Giáo án Ngữ văn 9( t1-t31)

224 227 0
Giáo án Ngữ văn 9( t1-t31)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường thcs Hưng - Đồng Ngày soạn: 21/8/2011 PHONG CáCH Hồ CHí MINH (Lê Anh Trà L) A.Mức độ cần đạt: -Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. 1. Kiến thức : - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng : - Nắm bắt văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 3. Thái độ : Giáo dục HS lòng tự hào, ngưỡng mộ, kính yêu Bác, từ đó có ý thức học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn b ị : 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn. + Tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến bài học. 2.HS : + Đọc VB, soạn câu hỏi SGK. + Chuẩn bị một số mẩu chuyện có liên quan đến bài học. C.HOạT ĐộNG lên lớp * ổn định tổ chức. * Bài mới : GV giới thiệu bài. Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam - Người là kết tinh mọi vẻ đẹp, vẻ đẹp ấy hội tụ trong phong cách của Người . Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy rõ điều đó. HĐ của GV -HS Kiến thức cần đạt I. Đọc -hiểu chú thích: 1. Xuất xứ của văn bản : ? Nêu xuất xứ của VB? -VB trích từ bài viết” Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản GV : Trần Thị Hồng Mẫn TiÕt 1 Trường thcs Hưng - Đồng 2. Từ khó : ? Em hiểu gì về từ " phong cách " trong nhan đề VB? - HS trả lời. - Giải thích thêm các chú thích: + Bất giác : một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước. + Đạm bạc : Sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ. 3. Kiểu loại văn bản : VB nhật dụng. II . Đọc -hiểu văn bản 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chi tiết: ? Theo em có thể chia VB thành mấy phần? - HS trả lời. - Đọc phần1: từ đầu…rất hiện đại. ? Con đường nào đã đưa chủ tịch Hồ Chí Minh đến với tri thức vh nhân loại? - Hoạt động CM, tìm đường cứu nước.Bác đã đi qua nhiều nơi, ghé lại nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền vh trên thế giới. ? Theo lời bình luận của tác giả, Bác có vốn tri thức văn hóa ntn? - Hiểu biết sâu rộng nền văn hóa các nước Châu á, Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi. ? Để có vốn tri thức ấy, Bác đã làm gì? - HS liệt kê chi tiết. ? Em hãy kể một câu chuyện về việc Bác tự học? - HS kể. - GV bổ sung một số chi tiết dị” của Lê Anh Trà, in trong tập”Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” - Lưu ý các chú thích:1,2,3,4,10. từ đầu rất hiện đại -2 phần: tiếp theo hết a. Sự tiếp thu văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.a - Đi nhiều, Hiểu tiếp xúc biết sâu với nhiều nền vh rộng nền v Nói và viết thạo nhiều vh cácN thứ tiếng nước ngoài nước -Học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng ? Người đã tiếp thu vốn tri thức văn hóa nhân loại ntn? - Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài + Tiếp thu cái đẹp, cái hay. + Phê phán những hạn chế, tiêu cực. - Dựa trên nền tảng dân tộc (Cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được) ? Qua đoạn văn em hiểu được nét đẹp gì trong phong cách vh của Bác? - HS trình bày. III. Luyện tập: ? Trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều trào lưu văn hóa du nhập vào nước ta, theo em, chúng ta nên tiếp nhận ntn cho phù hợp? em học tập được điều gì từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét bổ sung -Tinh hoa vh nước ngoài Phong cách Hồ Chí Minh -Bản sắc vh dtộc Rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. D Hướng dẫn học ở nhà : - Kiến thức bài vừa học : Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh: là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại . - Chuẩn bị tiết sau :+ Đọc kĩ lại văn bản . + Tìm hiểu nét đẹp trong lối sống của Người. + Rút ra bài học . GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng Ngày soạn: 23/8/2011 pHONG CáCH Hồ CHí MINH (Lê Anh Trà L) A.Mức độ cần đạt: -Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. 1. Kiến thức : - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng : - Nắm bắt văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 3. Thái độ : Giáo dục HS lòng tự hào, ngưỡng mộ, kính yêu Bác, từ đó có ý thức học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn b ị : 1. GV : + Đọc, nghiên cứu kĩ bài soạn. + Sưu tầm một số câu thơ, mẩu chuyện về sự giản dị của Bác. 2.HS : + Đọc VB, soạn câu hỏi SGK. + Chuẩn bị một số mẩu chuyện có liên quan đến bài học. C.HOạT ĐộNG lên lớp * ổn định tổ chức. GV : Trần Thị Hồng Mẫn TiÕt 2 Trường thcs Hưng - Đồng * Bài cũ: Qua phần đầu văn bản, em học tập được điều gì về cách tiếp nhận tri thức từ Bác? * Bài mới : GV giới thiệu bài. Những tinh hoa văn hóa nhân loại cùng bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo nên một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện trong lối sống của Bác. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. HĐ của GV -HS Kiến thức cần đạt II . Đọc -hiểu văn bản 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chi tiết: - Đọc phần 2: tiếp theo…hết. ? Đoạn văn giúp em thấy được điều gì? - HS trả lời. ? Đời sống hàng ngày của Bác được tác giả nói tới ntn? - HS liệt kê chi tiết. ? Em cảm nhận được điều gì từ lối sống của Bác? ? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của đoạn văn? - Kết hợp kể và bình luận - Sử dụng phếp so sánh, liệt kê ? Qua lời bình luận của tác giả, em còn thấy được điều gì nữa? - Sự thanh cao trong lối sống của Người. ? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị mà thanh cao? - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó, đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời mà đây là cách sống văn hóa trở thành quan niệm thẩm mĩ: Cái Đẹp chính là sự giản dị, tự b. Nét đẹp trong lối sống của Người. - Nơi ở; Nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ. - Trang phục : bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp - Ăn uống : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. - Tư trang : chiếc va li con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm => Đạm bạc, giản dị mà hết sức thanh cao. GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng nhiên, không cầu kì, cao sang. ? Em hãy đọc một vài câu thơ hoặc kể một mẩu chuyện về sự giản dị trong đời sống của Bác mà em biết? - HS thể hiện. - Gv đọc một số câu thơ minh họa - Liên hệ với bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật : ? Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật? 2. Nội dung : ? Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo p /c Hồ Chí Minh? IV. Luyện tập : Viết đoạn văn ( 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về những nét đẹp trong p /c Hồ Chí Minh. - Ngôn ngữ trang trọng - Kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận . - Chọn lọc chi tiết tiêu biểu - Sử dụng phép liệt kê, so sánh. * ý nghĩa văn bản : - Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. D Hướng dẫn học ở nhà : - Kiến thức bài vừa học : + Nắm vững ý nghĩa văn bản. + Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác . - Chuẩn bị tiết sau : Bài “Các phương châm hội thoại”: + Xem lại kiến thức bài “hội thoại” (ngữ văn 8n) + Đọc kĩ các ví dụ SGK. GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng Ngày soạn:23/8/2011 Tiết 3 : các phương châm hội thoại A. MứC Độ CầN ĐạT: - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: p/c về lượng, p/c về chất . - Biết vận dụng các p /c về lượng, p/c về chất trong hoạt động giao tiếp. 1. Kiến thức : HS nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. 2. Kĩ năng : - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể . - Biết vận dụng hai phương châm này trong giao tiếp. B. Chuẩn bị : 1. GV:- Nghiên cứu kĩ bài soạn. - Bảng phụ. GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng 2. HS : Đọc lại bài"Hội thoại" lớp 8. C. HOạT ĐộNG lên lớP: * ổn định tổ chức * Bài cũ: Thế nào là hội thoại? * Bài mới: Hoạt động của GV -HS kiến thức cần đạt I. Phương châm về lượng - GV giải thích từ " phương châm "(tư tưởng chỉ đạo của hành động) - GV treo bảng phụ VD SGK - HS đọc đoạn hội thoại. - Theo dõi nội dung đoạn hội thoại. ? Câu trả lời thứ hai của Ba có đáp ứng được điều An muốn biết không? Vì sao? - GV : Câu trả lời của Ba chưa mang đầy đủ nội dung lượng thông tin mà An cần biết.Vì nghĩa của từ"bơi"đã hàm chứa "ở dưới nước" rồi. Vấn đề mà An muốn biết là Ba học bơi ở một địa điểm cụ thể nào.Trong giao tiếp nói như Ba là không có nội dungvì chưa đáp ứng đủ, đúng lượng thông tin mà giao tiếp đòi hỏi.Đó được coi là một hiện tượng giao tiếp không bình thường. ? Sửa lại câu trả lời thứ hai của Ba cho đúng với yêu cầu giao tiếp? - HS đọc lại câu đã sửa. ? Từ đó rút ra được bài học gì về giao tiếp? - HS trả lời. - HS đọc truyện cười" Lợn cưới áo mới" ? Truyện phê phán điều gì? - Phê phán tính khoe khoang *VD1: - Câu trả lời của Ba chưa đủ nội dung lượng thông tin, An muốn biết Ba học bơi ở một dịa điểm cụ thể nào. - Nhận xét: Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. -VD2: Truyện cười" Lợn cưới áo mới" GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng ? Vì sao truyện lại gây cười? -Vì các NV nói nhiều hơn những gì cần nói. ? Lẽ ra cần hỏi và trả lời ntn? - HS thảo luận, trình bày; GVnhận xét, bổ sung. ? Qua câu chuyện ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp? - HS trả lời. ? Để đảm bảo phương châm về lượng, trong giao tiêp cần tuân thủ những yêu cầu g ì? - HS chiếm lĩnh ghi nhớ. II. Phương châm về chất - HS đọc truyện "Qủa bí khổng lồ" ? Truyện phê phán điều gì? - Phê phán tính khoác lác. - GV đưa ra một số tình huống ? Nếu chưa biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì có nên thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Vì sao? ? Nếu chưa biết rõ lí do bạn nghỉ học thì có nên nói với cô giáo là bạn bị ốm không? Vì sao? ? Nếu gặp tình huống như thế, em phải nói ntn? - HS trả lời - Có thể nói: Hình như, em nghĩ là (tính xác thực chưa được kiểm chứng) ? Qua 2 tình huống trên, em rút ra được bài học g ì? ? Để đảm bảo phương châm về chất cần tuân thủ những yêu cầu gì? - HS chiếm lĩnh ghi nhớ III.Luyện tập: Bài tập 1: Vận dụng phương châm về =>Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. - Ghi nhớ 1SGK(tr.9) - Truyện cười" Qủa bí khổng lồ" - Tình huống =>Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. - Ghi nhớ 2 SGK(tr10) 1a. nuôi ở nhà (thừa) vì "gia súc" có GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng lượng để phân tích lỗi câu. Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống Bài tập3 : HS đọc truyện cười" Rồi có nuôi được không",trả lời câu hỏi. Bài tập 4 : Suy nghĩ trả lời, GVnhận xét. Bài tập 5 : Giải nghĩa các thành ngữ - Ăn đơm nói đặt - Ăn ốc nói mò - Ăn không nói có - Cãi chày cãi cối GVnêu thêm một số thành ngữ cho HS giải nghĩa - Khua môi múa mép - Nói dơi nói chuột - Hứa hươu hứa vượn. GV: Đây là điều tối kị trong giao tiếp.Tuy nhiên, trong cuộc sống vì một yêu cầu khác cao hơn thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ (Bí mât quốc gia, mục đích nhân đạo) IV. Củng cố: - Nhắc lại kiến thức vừa học - Đặt câu, viết đoạn có đề cập đến 2 phương châm vừa học nghĩa là thú nuôi trong nhà 1b. có 2 cánh (thừa) vì tất cả loài chim đều có 2 cánh =>Sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm nội dung thông báo 2. a.Nói có sách, mách có chứng b.Nói dối c.Nói mò d.Nói nhăng nói cuội e.Nói trạng =>Phương châm về chất 5. -Vu khống, bịa chuyện cho người khác -Nói không có căn cứ -Vu khống, bịa đặt -Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả - Nói năng ba hoa khoác lác - Nói lăng nhăng không xác thực - Hứa để được lòng rồi không thực hiện D. Hướng dẫn HọC ở NHà : * Kiến thức bài vừa học: - Học thuộc ghi nhớ GV : Trần Thị Hồng Mẫn [...]... THUậT TRONG VĂN BảN THUYếT MINH A Mức độ CầN ĐạT: - Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật 1 Kiến thức : - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh - Vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh 2 Kĩ năng : - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản... những năm 1980 liên quan đến văn bản - Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản 2 Kĩ năng : Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại 3 Thái độ : Giáo dục HS thái độ lên án chiến tranh, yêu chuộng hòa bình B CHUẨN BỊ : 1 GV : Những hiểu biết về chiến tranh hạt nhân 2 HS : Đọc và tìm hiểu kĩ về văn bản C.HOẠT ĐỘNG LÊNLỚP... những năm 1980 liên quan đến văn bản - Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản 2 Kĩ năng : Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại 3 Thái độ : Giáo dục HS thái độ lên án chiến tranh, yêu chuộng hòa bình B CHUẨN BỊ : 1 GV : Những hiểu biết về chiến tranh hạt nhân 2 HS : Đọc và tìm hiểu kĩ về văn bản C HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP... Đa-mô clét " luận " Thanh gươm Đa - mô- clet " của II.Đọc -hiểu văn bản: nhà văn đọc tại cuộc họp 6 nước (ấn Độ, 1 Đọc : Mê- hi- cô, Thụy Điển, Ác- hen - ti - na , - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc Hi Lạp, Tan - đa - ni - a ) tại Mê - hi – cô - HS đọc theo đoạn vào tháng 8/ 1986 2.Tìm hiểu văn bản: * Từ khó : ? Xác định luận điểm của bài văn? - HS thảo luận, trả lời, GV nhận xét bổ GV : Trần Thị Hồng... - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két, sinh năm 1928, là nhà văn Cô-lôm -bi-a - Là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập ? Nêu xuất xứ của bài viết? truyện ngắn viết theo khuynh hướng hiện - HS trả lời thực huyền ảo - Ông là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học - Nhận giải thưởng Nô-ben về văn học - GV giải thích điển tích" Thanh gươm năm 1982... đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân 1 Nghệ thuật: - Bài văn giàu sức thuyết phục bởi: ? Khái quát những điểm chính về nội + Lập luận chặt chẽ dung và nghệ thuật của văn bản? + Chứng cứ xác thực, cụ thể - HS trình bày + Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, - Đọc ghi nhớ SGK giàu sức thuyết phục 2 Nội dung: *Ghi nhớ (SGK tr21) 3 ý nghĩa văn bản : Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm... việc tạo lập văn bản thuyết minh B.CHUẨN BỊ : 1 GV : Nghiên cứu kĩ bài soạn 2 HS : Đọc văn bản SGK, trả lời các câu hỏi GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng C.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP : * ổn định tổ chức * Bài cũ: Nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh? Tác dụng? * Bài mới: Hoạt động của GV -HS I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - HS đọc văn bản " Cây... văn thuyết minh - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh 2 Kĩ năng : Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn B CHUẨN BỊ : GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng - GV : Bảng phụ, đoạn văn mẫu - HS : Soạn bài theo yêu cầu SGK C.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP : * ổn định tổ chức * Bài cũ : Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh? * Bài mới : Hoạt động của GV -HS... : Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh - Xem bài" Cây chuối trong đời sống Việt Nam " GV : Trần Thị Hồng Mẫn Trường thcs Hưng - Đồng + Đọc bài + Tìm các yếu tố miêu tả + Tác dụng Ngày soạn: 31/8/2011 TiÕt 9 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh - Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh - Biết vận dụng... miêu tả trong làm văn thuyết minh 1 Kiến thức : - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh : làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhậnhoặc nổi bật, gây ấn tượng - Vai trò của miêu tả trong văn thuyết minh : phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh 2 Kĩ năng : - Quan sát các sự vật, hiện tượng - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù . sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng : - Nắm bắt văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn. thức văn hóa nhân loại ntn? - Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài + Tiếp thu cái đẹp, cái hay. + Phê phán những hạn chế, tiêu cực. - Dựa trên nền tảng dân tộc (Cái gốc văn hóa. sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng : - Nắm bắt văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn

Ngày đăng: 27/10/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan