Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn

Một phần của tài liệu an toàn cơ khí và môi trường (Trang 73 - 74)

Người ta phân ra nhiều loại tiếng ồn:

Tiếng ồn thống kê: do tổ hợp hỗn loạn các âm khác nhau về cường độ và tần số

trong phạm vi từ 16 đến 20.000Hz

Tiếng ồn có âm sắc: Tiếng ồn có âm đặc trưng

Theo môi trường truyền âm: có tiếng ồn kết cấu là khi vật thể dao động tiếp xúc

trực tiếp với các kết cấu như máy, đường ống, nền nhà v.v.. còn tiếng ồn lan truyền hay tiếng ồn không khí là nguồn âm không có liên hệ với một kết cấu nào cả

Theo đặc tính:

- Tiếng ồn cơ khí: trong truờng hợp trục bị rơ mòn, độ cứng vững của hệ thống công nghệ

- Tiếng ồn va chạm: rèn, dập

- Tiếng ồn không khí: Khí chuyển động với tốc độ cao như động cơ phản lực - Tiếng nổ hoặc xung: Động cơ diezen hoạt động

- Theo dải tần số:

Tiếng ồn tần số cao khi f > 1000Hz

Tiếng ồn tần số trung bình khi f = 300÷1000Hz Tiếng ồn tần số thấp f < 300 Hz

Dưới đây là các trị số gần đúng về mức ồn một số nguồn. Dùng phương pháp so sánh có thể tìm được mức ồn của các nguồn khác

Tiếng ồn va chạm dB Tiếng ồn Cơ khí dB

Xưởng rèn 98 Máy tiện 93-96

Xưởng gò 113-114 Máy khoan 114

Xưởng đúc 112 Máy bào 97

Xưởng tán 117 Máy đánh bóng 108

Xưởng nồi hơi 99

Trong các phân xưởng có nhiều nguồn tiếng ồn thì mức ồn không phải là tổng số mức ồn từng loại. Mức ồn tổng cộng ở một điểm cách đều nhiều nguồn có thể xác định theo công thức sau:

L0 = L1 + 10lg n (dB)

Một phần của tài liệu an toàn cơ khí và môi trường (Trang 73 - 74)