượng, nhưng mặt khác thì phân vi sinh và cách chăm sóc cây trồng theo IBM cũng
làm giảm tính đa dạng loài, giảm tính đồng đều của cả quần xã (Nguyễn Trí
Tiến, Nguyễn Thị Thu Anh, 2006, 2008; Nguyễn Trí Tiến và cộng sự, 2007)
[20] [21] [22]
Trang 21của Oribatida là có quan hệ rõ rệt nhất với sự suy kiệt thảm thực vật ở vùng
rừng thi tran Tam Dao” [1]
Nhìn chung trong những năm gần đây, Chân khớp bé đã được điều tra nghiên cứu ở nhiều địa phương trong cả nước, các địa điểm nghiên cứu thuộc nhiều hệ sinh thái khác nhau, tập trung chủ yếu vào Vườn quốc gia, các Khu
bảo tồn thiên nhiên Tuy nhiên, do đặc điểm cư trú phân tán, gắn bó chặt chẽ
với điều kiện sinh thái của nơi sống cụ thể, nên việc điều tra nghiên cứu vê khu hệ, sinh thái của nhóm này cần được tiến hành liên tục, rộng khắp nhằm bổ sung đầy đủ hơn những dẫn liệu mới về thành phần loài cũng như đặc
điểm cư trú của chúng, mở ra khả năng khai thác những mặt lợi ích từ chúng
Trang 22Chương 2
ĐÓI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về nhóm động vật Chân khớp bé
(Microarthropoda) 6 dai cao 400m thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội, trong đó phân tích chủ yếu các đại diện thuộc hai nhóm:
Nhom Ve bét (Acari) thuéc lop Hinh Nhén (Arachnida), phan nganh C6 kim (Chelicerata), nganh Chan khép (Arthropoda) gồm các nhóm phân loai nho sau: Oribatida, Gamasina, Uropodina, Acari khac
Nhóm Bọ nhảy (Colembola) thuộc phân lớp Sâu bọ hàm ấn (Enfognatha), lớp Sâu bọ (Insecta), phan nganh Co ống khí (?racheaia), ngành Chân khớp (Arthropoda) gém các nhóm phân loại nhỏ sau: Poduromorpha, Entomobryomorpha, Symphypleona
2.2 Thời gian nghiên cứu
Tôi tiến hành thu mẫu 2 đợt: đợt I vào tháng XI năm 2009 và đợt 2 vào tháng IV năm 2010
2.3 Địa điểm nghiên cứu
Các đợt thực địa thu mẫu được thực hiện tại đai cao 400m của Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội Mẫu động vật được thu theo ba tầng phân bố: Tầng
Trang 23Bảng 2.1 Thời gian, số lượng mẫu định lượng Chân khớp bé đã phân tích ằng phân bố | Tầng _ 4x | Tầng đất z Ặ Thời gian rêu Thám lá | 10cm) | Tông sô thu mau XI/2009 5 5 5 15 (mùa khô) IV/2010 5 5 5 15 (mùa mưa) Tong sé 10 10 10 30 2.4 Phương pháp nghiên cứu * Ngoài thực địa:
Thu mẫu định lượng theo phương pháp chuẩn của Ghilarov (1975) thứ tự theo chiều thắng đứng như sau:
Mẫu rêu bám trên các cây gỗ rừng, xác vụn thực vật ở trên mặt đất nằm ở độ cao từ 0 - 100cm trên mặt đất, mẫu thu là số rêu thu gom trung bình từ 250gr đến 500gr/mẫu, sau đó tính trung bình số lượng cá thêể/lkg
Mẫu thảm lá rừng phủ trên mặt đất, mẫu định lượng là tất cả lá mục, cành cây, xác hữu cơ phủ trên mặt đất có diện tích 20x20cm, sau đó tính trung
bình số lượng cá thể /Im? diện tích
Mẫu đất định lượng được lấy ở độ sâu 0 - 10em Kích thước của mỗi mẫu thu là 5x5x10em, diện tích bề mặt tương ứng là 25cm’
Trang 24* Trong phòng thí nghiệm:
Các mẫu thu ở thực địa về cho vào ray, dat trên phéu, tach dong vat ra khỏi dat theo phuong phap phéu loc “Berlese —Tullgren”
+ Cấu tạo phéu loc Berlese-Tullgren:
Phễu bằng thủy tỉnh, có chiều cao 30cm, đường kính miệng 25cm,
đường kính vòi 1,5cm Bộ phễu được đặt trên giá gỗ, vòi phễu gắn với ống
nghiệm chứa dung dịch định hình formol 4% để hứng mẫu Mẫu đất đặt trong các rây lọc hình trụ, có lưới lọc bằng nilon, đường kính lỗ đưới 1x1mm, đường kính rây lọc 15cm với thành bằng kim loại cao 5cm
+ Đặt mẫu:
Trước khi đặt mẫu phải đảm bảo phếu lọc, rây lọc sạch, không có bụi hoặc vật khác bám vào Đặt phễu lên giá, đáy phễu gắn với ống nghiệm chứa dung dịch định hình formol 4% Trong ống nghiệm có nhãn ghi đầy đủ ngày, tháng, địa điểm lấy mẫu
+ Thời gian lọc mẫu:
Với điều kiện trong phòng thí nghiệm, trong khoảng từ 5 - 7 ngày đêm là có thể thu được các ống nghiệm ra khỏi phễu, dùng bông nút miệng ống lại cho vào bình miệng rộng có chứa formol 4% để bảo quản khi chưa phân tích
* Phân tích mẫu và xử lý só liệu:
Đặt giấy lọc lên phễu thủy tinh, rồi đỗ riêng vào mỗi ống nghiệm đã thu mẫu trên giấy lọc Sau khi đã lọc hết nước đặt tờ giấy lọc có chứa động vật vào hộp lồng Petri để phân tích dưới kính lúp 2 mắt, dùng kim nhặt riêng từng nhóm phân loại và đếm số lượng, đối với Ve bét và Bọ nhảy chúng tôi tách
riêng thành các nhóm sau:
Trang 25Bọ nhảy gồm có: Poduromorpha (kí hiệu: P), Entomobrymorpha (kí hiệu: E), Symphypleona (kí hiệu: S)
Mỗi ống nghiệm đựng mẫu đều có nhãn ghi lại các thông số và nút bằng bông không thấm nước Để giữ mẫu được lâu không bị ròn, nát cần bổ
sung vào dung dịch định hình vài giọt Glyxerin
Số liệu được tính toán quy ra mật độ trung bình (số lượng cá thê/m” đất
hay số lượng cá thể/kg rêu) | wl Jt Tok TP |
Hình 2.1 Phễu lọc “Berlese —Tullgren” và đĩa Petri để phân tích mẫu
2.5 Vị trí phân loại, hình thái chung, đặc điểm để phân biệt các nhóm Ve
bét chính (Oribatida, Gamasina, Uropodina, Acari khác) - VỊ trí phân loại (theo Vũ Quang Mạnh, 2004):
Ve bét thuộc: Ngành Chân khớp (Arthropoda), phan nganh Co kim (Chelicerara), lớp Hinh nhén (Arachnida)
- Hinh thai chung cua Ve bét (Acari):
+ Ở đa số dai diện, thân nối liền thành một khối, không tách thành các phần riêng biệt Tuy nhiên, ở một số đại diện khác phần ngực và phần bụng
dính liền thành một khối, phần đầu tách riêng khỏi thân
+ Thân có chân xúc giác (Pedipaldi) tương đối ngắn Đầu mang hai đôi
phần phụ (kìm và chân xúc giác), tách riêng khỏi cơ thể Đốt bàn chân có lông cứng hoặc mềm, phân biệt rõ ràng
Trang 26
- Đặc điểm phân biệt các nhóm Ve bét chính: Oribatida, Gamasina, Uropodina, Acari khac
+ Nhóm Oribatida: Vỏ cơ thể chuyên thành cứng hoặc tạo thành vỏ bọc cứng Có đôi lông đặc biệt trước cơ thể (gọi là Trichobotri) Không có gai cứng ở đốt bàn chân, cơ thể thường sẫm màu
+ Nhóm Gamasina: Vỏ cơ thể mềm Thường không có màu sắc, có 4 cặp chân dài, có một đôi lỗ thở nằm giữa cơ thể, một đôi lỗ thở nằm giữa gốc chân 2 và 3 Cơ thể có hình Ovan
+ Nhóm Uropodina: Vỏ cơ thể mềm, hình dạng thân đẹp theo hướng lưng bụng Cơ thể có đạng hình đĩa bay hay hình con rùa
+ Nhóm Acari khác: tất cả các nhóm Ve bét khác còn lại, ngoài 3 nhóm trên chúng tôi xếp chung vào nhóm này
2.6 Vị trí phân loại, hình thái chung và dấu hiệu chuẩn loại Bọ nháy (Collembola)
- Vị trí phân loại (theo Thái Trần Bái, 2001):
Bọ nhảy (Collembola) thuộc: ngành Chân khớp (4z/hropoda), phan nganh Co éng khi (Tracheata), l6p Sau bo (Insecta), phân lớp Sâu bọ hàm ẩn (Entognatha)
- Hinh thai chung (theo Nguyén Tri Tién, 1998) [18]:
+ Kích thước: Đa số Bọ nhảy có kích thước khoảng 0,3 - §mm chiều dài thân, một số đại diện có chiều dài đến 5 - mm (Morulila, Tomocerus ) và một số loài khác có kích thước rất nhỏ 0,2 - 07mm (Neelidae) Co thé chia 3 phan: đầu, 3 đốt ngực và 6 đốt bụng
+ Đầu với các cặp râu phân đốt từ 4 - 6 đốt Đầu có cơ quan thụ cảm ở đốt râu thứ 3 và ở gốc râu Cơ quan miệng kiểu hàm trong Đôi hàm trên và hàm đưới nằm trong hốc miệng
Trang 27+ Phần bụng: Mặt bụng của đốt bụng 3 có quai móc gồm phần gốc và hai nhánh bên ngắn, trong đó có từ I- 4 răng Chạc nhảy là phần phụ ở mặt bụng của đốt bụng 4 (cơ quan giúp Collembola vận động) Mặt bụng của đốt bụng 5 có lỗ sinh dục, ở con cái là một khe hở nằm ngang, ở con đực là một khe dọc ngắn Đốt bụng 6 thường mang 1 cặp gai hậu môn, đôi khi số lượng
có thể nhiều hơn 2
- Đặc điểm phân biệt các nhóm Collembola:
+ Poduromorpha: Co thé dài, các đốt ngực và bụng phân cách rõ ràng Đốt ngực 1 không tiêu giảm, nhìn thấy rõ theo hướng lưng - bụng, phần trước đốt có một số lông Chạc nhảy nếu có thì thẳng và ngắn Bề mặt cơ thể thô, râu ngắn
+ Entomobryomorpha: Đốt ngực 1 tiêu giảm, bị phủ một phần hay toàn bộ dưới đốt ngực 2, mặt lưng không có lông Chạc nhảy thường dài Bề mặt
cơ thể nhẫn, râu dải
+ Symphypleona: Râu dài bằng hay hơn đường kính đầu Mắt và lông rung cảm giác luôn luôn có Thân chạc nhảy nguyên vẹn, không phân đoạn 2.7 Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.7.1 Vị trí địa lí, địa hình
Vườn Quốc gia Ba Vì nằm ở trung tâm núi Tản Viên, Ba Vì, nằm trên
địa bàn 16 xã thuộc 5 huyện là: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc thành phố
Hà Nội và huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 50km về phía tây theo trục đường Láng - Hòa lạc, có tọa độ địa lí 20°55°
dén 21°07’ vĩ độ Bắc, 105°18? đến 105'25° kinh độ Đông
Ba Vì là vùng núi cao trung bình nằm ở rìa tây đồng bằng Bắc Bộ với 3 đỉnh núi cao nhất là: đỉnh Vua 1296m, đỉnh Tản Viên 1227m và đỉnh Ngọc
Hoa 1131m và một số đỉnh thấp hơn là: Hang Hùm 776m, Gia Dê 714m
Trang 28cao, với độ dốc trung bình 255, từ cốt 400 trở lên độ dốc trung bình là 35s và
cao hơn, thậm chí có nơi lộ ra các vách dựng đứng
Khu phục hồi vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong vành đai từ 100m đến 400m trong vùng rừng thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp Phía dưới tiếp
giáp địa phận 7 xã miền núi: Yên Bài, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang thuộc huyện Ba Vì Sơn Tây Hà Nội * Đường Lắng - Hoà Lạc Tinh Hoa Binh Cho din;
Trang 292.7.2 Dia chất thé nhudng
Theo tài liệu nghiên cứu dia chất, địa mạo khu vực Ba Vì của khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005) và kết quả điều tra lập địa bổ sung năm 2008 cho thấy: Nền địa chất khu vực có phân vị địa tang cé nhat thudc cdc dé bién chat tudi Proterozoi, cd thé tong hợp theo các nhóm đá điển hình sau:
- Nhóm đá macma kiềm và trung tính: điển hình có đá Diorit
- Nhóm đá trầm tích: Cát kết, phiến thạch sét, cuội kết hình thành từ đá
gốc macma kiềm và trung tính Nhóm đá này khi phong hoá tạo thành loại đất khá màu mỡ
- Nhóm đá biến chất: gồm đá Diệp thạch kết tinh, Diệp thạch xerit - Nhóm đá vôi phân bó khu vực núi Chẹ, xóm Mít, suối Ma
Với thành phần đá mẹ rất phong phú và đa dạng đã hình thành nên nhiều loại đất khác nhau:
- Đất Feralit mùn vàng nhạt: Phân bố ở đai cao 700m trở lên, phát triển trên đá macma kiềm và trung tính
- Đất Feralit đỏ vàng: Phân bố ở độ cao đưới 700m, phát triển trên đá
macma kiềm, trung tính, và các loại đá khác
- Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất phù sa mới, phù sa cũ, đất sườn tích, lũ tích, sản phẩm hỗn hợp, phù hợp với canh tác nông nghiệp
2.7.3 Khí hậu và thủy văn
Trang 30phân bố không đều trong năm, tập trung vào tháng 7, 8 Độ âm không khí
86,1%
- Thủy văn: Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng
nguồn Núi Ba Vì và Núi Viên Nam Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo
hướng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và đốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà
Sông Đà chảy dọc phía Tây núi Ba Vì, mức nước sông năm cao nhất 20m, năm thấp nhất 7,7m so với mức nước biến, sông rộng cùng với hệ suỗi khá dày như suối Ôi, suối Ca, suối Mít, suối Ba Gò, suối Xoan Bên cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, Cóc Cua và các hồ chứa nước khác có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân Đồng thời tạo nên không gian thắng cánh tuyệt đẹp phục vụ nhu cầu du lịch và thắng cảnh cho du
khách
2.7.4 Tài nguyên động vật, thực vật và hoạt động của con người 2.7.4.1 Tài nguyên động vật và thực vật
Tài nguyên thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Ba Vì rất phong phú, đa dạng,
khí hậu trong lành, mát mẻ Hệ động thực vật, hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu vùng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp
e_ Tài nguyên thực vật
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bố sung năm 2008, cho tới nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ Như vậy qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn So với kết
Trang 31Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản địa của Việt Nam - Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn Đáng chú ý là ở đây đã có tới 5 chi, 5 loài thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), 6 loài thuộc họ Chè (7heacae), 3 chỉ, 19 loài thuộc họ Dé (Fagaceae) nhiều hơn số chỉ cùng họ ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (nơi có diện tích lớn gấp 10 lần, ngược lại số chỉ có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu (Điz£erocapaceae) lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì
Có những thực vật chỉ có ở núi Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lòi Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá Ba Vì v.v Núi Ba Vì còn có hàng trăm loài cây được liệu quý mà người Mường, người Dao hàng năm vẫn thu hái để làm thuốc chữa bệnh Thực vật cây thuốc Vườn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (4sarưm maximum), Huyết dang (Sargentodoxa cuneaia), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu him (Tacca chantrieri), Hoang ding (Fibraurea tinctoria)
Tham gia vao thanh phan thực vật ở đây còn có một loài thực vật tàn di (hoá thạch sống) của Kỷ Đệ Tam, qua thời kỳ băng hà còn sót lại như: Các loai Quyét than gé nhu: Gymnosphaera gigantea (Wall ex Hook) va cac loai thực vật Hạt trần Calocedrus macrolepis, Podocarpus neriifolius D Don, Cepbalotaxus mannii Hooker, Amentotaxus lam tăng thêm tính da dang va phong phú của hệ thực vật
e _ Hệ động vật
Trang 32Gà lôi trắng, Báo gam, Báo hoa, Cu chồn bạc má, Gấu ngựa, Sơn dương, Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Sóc đen
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, ứng dụng thực tế của các nhà khoa học, sinh viên, học sinh, tại độ cao cốt 400m của Vườn Quốc gia Ba Vì đang hình thành nên những khu vườn chim, vườn thuốc, vườn xương rồng, vườn cây mẫu để góp phần bảo tồn nguồn gen của 117 loài tre trúc, 70 loài cau dừa, 1200 loài xương rồng và rất nhiều cây chỉ có ở nơi đây
2.7.4.2 Hoạt động của con người
Theo ước tính trong năm 2008, tổng dân số vùng đệm của vườn quốc gia Ba Vì là 89928 người, đa số là dân tộc Mường 69547 người phân bố cả ở
16 xã, chiếm 77,3%; dân tộc Kinh 20,4%; dân tộc Dao 2,15%, dân tộc Thái
0,15%
Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số chủ yếu là làm nông nghiệp Theo báo cáo của các địa phương hiện còn 2121
hộ nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng, xã Khánh Thượng là xã có tỷ lệ
nghèo nhiều nhất Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chưa được chú trong (Nguén số liệu do các UBND các xã, huyện cung cấp năm 2008)
Trang 33Chuong 3 KET QUA VA BAN LUAN
3.1 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần quần xã Chân khớp bé (Microarthropoda) ở tầng rêu
3.1.1 Cấu trúc mật độ và tÿ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé
Bảng 3.1 trình bày cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé ở tầng rêu Bảng 3.1 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé ở tầng rêu Chân khép bé (Microarthropoda) 2 Tong ` Acari Collembola Tang , Mật độ Mật độ Mật độ phân bô trung bình % | trung bình % |trungbình| % (ca thé/kg) (ca thé/kg) (cá thé/kg) Tang réu 144 58,32 104 41,68 248 100
Kết quả ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
Mật độ trung bình của quần xã Chân khớp bé là 248 cá thể/kg rêu Trong đó, MĐTB của Acari là 144 cá thể/kg rêu (chiếm 58,32% tổng số cá
Trang 343.1.2 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari
và Collembola
Bảng 3.2 và 3.3 trình bày cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari và Collembola ở tầng rêu
Bảng 3.2 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại
cua Acari 6 tang réu À Acari Tâng —— - - - ha Oribaitda Acari khac | Gamasina | Uropodina Tong an P , | MD MD MD MD MD bo % % % % % TB TB TB TB TB Tang ˆ 82 | 57,06 | 36 | 24,93} 20 | 14,13) 6 |3,88| 144 | 100 rêu
Bang 3.3 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại
của Collembola ở tầng rêu x Collembola Tang phan | Poduromorpha | Entomobryomorpha | Symphypleona Téng bo MDTB | % MDTB % MDTB| % |MĐTB | % Tần B ˆ 67 64,73 20 18,99 17 1628| 104 | 100 réu
Từ bảng 3.2, 3.3 và biểu dé 3.2 cho thấy :
e_ Đối với Acari:
MĐTB của mỗi nhóm phân loại của Acari giảm dần theo thứ tự: Cao nhất là Oribatida với 82 cá thé/kg rêu (chiếm 57,06%), sau đó là Acari khác với 36 cá thể/kg rêu (chiếm 24,93%), tiếp đó là 20 cá thể/kg rêu (chiếm
Trang 35e_ Đối với Collembola:
MĐTB của mỗi nhóm phân loại của Collembola giảm dần theo thứ tự:
MĐTB của Poduromorpha là cao nhất với 67 cá thể/kg rêu (chiếm 64,73%), sau đó đến Entomobryomorpha với 20 cá thể/kg (chiếm 18,99%), cuối cùng là Symphypleona chỉ có 17 cá thể/kg (chiếm 16,28%)
14,13% 3,88% 16,27%
24,93% 57,06% 18,99% 64,73%
EO BA? NG BU HP HE Bồ
Biểu đồ 3.2 Tý lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari (bên trái) và Collembola (bên phải) ở tầng rêu
3.1.3 Nhận xét
MĐTB của quần xã Chân khớp bé ở tầng rêu đạt 248 cá thể/kg rêu,
trong đó Acari là nhóm có MĐTB cao hơn so với Collembola
Trong nhóm Acari, Oribatida là nhóm phân loại chiếm ưu thế về số
lượng và tỷ lệ thành phần, Uropodina là nhóm phân loại có số lượng cá thể
thấp nhất (chi dat 6 ca thé/kg rêu)
Trang 363.2 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé
(Microarthropoda) 6 tang tham la
3.2.1 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần quần xã Chân khớp bé
Bảng 3.4 trình bày cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của quần xã Chân khớp bé ở tầng thảm lá Bảng 3.4 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé ở tầng thám lá Chân khớp bé (Microarthropoda) - Tong Tang Acari Collembola phan Mật độ Mật độ Mật độ
bô trung bình % trung bình % | trung bình %
(cá thê/m”) (cá thêm”) (cá thêm”) Tâng
858 65,05 461 34,95 1319 100 thảm lá
Kệt quả ở bảng 3.4 va biéu do 3.3 cho thay:
MĐTB của quần xã Chân khop bé la 1319 ca thé/m’ Trong do, MDTB của Acari là 858 cá thê/m” (chiếm 65,05%) nhiều hon 1,87 lần giá trị MĐTB
của Collembola 461 cá thể/m” (chiếm 34,95%) Collembola 34,95% Acari 65,05% Biểu đồ 3.3 Tý lệ thành phần cúa 2 nhóm Acari và Collembola ở thám lá
Trang 37
3.2.2 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari
và Collembola
Bảng 3.5 và bảng 3.6 trình bày cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari và Collembola ở tầng thảm lá
Bảng 3.5 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở tầng thảm lá Acari Tang hâ Oribatida — Acari khac _ Gamasina ; Uropodina ; Tong : phan k MD MD MD MD MD bo % % % % % TB TB TB TB TB Tham l 435 |50,70| 195 |22,73| 183 |21,433| 45 |5,24| 858 | 100 a Bảng 3.6 Cấu trúc mật độ và tÿ lệ thành phần các nhóm phân loại của Collembola ở tầng thảm lá x Collembola Tang phan | Poduromorpha | Entomobryomorpha | Symphypleona Tong bo MĐTB| % MĐTB % MĐTB % |MDTB| % Tham l 278 | 60,30 93 20,17 90 19,53 | 461 100 a Kết quả 6 bang 3.5, bang 3.6 va biéu đồ 3.4 cho thấy:
e_ Đối với nhóm Acari:
MĐTB của Oribatida có giá trị cao nhất với 435 cá thể/m” (chiếm 50,70%), tiếp đó là Acari khác với 195 cá thểm” (chiếm 22,73%) và
Gamasina với 183 cá thể/m” (chiếm 21,33%), Uropodina có giá trị MĐTB
Trang 38e_ Đối với Collembola:
MĐTB của Poduromorpha có giá trị cao nhất 278 cá thể/m” (chiếm 60,30%), hai nhóm phân loại còn lại (Entomobryomorpha và Symphypleona)
có giá trị MĐTB thấp hơn và chiếm tỷ lệ tương đương nhau (tương ứng:
Entomobryomorpha 93 cá thể/m” (chiếm 20,17%), Symphypleona 90 cá thể/mŸ (chiếm 19,53%)) 21,33% 24% 145 œ® = ot 60,30% 22,73% 50,70% 20,17% BO BA#t NG BU oP BE Os
Biểu đồ 3.4 Tÿ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari (bên trái)
và Collembola (bên phải) ở tầng thảm lá 3.2.3 Nhận xét
Quần xã Chân khớp bé ở tầng thảm lá có giá trị MĐTB là 1319 cá thé/m’, trong đó nhóm Acari chiếm gần gấp đôi về số lượng so với nhóm Collembola
Trong nhóm Acari, Oribatida vẫn là nhóm phân loại chiếm ưu thế, đóng góp hơn 50% giá trị về số lượng cá thể so với ba nhóm phân loại còn lại
Uropodina là nhóm phân loại có giá trị MĐTB và tỷ lệ thành phần thấp nhất
Trong nhóm Collembola, giá trị MĐTB được chia thành hai lớp giá trị: lớp giá trị cao thuộc về nhóm phân loại Poduromorpha (với việc đóng góp số lượng cá thể gấp 3 lần so với hai nhóm phân loại còn lại) và lớp giá trị thấp
Trang 393.3 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé
(Microarthropoda) ở tầng đất
3.3.1 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần quần xã Chân khớp bé
Bảng 3.1 trình bày cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé 6 tang dat (0-10cm) Bảng 3.7 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần quần xã Chân khớp bé ở tầng đất Chân khớp bé (Microarthropoda) 2 Tong Tầng Acari Collembola phân bố Mật độ Mật độ Mật độ
trung bình % trung bình % trung bình % (ca thé/m’) (ca thé/m’) (ca thé/m’)
Tang dat 3800 50,26 3760 49,74 7560 100
Kết quả ở bảng 3.7 va biéu dé 3.5 cho thấy:
Trang 403.3.2 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari
và Collembola
Bảng 3.8 và bảng 3.9 trình bày cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari và Collembola ở tầng đất
Bảng 3.8 Cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần các nhóm phân loại của Acari ở tầng đất ` Acari Tang _ phân Oribaitda Gamasina Acari khác Uropodina Tông k MD MD MD MD MD bo TB % TB % TB % TB % TB % Dat | 2600 | 68,42 | 600 | 15,79} 520 | 13,68| 80 | 2,11 | 3800 | 100 Bang 3.9 Cấu trúc mật độ và tý lệ thành phần các nhóm phân loại của Collembola ở tầng đất x Il l Tầng Collembola phân | Poduromorpha | Entomobryomorpha | Symphypleona Tổng bố MĐTB| % MDTB % MDTB| % |MDTB| % 1920 | 51,06 920 24,47 920 | 24,47 | 3760 | 100
Kết quả 6 bang 3.8, bang 3.9 va biéu đồ 3.6 cho thấy:
© Doi véi Acari
MĐTB của Oribatida có giá trị cao nhất 2600 cá thể/m” (chiếm
68,42%), tiếp đó là sự đóng góp tương đương nhau của hai nhóm phân loại: