1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

an toàn cơ khí và môi trường

80 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 499 KB

Nội dung

Trong bất kỳ chế độ xã hội hoặc bất kỳ quốc gia nào dù phát triển hay đang phát triển, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cho bản thân thì con người đều phải lao động trong các môi trường khác nhau. Trong mỗi điều kiện lao động đó đều tồn tại mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, làm cho chất lượng sản phẩm Một xã hội tiến bộ là một xã hội biết quan tâm đến nhu cầu của người dân, mà nhu cầu an toàn là nhu cầu tối thiểu nhất của mọi người. Vấn đề mất an toàn lao động và làm thế nào để an toàn trong lao động, bảo vệ sức khỏe và tái tạo sức lao động một cách tốt nhất là vấn đề được đặt ra và nghiên cứu song song với quá trình phát triển của mỗi ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, bởi tai nạn có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào và vào bất kỳ lúc nào. Vụ tai nạn rò rỉ khí Metylizoxianat tại nhà máy hóa chất ở Ấn độ năm 1984 làm chết 2.500 người và hơn 200.000 người bị thương, vụ rò rỉ chất phóng xạ xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Trecnôbưn Liên xô (cũ) năm 1989 … đã và đang là mối kinh hoàng và ám ảnh của nhiều người, làm cho chúng ta phải quan tâm hơn và đánh giá đúng mức mức độ quan trọng của kỹ thuật an toàn và công tác bảo hộ lao động. Quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với các máy móc thiết bị, công cụ lao động và môi trường. Vì vậy giáo trình Kỹ thuật an toàn cơ khí và môi trường ra đời nhằm góp phần nâng cao ý thức cho trước tiên là Sinh viên khoa Cơ khí trường Đại học Điện lực, thứ đến là tài liệu tham khảo trong quá trình trong các nhà máy, xí nghiệp, giúp cho người lao động có ý thức tự bảo vệ bản thân, giúp cho người quản lý lao động biết và có biện pháp tổ chức nơi làm việc và xử lý phòng, chống tai nạn lao động tốt hơn. Kỹ thuật an toàn cơ khí và môi trường là tài liệu được biên soạn lần thứ nhất. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng sưu tầm nghiên cứu, chọn lọc và dựa trên kinh nghiệm thực tế trong lao động, song chắc không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của độc giả, đặc biệt là của những người quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, giáo viên, học sinh để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn.

Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL LỜI NÓI ĐẦU Trong bất kỳ chế độ xã hội hoặc bất kỳ quốc gia nào dù phát triển hay đang phát triển, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cho bản thân thì con người đều phải lao động trong các môi trường khác nhau. Trong mỗi điều kiện lao động đó đều tồn tại mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, làm cho chất lượng sản phẩm Một xã hội tiến bộ là một xã hội biết quan tâm đến nhu cầu của người dân, mà nhu cầu an toàn là nhu cầu tối thiểu nhất của mọi người. Vấn đề mất an toàn lao động và làm thế nào để an toàn trong lao động, bảo vệ sức khỏe và tái tạo sức lao động một cách tốt nhất là vấn đề được đặt ra và nghiên cứu song song với quá trình phát triển của mỗi ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, bởi tai nạn có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào và vào bất kỳ lúc nào. Vụ tai nạn rò rỉ khí Metylizoxianat tại nhà máy hóa chất ở Ấn độ năm 1984 làm chết 2.500 người và hơn 200.000 người bị thương, vụ rò rỉ chất phóng xạ xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Trecnôbưn - Liên xô (cũ) năm 1989 … đã và đang là mối kinh hoàng và ám ảnh của nhiều người, làm cho chúng ta phải quan tâm hơn và đánh giá đúng mức mức độ quan trọng của kỹ thuật an toàn và công tác bảo hộ lao động. Quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với các máy móc thiết bị, công cụ lao động và môi trường. Vì vậy giáo trình Kỹ thuật an toàn cơ khí và môi trường ra đời nhằm góp phần nâng cao ý thức cho trước tiên là Sinh viên khoa Cơ khí - trường Đại học Điện lực, thứ đến là tài liệu tham khảo trong quá trình trong các nhà máy, xí nghiệp, giúp cho người lao động có ý thức tự bảo vệ bản thân, giúp cho người quản lý lao động biết và có biện pháp tổ chức nơi làm việc và xử lý phòng, chống tai nạn lao động tốt hơn. Kỹ thuật an toàn cơ khí và môi trường là tài liệu được biên soạn lần thứ nhất. Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng sưu tầm nghiên cứu, chọn lọc và dựa trên kinh nghiệm thực tế trong lao động, song chắc không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của độc giả, đặc biệt là của những người quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, giáo viên, học sinh để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn. Hà nội, 10/2007. Th.S Trần Đức Toàn CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1.1.1 Lao động Lao động của con người là một sự cố gắng bên trong và bên ngoài thông qua một giá trị nào đó để tạo nên những sản phẩm tinh thần, những động lực và những giá trị vật chất cho cuộc sống con người, thế giới quan lao động được ghi nhận bởi những ảnh hưởng khác nhau, những điều kiện và những yêu cầu: - Về xã hội: Điều kiện chính trị, pháp luật, xã hội và kinh tế - Về kỹ thuật: Quá trình kỹ thuật, sự trao đổi kỹ thuật, kỹ thuật an toàn, kỹ thuật lao động - Về khoa học: Khoa học y học, khoa học pháp luật, khoa học kinh tế, khoa học lao động. - Về thị trường: Nhu cầu lao động, điều kiện thị trường, thị trường lao động. - Về môi trường: Vị trí, sự lan truyền, Ánh sáng, tiếng ồn, Lao động được thực hiện trong một hệ thống lao động và nó được thể hiện việc sử dụng những tri thức về khoa học an toàn. 1.1.2 Khoa học lao động Khoa học lao động là một hệ thống phân tích sự sắp xếp thể hiện những điều kiện kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao. Phạm vi thực tiễn của khoa học lao động là: - Bảo hộ lao động là những biện pháp phòng tránh hay xóa bỏ những nguy hiểm cho con người trong quá trình lao động. - Tổ chức thực hiện lao động là những biện pháp để đảm bảo lời giải đúng đắn thông qua việc ứng dụng những tri thức về kỹ thuật an toàn cũng như đảm bảo phát huy hiệu quả của hệ thống lao động. - Kinh tế lao động là những biện pháp để khai thác và đánh giá năng suất về phương diện kinh tế, chuyên môn, con người và thời gian. - Quản lý lao động là những biện pháp chung của xí nghiệp để phát triển, thực hiện đánh giá sự liên quan của hệ thống lao động. 2 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL 1.1.3 Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo điều kiện cần thiết cho quá trình hoạt động của con người trong quá trình lao động sản xuất. Điều chúng ta quan tâm là các yếu tố biểu hiện điều kiện lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của con người. Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động, cần phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động bao gồm: - Máy, thiết bị công cụ - Nhà xưởng - Năng lượng, nguyên vật liệu - Đối tượng lao động - Người lao động - Yếu tố tự nhiên: Ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, độ cao, độ sâu, - Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến trạng thái tâm lý người lao động. Trong đó các điều kiện lao động không thuận lợi được chia ra 2 loại chính: - Những yếu tố gây chấn thương – Tai nạn lao động - Những yếu tố có hại đến sức khỏe – Gây bệnh nghề nghiệp Để đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố nói trên. 1.1.4 Các yếu tố nguy hiểm và có hại Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, ta gọi đó là các yếu tố gây nguy hiểm và có hại, cụ thể là : - Yếu tố vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi, - Yếu tố hóa học: các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ, 3 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL - Yếu tố sinh vật, vi sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, động vật có nọc độc, - Yếu tố không hợp lý nơi làm việc: cao, thấp, chật hẹp, sáng tối, mất vệ sinh, - Các yếu tố không thuận lợi về tâm lý, 1.1.5 Tai nạn lao động Tai nạn lao động là những chấn thương xảy ra có thể gây tử vong hoặc gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động, trong quá trình người lao động đang thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột trong khi làm việc cũng là một dạng tai nạn lao động 1.1.6 Bệnh nghề nghiệp Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động được gọi là bệnh nghề nghiệp. Bệnh bụi phổi Xilicoza, ăngtrico thường có ở ngành than, khai thác khoáng sản, hóa dệt, Bệnh nặng tai do làm việc ở những nơi có độ ồn cao hoặc có thể gây điếc. 1.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.2.1 Mục đích của công tác bảo hộ lao động Trong quá trình lao động, dù sử dụng công cụ lao động thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật, công nghệ đơn giản hay áp dụng công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong, cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. 4 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL - Bảo đảm người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động gây ra. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Công tác bảo hộ lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.2 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động a, Ý nghĩa chính trị Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động và lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe , tinh thần và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước. Vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không được thực hiện tốt, điều kiện làm việc của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. b, Ý nghĩa xã hội Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, lành lặn, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, phát triển. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. Tai nạn lao động không sảy ra, sức khỏe lao động được đảm bảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. c, Ý nghĩa Kinh tế 5 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện làm việc thỏai maí, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất; Phấn đấu để có ngày công, giờ công cao; Phấn đấu nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, ghóp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất công tác. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và tập thể lao động. Từ đó có tác dụng tích cực bảo đảm đoàn kết nội bộ và đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Người bị tai nạn lao động, ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động sẽ giảm, nếu nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngòai việc khả năng lao động của họ sẽ giảm, sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút; Xã hội còn phải lo việc chăm sóc chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan. Chi phí bồi thường tai nạn lao động, ốm đau, điều trị ma chay, là rất lớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng. Nói chung tai nạn lao động, đau ốm xảy ra dù ít hay nhiều đều dẫn tới sự thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Vì vậy, quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đúng đắn về sản xuất . Sản xuất phải an toàn – An toàn để sản xuất – An toàn là hạnh phúc của người lao động; là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.3 Tính chất của công tác bảo hộ lao động Công tác bảo hộ lao động thể hiện ba tính chất: - Tính pháp luật - Tính khoa học, công nghệ - Tính quần chúng. Ba tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. a, Bảo hộ lao động mang tính pháp luật Tính chất luật pháp của bảo hộ lao động thể hiện ở tất cả các quy định về công tác bảo hộ lao động, bao gồm: - Các quy định về kỹ thuật: Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. 6 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL - Các quy định về tổ chức, trách nhiệm và chính sách, chế độ bảo hộ lao động đều là những văn bản pháp luật bắt buộc mọi người có trách nhiệm phải tuân theo, nhằm bảo vệ sinh mạng, toàn vẹn thân thể và sức khỏe người lao động. - Mọi vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động. Đặc biệt với quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn có tính chất bắt buộc rất cao, nó đảm bảo tính mạng của người lao động, vì không thể châm chước hoặc hạ thấp. Các yêu cầu và biện pháp đã quy định, đòi hỏi phải được thi hành nghiêm chỉnh, vì nó luôn liên quan đến tính mạng con người và tài sản quốc gia. b, Bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ Bảo hộ lao động gắn liền với sản xuất, khoa học kỹ thuật về bảo hộ gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất. Người lao động sản xuất trực tiếp trong dây chuyền phải chịu ảnh hưởng của bụi, của hơi, khí độc, tiếng ồn, sự rung sóc của máy móc, và những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động. Muốn khắc phục được những nguy hiểm đó, không có cách nào khác là áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ. Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là khoa học tổng hợp dựa trên tất cả các thành tựu của các môn khoa học cơ bản như: Cơ, Lý, Hóa, Sinh, và bao gồm tất cả các ngành như Cơ khí, Điện, Mỏ, Xây dựng Muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động phải tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động gắn liền với việc nghiên cứu triển cải tiến trang bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất. Ở các cơ sở sản xuất, những vấn đề kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc cần được đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để huy động đông đảo cán bộ và ngưòi lao động tham gia. - Công tác bảo hộ lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ sản xuất của xã hội. - Trình độ công nghệ sản xuất phát triển cùng với nền kinh tế phát triển sẽ ghóp phần tạo ra các điều kiện lao động ngày một tốt hơn - Thực chất sự tiến bộ của khoa học công nghệ chính là việc sử dụng máy móc để thay thế lao động sống bằng lao động quá khứ. Ở trình độ cao của kỹ thuật, công nghệ sản xuất là tự động hóa, tổng hợp các quá trình sản xuất và sử dụng người máy công nghiệp. Như vậy qúa trình phát triển kỹ thuật, công nghệ sản xuất 7 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL chính là diễn ra quá trình thay đổi về chất lao động của con người. Lao động của con người dần được giảm nhẹ, tiến tới loại bỏ điều kiện lao động nguy hiểm và độc hại. c, Bảo hộ lao động mang tính quần chúng Tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động thể hiện ở các khía cạnh sau: - Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc, Vì vậy chỉ có quần chúng tự giác thực hiện thì mới ngăn ngừa được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Hằng ngày, hằng giờ người là động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với quá trình sản xuất, máy móc, thiết bị và đối tượng lao động. Như vậy, chính họ là người có khả năng phát hiện những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp giải quyết hoặc tự mình giải quyết, để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Từ tính chất này, công tác bảo hộ lao động cho phép ta huy động một cách đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ; Vận động, tổ chức quần chúng kết hợp với việc thực hiện các biện pháp về luật pháp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động, mang lại hiệu quả hoạt động của công tác bảo hộ lao động ngày càng tốt hơn. Công tác bảo hộ lao động sẽ đạt hiệu quả tốt khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động và người lao động tự giác và tích cực thực hiện. 1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Kỹ thuật an toàn - Vệ sinh lao động - Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động. 1.3.1 Kỹ thuật an toàn Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế, xây 8 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL dựng hoặc chế tạo thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ. Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn. Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu bao gồm những vấn đề sau đây: - Xác định vùng nguy hiểm - Xác định biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn. - Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, báo hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân 1.3.2 Vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các biện pháp cần thiết. Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố đó trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động. Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động bao gồm: - Xác định khoảng cách an toàn vệ sinh lao động - Xác định các yếu tố có hại về sức khỏe - Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động. - Biện pháp về sịnh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, điện từ trường Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế, xây dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc, thiết bị quá trình công nghệ. Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 9 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL 1.3.3 Chính sách, chế độ bảo hộ lao động Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế độ nhằm đảm bảo sử dụng sức lao động hợp lý khoa học; Bồi dưỡng phục hồi sức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, kế hoạch hóa công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động Những nội dung của công tác bảo hộ lao động kể trên là rất lớn. Bao gồm nhiều công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất. 1.4 PHƯƠNG PHÁP BẢO HỘ LAO ĐỘNG Trong quá trình lao động sản xuất, con người đều phải quan hệ, tiếp xúc với công cụ lao động và môi trường lao động . Trong các mối quan hệ đó luôn tồn tại mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe và trí tuệ của người lao động làm giảm sút chất lượng và năng suất lao động. Phương pháp bảo hộ lao động là phương pháp giảm thiểu tối đa hoặc ngăn chặn các mối nguy hiểm đến với người lao động, giúp cho phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Có rất nhiều phương pháp bảo hộ lao động để thực hiện mục tiêu trên và nó phải thể hiện được ba tính chất sau: - Tính pháp luật. - Tính Khoa học công nghệ. - Tính quần chúng. Và đồng thời nó cũng phải bao gồm các nội dung: Kỹ thuật an toàn; Vệ sinh lao động; Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động. CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ 10 [...]... thông số kiểm tra kém chính xác 30 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường • Khoa Cơ khí - ĐHĐL Không được sử dụng dụng cụ kiểm tra đã hư hỏng 4 Yêu cầu đối với cơ cấu an toàn Cơ cấu an toàn là phương tiện bảo vệ bắt buộc đối với nồi hơi và thiết bị chịu áp lực Nó đảm bảo cho không bị phá huỷ khi áp suất và nhiệt độ của môi chất vượt quá giới hạn cho phép Cơ cấu an toàn có nhiều loại, hoạt động theo nguyên... cánh tay, như vậy trong trường hợp nếu sơ ý thì tay cũng không thể đưa vào vùng quả cán làm việc Ngoài ra, khi sử dụng máy cần làm tốt công tác kiểm tra máy và cơ cấu an toàn trước khi sử dụng để phòng tránh các khả năng xảy ra sự cố gây mất an toàn e) An toàn trên máy buá * Các tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và nguyên nhân 22 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL Máy búa dùng... kiện có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Để đảm bảo mục tiêu này, hệ thống ống dẫn chịu áp lực phải có yêu cầu sau: - Đảm bảo độ kín khít khi đóng, mở 31 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL - Không có khuyết tật, rạn nứt, ren không bị hư hỏng - Van phải có kết cấu phù hợp thao tác thuận tiện và an toàn - Van và phụ tùng đường ống phải có nhãn hiệu rõ... làm uốn cong vật, gây va chạm vào người điều khiển máy, xảy ra việc mất an toàn là hiển nhiên 4 Nguyên nhân do thiếu trang thiết bị an toàn cho người và máy 12 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL Ở trong mỗi cơ cấu truyền động của máy, đặc biệt là ở các bộ phận như bánh răng, dây đai, hệ thống băng tải… rất dễ gây tai nạn lao động Thông thường, ở những cơ cấu này phải có che chắn,...Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ 2.1.1 Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng máy và thiết bị Cơ khí a) Khái niệm về vùng nguy hiểm và mối nguy hiểm Vùng nguy hiểm là khoảng không gian ở đó các nhân tố nguy hiểm đối với sức khỏe hoặc sự sống người lao... trong quá trình khai thác sử dụng thiết bị Sự hoạt 25 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL động an toàn của thiết bị phụ thuộc vào sự hoàn thiện của máy móc nhưng chủ yếu vẫn dựa vào trình độ của người vận hành và ý thức tổ chức của người quản lí Biểu hiện của vấn đề này bao gồm: Người quản lí thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong khai thác, sử dụng thiết bị chịu áp lực Tình trạng... hành đảm bảo an toàn - Khi tiến hành các công việc sửa chữa liên quan đến hàn thì phải do thợ hàn có bằng hàn áp lực tiến hành và sau khi hàn phải kiểm tra, đánh giá mối hàn theo các tiêu chuẩn, quy phạm 3 Yêu cầu đối với các công tác kiểm tra và dụng cụ kiểm tra 29 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và không chỉ do cơ quan chức năng... bảo hộ để đề phòng bụi đá bắn vào mắt và thực hiện một số quy định an toàn sau: - Kiểm tra khe hở giữa đá và bệ tỳ khe hở khoảng 2mm đến 3mm là được 20 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường - Khoa Cơ khí - ĐHĐL Khi mài không đứng đối diện với đá mài, phải đứng chếch sang một bên để mài đề phòng khi vỡ đá thì giảm khả năng mảnh đá bắn vào người gây chấn thương - Tay cầm vào vật chắc chắn, khi mài nếu... trong từng trường hợp gia công cụ thể sẽ có quy định riêng, ví dụ khi cắt ren, tốc độ trục chính nhỏ để đề phòng bàn dao xô vào mâm cặp… Sau khi sử dụng 17 Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL Sau khi thôi làm việc phải vệ sinh lau máy, trước khi lau máy cần phải tắt điện vào máy, đưa tay gạt về vị trí an toàn b) An toàn trên may phay * Các tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và nguyên... phương tiện, cơ cấu an toàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn Thông qua việc kiểm tra nhằm mục đích tăng cường ý thức chấp hành kỉ luật về an toàn, thay thế sửa chữa các phương tiện, thiết bị, cơ cấu bị hỏng Trong phần lớn các vụ xảy ra tai nạn lao động là do ý thức chấp hành kỉ luật an toàn của người lao động không tốt và do cơ cấu hay thiết bị an toàn mất tác dụng 2.1.3 An toàn khi sử

Ngày đăng: 28/10/2014, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w