Các nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa

Một phần của tài liệu an toàn cơ khí và môi trường (Trang 74 - 78)

hóa chất, các biện pháp khẩn cấp.

a, Bốn nguyên tắc và các biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại của hóa chất Mục đích của hoạt động dự phòng tác hại của hóa chất là nhằm loại trừ hoặc giảm tới mức thấp nhất mọi rủi ro các hóa chất nguy hiểm,độc hại cho sức khỏe con người và môi trường lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.

@ Hạn chế hoặc thay thế chất độc haị

Loại bỏ các chất hoặc quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa.

Việc lựa chọn các hóa chất phải được tiến hành ngay từ giai đoạn thiết kế hoặc lập kế hoạch sản xuất, thường tiến hành qua các bước sau:

- Đánh giá tác hại của chu trình sử dụng hóa chất của con người và môi trường - Xác định và lựa chọn giải pháp thay thế hợp lý và phù hợp nhất về quy trình sử dụng hóa chất an toàn cho sức khỏe con người và môi trường lao động lâu bền

- Dự kiến những thay đổi trong tương lai về hóa chất sẽ cải thiện hoặc thay đổi quy trình hoặc giải pháp công nghệ tốt hơn, sạch hơn, an toàn hơn và đặt kế hoạch để thực hiện một cách có hiệu quả

Ví dụ:

Sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế cho sơn hoặc keo tan trong dung môi hữu cơ, sử dụng hóa chất ít độc hại hơn như đồng đẳng của benzen thay cho benzen trong dung môi pha sơn.. Dùng triclo – metan làm tác nhân tẩy nhờn thay cho triclo – êtylen và dùng những hóa chất có điểm bốc cháy cao thay thế những hóa chất có điểm bốc cháy thấp…

@ Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm

Một quy trình sản xuất lý tưởng là ở đó người lao động được hạn chế tới mức thấp nhất mọi cơ hội tiếp xúc với hóa chất, có thể bằng cách bao che toàn bộ máy móc, những điểm phát sinh buị của băng truyền hoặc bao che qúa trình sản xuất của các chất ăn mòn,…để hạn chế sự lan tỏa hơi, khí độc hại, nguy hiểm tới môi truờng làm việc. Cũng có thể giảm sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di chuyển các quy

trình và công đoạn snả xuất các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách xa người lao động trong nhà máy và xa nơi tập trung dân cư. Hoặc xây tường cách ly để cách ly chúng ra khỏi quá trình sản xuất có điều kiện làm việc bình thường khác

Bên cạnh đó cần phải cách ly hóa chất dễ cháy nổ với các nguồn nhiệt, chẳng hạn đặt thuốc nổ ở xa các máy dễ đánh lửa như mài, máy cưa…

Với hóa chất nguy hiểm cháy nổ hay độc hại cần có quy định cụ thể về lượng và điều kiện kho chứa từng ca, từng ngày, từng tháng, tách rời các hóa chất “kỵ” nhau; vị trí và cấu trúc xây dựng, phương tiện bảo vệ cá nhân hợp lý, quy chế sắp xếp, giao nhận cho thủ kho và người làm việc gần đó để ngăn cách mọi nguy cơ nguy hiểm hoặc ô nhiễm môi trường có thể xảy ra.

@ Thông gió

Tùy theo điều kiện cụ thể mà nguời ta thiết kế thi công và sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thổi cục bộ, hệ thống hút cục bộ, ống khói cao, hệ thống thông gió chung,…

@ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc với hóa chất.

Người lao động phải được trang bị phương tiện này chỉ làm sạch không khí bị nhiễm hóa chất trước khi vào cơ thể chứ nó không làm giảm hoặc trừ khử chất độc có trong môi trường xung quanh, do đó khi sử dụng phương tiện không đúng chủng loại hoặc hư hỏng thì coi như ta đã trực tiếp tiếp xúc với môi trường hóa chất nguy hiểm

Các trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân gồm có: - Mặt nạ phòng độc

- Mặt nạ cung cấp ôxy - Kính bảo vệ mắt

- Quần áo, găng tay, giầy, ủng…

@ Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân nhằm giữ cho cơ thể sạch sẽ, tránh nhiễm độc qua da, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.

Những nguyên tắc cơ bản của vệ sinh cá nhân khi sử dụng hóa chất là:

- Tắm và rửa sạch những bộ phận của cơ thể đã tiếp xúc với hóa chất sau khi làm việc, trước khi ăn uống và hút thuốc

- Kiểm tra cơ thể thường xuyên để đảm bảo da luôn sạch sẽ và băng bó bảo vệ đúng tiêu chuẩn vệ sinh đối với các bộ phận cơ thể bị trầy xước hoặc lở loét. Giữ móng chân, móng tay sạch và ngắn.

- Hàng ngày thay giặt sạch sẽ trang phục bảo hộ để tránh sự nhiễm bẩn, Tránh tự gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn do bản thân sau khi không sử dụng trang bị bảo hộ lao động, như không để các vật bị nhiễm bẩn vào túi quần áo bảo hộ lao động cá nhân.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm, vật liệu gây dị ứng, gây mẩn mụn, nồi mề đay ở da.

- Trong trường hợp có thể thì ưu tiên giải pháp sử dụng hóa chất không độc không đòi hỏi trang phục, phương tiện bảo hộ lao động cá nhân để cảm giác thuận tiện, thỏai mái khi làm việc.

- Cấm ăn uống, hút thuốc lá ở vùng bị ô nhiễm độc

- Người quản lý cần cung cấp đầy đủ những điều kiện để người lao động sau khi làm việc với hóa chất dễ dàng tắm rửa, thay giặt sạch và bảo quản quần áo, trang phục bảo hộ lao động cá nhân.

b, Các biện pháp khẩn cấp:

Các biện pháp khẩn cấp là những hành động thích hợp cần làm ngay để ngăn chặn nguy hiểm hay thảm họa có thể xảy ra hoặc bắt đầu xảy ra như kế hoạch khẩn cấp, những đội cấp cứu, sơ tán, phòng cháy chữa cháy, quy trình xử lý như rò rỉ và tràn đổ hóa chất ở nơi làm việc.

1. Kế hoạch khẩn cấp

Mỗi nơi sản xuất cần thiết lập một kế hoạch khẩn cấp nêu rõ quy trình hành động và vai trò, nhiệm vụ chi tiết của các bộ phận trong tổ chức, nội bộ của mình trước tình thế khẩn cấp. và sự tham gia phối hợp của các tổ chức gần đó như Công an, y tế, đội dân phòng địa phương, để đảm bảo an toàn, nhanh chóng hợp lý tới mức tối đa.

Kế hoạch khẩn gồm có những nội dung chính sau:

- Kế hoạch sơ tán với số lượng lớn nhất người lao động, đặc biệt với lao động vị thành niên, những lao động đau yếu, tàn tật…khi có chỉ dẫn về báo hiệu của hệ thống báo động khẩn cấp, có chỉ dẫn và bảo đảm sự thông suốt và an toàn của lối thoát nạn, phương tiện bảo hộ lao động cần thiết.

- Những biện pháp kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài như: Cơ quan y tế, những chuyên gia bảo vệ môi trường hoặc đơn vị phòng cháy khi cần thiết.

- Vai trò nhiệm vụ của người quản lý và các viên chức khi cấp cứu với trang thiết bị, phương pháp sơ cứu, cấp cứu kịp thời, cách xử trí các tình huống nguy cấp có thể xảy ra.

2. Tổ chức đội cấp cứu 3. Sơ tán

4. Sơ cứu

Biện pháp sơ cứu kịp thời khi có nhiễm độc

- Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo, chú ý giữ yên tĩnh và ủ ấm cho nạn nhân

- Cho ngay thuốc trợ tim hoặc hô hấp nhân tạo khi đảm bảo khí quản thông suốt - Nếu mất tri giác thì cần châm vào 3 huyệt: Khúc trì, ủy trung, thập tuyến cho chảy máu hoặc bấm ngón tay vào các huyệt đó rồi đưa nạn nhân ở trạng thái lơ mơ hoặc bất tỉnh tới bệnh viện càng nhanh càng tốt và đảm bảo phải cẩn thận, an toàn.

- Rửa sạch nhiều lần hoặc trung hòa làm giảm nồng độ hóa chất ở da và mắt nhanh chóng để tránh tổn thương nặng hơn rồi gửi ngay nạn nhân tới bệnh viện

- Sử dụng hóa chất giải độc hoặc phương pháp giải độc đúng cách ( gây nôn, sau đó cho uống thuốc 2 thìa nhỏ than hoạt tính hoặc than gạo giã nhỏ với 1/3 bát nước rồi uống nước đường glucô hay nước mía, hoặc rửa dạ dày…)

5. Quy trình xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc

Tùy vào tác haị của hóa chất và hình thức rò rỉ mà ta thực hiện các bước sau: - Sơ tán toàn bộ những người không có trách nhiệm đến nơi an toàn

- Nếu hóa chất có khả năng bốc cháy thì phải giảm nguy cơ cháy nổ bằng cách ngắt nguồn điện, dập tắt mọi ngọn lửa trần và nguồn nhiệt cũng như các chất kích thích khác

- Phán đoán, đánh giá tình trạng và khả năng giải quyết sự rò rỉ, tràn đổ hóa chất của nội bộ nhà máy và các lực lượng trợ giúp, để tổ chức điều động kịp thời lực lượng ứng phó.

- Quyết định sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp trong từng trường hợp khẩn cấp

- Kiểm soát, hạn chế sự lan tràn hóa chất bị đổ hoặc rò rỉ như đóng van, đóng kín xe téc, đảo các quy trình thấm hút hóa chất nhanh.

- Làm mất tính độc của chúng nhờ bảo quản an tòan trong bình kín, hoặc bao bọc lại bằng vật liệu thích hợp hoặc trung hòa.

- Kiểm tra lại sự bảo đảm an toàn của quy trình làm việc để cho phép sự làm việc bình thường trở lại.

Một phần của tài liệu an toàn cơ khí và môi trường (Trang 74 - 78)