Công tác chống tiếng ồn và rung động phải được nghiên cứu tỷ mỉ từ khi lập quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy tới khi xây dựng các xưởng sản xuất, từ khi thiết kế quá trình công nghệ của nhà máy đến chế tạo từng máy móc cụ thể. Việc chống ồn phải thực hiện ngay cả trong quá trình sản xuất, dưới đây là một số biện pháp cơ bản chống tiếng ồn và rung động.
a, Biện pháp chung
Từ lúc lập tổng mặt bằng nhà máy đã cần nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiếng ồn và rung động cần hạn chế sự lây truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi của xí nghiệp và ngăn chặn tiếng ồn lây lan ra các vùng xung quanh, giữa các khu nhà ở và khu sản xuất có tiếng ồn phải trồng các dải cây xanh bảo vệ để chống ồn và làm sạch môi trường, giữa các xí nghiệp và các khu nhà ở phải có khoảng cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt mức cho phép.
b, các phương pháp giảm tiếng ồn
- Hiện đại hóa thiết bị và hoàn thiện công nghệ
+. Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng tránh hiện tượng cộng hưởng.
+. Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolic,…mạ Crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoặc dùng các hợp kim ít vang hơn khi bị va đập
+. Bộ các mặt thiết bị chịu rung động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có nội ma sát lớn như bitum, cao su, tôn, vòng phớt, amiăng, chất dẻo, matit đặc biệt.
Biện pháp chống tiếng ồn sản xuất có hiệu quả nhất là tự động hóa toàn bộ quá trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa.
Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng ồn
- Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc
- Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có khả năng nghỉ ngơi hợp lý, làm giảm thời gian có mặt của công nhân ở những xưởng có mức ồn cao.
c, Các phương pháp giảm ồn
Đây cũng là một vấn đề thiết bị, người ta thường dùng những cái giảm rung bằng lò xo hoặc cao su để cách rung động, có hai phương án đặt bộ giảm rung:
# Phương án gối tựa # Phương án treo
# Hút rung động: Phương pháp giảm rung động bằng cách đưa vào hệ thống khảo sát các trở kháng phụ được coi là hút rung động. Nói khác đi, để hút được rung động người ta dùng các vật liệu đàn hồi dẻo có tổn thất trong lớn để phủ các mặt cấu kiện dao động của máy móc, lúc đó yêu cầu vật liệu hút rung động phải gắn chặt với mặt dao động.
d, Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền e, Biện pháp phòng chống ồn cá nhân # Nút bịt tai
# Bao ốp tai
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG....1
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:...2
1.1.1 Lao động...2
1.1.2 Khoa học lao động...2
1.1.3 Điều kiện lao động...3
1.1.4 Các yếu tố nguy hiểm và có hại...3
1.1.5 Tai nạn lao động...4
1.1.6 Bệnh nghề nghiệp...4
1.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG...4
1.2.2 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động...5
1.2.3 Tính chất của công tác bảo hộ lao động...6
1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG...8
1.3.1 Kỹ thuật an toàn...8
1.3.2 Vệ sinh lao động...9
1.3.3 Chính sách, chế độ bảo hộ lao động...10
1.4 PHƯƠNG PHÁP BẢO HỘ LAO ĐỘNG...10
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ...10
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ...11
2.1.1 Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng máy và thiết bị Cơ khí...11
2.1.2 Các giải pháp kĩ thuật an toàn...13
2.1.3 An toàn khi sử dụng máy công cụ...16
2.2 AN TOÀN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT...24
2.2.1 An toàn đối với thiết bị chịu áp lực...24
2.2.2 An toàn với thiết bị nâng hạ...32
CHƯƠNG 3: PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ...47
3.1 Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH CHÁY NỔ...47
3.2 NHỮNG KIẾN THỨC VỀ CHÁY, NỔ...49
3.2.1 Khái niệm chung:...49
3.2.2 Điều kiện cháy, nổ...53
3.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY...54
3.4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG...55
3.4.1 Các biện pháp quản lý phòng chống cháy nổ ở các cơ sở...55
3.4.2 Nguyên lý phòng chống cháy, nổ...57
3.4.3 Các phương tiện chữa cháy...59
CHƯƠNG 4: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH...64
4.1 KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM...65
4.1.1 Ô nhiễm hóa chất...65
4.1.2 Ô nhiễm tiếng ồn...68
4.2 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM...71
4.2.1 Nguồn gây ô nhiễm hóa chất:...71
4.2.2 Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn...73
4.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH...74
4.3.1 Các nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa chất, các biện pháp khẩn cấp...74
4.3.2 Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động...78