Nhiễm hóa chất

Một phần của tài liệu an toàn cơ khí và môi trường (Trang 65 - 68)

a, Một số định nghĩa về ô nhiễm hóa chất:

Hóa chất: Là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có nguồn gốc từ tự nhiên hay được con người tổng hợp tạo thành

Sự nhiễm độc: Bình thường con người có khả năng đối phó với nhiều hóa chất khác nhau nhưng trong giới hạn nhất định. Sự nhiễm độc chỉ xảy ra khi giới hạn bị vượt quá và cơ thể không có khả năng đối phó ( bằng cách tiêu hóa, hấp thụ hay bài tiết).

Độc tính của hóa chất: là khả năng gây tác hại của nó cho một cơ thể sống, hóa chất khác nhau có độc tính khác nhau.

Hóa chất nguy hiểm: Là những hóa chất trong quá trình sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển có thể gây cháy nổ, ăn mòn, nhiễm độc nguy hiểm cho người và phá hoại tài sản.

Hóa chất dễ cháy nổ: Là hóa chất có thể tự phân giải gây cháy nổ hoặc cùng với các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy nổ dưới điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ và áp suất…

Hóa chất ăn mòn: Là các chất có tác dụng phá hủy dần các kết cấu xây dựng và các dạng vật chất khác như máy móc, thiết bị, đường ống.v..v… có thể gây bỏng, ăn da người và súc vật.

Hóa chất độc: là các chất gây ảnh hưởng xấu trực tiếp hay gián tiếp đến người và sinh vật. Tác dụng độc có thể xâm nhập trực tiếp qua da, qua đường ngộ độc cấp tính hay mãn tính, gây ô nhiễm cục bộ hay toàn bộ.

Bụi không khí: là sự phân tán các tiểu phân tử rắn trong không khí. Đám bụi mây được sinh ra bởi các hoạt động xay nghiền, khoan đập các khối vật chất. Cỡ của những hạt bụi này có phạm vi từ nhìn thấy được bằng mắt thường (lớn hơn 1/20mm ) cho tới không nhìn thấy được. Đám bụi không thể nhìn thấy sẽ tồn tại trong không khí một thời gian cùng với sự nguy hiểm của nó, vì có khả năng lọt sâu vào phổi.

Khí: Các chất như ôxy, nitơ, hoặc cácbon điôxít trong trạng thái khí ở nhiệt độ và áp suất trong phòng.

Ảnh hưởng cấp tính: Là ảnh hưởng xuất hiện ngay khi hóa chất xâm nhập vào cơ thể, gây ra bởi sự tiếp xúc ngắn, đơn lẻ với số lượng lớn hoặc nồng độ cao cuả hóa chất. Thông thường thường có các triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, bải hoải, buồn nôn, đi lỏng, toát mồ hôi, run và cảm giác mệt mỏi. Nếu tác động mạnh còn gây ra co giật, rối loạn hành vi hoặc gây ngất xỉu.

Ảnh hưởng mãn tính: Là ảnh hưởng gây ra bởi sự tiếp xúc nhiều lần với một hóa chất trong một giai đoạn dài. Trong trường hợp này, hóa chất được tích lũy trong cơ thể, đến một lúc nào đó chúng có khả năng gây đột biến tế bào, kích thích u ác phát triển, ảnh hưởng đến tế bào thai và gây ra dị dạng.

Cả hai ảnh hưởng cấp và mãn tính có thể mất đi sau khi chấm dứt sự tiếp xúc và được điều trị thích hợp, song chúng cũng có thể để lại hậu quả lâu dài.

b, Tác hại của hóa chất

Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau:

- Kích thích - Gây dị ứng - Gây ngạt

- Gây mê và gây tê

- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng - Gây ung thư

- Ảnh hưởng đến hệ tương lai ( đột biến gen) - Bệnh bụi phổi

Tác động kích thích của hóa chất ở đây có nghĩa là làm cho tình trạng phần cơ thể tiếp xúc với hóa chất bị xấu đi. Các phần của cơ thể thường bị tác động này là da, mắt và đường hô hấp.

Dị ứng:

Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất. Người lao động, khi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng khi nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả với lượng nhỏ thì cơ thể thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ bị dị ứng.

Gây ngạt:

Sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa không đủ ôxy vào các cơ quan của cơ thể. Có hai dạng: ngạt thở đơn thuần và ngạt thở hóa học.

Gây tê và gây mê:

Tiếp xúc với nồng độ cao một trong các chất như: Etanol. Propanol. Axêtôn… có thể làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây ngất, thậm chí dẫn tới tử vong. Những chất này gây ảnh hưởng tương tự như say rượu. Khi tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất này ở nồng độ thấp một số người bị nghiện chúng.

Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể: • Gây tác hại cho gan

• Gây tác hại cho thận

• Gây tác hại cho hệ thần kinh • Bộ phận sinh dục

Ung thư:

Khi tiếp xúc lâu dài tới một số hóa chất có thể tạo sự phát triển tự do của tế bào, dẫn đến khối u – ung thư. Những khối u này có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc với hóa chất. Giai đoạn này có phạm vi từ 4÷40 năm.

Hư thai ( quái thai )

Dị tật bẩm sinh có thể là do hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản trở quá trình phát triển bình thường của thai. Thai trong thời gian 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tổ chức quan trọng của não, tim, tay chân đang hình thành. Qua nghiên cứu cho thấy hóa chất thủy ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể cản trở quá trình phát triển bình thường của việc phân chia tế bào, gây biến dạng bào thai.

Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai

Một số hóa chất tác động đến cơ thể con người gây đột biến gen không mong muốn trong các thế hệ tương lai. Thao kết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy 80÷85% các chất gây ung thư có thể tác động đến gen.

Bệnh bụi phổi:

Bệnh bụi phổi hay ho dị ứng do hút nhiều bụi, là tình trạng lắng đọng các hạt bụi nhỏ ở vùng trao đổi khí của phổi và phản ứng các mô trước sự hiện diện của bụi. Phát hiện những thay đổi của phổi ở giai đoạn sớm là vô cùng khó khăn. Với bệnh buị phổi thì khả năng hấp thụ ôxy sẽ giảm và bệnh nhân có hiện tượng thở ngắn, gấp trong các họat động phải dùng nhiều đến sức lực. Bệnh này cho tới nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Các chất gây bệnh bụi phổi thường là Silic tinh thể, Amiăng, Berili…

Một phần của tài liệu an toàn cơ khí và môi trường (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w