NGUYÉN NGỌC BIÊN
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY HỌC CHƯƠNG III, PHAN BA - SINH HỌC 10 THPT THEO CHUAN KIEN
THỨC, KỸ NĂNG
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học
Người hướng dẫn khoa học ThS Đỗ Thị Tố Như
Trang 2Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
LOI CAM ON
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành dé tài này tôi đã nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của ThS Đỗ Thị Tố Như, cùng sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Sinh học — khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2; sự giúp đỡ động viên của gia đình và bạn bè
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý báu đó
Trong quá trình nghiên cứu, vì thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp tận tình của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đề đề tài của tơi hồn thiện hơn
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2011 Sinh viên
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Biện pháp thực hiện dạy học chương III, phần ba — Sinh học
10 THPT chương trình cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi đưới sự hướng dẫn của ThS Đỗ Thị Tố Như
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính chính xác,
khách quan, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nêu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 nam 2011
Sinh viên
Trang 4Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN MỤC LỤC PHẢN MỘT: MỞ ĐẦU .2- 25-252 EES2E 2112212211211 211 2111 1 1 Lí đo chon dé ti eeeccsseeccessseeeessssneecerssneeeessssnmeecerssneeecessnneetessee 1 P0 t0i812n1 90 01 2
3 Giả thuyết khoa hỌc 2 2+ 2 ©E2+E2EE2E22E2E212717127171211 21-111 xex 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2-2 ©-2+22E2+E2EEEEEE2212212232122121 2 creE 2
5 Nhiém vu nghién COU oo 3
6 Phương pháp nghiÊn CỨU << S411 E912 E1 E1 1191 11 ri, 3 7 Những đóng góp mới của để tài -s- 265cc 2x 2t 2221211211 cre, 4
PHẦN HAI: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU -©ccccsccxccere 5 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học môn Sinh
học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 2-2 ©s©xz+£+Exevrxcrxrrrs 5
Ineu vn na an 5 1.1.1 Thực hiện việc dạy học Sinh học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
ở trường phổ thông ¿2© 2+SE+ESE92E22392152121271221221E1121211 2111 1xe 5 1.1.2 Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng 7 1.1.3 Mốt số phương pháp dạy học tích cực hỗ trợ dạy học theo chuẩn S084: NNnẽ 9
1.2 Co sO thure on nh a 11
1.2.1 Muc ti@u Git tra cccccccccccsssesssssssssesssesseesssessssssssesseesseesseessssessecsseees 11 1.2.2 Phương pháp điều tra cecceccccccssseessessecssesssessessesssessecssesseeseessessseeses 11 1.2.3 Két qua didu tra oecceeccccccccesssssesssesseessesssessesssessesssssessscssesssessecseeess 11 Chương 2: Biện pháp thực hiện dạy học chương II, phần ba —
Sinh học 10 THPT chương trình cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ
2.1 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phô thông 13
Trang 52.1.2 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương III: “Virus và bệnh truyền 2.2 Phân tích cấu trúc - nội dung chương III, phần ba — Sinh học 10 chương trình cơ bản
2.2.3 Mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức của chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung trong SGK của chương - - 5c ++c se +scs+essesss 17
2.2.4 Phân tích nội dung từng bài trong chương -«<++ 19
2.2.5 Quy trình thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 33
2.2.6 Thiết kế giáo án một số bài thuộc chương III, phần ba — Sinh
000100021015 36
Trang 6Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa CNH - HDH Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo khoa SGK
Trang 7PHAN MOT: MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công
nghệ đã đem lại nhiều thành tựu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra
lượng của cải vật chất không lồ, phục vụ ngày một tốt hơn đời sống của con người Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình quá độ lên CNXH cho nên
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ mang lại cho nước ta nhiều
thuận lợi và khó khăn, thách thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Trong đó, nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới về khoa học và công nghệ, về phát triển nền kinh tế thị trường là rất lớn
Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã để ra mục tiêu: " Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa " Đề thực hiện được mục tiêu trên Giáo dục Việt Nam đóng một vai trò hết sức to lớn đó là: "
Cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước " Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lan tht VIII da khang định: "Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đây sự
nghiệp CNH - HĐH, yếu tố cơ bán để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững" Song thực tế dạy học mây năm gần đây nhiều GV cố dạy làm sao cho hết nội dung SGK, không dám bỏ bắt kì nội dung nào của SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong dạy học bộ môn, HS không hứng thú học tập
Chương trình GDPT về dạy học theo chuân kiến thức, kỹ năng đã được
ban hành và triển khai đến tất cả các trường và giáo viên phổ thông Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả
Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống
Trang 8Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
năng gì đối với học sinh dan đến tình trạng GV chưa thống nhất với nhau về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học
Trong chương trình Sinh học 10 thì nội dung chương III, phần ba - Sinh học 10 khá hay, đề cập đến tác hại của virus đến đời sống con người và sức
khỏe cộng đồng Tuy nhiên, việc dạy học môn Sinh học THPT nói chung và
chương này hiện nay ở các trường phố thông vẫn chưa bám sát theo chuân kiến thức, kỹ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo để ra Giáo viên van day theo
nội dung trong SGK nên kiến thức mà giáo viên truyền tải đến học sinh
thường quá tải, dẫn đến thiếu thời gian đề tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh Kết quá là học sinh vẫn chưa hứng thú trong học tập
Xuất phát từ những lý do trên và mong muốn tạo sự thống nhất về mức
độ đạt được trong việc dạy học Sinh học THPT về kiến thức và kĩ năng và
góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương III, phần ba - Sinh học 10 THPT chương trình cơ bản, chúng tôi đã chọn đề tài : “Biện pháp thực hiện dạy học chương III, phần ba - Sinh học 10 THPT theo chuẩn kiến thức, kỹ nang"
2 Mục đích nghiên cứu
Hướng dẫn thực hiện dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học chương III, phần ba - Sinh học 10 THPT chương trình cơ bản
3 Giá thuyết khoa học
Nếu thực hiện được dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì sẽ tạo ra sự thống nhất về mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng trong dạy học Sinh
học THPT và góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương III, phần ba - Sinh học 10 chương trình cơ bản
Trang 9- Chương III, phần ba - Sách giáo khoa Sinh học 10 chương trình cơ bản
- Biện pháp để thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
5.2 Nghiên cứu thực trạng dạy học chương III, phần ba - Sinh học 10 chương trình cơ bản ở một số trường phô thông
5.3 Phân tích nội dung, cấu trúc chương III, phần ba - Sinh học 10 chương
trình cơ bản làm cơ sở cho việc thiết kế một số giáo án dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
5.4 Đề xuất quy trình thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
5.5 Thiết kế giáo án một số bài thuộc chương III, phần ba - Sinh học 10
chương trình cơ bản bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng 6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu một số tài liệu tham khảo làm cơ sở lí luận và thực tiễn
của đề tài như: Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng; Tài liệu tập huấn giáo
viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
chương trình giáo dục phố thông; sách giáo khoa Sinh học 10 6.2 Phương pháp điều tra
- Điều tra thực trạng dạy học theo chuân kiến thức, kỹ năng môn Sinh học ở một số trường phô thông hiện nay
6.3 Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Trang 10Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN 6.4 Phương pháp thống kê
- Xử lí kết quá thu được từ quá trình điều tra, đánh giá kết quả của giờ
dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
7 Những đóng góp mới của đề tài
7.1 Góp phần hệ thống cơ sở lí luận của việc dạy học Sinh học I0 chương
trình cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
7.2 Xác định được thực trạng của việc dạy học Sinh học 10 chương trình cơ
bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
7.3 Thiết kế được giáo án một số bài thuộc chương II, phần ba — Sinh học 10
Trang 11PHAN HAI: KET QUA NGHIEN CUU
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC DAY HQC MON SINH HOC THEO CHUAN KIEN THUC, KY NANG
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Thực hiện việc dạy học Sinh học theo chuẩn kiến thức kỹ năng ở
trường phố thông
- Ngày 5/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định
số 16/2006 QĐ/BGDĐT về việc ban hành CTGDPT là một kế hoạch sư phạm
gồm:
+ Mục tiêu giáo dục
+ Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục
+ Chuẩn kiến thức và kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học
+ Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
+ Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp
- Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông lần này là đưa chuẩn kiến thức, kỹ năng vào thành phần của chương trình giáo dục phô thông, đảm
bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng,
tạo nên sự thống nhất trong cả nước, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng day, hoc tập Chuẩn kiến thức, kỹ năng được áp dụng rộng rãi ở
tất cả các cấp học và môn học
Vì vậy thực hiện việc dạy học Sinh học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
ở trường phô thông là một nhu cầu cấp thiết và phù hợp với chủ trương đổi
Trang 12Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
1.1.1.1 Khái niệm về chuẩn
- Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định được dùng đề làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh
vực nào đó Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động, công việc, sản phẩm đó
- Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chỉ tiết, tường minh chuẩn, chỉ ra những căn
cứ để đánh giá chất lượng Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số hiện thực, yêu cầu được xem như những điểm "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện
1.1.1.2 Bản chất, vai trò của việc dạy học Sinh học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
- Khắc phục tỉnh trạng dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Giáo dục phô thông, tình trạng dạy học quá tải về nội dung kiến thức
- Giúp giáo viên kết hợp sử dụng có hiệu quả giữa Chương trình Giáo
dục phổ thông, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo
- Tạo sự thống nhất về mức độ đạt được trong việc dạy học về kiến
thức và kỹ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học
- Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức về khối lượng
cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kỹ năng
1.1.1.3 Những đặc điểm của chuẩn kiến thức, kỹ năng
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng được chỉ tiết, tường minh bằng các yêu cầu
cụ thé, rõ ràng về kiến thức, kỹ năng
Trang 13- Chuẩn kiến thức, kỹ năng là thành phần của chương trình giáo dục phô thông Trong chương trình giáo dục phổ thông; chuẩn kiến thức, kỹ năng
và yêu cầu về thái độ đối với người học được thể hiện, cụ thể hóa ở các chủ
đề của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập; đồng
thời, chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở
phần cuối chương trình mỗi cấp học
1.1.2 Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng * Yêu cầu chung
- Căn cứ chuân kiến thức, kỹ năng đề xác định mục tiêu bài học Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, mức
độ khai thác sâu kiến thứ, kỹ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả
năng tiếp thu của học sinh
- Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực
tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ
tự tin trong học tập cho học sinh
- Dạy học thể hiện ở mối quan hệ tích cực giữa GV& HS, giữa học sinh và học sinh, tiến hành thông qua việc tô chức các hoạt động học tập của học
sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm
- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo viên và học sinh tự làm : quan tâm ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Dạy học chú trọng đến việc động viên , khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, đa dạng hóa nội dung, các hình thức
Trang 14Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
* Yêu cầu đối với giáo viên
- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu
cần đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiêu về kiến thức, dạy học không quá tải
và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ
năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với
các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài
học, với đặc điểm và trình độ của học sinh, với điều kiện cụ thể của từng lớp,
trường và từng địa phương
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và tạo điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động sáng tạo vào quá trình khám phá,
phát hiện, đề xuất, lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có ở học sinh,
tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập
cho học sinh, giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân - Thiết kế và hướng dẫn cho HS thực hiện các câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy hoc, t6 chức có hiệu quả các giờ dạy thực hành, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giái quyết các vấn đề thực tiễn
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp
Trang 151.1.3 Một số phương pháp dạy học tích cực hỗ trợ dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
1.1.3.1 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
+ PPDH tích cực đề cao vai trò của người học, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ đề của quá trình dạy học
+ Tôn trọng lợi ích của người học, mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học đều xuất phát từ những nhu cầu, lợi ích của người học
+ Dạy học tích cực không dừng ở mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội được
kiến thức mà còn phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tự học, tự
nghiên cứu kích thích khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập
1.1.3.2 Dạy học bằng tổ chức các hoạt động
+ Nét nổi bật của dạy học tích cực là cường độ cũng như thời gian hoạt động độc lập của học sinh chiếm phần lớn thời gian tiết học
+ Trong dạy học tích cực GV chú trọng đến hoạt động độc lập của học sinh tạo điều kiện để học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu
bằng các giác quan làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, kích thích hoạt động độc
lập, tự giác khám phá đối tượng dé lĩnh hội kiến thức
+ GV hướng dẫn học sinh hoạt động theo con đường của các nhà nghiên cứu khoa học đã khám phá ra tri thức nhưng đã được lựa chọn những đối tượng điển hình và các phương pháp tiếp cận hiểu qủa nhất
1.1.3.3 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu
+ Dạy học tích cực, HS phải tự khám phá tri thức bằng chính hoạt động
Trang 16Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
1.1.3.4 Dạy học hợp tác và cá thể hóa
- Chương trình dạy học tích cực gồm ba giai đoạn:
+ Giai đoạn tự học: HS độc lập hoạt động với đối tượng, tự rút ra
những nhận xét Đây là giai đoạn cá thể hóa cao độ
+ Giai đoạn học bạn: HS được trao đổi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm thô của mình với bạn đề chính xác hóa và hoàn thiện sản phẩm của mình
+ Giai đoạn học thầy: thông qua thảo luận chung cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, với vai trò là trọng tài giáo viên chính xác hóa kiến thức
Như vậy trong dạy học tích cực, học sinh được hoạt động độc lập đồng thời cũng được đối thoại với thầy, với bạn nên việc học ở thầy, ở bạn sự hợp
tác được thê hiện rõ nét trong hoạt động nhóm và thảo luận chung của cả lớp,
học sinh được học ở bạn cả nội dung, kiến thức và phương pháp tự học, biết
được nhiều cách giải quyết vấn đề
1.1.3.5 Dạy học đề cao đánh giá và tự đánh giá
- Trong dạy học tích cực việc đánh giá được thường xuyên và luôn luôn
tạo điều kiện để HS tự đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Như vậy trong phương pháp dạy học tích cực người giáo dục trở thànhn người tự giáo dục không chỉ nâng cao trình độ cho người học mà còn
Trang 171.2 Cơ sở thực tiễn
Chúng tôi tiến hành điều tra việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng môn Sinh học ở một số trường phổ thông như: THPT Mỹ Lộc — Nam Định, THPT Bắc Kiến Xương - Thái Bình, THPT Hàn Thuyén — Bac
Ninh, THPT Nguyễn Viết Xuân — Vĩnh Phúc 1.2.1 Mục tiêu điều tra
- Nêu được thực trạng dạy học Sinh học THPT theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng của giáo viên
1.2.2 Phương pháp điều tra
- Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về thực trạng dạy học theo chuân kiến
thức, kỹ năng hiện nay
- Phong van lấy ý kiến giáo viên về việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
- Dự giờ một số tiết dạy tại trường THPT Mỹ Lộc — Nam Định 1.2.3 Kết quả điều tra
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy: Trong thực tế dạy học mấy năm gần đây nhiều GV cố dạy làm sao cho hết nội dung SGK, không dám bỏ bắt kì nội dung nào của SGK dẫn đến tình trạng quá tái trong dạy học bộ môn, HS không hứng thú học tập
Chương trình GDPT về hướng dẫn thực hiện đạy học theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và giáo viên phổ thông Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn chưa có trong tay cuốn tài liệu
hướng dẫn việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiên thức, kỹ năng hoặc có
nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả
Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên trong tổ bộ môn chưa thống
Trang 18Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN năng gì đối với học sinh dan đến tình trạng GV chưa thống nhất với nhau về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học
Trong kiểm tra đánh giá học sinh giáo viên chưa thống nhất trong nội dung kiểm tra về khối lượng kiến thức cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng
Trang 19CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
DAY HỌC CHƯƠNG III, PHẢN BA - SINH HỌC 10 THPT CHƯƠNG
TRINH CO BAN THEO CHUAN KIEN THUC, KY NANG 2.1 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phố thông
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình Giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục và các chương trình cấp học
- Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học
được cụ thê hóa thành chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, cấp học
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Sinh học phổ thông là các
yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn Sinh học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức
- Chuân kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của CTGDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khá thi, phù hợp của CTGDPT, đảm bảo chất lượng
và hiệu quả của chương trình giáo dục
2.1.1 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình Sinh học 10 » Về kiến thức
- Trình bày được những kiến thức phố thông, cơ ban, hiện đại, thực tiễn
về cấp độ tô chức cơ thể của thế giới sống
- Học sinh hiểu và trình bày được các kiến thức cơ bản về thành phần
hóa học, vai trò của nước, cấu trúc và chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo nên tế bao, trình bày được cấu trúc và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ, tế bảo nhân thực
Trang 20Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
- Học sinh nêu và giải thích được các cơ chế vận chuyên các chất qua
màng sinh chất, phân biệt được hình thức vận chuyền chủ động và vận chuyên thụ động, phân biệt được xuất bào với nhập bào
- Học sinh hiểu và trình bày được khái niệm, bản chất của hô hấp, quang hợp xảy ra ở bên trong tế bảo Phân tích được mối quan hệ giữa quang
hợp và hô hap
- Học sinh năm được khái niệm về chu kỳ tế bào, phân biệt được
nguyên phân và giám phân, hiểu được nguyên lý điều hòa chu kỳ tế bào, có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực y học
- Học sinh hiểu và trình bày được khái niệm vi sinh vật, các kiểu dinh
dưỡng và ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống
- Học sinh hiểu và trình bày được tính quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về virus, phương thức sinh sản của vivus, ứng dụng của virus trong thực tiễn Đồng thời học sinh cũng nắm
được khái niệm miễn dịch và bệnh truyền nhiễm
- Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, học sinh biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hiểu và vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế
- Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học
- Củng cố cho học sinh quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống, bồi đưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức
Trang 21« Về kỹ năng
- Học sinh thành thạo kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học - Học sinh thành thạo kỹ năng thực hành sinh học
- Rèn luyện cho học sinh tư duy biện chứng, tư đuy hệ thống
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
- Học sinh thành thạo các kỹ năng học tập, đặc biệt là kỹ năng tự học
(biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ )
2.1.2 Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương III: “Virus và bệnh truyền nhiễm”
+ Về kiến thức
- Trình bày khái niệm và cấu tạo của virus
- Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virus trong tế bào chủ
- Nêu được tác hại của virus, cách phòng tránh Một sỐ ứng dụng của
virus
- Trinh bày được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon,
các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh » Về kỹ năng
Trang 22Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
2.2 Phân tích cấu trúc - nội dung chương III, phan ba — Sinh học 10
chương trình cơ bản
2.2.1 Cấu trúc chương
Đây là chương thứ ba trong tông số bốn chương thuộc phần ba “Sinh học vi sinh vật” Gồm 5 bài từ bài số 29 đến bài số 33 Cụ thể như sau:
e_ Bài 29: Cấu trúc các loại virus
e_ Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
e Bai 31: Virus gay bệnh và ứng dụng của virus
e_ Bài 32: Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
e_ Bài 33: Ôn tập phần ba
2.2.2 Nội dung của chương
- Đề cập đến rất nhiều kiến thức liên quan đến đời sống thực tiễn, sức khỏe của con người như:
+ Khái niệm về virus, cấu trúc chung của virus, các giai đoạn của quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ
+ Cung cấp các kiến thức về virus HIV, các con đường lây truyền của HIV, các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS và biện pháp phòng ngừa
+ Học sinh còn được tìm hiểu về các loại virus kí sinh ở vi sinh vật,
thực vật, động vật Cung cấp cho học sinh con đường xâm nhiễm của virus,
tác hại của virus và ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống
+ Giới thiệu cho học sinh vốn hiểu biết về bệnh truyền nhiễm và miễn
Trang 232.2.3 Mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức của chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung trong SGK của chương
Chúng tôi so sánh nội dung trong chuẩn kiến thức, kỹ năng CTGDPT
với nội dung trong SGK để tìm ra độ vênh về kiến thức được thể hiện ở bảng sau: Chuẩn kiến thức, kĩ nang CTGDPT Nội dung SGK Độ vênh Hướng giải quyết 1 Kiến thức - Trình bày khái
niệm và cấu tạo của virus, nêu tóm tắt được chu
Trang 25Như vậy dạy học phải tuân thủ theo chương trình và chuẩn KT - KN Có những nội dung có trong chương trình mà SGK không có thì GV phải hướng dẫn HS trong khi dạy học thông qua tìm hiểu các tài liệu liên quan Ngược lại có những nội dung không có trong chương trình mà SGK có thì GV
có thể hướng dẫn HS tự học trong khi đạy học
2.2.4 Phân tích nội dung từng bài trong chương Bài 29: Cấu trúc các loại virus
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Mức 1: (đạt chuẩn)
+ Trình bày khái niệm virus
+ Nêu được cấu tạo chung của virus - Mức 2: (trên chuẩn) + Trình bày được cấu tạo và mô tả được hình thái của 3 loại virus điển hình + Giải thích được vì sao virus được coi là ranh giới của thế giới vô sinh và sinh vật 2 Kỹ năng - Rèn một số kỹ năng sau:
+ Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức + Phân tích, tổng hợp, khái quát kiến thức
+ Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế
II Phan tich nội dung cua bai
1 Kién thire trong tam
Trang 26Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
2 Phân tích nội dung
- Đây là bài có nội dung khó và dài Trọng tâm là mục I “Cấu tạo của
virus” Tuy nhiên, cũng cần giới thiệu cho học sinh về khái niệm virus, đặc điểm cơ bản của virus khác biệt so với các nhóm sinh vật khác Giải thích tại
sao virus được coi là dạng trung gian giữa sự sống và cái chết Mục I:
- Khái niệm:
+ Virus là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ
(trung bình từ 10 — 100 nm) và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loai axit nucleic (ADN hoac ARN mạch đơn hoặc mạch kép) được bao boc
boi phan tw protein
- Đặc điểm của virus khác với nhóm sinh vật khác:
+ Có kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế bào
+ Chỉ chứa một loại axit nucleie (ADN hoặc ARN) trong khi đó các tế
bào có cả 2 loại
+ Không có hệ thống trao đối chất và sinh năng lượng riêng nên phải sống kí sinh bắt buộc
- Cấu tạo của virus:
+ Lõi là axít nucleic, có thể là ADN hoặc ARN mạch đơn hay mạch
kép
+ Vỏ là phân tử protein (gọi là capsit): Được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme
+ Té hop axit nucleic và vỏ capsít gọi 14 nucléocapsit
Trang 27+ Một số virus còn có thêm vỏ bao ngoài vỏ capsít, cấu tạo từ lớp kép lipid và protein gọi là vỏ ngoài Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicoprotein đóng vai trò là kháng nguyên và giúp virus bám lên bề mặt tế bào chủ
+ Virus khơng có vỏ ngồi gọi là virus trần
+ Virus chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virus Ở ngoài tế bảo virus tạo thành tinh thé
Mục II : Hình thái của virus
- GV yêu cầu HS quan sát hình 29.2 và đọc SGK để phân biệt 3 dạng
cấu trúc: xoắn, khối, hỗn hợp
- Giáo viên lưu ý: Trong ba loại cấu trúc trên trên thì các phagơ có cấu trúc phức tạp nhất
- Con so đồ thí nghiệm của Franke và Corat GV phân tích cho HS bằng
sơ đồ hình 29.3 (dành cho HS khá, giỏi) III Thông tin bỗ sung
- Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng 80 — 120nm (Inm = 10° m).Do vay ta chi nhin thay n6 dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần Nhờ kích thước nhỏ bé này mà HIV có thể thâm nhập vào cơ
thể thông qua các vết xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc
- Khả năng biến đổi (thay hình đối dang) của virus HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng HIV khác nhau Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu, chế tạo vắcxin chống HIV/AIDS Do đó, hiện nay vẫn chưa tìm ra vắcxin phòng chống HIV/AIDS
- Trong các phagơ, phagơ kí sinh ở E.coli được nghiên cứu kỹ nhất vì chúng có vai trò quan trọng trong kĩ thuật đi truyền (KTDT) Các phagơ được
Trang 28Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ 1 Mục tiêu 1 Kiến thức - Mức 1: (đạt chuẩn)
Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virus trong tế bào chủ Cụ thể: + HS nêu được đặc điểm mỗi giai đoạn nhân lên của virus
+ HS nêu được đặc điểm của virus HIV, các con đường lây truyền bệnh và biện pháp phòng ngừa
- Mức 2: (trên chuẩn)
+ HS giải thích được đặc điểm của mỗi giai đoạn trong chu kì nhân lên
của virus
+ HS trình bày được các quá trình lây nhiễm và phát triển của HIV
Trang 29Mục I: Đây là nội dung trọng tâm cua bài, GV tập trung phân tích 5 giai đoạn nhân lên của virus
- Giai đoạn hấp phụ: GV lưu ý cho HS tất cả các virus (trần hoặc có vỏ ngoài) đều gắn các gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của mình vào các thụ thé đặc hiệu trên bề mặt tế bào
Quá trình hấp phụ xảy ra khi có mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thé của
virus với thụ thể của tế bào Điều này giải thích tại sao chỉ có những virus nhất định mới có thể gây nhiễm vào các tế bào nhất định
Ví dụ: Virus polio chỉ hấp phụ được trên bề mặt tế bào người và linh trưởng không hấp phụ lên tế bào động vật khác vì không có thụ thể phù hợp cho chúng
Nên tính đặc hiệu là rào cản không cho virus hấp phụ lên bất kỳ tế bào nào ngoài tế bào có thụ thể đặc hiệu
- Giai đoạn xâm nhập: GV lưu ý đối với mỗi loại virus có cách xâm nhập vào tế bào chủ là khác nhau
+ Đối với phagơ, chỉ phần axit nucleic được bơm vào còn phần vỏ ở
ngoài
+ Đối với virus động vật: Đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó mới cởi bỏ vỏ đề giải phóng axit nucleic
- Giai đoạn sinh tổng hợp:
Virus tién hành tổng hợp hệ gen cho virus mới và protein cho riêng mỉnh nhờ sử dụng enzim và nguyên kiệu của tế bảo
Quá trình tổng hợp protein gồm 2 giai đoạn tùy thuộc vào sự tổng hợp
mARN
Trang 30Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
- Giai đoạn phóng thích:
Virus pha v6 té bao dé 6 at chui ra ngoài
Khi virus nhân lên mà làm tan tế bào gọi là chu trình tan
Khi axit nucleic gắn xen vào NST của tế bào và nhân lên cùng với hệ
gen của tế bào mà không phá vỡ tế bào gọi là chu trình tiềm tan
Trong những điều kiện nhất định, virus có thê chuyền từ chu trình tiềm
tan sang chu trình sinh tan và ngược lại
Mục II: HIV/AIDS
Phần này GV nêu câu hỏi hướng dẫn, HS đọc SGK tìm hiểu để trả lời - HIV là gì? Tại sao lại nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người? Hội chứng này dẫn đến hậu quả gì?
- Nêu các con đường lây nhiễm HIV?
- Kể tên và nêu đặc điểm các giai đoạn phát triển của virus HIV? - Nêu các biện pháp phòng tranh HIV?
III Thông tin bỗ sung
- Nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV Tuy nhiên
khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông
thường HIV lại bị tiêu diệt Ví dụ: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cén 70°, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1% Do vay, néu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70° hoặc quần áo, đồ vải dính máu nhiễm HIV vào
dung dịch Cloramin 1% trong 30 phút là có thê tiêu diệt được HIV
Trang 31có nhiều trường hợp có thê kéo đài hàng chục năm nếu người nhiễm HIV biết
cách giữ gìn sức khỏe và không có hành vi lây nhiễm HIV
- Trong những năm gần đây, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI: Sex Transmitted Infection) co xu hướng gia tang Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên bình điện toàn cầu trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu người bị STI ( tính cả nhiễm HIV được phát hiện) Cùng với sự gia tăng của STI, đại dịch HIV/AIDS cũng lan tràn khắp thế giới Tại
Hoa Kỳ, sự lan truyền HIV qua đường tình dục diễn ra song hành với sự gia
tăng của một số bệnh STI như giang mai, herpes, HPV (Human Papillomo Virus) Ở Châu Phi, tỷ lệ nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục là cao nhất (50%) Có thể nói rằng quan hệ tình dục không được bảo vệ đù bằng phương
thức nào vẫn là con đường lây lan chủ yếu của HIV Nguy cơ lây nhiễm HIV
qua con đường tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là quan hệ với người bị STI Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa HIV/AIDS và STI đặc biệt là các bệnh có loét ở cơ quan sinh dục (giang
mai, herpes, HPV, hạ cam, ) Ở đâu có tỉ lệ STI cao ở đó có sự gia tang
HIV/AIDS Ngược lại, vùng nao can thiệp, phòng chống STI tốt tỷ lệ nhiễm HIV sé rat thấp Như vậy có thể nói STI vừa là bạn đồng hành, vừa là yếu tố
Trang 32Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
Bài 31: Virus gây bệnh Ứng dụng của virus trong thực tiễn 1 Mục tiêu 1 Kiến thức - Mức 1: (đạt chuẩn) + HS nêu được tác hại của virus (đối với vi sinh vật, thực vật và côn trùng), cách phòng tránh + HS nêu được một số ứng dụng của virus trong thực tiễn - Mức 2: (trên chuẩn)
+ Trình bày được các đặc điểm và tác hại của những bệnh do virus gây
ra ở vi sinh vật, côn trùng, thực vật, động vật và con người Từ đó có biện
pháp phòng tránh cũng như thấy được ứng dụng của virus trong thực tiễn
+ Phân tích cơ sở khoa học của kĩ thuật di truyền và cơ sở khoa học của
dịch bệnh do virus gây ra ở người, gia súc và cây trồng Từ đó có ý thức và biện pháp phòng tránh 2 Kỹ năng - Rèn một số kỹ năng như: + Nghiên cứu thông tin, tranh hình phát hiện kiến thức + Phân tích, so sánh, tông hợp
+ Tư đuy logic, khái quát kiến thức
+ Vận dụng lí thuyết giải thích hiện tượng thực tế + Hoạt động nhóm
Trang 33- Chỉ ra các virus gây hại và ứng dụng của virus 2 Phân tích nội dung
Mục I:
1 Virus kí sinh ở vi sinh vật (phagơ)
- Học sinh phải nắm được những nội dung sau:
+ Số lượng bệnh do phagơ gây ra: Hiện biết khoảng 3000 phagơ gây bệnh ở vi sinh vật
+ Đối tượng kí sinh: Nhiều loại vi sinh vật nhân sơ và nhân thực, song
được nghiên cứu ki hon ca 1a cac phago cua E.coli
+ Tac hai va tmg dung cua phago: Gay tén thất lớn cho nhiều ngành công nghiệp vi sinh (san xuất mì chính, sinh khối, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng sinh) Ngoài ra phagơ có ưu điểm là nó đã trở thành công cụ
thuận lợi cho sự phát triển của kĩ thuật gen
2 Virus kí sinh ở thực vật
- Học sinh cần nắm được những nội dung sau:
+ Số lượng bệnh do virus gây ra ở thực vật 600 — 1000 bệnh
+ Virus tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật Phần
lớn gây nhiễm nhờ côn trùng (bọ trĩ, bọ rầy, )
+ Con đường lây nhiễm và cách nhân lên
+ Biểu hiện của bệnh và tên một số bệnh phổ biến, thường gặp nhất
+ Biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh và biện pháp phòng tránh
- Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời lệnh: Trong trồng trọt thường có
hiện tượng bệnh tật do virus gây ra? (Bệnh khảm ở cây thuốc lá, dưa chuột,
Trang 34Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
3 Virus kí sinh ở côn trùng
- Học sinh phải nắm được 2 nhóm virus kí sinh ở côn trùng:
+ Nhóm virus chỉ kí sinh ở côn trùng: Nhiều loại virus chỉ kí sinh ở côn
trùng, đại diện là virus Baculo kí sinh ở nhiều sâu bọ ăn lá cây
+ Nhóm virus kí sinh ở côn trùng sau đó mới nhiễm vào người và động vật: Đã phát hiện khoảng 150 loại virus kí sinh trên côn trùng (muỗi, bọ chét) truyền bệnh cho người và động vật
- Giáo viên lưu ý: Các bệnh nguy hiểm do côn trùng truyền virus vào người như viêm não Nhật Bán, sốt xuất huyết Những năm gần đây xã hội và
các nhà khoa học đã có nhiều cố gắng nhưng đôi khi vẫn có sự bùng phát
thành dịch sốt xuất huyết gây nhiều thiệt hại ở một số nơi
- Học sinh tự rút ra cách phòng tránh: đi ngủ phải mắc màn, tiêu diệt bọ
gậy, muỗi
Mục II: Ứng dụng của virus trong thực tiễn
- Học sinh cần nắm được bên cạnh những tác hại do virút gây ra thì
chúng cũng có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn Cụ thể: 1 Trong sản xuất các chế phẩm sinh học
- GV chỉ cần phân tích một nội dung qui trình sản xuất inteferon bao gồm khái niệm, tính chất của inteferon và người ta sản xuất intefron như thế nào?
2 Trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu từ virus
- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học có nhiều ưu điểm: Chỉ diệt một số loại sâu nhất định, không độc hại cho người và động vật, môi trường sinh thái như
Trang 35III Thông tin bỗ sung
- Người ta đã tổng kết: Trong lịch sử loài người, số người chết đo dịch bệnh do virus gây ra còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung
đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thơng
cộng lại Lồi người đã coi sự phát hiện ra vắcxin là một trong những thành tựu lớn nhất của y học thế ký XX, chỉ đứng sau việc tìm ra thuốc kháng sinh
- Đối với một số bệnh nguy hiểm chưa tìm ra được vắcxin phòng bệnh
như đại dịch HIV/AIDS, dịch SARS, dịch sốt xuất huyết, sốt rét thì các em
cần nắm được phương thức lây nhiễm của các bệnh này để có các biện pháp phòng tránh hợp lý Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 1 Mục tiêu 1 Kiến thức - Mức 1: (đạt chuẩn) + HS trình bày được khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon + HS trình bày được các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh - Mức 2: (trên chuẩn)
+ HS hiểu và trình bày được khái niệm về bệnh truyền nhiễm, miễn
dịch, inteferon và phân biệt được các loại miễn dịch
Trang 36Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
+ Xác định được nguyên nhân của loại dịch bệnh, từ đó có ý thức
phòng và thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng chống dịch bệnh 2 Kỹ năng
- Rèn một số kỹ năng sau đây:
+ Phát hiện kiến thức từ thông tin
+ Vận dụng vào thực tế, giải thích các hiện tượng bằng cơ sở khoa học + Hoạt động nhóm II Phân tích nội dung của bài 1 Kiến thức trọng tâm - Khái niệm về bênh truyền nhiễm, các phương thức lây truyền và biện pháp phòng tránh
- Khái niệm miễn dịch và phân biệt các loại miễn dịch
2 Phân tích nội dung Mục I: Bệnh truyền nhiễm 1 Khái niệm
Trang 372 Phương thức lây truyền và phòng tránh
- HS phải nắm được 2 phương thức lây truyền đó là: truyền ngang và
truyền dọc GV phân tích kĩ 2 phương thức lây truyền
3 Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus
- GV yêu cầu HS kể tên các loại bệnh thường gặp do virus gây ra theo 5
con đường (hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, sinh dục, da)
- Dựa vào các con đường lây nhiễm GV hỏi: Muốn phòng tránh bệnh do virus thì phải thực hiện những biện pháp gì?
Mục II: Miễn dịch
- Phần này HS cần nắm được khái niệm miễn dịch: Là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và
miễn địch không đặc hiệu Trong miễn dịch đặc hiệu cần phân biệt miễn dịch
thể dịch và miễn dịch tế bảo Cu thé:
1 Miễn dịch không đặc hiệu
- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bam sinh, không đòi hỏi sự tiếp xúc
với kháng nguyên, đóng vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu
chưa kip phát huy tác dụng
- Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn cản sự xâm nhập vào cơ thể: + Hàng rào vật lí bao gồm da, niêm mạc ở các đường hô hấp, tiêu hóa
+ Hàng rào hóa học bao gồm khả năng tiết ra một số chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật như lizozim trong nước mắt, nước mũi
+ Hàng rào vi sinh vật đó là các vi sinh vật sống trên bề mặt cũng như bên trong cơ thé Đó là các vi sinh vật không gây hại mà có lợi do chúng chiếm trước vị trí của các vi sinh vật gây bệnh sẽ đến như làm giảm nồng độ
Trang 38Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
2 Miễn dịch đặc hiệu
- Xay ra khi các tuyến phòng thủ ở trên không thể ngăn được sự nhiễm trùng Gồm 2 loại là miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào GV yêu cầu HS
phân biệt 2 loại miễn địch này
II Thông tin bé sung
1 Khái niệm về bệnh truyền nhiễm
- Sức đề kháng của cơ thể: phụ thuộc vào sức khỏe, độ tuổi của cơ thê
Thường ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và tuổi già sức để kháng yếu dễ mắc bệnh, một
số bệnh chỉ có ở trẻ em như bại liệt, ho gà
- Điều kiện sống có vai trò quan trọng trong việc lan truyền địch bệnh:
Khí hậu ẩm ướt dễ bị mắc bệnh cảm cúm, làm việc quá sức, điều kiện dinh
dưỡng kém, cơ thể suy nhược cũng tăng khả năng mắc bệnh, ăn uống kém
vệ sinh, thực pham khong sach dé mắc các bệnh về tiêu hóa
2 Miễn dịch
- Những vi sinh vật có lợi cho cơ thể: Nhiều loại vi sinh vật sống trong
đường ruột giúp cho việc tiêu hóa của cơ thê như vi sinh vật lên men thối,
Trang 392.2.5 Quy trình thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Sau khi phân tích nội dung các bài trong chương III, phần ba, - Sinh
học 10 chương trình cơ bản, chúng tôi xin đưa ra quy trình thực hiện dạy học
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng gồm 4 bước như sau như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
+ Chuẩn quy định như thế nào
+ Cụ thể hóa mục tiêu bao gồm: mức độ, thành phan, + Lưu ý cách diễn đạt mục tiêu (động từ hành động: cân, do,
đong, đếm)
+ Lưu ý về đối tượng học sinh đê mở rộng kiến thức chuẩn
Bước 2: Lựa chọn nội dung dạy học theo chuẩn:
Cần nhận thức đúng đắn về kiến thức cơ bản, về hình thành kỹ năng, năng lực cho học sinh qua học tập
- Về kiến thức cơ bản, kiễn thức cơ bản đảm bảo các yêu cầu
sau:
+ Tính chính xác, kiến thức trong chương trình Sinh học ở trường phô thông là kiến thức cơ sở của sự sống mà khoa học đã khẳng định, không cung cấp cho học sinh những vấn đề còn tranh luận Song cần trình bày cho các em ý thức về sự phát triển của khoa học ở
trình độ phát triển xây dựng chương trình cho nên phải đảm bảo
tính chính xác
+ Tỉnh điển hình: Vì không thê cung cấp nhiều kiến thức, song phải phác hoạ bức tranh khá đầy đủ, chân xác về sự sống, nên phải lựa
chọn những kiến thức điển hình, tiêu biểu cho một quy luật, một quá trình hay một sự kiện sinh học Tính điển hình đã bao hàm tính chính
Trang 40Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khoa Sinh - KTNN
+ Tính cơ bản: Kiến thức không nhiều, phải chính xác và điển hình, nên chọn những kiến thức cơ bản Đây là những kiến thức rất cần thiết, không thể thiếu được, đủ để biết và hiểu chính xác lịch sử quá
khứ, theo yêu cầu và trình độ của học sinh
Có thể hiểu chuẩn của chương trình là yêu cầu về kiến thức, kĩ
năng, thái độ mà học sinh có thể cần đạt được sau khi học tập một chương, một khóa trình, một lớp, một cấp học Như đã nói trên, đây là kiến thức tối thiểu nhưng rất cần thiết mà học sinh cần có để đạt được trình độ của chương trình một lớp, một cấp
- Chuẩn kĩ năng:
Đã từng tồn tại khá dai đẳng một quan niệm sai lầm, cho rằng
trong học tập nói chung, học sinh học nói riêng, phải học thuộc kiến
thức được cung cấp, ghi nhớ máy móc kiến thức, chứ không cần
phương pháp để học Quan niệm sai lầm này đã xoá bỏ tác dụng của
phương pháp học tập, làm suy giảm năng lực tư duy, tính tích cực của học sinh và hậu quả không tránh khỏi là hạ thấp chất lượng dạy học bộ môn
Trái ngược hẳn với phương pháp trên là phương pháp đạy người
học suy nghĩ, tìm tòi, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người
học Phương pháp dạy học theo kiểu cũ không thể giúp học sinh tiếp nhận được kiến thức, nên chuẩn kiến thức phải gắn với chuẩn kĩ năng
Kĩ năng học tập ở trường phô thông là công việc được rèn luyện
thường xuyên từ Tiểu học, THCS rồi đến THPT Tuỳ theo trình độ của học sinh mỗi cấp mà rèn luyện cho các em năng lực, tự học, biết đặt