1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học các bộ môn ở trường THCS

23 15K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay có những nét chính sau: Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn,

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học

các bộ môn ở trường THCS

Chuyên đề bao gồm 3 phần:

1- Phần lý luận về dạy học liên môn

2- Một tiết dạy thực hành

3- Hoạt động kiểm tra kiến thức của học sinh với chủ đề “ Tác hại của thuốc lá”

PHẦN I: Lý luận về dạy học liên môn.

I/ Quan niệm về dạy học liên môn:

- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học Đâyđược coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồngthời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường

- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn họcvới nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợpnhững nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau Từ những năm 60 của thế kỉ XX,người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học.Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng

rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này

Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như:Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xãhội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành nhữngmôn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau.Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau Ở mức

độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn Những môn được họcriêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quátrình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đangthực hiện

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tàiliệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiếnthức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết cácbài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phươngpháp nghiên cứu

- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vìkhông chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhậnkiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh

- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh Tạocho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặtchúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo

II- Cơ sở của dạy học liên môn :

1- Cơ sở lý luận:

“Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chấtcủa thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng Các sự vật, hiện tuợng tạothành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ lànhững dạng khác nhau của vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệtlập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan

hệ xác định Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là

Trang 2

phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữacác sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới”

Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ với nhau như: Giữa Lịch Sử- Văn Học,giữa Lịch Sử- Triết học, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau, muốn hiểuđược một tác phẩm văn học phải hiểu được hoàn cảnh sáng tác tức là phải biết hoàn cảnh lịch

sử ra đời của tác phẩm Kiến thức của triết học sẽ giúp ta hiểu về lực lượng sản xuất là gì, vìsao sự đấu tranh giữa các mặt đối lập lại là động lực cho xã hội phát triển Khi dạy bài “BìnhNgô đại cáo” giáo viên không thể không nhắc tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Vì vậy, vận dụngnguyên tắc liên môn trong dạy học văn học hay Lịch Sử là việc thực hiện tính kế thừa trongnhận thức các quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đến kim, làm cho học sinh hiểu rõ sựphát triển của xã hội một cách thống nhất, liên tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn Đồngthời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa cácmôn học, từ đó phát triển tư duy cho hoc sinh

Như chúng ta biết: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn

bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xácđịnh Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượngkhác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa Do đó, khi nhậnthức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét

sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng Vìvậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận,giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa

sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó tamới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề

Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội Trong cuộc sống, con người khôngngừng hoàn thiện bản thân mình, và để tồn tại trong xã hội con người phải có tri thức Conngười tiếp nhận kiến thức thông qua quá trình học tập, học trong nhà trường, học ngoài xãhội Tri thức con người tiếp nhận bao gồm tri thức tự nhiên và tri thức xã hội Có như vậy,con người mới phát triển một cách toàn diện

2- Cơ sở thực tiễn

Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vựckhoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới, với hìnhthức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểmtích hợp nhưng không tạo môn học mới Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bangĐức; Hà Lan…

Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số mônhọc của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên – xãhội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1đến lớp 5 Cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưađược thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học Tuy nhiên trong nhữngnăm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào môn học

Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qua trình học tập có ý nghĩa;Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử dụng kiếnthức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹnăng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện pháttriển kỹ năng chuyên môn Tuy nhiên khi thực hiện môn tích hợp cũng gặp phải những khókhăn như: Còn mới đối với các nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lýhọc sinh và phụ huynh cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn; Các chuyên gia, các nhà

sư phạm đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học, họkhó có thể chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới cần sự kết hợp với chuyên ngành

Trang 3

khác mà họ đã gắn bó; Giáo viên và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học,không dễ gì có thể yêu cầu họ thực hiện chương trình tích hợp các môn học; Phụ huynh họcsinh và những người lớn khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ

đã được học

3- Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay:

Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay có những nét chính sau:

Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểmdạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục Giáoviên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là sốhọc sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiềuhơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”.Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệmdạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạnchế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít; đời sống củagiáo viên còn thấp Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội

Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy lịch sử, songhiệu quả đạt được là chưa cao Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưaphát huy được tính tích cực trong học tập

Vì vậy với chuyên đề này, không tham vọng gì nhiều, chúng tôi chỉ muốn đưa ra một

số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn cụ thể để giải quyết vấn đềnảy sinh trong quá trình dạy học

III- Những vấn đề cụ thể áp dụng kiến thức liên môn vào các môn học:

1- Những vấn đề cụ thể áp dụng kiến thức liên môn vào các môn học:

Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm cácmôn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa,Sinh, Địa…và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật… Giữa các bộ môn trongnhóm có quan hệ với nhau Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến thức môn này sẽ

hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh cóthể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, học sinh sẽhiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách ápbức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nôngdân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủsống, mà tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục,những đắng cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ pháp thuộc Và cũng khó tìm thấymột ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiếnchống quân Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn Trãi:

Đánh một trận sạch không kình ngạc,

Đánh hai trận tan tác chim muông

Cơn gió to trút sạch lá khô

Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ

( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)

Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, nhưphải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuậtcũng như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì Hay như giữa môn Địa Lí

và lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử các nước,hiểu được vị trí địa lí, hiểu được quy luật lên, xuống của thủy triều thì ta sẽ giải thích được vìsao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng Nói về sự hỗ trợcủa Lịch sử đối với các môn học khác, G Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho cáckhoa học khác rất nhiều điều Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu thế giới quan của

Trang 4

nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên mônhẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ lànhững con người Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sựkhái quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng mộtthái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc”

Ví dụ: Khi dạy về chiến dịch điện biên phủ, để học sinh hiểu rõ thời gian diễn ra chiếndịch và hiểu thêm về những gian khổ, hy sinh mà quân đội và nhân dân ta đã trải qua, giáoviên chỉ cần đưa một số câu thơ minh họa sau: Từ ngày 13/3/1954 ta bắt đầu tấn công Điện

Cho đến trưa ngày 7/5/1954, ta đã giành thắng lợi vẻ vang:

“Cờ quyết chiến quyết thắng

Tung bay trên nóc hầm

Chiều mồng bảy tháng năm

Một chiều hè lịch sử”

( Bài thơ: Một chiều hè lịch sử - SGK lớp 1 những năm chưa cải cách)

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”…

(Trích trong bài thơ: Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)

Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như mônVật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ xưa HóaHọc, sinh học, toán học còn giúp cho môn ngữ văn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cácvăn bản nhật dụng Ví dụ như: Khi giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, gv có thể dùng kiến thứchóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh để thấy chất độc có trongthuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép tính còn giúp cho các em thấyđược hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn tiền bạc; Môn GDCDgiúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại về đạo đức, nhân cách…

- Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật Đây là một phương phápdạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt ápdụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử Ví dụ như bài “Phongtrào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung củaphong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trongtranh Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp hs nhận thức vấn đề và rút ra kết luận cần thiết

- Hoặc chúng ta có thể liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường như: tiết kiệm, hiệu suất, năng lượng, phân loại năng lượng, phân loại nguồn gốc năng lượng, nănglượng tái sinh và không tái sinh Liên hệ kiến thức vật lí liên quan đến các yếu tố tác độngđến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường: Liên hệ kiến thức vật lí đến sự biến đổi khí hậu toàncầu : hiệu ứng nhà kính, hiện tượng băng tan… Liên hệ các kiến thức vật lí đến các hànhđộng bảo vệ môi trường như : các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (trong phần sóng âm),các biện pháp tiết kiệm năng lượng, các biện pháp chống thất thoát nhiệt lượng, năng lượng;các biện pháp tiết kiệm vật dụng, tăng hiệu suất và tuổi thọ của các thiết bị

Trang 5

- Và đặc biệt là ta có thể giải thích câu tục ngữ bằng kiến thức hóa học: Ví dụ: “ Nước

chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?

Như chúng ta đã biết: Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3 (Canxi cacbonat) Khi gặpnước mưa và khí CO2 (Cacbonic) trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hoá thành Ca(HCO3)2

(muối Canxit hidrocacbonat) Theo Phương trình Hóa học sau:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Tức là: Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thìcân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải Kết quả là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần

Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua Do hiệntượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này Hiểu được điều này giúphọc sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rấtgần gũi hơn trong cuộc sống đời thường Giáo viên có thể liên hệ vấn đề này ở phần “Muốicacbonat ”(Tiết 39 hóa lớp 9)

2- Một số phương pháp dạy học tích hợp:

Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp

để dạy học tích hợp như sau:

- Dạy học theo dự án

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp thực địa

- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề

Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là:Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GVtạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tíchcực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩnăng và đạt được nhũng mục đích học tập khác Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy họcđặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tìnhhuống có vấn đề”

Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS nhữngkhó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phảingay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động đểbiến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển kiến thức sẵn có

Đây chính là một trong những hình thức dạy học vận dụng kiến thức liên môn để giảiquyết những vấn đề đặt ra trong bài học

IV- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng k/thức liên môn theo quan điểm tích hợp: Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương kiến

thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế cáchoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, pháttriển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn

Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạyhọc được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếpnhận của học sinh Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huốngtrên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnhbài học một cách tích cực và sáng tạo

Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiếnthức các bộ môn có liên quan

Trang 6

Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấutrúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời

mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh , trên cơ sở bảo đảmđược chủ đích, yêu cầu chung của giờ học

Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm rõnhững tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh bài văn;mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ mônkhác

Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọngthiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vậndụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua

đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà cònchiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp

V- Tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp:

Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt độngcủa giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữvai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt mộtchiều học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảmthụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiếnthức Ví dụ trong văn học, ta phải chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong tư duy, cảm xúccủa mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tựgiáo dục và phát triển theo mục đích định hướng giáo dục của giáo viên

Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chútrọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản,quan trọng nhất trong cơ chế giờ học Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năngtruyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thóiquen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy, khảnăng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của học sinh Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự họckhông coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệgiữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực chohọc sinh Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức

về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng Muốn vậy, chẳng những cần khắcphục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý và khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩnăng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp

* Tóm lại, “Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện

và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạyhọc; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợptrong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp tronghoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo Quan điểm “lấyhọc sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinhtrong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh,phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và học tốt được

Trên đây là một số vấn đề về lý luận của việc dạy học liên môn Để hiểu rõ thêmnhững vấn đề đã nêu, chúng tôi áp dụng vào một bài dạy cụ thể đó là tiết 45 “ Ôn dịch thuốclá” môn ngữ văn lớp 8

Trang 7

PHẦN II: Một tiết dạy thực hành Tiết 45: Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá (Nguyễn Khắc Viện)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Biết cách đọc -hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng

- Có thái đội quyết tâm phòng chống thuốc lá

- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyếtminh trong văn bản

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết

- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội

3/ Chuẩn bị

- Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay

- Học sinh: soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản sgk, tìm hiểu các thông tin

về hút tác hại của thuốc lá

III/ Tiến trình dạy học.

Hoạt động của thầy và trò

? Em hãy cho biết đôi nét về tác giả?

- Ông quê ở Hà Tĩnh, đỗ bác sĩ ở Pháp trong những

năm 40 của thế kỉ XX, ông tham gia hoạt động văn

hóa và giáo dục, hoạt động xã hội là người có đóng

góp lớn đối với ngành tâm lý ở nước ta nhiều tác

phẩm của ông viết về phòng bệnh và chữa bệnh là

bài học bổ ích cho mọi người Năm 2000 được truy

tặng giả thưởng nhà nước cho quyển “Việt Nam một

thiên lịch sử”

Giáo viên giới thiệu về tác phẩm

Gv : Ông đã viết nhiều cuốn sách có giá trị về khoa

học, xã hội trong đó có cuốn cuốn “ Từ thuốc lá đến

ma túy- Bệnh nghiện” Xuất bản năm 1992 “Ôn dịch

thuốc lá” là 1 văn bản của cuốn sách này Tgiả viết

bài này để ủng hộ chủ trương cấm hút thuốc lá của

Nội dung I.Giới thiệu chung (15’) 1.Tác giả:

Nguyễn Khắc Viện (1913- 1997)là mộtbác sĩ, nhà báo, nhà văn

2 Tác phẩm

- Trích trong cuốn “ Từ thuốc lá đến

ma túy - Bệnh nghiện” Xuất bản năm1992

Trang 8

Giáo viên giải nghĩa một số từ thuộc môn sinh như

niêm mạc, nang phổi, vi khuẩn Môn hoá như

Hắc ín, nicotin

Hs chú ý các chú thích 1,2,3,5,6,9

? Dựa theo trình tự văn bản em có thể chia thành

mấy phần, nội dung cụ thể từng phần là gì?

Hs : 3 phần:

GV: (Đưa bố cục lên máy chiếu)

Phần 1: từ đầu đến ->AIDS: Thông báo về nạn dịch

thuốc lá

Phần 2: tiếp -> con đường phạm pháp: Tác hại của

thuốc lá

- Phần 3: còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá

Bố cục trình bày theo trình tự, lập luận rõ ràng, có

Gv Trình chiếu: Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh

nguy hiểm lây lan rộng làm cho người chết hàng

loạt Là 1 tiếng chửi rủa (Đồ ôn dịch) nhằm tẩy chay

dịch bệnh

- Các em đã thấy tác giả đã dùng dấu phẩy trong

nhan đề của văn bản theo lối tu từ mục đích là để

ngắt giọng, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm, bộc lộ ý

vừa căm tức vừa ghê sợ “Thuốc lá mày là đồ ôn

dịch”.Chỉ dịch thuốc lá là loại dịch bệnh nguy hiểm

lây lan rộng

- Nếu bỏ dấu phảy hoặc thay bằng tên khác “Thuốc

lá là một loại ôn dịch” nội dung không sai nhưng

tính chất biểu cảm không rõ bằng khi dùng dấu phảy

giữa hai cụm từ

Để hiểu rõ hơn về nạn dịch này cô trò ta cùng phân

tích nội dung văn bản

HS: Các em quan sát đoạn 1 của văn bản

? Trong phần mở đầu văn bản đã đưa ra thông

tin gì? Giáo viên gợi ý thêm là các nạn dịch nào?

Hs :Trả lời

Gv : Có nhiều ôn dịch xuất hiện, nạn dịch tả hoành

hành năm 1945 ở nước ta với người chết hàng loạt

Trang 9

đã diệt được, dịch AIDS ở Châu Phi và thế giới

khiến nhiều người mắc chưa tìm ra giải pháp nay lại

thêm dịch thuốc lá Các em hãy xem một số hình ảnh

minh hoạ về nạn dịch thuốc lá:

(Hình ảnh trình chiếu minh hoạ nạn dịch hút

thuốc lá)

? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

nào trong đoạn này.

Nghệ thuật so sánh ( Hơn, Như )

? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên là gì?

NT so sánh nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của đại dịch

này đi từ chung đến riêng, từ xa đến gần Sử dụng

các từ thông dụng của ngành y tế

Gv : Như vậy thuốc lá đã trở thành một nạn dịch lớn

ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới Gọi là ôn

dịch bởi nó đã gây ra nhiều tác hại cho con người và

cũng khó kiểm soát, sau đây cô trò ta cùng tìm hiểu

tác hại của thuốc lá

Gv :Tác giả trích lời củaTrần Hưng Đạo “Nếu

giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ

là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” để cảnh báo

thuốc lá là một kẻ thù nguy hiểm Nên cần phải hành

động kịp thời nhưng bền bỉ, lâu dài, mượn lối nói so

sánh Dâu ví với người, sức khoẻ con người, tằm so

sánh với khói thuốc lá để gây ấn tượng mạnh, tạo sức

thuyết phục trong việc thuyết minh tác hại của thuốc

? Vậy tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên

những phương diện nào?

Hs : Khói thuốc chứa nhiều chất độc: chất hắc ín,

chất ô- xit -các bon, chất nicôtin

Gv:Vận dụng kiến thức của bộ môn hoá học để

giải thích cho HS về các chất có trong thuốc lá

(Đưa vào máy chiếu ).

- Hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện tới

trên 4000 chất hoá học trong khói thuốc lá có khả

năng gây hại cho sức khoẻ con người

- Nicotin: Dưới dạng tinh khiết đó là 1 chất lỏng

trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ bị oxy hóa

trong không khí và trở nên có màu xám bẩn Nicôtin

dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể

qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da

- Hắc-ín: Chấtđenthuđược khi chưng cất dầu

mỏ hay than đá, dùng để sơn hoặc rảiđường, làm

phổi và các ống dẫn của nó đọng cáu ghét dẫn đến

diệt được Đại dịch AIDS khủng khiếpchưa tìm được giải pháp

- Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khỏe vàtính mạng loài người còn nặng hơnbệnh AIDS và các loại dịch bệnh khác

-NT: So sánh, vào đề khéo léo, thôngbáo ngắn gọn chính xác

->Nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịchthuốc lá

2.Tác hại của việc hút thuốc lá (20’)

Trang 10

các bệnh về họng xuyên thấm vào phổi

- Ô-xít cacbon(CO2): Chất nhẹ hơn không khí một

ít, là chất khí không màu, không mùi, không vị, làm

thay đổi thành phần của máu, đi khắp nơi cùng máu,

làm cho máu đặc thêm khiến cho sự vận chuyển

nghẽn tắc đó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Còn có trong các đám cháy như: Đốt lò (lò vôi, lò

gạch, lò sưởi, khói bếp) Khí thải của động cơ đốt

trong, phương tiện giao thông Các chất này cùng với

nhiều chất thải khác còn gây ô nhiễm môi trường

Trong khói thuốc lá nồng độ ngộ độc cao vì ta trực

tiếp hút vào cơ thể

? Tác giả đưa ra những chứng cứ nào để người

đọc hiểu được tác hại của thuốc lá đối với người

hút?

Hs : Trả lời

? Đối với người không hút mà ngồi bên cạnh thì

thuốc lá có ảnh hưởng gì?

Hs : Đầu độc người xung quanh đau tim mạch, ung

thư, đẻ non, thai nhi yếu, khuyết tật bẩm sinh

GV Nên có lời nhận xét: “hút thuốc lá cạnh một

người đàn bà có thai quả là một tội ác” quả là không

sai Chúng ta không thấy nó làm chết người ngay mà

nó găm nhấm từ từ Theo điều tra của bệnh viện K

thì 80% người ung thư phổi và vòm họng là do thuốc

lá Hay ở bệnh viện tim mạch có bệnh nhân bị tắc

động mạch phải cắt từng ngón chân, chết đột xuất do

nhồi máu cơ tim

? Em có nhận xét gì về câu nói: Tôi hút, tôi bị

bệnh, mặc tôi?

Hs : Kẻ thiếu hiểu biết, ích kỉ, vô trách nhiệm Hơn

nữa khói thuốc, đầu lọc hút thừa, bã thuốc lào vứt

bừa bãi đều gây ô nhiễm môi trường

Gv : Các em hãy quan sát trên màn hình những

hình ảnh sau đây (Trình chiếu minh hoạ hình ảnh

về tác hại thuốc lá).

?Thuốc lá không chỉ nguy hại sức khoẻ mà con

ảnh hưởng đến đạo đức con người như thế nào?

Gv : Vận dụng kiến thức của bộ môn GDCD để giải

thích cho hs về các tệ nạn XH (Đưa vào máy chiếu).

- Theo tính toán trên toàn thế giới cứ 8 giây lại có

một người vĩnh viễn ra đi do hậu quả của thuốc lá

- Tỉ lệ hút thuốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta

ngang với thành phố ở châu Âu- Mĩ Thanh niên tập

hút, nhận thức về bản thân còn thấp Nên từ hút

thuốc lá có thể gây ra những hành vi lệch chuẩn với

các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, pháp luật

gây hậu quả xấu (cờ bạc, ma tuý, mại dâm, trộm cắp)

- Trong gia đình nhiều bố mẹ hút điều đó là nêu

gương xấu cho con Theo điều tra của Trạm y tế trên

a Huỷ hoại sức khoẻ.

- Mắc các bệnh về họng, phế quản,nang phổi gây ho hen , ung thư

- Làm tắc động mạch gây huyết áp cao,nhồi máu cơ tim

- Khói thuốc còn đầu độc người xungquanh khiến họ cũng mắc bệnh hiểmnghèo, có thể tử vong Đặc biệt nguyhiểm đối với thai nhi

-> Khói thuốc chính là kẻ giết người,gây tội ác một cách vô hình

b Làm ảnh hưởng kinh tế, huỷ hoại nhân cách con người,

- Thanh thiếu niên nước ta hút nhiều,

để có tiền hút thuốc sinh ra các tệ nạn

- Từ nghiện thuốc đến nghiện ma tuýdẫn đến con đường phạm tội

- Nêu gương xấu cho người khác

Trang 11

địa bàn ta tỉ lệ hút thuốc lá cao chiếm 60% dân số.

? Vậy ở trường ta em đã thấy có bạn nào hút

thuốc lá chưa, nếu có em sẽ làm gì?

Hs : Chúng ta phải ngăn chặn, nhắc nhở phân tích tác

hại của thuốc lá cho bạn hiểu, báo nhà trường, gia

đình xử lí

? Không những ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà còn

về kinh tế vì sao?

Hs: Sưu tầm các loại bao thuốc lá và áp dụng bộ môn

Toán để tính giá tiền trong một năm thiệt hại kinh tế

bao nhiêu

Gv: (Đưa lên máy chiếu)

- Số tiền 1 đô la/ 1 bao (Mĩ)

15000đ / 1 bao (VN) một bao thuốc lá ở Mĩ

và VN ta thấy số tiền chi cho việc hút thuốc lá ở VN

là rất lớn, muốn có thuốc hút người nghiện sẽ bất

chấp đạo đức: Ăn cắp và dẫn đến nghiện ma tuý là

Ở Việt Nam hằng năm số người hút thuốc lá đã lên

khoảng 2 triệu người: Năm 2003 tiêu tốn khoảng

8.200 tỷ đồng Sau 3 năm 14.000 tỷ đồng Nếu số

tiền này không chi cho việc mua thuốc độc như

thuốc lá thì sử dụng được rất nhiều việc có ích: Cải

thiện cuộc sống gia đình giúp đỡ những hoàn cảnh

Gv:Tg nêu tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng để

bác bỏ sai lầm “Tôi hút bị bệnh mặc tôi”

- Thuốc lá có nhiều tác hại cho con người nên các

Ngày đăng: 27/10/2014, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức : Chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm xếp thành 1 hàng dọc. - Chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học các bộ môn ở trường THCS
Hình th ức : Chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm xếp thành 1 hàng dọc (Trang 18)
Hình thực kiểm tra : Thông qua trò chơi “ Siêu thị thông tin”. - Chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học các bộ môn ở trường THCS
Hình th ực kiểm tra : Thông qua trò chơi “ Siêu thị thông tin” (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w