Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
101,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, một trong những yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công cũng như sự phát triển của doanh nghiệp chính là văn hóa doanh nghiệp. Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp, chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo, chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Tại Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều từ triết học phương Đông, cụ thể là Nho giáo với ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín. Trong phạm vi nhỏ của tiểu luận này, tôi xin trình bày về một khía cạnh của ngũ thường đối với việc xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nghiệp, đó là chữ Tín. Sau đây tôi xin được trình bày về đề tài “Luận chứng về chữ Tín trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa kinh doanh”. I.MỞ ĐẦU 1.Văn hóa doanh nghiệp 1 Văn hoá được hiểu như một hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà những thành viên trong cộng đồng tác động lẫn nhau, thực hiện và sự tác động ấy tạo nên một sự khác biệt. Và, cũng như nhà xã hội học Anh, Tylor cuối thế kỷ 19 cho rằng, văn hoá được hiểu như là một sự văn minh mà trong đó nó chứa đựng cả về những vấn đề trí thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng mà những người trong cộng đồng đó lĩnh hội và thực hành. Nếu văn hoá là những hệ thống chuẩn mực và giá trị mà mọi người trong một cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì văn hóa doanh nghiệp cũng là những chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân thủ theo. Tuy vậy, một vấn đề phải được hiểu rằng, văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi, tức là có một sự giao thoa về văn hoá. Ví dụ, trong công ty thường xuyên có những người đến, rồi có những người đi, trong số những người đến và đi ấy có cả những người nắm những vai trò rất quan trọng của tổ chức. Những người đi, nếu họ là những người trong ban lãnh đạo - những người có tầm ảnh hưởng lớn, thì sự ra đi của họ sẽ là một sự mất mát lớn về khí thế cũng như sự thúc đẩy cho Văn hóa doanh nghiệp, công ty có thể bị xáo trộn. Còn những người đến, họ cũng mang theo những giá trị, văn hoá mang đặc thù cá nhân của họ. Cũng có những yếu tố tích cực theo cách thức của công ty, song nó cũng có những mảng mang tính chất tiêu cực. Dù vậy, bất kể có những người đến và đi, nếu một công ty có một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, thì sự thay đổi đó không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu công ty đó yếu về mảng này, thì thực sự nó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Có thể nó mang đến sự ảnh hưởng tốt, cũng như những ảnh hưởng xấu. Văn hóa doanh nghiệp rất cần thiết cho một doanh nghiệp, nó có thể làm cho một tổ chức doanh nghiệp phát triển, và nếu thiếu nó, sẽ làm cho công ty lụi tàn. Theo những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và thực hiện một văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên 200%, và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty General Electric (GE), Southwest Airline, ConAgra, IBM,… 2.Vai trò của văn hóa doanh nghiệp Một câu hỏi được đặt ra rằng, tại sao văn hóa doanh nghiệp lại có tầm quan 2 trọng đến như vậy? Chúng ta có thể khẳng định: 2.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với công ty Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo. Một người được mệnh danh là Socrates của Hoa Kỳ, Tiến sỹ Stenphen R. Convey, tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng “Bảy thói quen của những người hiệu quả” đã khẳng định “Không tham gia, thì sẽ không bao giờ có thi hành”. Hay nói một cách khác rằng, họ đang thi hành công việc của tổ chức, vì họ đã được ghi nhận tham gia. Họ có cảm giác như đang được làm cho chính bản thân họ. Một dẫn chứng hùng hồn cho nhận định này là môi trường làm việc tại hãng hàng không Southwest Airlines. Hãng hàng không này, là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới thực hiện bán cổ phần cho nhân viên. Ngoài một văn hoá cởi mở, nhân viên ở đây đã làm việc một cách hăng say, vì họ đang làm việc cho chính bản thân họ. 2.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và họ có thể làm việc quên thời gian. Một sự đoàn kết, một khí thế làm việc của công ty cần thiết nhất khi công ty ấy đang ở trong thời kỳ khó khăn, thử thách, đặc biệt là những công ty đang trên bờ vực của sự phá sản. Tất cả mọi thành viên của công ty cần tinh thần đoàn kết và hy sinh. Công ty có cấp độ càng cao, có ảnh hưởng lớn thì các thành viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn. Để vượt qua những tình thế khó khăn, công ty cần một sức mạnh tổng lực để chống đỡ và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một Văn hóa Doanh nghiêp – văn hóa của sự hy sinh, văn hoá của sự đoàn kết. Một dẫn chứng tiêu biểu cho văn hoá này là Lee Iacocca và nhân viên công ty Chrysler của ông. Năm 1978, khi ông vừa bước chân tới, công ty đang rơi vào tình cảnh phá sản, với 130.000 cán bộ công nhân viên có nguy cơ thất nghiệp. Ông và các cộng sự của ông đã đưa vào một văn hoá của sự hy sinh quên mình. Ai ai cũng cố gắng làm việc. Tất cả vì sự sống còn của công ty. Vì sự bình an 3 của mọi người. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên rằng, trong tình cảch khó khăn, sự hy sinh của một người sẽ không bao giờ mang lại thành công, nhưng phải cần một tập thể hy sinh. 2.3. Văn hóa doanh nghiệp tạo được sự khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng Trong một thế giới, khi những chuẩn mực của xã hội về sự thành công không còn được đo bằng sự thành công của một cá nhân nữa, mà nó được đẩy lên tầm tập thể. Và cho dù trên góc độ cá nhân, thì cá nhân đó sẽ không bao giờ được coi là thành công, nếu tập thể của anh ta không thành công. Một quan niệm mới cho lãnh đạo hôm nay là, “team work is dream work,” tức là chỉ có làm việc tập thể thì giấc mơ thành công của ta mới thành hiện thực. Hay nói một cách khác, khả năng lãnh đạo được đo bằng khả năng lãnh đạo một tập thể. Một tập thể càng lớn thì khả năng lãnh đạo càng cao, và một công việc càng có nhiều người cùng tham gia thì công việc đó càng sớm được hoàn thành. Thử tưởng tượng, nếu tất cả mọi người đều trong khí thế của những người chiến thắng, khí thế của những người đang trên con đường tiến tới vinh quang? Với họ không bao giờ có con đường thứ hai ngoài chiến thắng. Điều này vô cùng cần thiết, vì tất cả mọi người đều tập trung vào một mục tiêu. Khi họ đã đặt vào một mục tiêu cho một tập thể chiến thắng thì tất cả họ đều muốn đồng lòng, cùng chung sức để thực hiện. Tinh thần tập thể đều phấn chấn. Đó là chìa khoá cho sự thành công và cũng là chìa khoá cho sự đoàn kết. Và để có được một tập thể chiến thắng ấy chỉ khi có một Văn hóa doanh nghiệp. 3.Nho giáo – Ngũ thường và chữ Tín trong ngũ thường 3.1.Nho giáo Quá trình hình thành và phát triển Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ngài là người sáng lập ra Nho giáo. Cũng giống như nhiều nhà tư tưởng khác trên thế giới như Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Thánh Alla người đời sau không thể nắm bắt các tư tưởng của Đức Khổng Tử một cách trực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởng của ngài bằng các ghi chép do các học trò của ngài để lại. Khó khăn nữa là thời kỳ "đốt sách, chôn Nho" của nhà Tần, vào khoảng hai trăm năm sau khi Đức Khổng Tử qua 4 đời, khiến cho việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Đức Khổng Tử càng khó khăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các tư tưởng và cuộc đời của ngài. Nội dung cơ bản của Nho giáo Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. (quân là kẻ làm vua, quân tử là chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau Khổng Tử dùng từ "quân tử" để chỉ phẩm chất đạo đức: "Quân tử sở tính Nhân nghĩa lễ trí" phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Đạo ở đây là con đường để hoàn thiện chính mình, hoà hợp đất trời trở về bản ngã “bổn thiện”). Trong cuốn Đại Học (Một trong Tứ thư, những cuốn sách chính của Nho giáo) có ghi chép: “Khi bản thân tu luyện, gia tộc hài hòa. Khi gia tộc hài hòa, đất nước mới được thịnh trị. Khi đất nước được thịnh trị, khắp nơi sẽ thái bình. Từ bậc quân vương cho đến kẻ dân thường trăm họ, tất cả phải coi tu luyện bản thân là điều quan trọng nhất”. Thuyết về quản lý thế giới và làm lợi cho dân của Nho giáo là một phần của văn hóa Trung Quốc truyền thống vốn rất sâu sắc. Nó đã tự thiết lập cho mình những lý tưởng về đạo đức và hệ thống tiêu chuẩn giá trị mà đã đặt định ra nền tảng cho cả xã hội Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Nó giúp gìn giữ các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ở một mức khá cao. Dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh ) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ, ấy là nhờ một phần lớn ở những tư tưởng sâu xa của Nho giáo đã trui rèn nên một tầng lớp Nho sĩ thông thuộc kinh sử và giàu phẩm chất đạo đức. Nhờ Nho giáo, người Trung Quốc không ai không xem trọng giáo dục. Khi nhà Hán lập quốc, chính sách của quốc gia có tám chữ “Dựng nước an dân, giáo dục làm đầu”. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, hoàn toàn dùng giáo dục. Do vậy Trung Hoa trải qua hơn 2.000 năm, dù thịnh suy mỗi lúc khác nhau, nhưng đất nước của họ vẫn không hề lụi bại, trong khi các đế chế khác như La Mã, Ba Tư cứ lần lượt xuất hiện rồi sụp đổ. Việc này ngay đến người ngoại 5 quốc cũng khen ngợi. Không phải chính trị, không phải vũ lực của Trung Quốc, cũng không phải là kinh tế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, mà chính văn hiến của Trung Quốc mới là vũ khí mạnh nhất của họ, giúp đất nước họ trường tồn. Mà gây dựng nên nền văn hiến đó, công đầu thuộc về Nho giáo. Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như càng ít quan tâm đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ 20, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau. Nho giáo từ hơn 2.500 năm trước đã thấy rõ được điều này. 3.2.Ngũ thường Đức Khổng Tử dạy: "Con người nếu không hiếu cha mẹ, không kính tổ tiên thì bất cứ việc xấu nào họ cũng dám làm. Một người hiếu cha mẹ, kính tổ tiên thì không những là lời nói việc làm mà khởi tâm động niệm họ đều nghĩ rằng, nếu như việc này ta làm mà không đúng pháp thì có lỗi với cha mẹ, làm nhục tổ tiên thì họ sẽ không dám làm." Đức Khổng Tử nêu lên ngũ luân với thuyết chính danh và chữ “Nhân” để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nhân: Là lòng từ thiện. Khổng Tử nói: Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung; khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành. Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân Nghĩa: Là việc nên làm hay là cách xử sự phải đường hoàng, hào hiệp. Hành vi của con người phải tuân theo tính chính đáng, chú trọng quy tắc, tiêu chuẩn, trọng tâm là nghĩa vụ và trách nhiệm. Trước khi làm gì phải xem xét hành vi đó có hướng đến điều “thiện” hay không, có thể hiện tiêu chuẩn đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng đồng hay không. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, mở rộng ra là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Một cách căn 6 bản, chính nghi lễ và nghi thức làm cho cuộc sống quân bình. Lễ làm bền vững nền văn hiến của một nước, lễ mà ại hoại thì văn hiến cũng tiêu tan. Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành rối loạn. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ”. Trí: Óc khôn ngoan, sáng suốt. Cảm giác đúng và sai. Biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý. Tín: Theo quan điểm của Nho Giáo, bậc quân tử vì chữ Tín mà hành xử. Tín là tin mình, tin người. Nhờ chữ Tín đó mà thành Người. Vì tự tin vào mình nên dù ai không biết tài đức của mình, mình cũng không buồn không oán. Tự tin vào tài đức của mình, càng ngày càng trau dồi, để một mai kinh bang tế thế, bấy giờ người biết mình cũng không muộn. Vì có tin nhau nên việc mới thành tựu, người mà không tín thì không biết ra thế nào. Ai cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. Tín là sự tin cậy lẫn nhau, là không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết. Chữ Tín trước hết phải giữ chính mình. Người không giữ được chữ Tín với bản thân là kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn, không dám chịu trách nhiệm với mình thì cũng không hy vọng gì họ dám chịu trách nhiệm với người khác. Cho nên chữ Tín thường đi đến với danh dự, mà danh dự là sự bảo đảm cho sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp nếu đấy quả là sự nghiệp theo đúng nghĩa của nó. Vậy nên tuy không được đưa lên đầu trong Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) những người xưa quan niệm thiếu chữ Tín chưa thể là kẻ quân tử ở đời. Giờ đây đạo quân tử đã bị lãng quên, bị loại khỏi những chuẩn mực của đạo lý và lối sống. Nghĩa là chữ Tín cũng thay đổi, có thời ít người còn nhớ đến. Cho đến khi giông bão đi qua, người ta mới hiểu giông bão chỉ là nhất thời, những giá trị thật được đúc kết bằng xương máu cả nghìn đời vẫn bền vững qua những biến cải, như biển vẫn mãi là biển sau bão tố. Chữ Tín trở về thường trực trong tâm thức xã hội. Ai cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác. 7 Người có quyền chức phải giữ Tín với dân, trong đó có cấp dưới của mình. Biết bao triều đại suy tàn, mục nát bởi đã bội tín với lời thể thuở dựng cờ khởi nghĩa, mang gươm mở nước hoặc trong các cuộc hưng phế cung đình. Nguyễn Trãi nói: làm lật thuyền mới biết sức dân là nước. Đẩy thuyền qua sóng cả hay lật thuyền đều là dân. Ngẫm như thế mới hay những kẻ thoái hóa biến chất tham nhũng, quan liêu, hà hiếp dân lành đều thuộc loại bội tín với ân nhân của mình. Những kẻ hống hách, độc tài trong công sở, tu sở, những kẻ bán đúng hạn hàng trong các doanh nghiệp cũng thuộc loại này. Nhưng người bình thường, nói rộng hơn là mọi thành viên trong xã hội, cũng phải trọng chữ Tín. Làm sao có thể có một người lãnh đạo tốt, một tổ chức xã hội lành mạnh nếu các thành viên không nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, không tôn trọng lời hứa, lừa gạt cấp trên và lừa gạt nhau. Trên chiến trường hay trong cuộc sống, nguy hiểm nhất không phải là đối phương trước mặt, mà là những kẻ phản bội. Không phải vô cớ mà đạo lý Việt Nam coi lừa thầy phản bạn là một tội ác về đạo đức không thể tha thứ. Đề cao chữ Tín nhưng xưa nay người ta lại chê cười kẻ ngu tín. Ngu tín là nhắm mắt mà tin, không kể gì đến lẽ phải. Ngu tín là một nhược điểm lớn của con người, nguồn gốc của biết bao bi kịch cá nhân và của cả nhũng giai đoạn lịch sử không ngắn. Ngu tín cũng là nguồn gốc của sự trì trệ, bảo thủ đến nỗi con người mới chỉ đến được trình độ phát triển ở mức này. Đức Tín tuy đứng ở hàng thứ năm trong Ngũ thường nhưng lại rất quan trọng bởi vì hỗ trợ cho cả bốn đức trên. Không có niềm Tin không thể thành tựu được điều gì. Có niềm tin mãnh liệt và tạo được niềm tin nơi mọi người, người ta mới có khả năng “dời núi lấp biển”. 4.Vai trò của chữ Tín trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Chữ Tín thể hiện niềm tin của người khác đối với doanh nghiệp đáng giá vàng ròng, vậy mà chưa thấy ai mua bảo hiểm cho chữ Tín. Hành vi nào được xem bảo hiểm chữ Tín? Đó là bán giá phải chăng, cân đong đầy đủ, có sao nói vậy, chất lượng phù hợp, hứa thế nào thực hiện thế nấy… Vũ khí bí mật của mọi doanh nghiệp tuy khác nhau nhưng đều nằm chung ở chữ Tín. Chữ Tín xây dựng hàng chục năm nếu bị mất đi thì hàng trăm năm khó lấy lại được. Nói như vậy hơi quá nhưng sự thật là vậy, chữ Tín không phải là cái đem ra rao bán, trao đổi hay đấu giá mà nó phải được truyền tụng, đào tạo, hướng dẫn, thực hiện, và đánh giá. Thị trường càng tự do thì chữ Tín càng được coi trọng vì quá nhiều 8 hàng hóa đáng mua nhưng khách hàng chỉ chọn sản phẩm theo họ có “uy tín”. Nói vậy chưa chắc sản phẩm có thương hiệu lâu năm có uy tín, sản phẩm mới ra đời nếu biết cách vẫn tạo uy tín như thường. Khả năng có thể thì hứa, không có khả năng thì không hứa. Doanh nhân phải cần mẫn và nắn nót trong việc xây dựng chữ Tín, không đem nó ra viết thư pháp cho vui mà thực hiện nó ở tất cả mọi khía cạnh phát triển doanh nghiệp. Chữ Tín không thuộc nhóm xa xỉ phẩm hay dành cho doanh nghiệp quý tộc, chữ Tín cần thiết như con người cần không khí để thở. Kinh doanh mãi yêu cầu khách hàng hãy có thái độ “thông cảm” với doanh nghiệp sẽ làm phá hoại chữ Tín. Nếu thấy khả năng không giữ được chữ Tín thì thôi đừng làm kinh doanh nữa, nhường cho người khác làm, bản thân làm nhân viên được rồi. Cam kết đưa ra phải được thực hiện, mỗi nghiệp vụ kinh doanh đều phục vụ cho việc giữ chữ Tín, mỗi lời nói là một tín dụng thư ngân hàng đảm bảo điều ghi trong đó được làm. Cam kết đi kèm theo chứng minh, cam kết không thành ra nói suông. Doanh nhân có trách nhiệm chứng minh các điều kiện đã có đủ phục vụ cho lời cam kết. Chẳng hạn, một hãng xe máy cam kết bảo hành miễn phí xe máy cho bao nhiêu cây số nhưng nhìn khắp cả nước họ không có trạm bảo hành nào thì lời cam kết kia khó mà tin được. Thực tập giữ lời tạo thành thói quen tốt không chỉ doanh nhân mà cộng đồng xã hội cũng cần thực tập như vậy. Thất hứa có thể trở nên thói quen xấu, nếu kéo dài ảnh hưởng uy tín cả nền kinh tế và tạo ra kiểu văn hóa không lành mạnh. Một lần thất hứa cả đời phải chịu thiệt. Nếu biết vậy thà đừng hứa, có hứa thà đứng hứa cao siêu quá. Chữ Tín là một thương hiệu ngầm và công sức xây dựng thương hiệu này tốn kém nhiều nhất. Các công ty cạnh tranh nhau nhờ chữ Tín, được hay mất cũng nhờ chữ Tín, phát triển hay ì ạch cũng do chữ Tín. Khách hàng đến mua sản phẩm giống như mua chữ Tín công ty, họ có niềm tin và sản phẩm, dịch vụ và bản thân công ty mới đưa ra quyết định mua hàng. Con người tham gia vào quá trình xây dựng chữ Tín doanh nghiệp bao gồm tất cả mọi thành viên từ giám đốc đến nhân viên, từ hội sở đến chi nhánh, từ cấp cao đến cấp thấp và từ người trẻ đến người già. Các điều kiện nội tại của doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng kết hợp với việc xây dựng tinh thần trách nhiệm của từng thành viên. Tất cả biểu tượng, hành vi hay chính sách đề ra đều phục vụ chữ Tín, tạo thành phản xạ tự nhiên, phản ứng bình thường và nhu cầu bản thân. Nhu cầu của doanh nghiệp trong việc xây dựng chữ Tín là hiển nhiên, có tính chất cầu tiến, thỏa mãn khát vọng và tự thân làm đẹp. Kinh doanh dựa vào chữ Tín giúp doanh nghiệp sống 9 [...]... thứ thẩm thấu vào tận xương tuỷ Kinh doanh có đạo đức đồng nghĩa với bảo hộ chữ Tín Kinh doanh bạt mạng, trá hình làm xói mòn chữ Tín Chữ Tín khiến doanh nhân ít tiền vẫn làm ăn được và tạo ra của cải dồi dào vì nhờ nó mà doanh nhân được tin cậy, được ký thác, được giao kèo Doanh nghiệp nước ngoài tìm đến doanh nghiệp trong nước bắt đầu bằng tìm hiểu và khảo sát chữ Tín thông qua một số đơn đặt hàng... hàng thử Họ không bao giờ đặt quan hệ hợp tác hay ký hợp đồng dài hạn một cách hời hợt, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng chữ Tín khi muốn xác lập các mối giao hảo kinh doanh Mọi việc lớn bắt đầu bằng những việc nhỏ, những việc nhỏ tưởng chừng không lớn Chữ Tín xây dựng đầu tiên trong văn hóa doanh nghiệp không hề nhỏ tí nào và không có phân chia giai đoạn kết thúc như trong dự án Đó là chiến lược có thời... biết Trong thời đại toàn cầu hóa, phạm vi ảnh hưởng có sức lan tỏa mạnh, chữ Tín không nằm cục bộ địa phương hay một quốc gia, chữ Tín doanh nghiệp ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp đó, doanh nghiệp cùng ngành nghề, doanh nghiệp khác ngành nghề và có khi hình ảnh cả quốc gia Ngược lại, uy tín của ít nhất một doanh nghiệp tác động mạnh thương hiệu doanh nghiệp khác và thương hiệu quốc gia Tính... trọng chữ Tín không bao giờ mang tính truyền thống, đó là chiến lược hiện đại, chiến lược cao nhất trong mọi chiến lược Người có niềm tin, người có nơi nương tựa; người mất niềm tin, người đó bơ vơ KẾT LUẬN Trong hoạt động kinh doanh dù là ở mức độ kinh tế vĩ mô hay vi mô, ngoài những ràng buộc mang tính nguyên tắc mà nhà làm kinh tế phải tuân thủ, bao giờ người ta cũng tính đến khía cạnh của chữ Tín. .. có uy tín thì tầm ảnh hưởng của họ rất lớn và điều này thể hiện rõ rệt nhất trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị Theo nhiều nhà phân tích đánh giá rằng, cái thành công lớn nhất của các nhà làm kinh tế không phải là làm lợi đem về được nhiều hay ít mà chính là tầm ảnh hưởng để có thể chi phối đến nền kinh tế như thế nào, vì thế với uy tín trong hoạt động kinh doanh nhất là trong xu thế kinh tế... thị trường như ở nước ta hiện nay, thì hơn bao giờ hết chữ Tín cần phải được đặc biệt nâng cao và gìn giữ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đoàn Quang Thọ(2012), Giáo trình triết học, nhà xuất bản Chính trịHành chính 2 Đỗ Minh Cương(2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 11 3 Đỗ Thị Phi Hoài(2009), Văn hóa doanh nghiệp, nhà xuất bản Tài chính 4 Nguồn Internet -... là giữ cho được chữ Tín trong giao dịch Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều ý kiến và nhận định cho rằng tất cả các hoạt động kinh doanh chỉ cốt sao đem về lợi nhuận nhiều nhất, điều đó rất đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, bởi một lẽ rất đơn giản là những món lợi nhuận tức thời mang lại không có giá trị hoặc có giá trị rất nhỏ so với khi đã tạo được uy tín thì lợi nhuận... khía cạnh của chữ Tín và cũng chính bằng chữ Tín của mình mà người ta có thể ký kết được những hợp đồng có giá trị lớn 10 Để có được uy tín bất kỳ tổ chức hay đơn vị hoặc cá nhân nào cũng phải trải qua một quá trình phấn đấu và xây dựng Bản thân tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp trong quan hệ giao dịch khi người mua, người bán đã cam kết mua hoặc bán với một mức giá nào đó cho dù thị trường có biến động... tộc xác định từ yếu tố của tính trung thực từng cá nhân, từng doanh nghiệp và từng tổ chức Một con sâu có thể làm rầu cả nồi canh Chữ Tín vượt ra tầm doanh nghiệp và thể hiện tầm quốc gia Với toàn cầu hóa, chỉ cần một hành vi lừa đảo hay gian dối ở một bộ phận, hậu quả thật khó lường Chữ Tín có thể hiểu là kinh doanh lành mạnh, là chiến lược phát triển và đứng vị trí hàng đầu trong mọi ứng xử Đây không... nhuận mang lại nhiều hơn nữa Tất nhiên, chữ Tín cũng rất “công bằng” với tất cả, nó chẳng cho không ai bao giờ, đồng thời nó cũng chẳng tự nhiên lấy mất đi của ai Mà chính là bằng cách hành xử của mỗi chủ thể để có được hay không có được chữ Tín Nói như thế để thấy được rằng không riêng gì trong lĩnh vực kinh tế mà trong tất cả các lĩnh vực khác bao giờ phạm trù uy tín cũng được đề cao, một người cho dù . là chữ Tín. Sau đây tôi xin được trình bày về đề tài Luận chứng về chữ Tín trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa kinh doanh . I.MỞ ĐẦU 1 .Văn hóa doanh nghiệp 1 Văn hoá được hiểu như một hệ. biển”. 4.Vai trò của chữ Tín trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Chữ Tín thể hiện niềm tin của người khác đối với doanh nghiệp đáng giá vàng ròng, vậy mà chưa thấy ai mua bảo hiểm cho chữ Tín. Hành. thể là Nho giáo với ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín. Trong phạm vi nhỏ của tiểu luận này, tôi xin trình bày về một khía cạnh của ngũ thường đối với việc xây dựng hệ giá trị văn hóa doanh nghiệp,