TG.LÀNG: BÀI TẬP CACBOHIĐRAT

12 493 0
TG.LÀNG: BÀI TẬP CACBOHIĐRAT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 1 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CACBOHIĐRAT I. LÝ THUYẾT 1. Định nghĩa – CTCT Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ là CH 2 OH[CHOH] 4 CHO B. Công thức cấu tạo dạng mạch hở của fructozơ là CH 2 OH[CHOH] 3 COCH 2 OH C. Công thức cấu tạo của sobitol là CH 2 OH[CHOH] 4 CH 2 OH D. Công thức cấu tạo thu gọn của tinh bột là [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n Câu 2: Một monosaccarit có công thức là C n (H 2 O) m . Từ monosaccarit này tạo ra trisaccarit có công thức là: A. C 3n (H 2 O) 3m-2 B. C 3n (H 2 O) 3m-3 C. C 3n (H 2 O) 3m+2 D. C 3n (H 2 O) 3m+3 Câu 3: Trong dung dịch, phân tử mantozơ có số nhóm OH ở các nguyên tử cacbon số 1, 2, 3, 4, 5, 6 tương ứng là A. 0, 2, 2, 1, 0, 2 B. 1, 2, 2, 1, 0, 2 C. 0, 2, 2, 1, 1, 2 D. 1, 2, 2, 1, 1, 2 Câu 4: Phản ứng nào dưới đây không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo phân tử glucozơ? A. Phản ứng tráng gương để chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm -CH=O. B. Tác dụng với Na để chứng minh phân tử có 5 nhóm OH C. Phản ứng tạo este chứa 5 gốc axit CH 3 COO để chứng tỏ có phân tử có 5 nhóm -OH. D. Hòa tan Cu(OH) 2 cho dung dịch màu xanh lam để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức -OH. Câu 5: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch vòng: A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n - hexan. B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. C. Glucozơ có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau. D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH) 2 cho dung dịch màu xanh lam. Câu 6: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là A. hợp chất đa chức, có công thức chung là C n (H 2 O) m . B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là C n (H 2 O) m . C. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl. D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật. Câu 7: Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có A. nhóm chức axit. B. nhóm chức anđehit. C. nhóm chức xetôn. D. nhóm chức ancol. Câu 8: Đường mantozơ còn gọi là: A. Đường mạch nha B. Đường mía C. Đường thốt nốt C. Đường nho Câu 9: Cho các chất sau: saccarozơ, mantozơ, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, Số chất có liên kết α - 1,4 – glicozit là A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 10: Khi nitro hóa xenlulozơ bằng axit HNO 3 có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác thu được hợp chất A có chứa 14,14% N theo khối lượng. Công thức cấu tạo của A là A. [C 6 H 7 O 2 (OH) 2 ONO 2 ] n B. [C 6 H 7 O 2 (OH)(ONO 2 ) 2 ] n C. [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n D. [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 (ONO 2 ) 3 ] n Câu 11. Cho các hợp chất sau: 1. CH 2 OH-[CHOH] 4 -CH 2 OH 2. CH 2 OH-[CHOH] 4 - CHO 3. CH 2 OH-CO-[CHOH] 3 CH 2 OH 4. CH 2 OH[CHOH] 4 COOH Những hợp chất nào là cacbohiđrat? A. 1, 2 B. 3, 4 C. 2, 3 D. 2, 3, 4 Câu 12: Công thức cấu tạo của mantozơ là: A. O H H OH H H OHOH H OH O OH H H H H OHOH H OH O O H H H OH OH HOH H OH O OH H H H OH HOH H OH O B. C. O OH H H OH OH HH H OH O OH OH H H OH HH H OH O D. O H H H OH H OHOH H OH O OH H H H H OHOH H OH O Câu 13: Cấu tạo nào dưới đây là một dạng cấu tạo của glucozơ? C H 2 O H O C H 2 O H O OH OH OH OH CH 2 OH HO OH OH B. A. O OH O H OH OH O H O OH O H OH OH C H 2 O H C. D. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ. B. Đồng phân của saccarozơ là mantozơ. 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 2 C. Đường saccarozơ là đường mía, đường thốt nốt, đường củ cải, đường kính , đường phèn. D. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hiđroxyl nhưng không có nhóm cacbonyl. Câu 15. Thành phần của tinh bột gồm A. Glucozơ và fructozơ liên kết với nhau. B. Nhiều gốc glucozơ liên kết với nhau. C. Hỗn hợp 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin. D. Saccarozơ và xenlulozơ liên kết với nhau. Câu 16. Về mặt cấu trúc, trong phân tử amilozơ các mắc xích α – glucozơ nối với nhau bằng liên kết: A. α–1,6–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử C 6 của mắc xích kia. B. α–1,4–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử O ở C 4 của mắc xích kia. C. α–1,4–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử C 4 của mắc xích kia. D. α–1,6–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử O ở C 6 của mắc xích kia. Câu 17. Về mặt cấu trúc, trong phân tử amilopectin cũng do các mắc xích α – glucozơ nối với nhau chủ yếu bằng liên kết α – 1, 4 – glucozit. Tuy nhiên amilopectin có mạch phân nhánh, ở chỗ phân nhánh đó có thêm liên kết A. α–1,6–glucozit nối liền n.tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với n.tử O ở C 6 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. B. α–1,4–glucozit nối liền n.tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với n.tử O ở C 4 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. C. α–1,4–glucozit nối liền n.tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với ng.tử C 4 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. D. α–1,6–glucozit nối liền n.tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với n.tử C 6 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. Câu 18. Phân tử glicogen có cấu trúc gần với amilopectin, đó là một polime mạch phân nhánh do các mắc xích α –glucozơ tạo nên bằng liên kết α–1,4–glucozit và α–1,6–glucozit. Tuy nhiên glicogen vẫn có điểm khác biệt với amilopectin là A. có ít nhánh hơn, các nhánh ngắn hơn, phân tử khối nhỏ hơn. B. có nhiều nhánh hơn, các nhánh ngắn hơn, phân tử khối lớn hơn. C. có ít nhánh hơn, các nhánh dài hơn, phân tử khối nhỏ hơn. D. có nhiều nhánh hơn, các nhánh dài hơn, phân tử khối lớn hơn. Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không phải của glucozơ: A. Có 5 nhóm –OH ở 5 nguyên tử cacbon kế cận. B. Có khả năng tạo este có chứa 5 gốc axit. C. Có mạch cacbon phân nhánh. D.Có phản ứng tráng gương do có nhóm –CHO. 2. Tính chất vật lý - Ứng dụng Câu 1: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ? A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực B. Tráng gương, tráng phích C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic D. Nguyên liệu sản xuất Câu 2. Cho các hợp chất: (1) Đường glucozơ (2) Đường mantozơ (3) Đường fructozơ (4) Đường saccarozơ Dung dịch nào có thể truyền vào máu qua tĩnh mạch để bồi dưỡng bệnh nhân: A. 1 và 2 B. 1 C. 1 và 3. D. 2 và 4 Câu 3. Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây? A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 . Câu 4. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Thành phần chính trong nguyên liệu bông, đay, gai là xenlulozơ. B. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là tơ visco và tơ axetat C. Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất ancol etylic, làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy D. Cacbohiđrat là hợp chất đa chức có công thức chung là C n (H 2 O) m Câu 5: Để điều chế xenlulozơtriaxetat chất tốt nhất tác dụng với xenlulozơ là A. CH 3 COCH 3 B. (CH 3 CO) 2 O C. CH 3 COOC 6 H 5 D. CH 3 COOH Câu 6: Để chế tạo tơ axetat, người ta luôn dùng hỗn hợp xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat, không dùng duy nhất xenlulozơ triaxetat. Nguyên nhân của việc này là: A. Xenlulozơ điaxetat được dùng như là chất độn để giảm giá thành B. Xenlulozơ triaxetat không tạo được liên kết hydro liên phân tử sẽ làm tơ kém bền C. Khi điều chế xenlulozơ triaxetat, người ta không tách riêng được xenlulozơ điaxetat lẫn vào D. Xenlulozơ điaxetat được xem là chất xúc tác để phản ứng tạo tơ xảy ra nhanh hơn Câu 7: Để tinh chế đường saccarozơ người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ? A. Cu(OH) 2. B. CO 2 . C. dd Ca(OH) 2 . D. dd Ca(OH) 2 , CO 2 , SO 2 Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. B. ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. C. nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. D. nhỏ iot lên miếng chuối xanh sẽ xuất hiện màu xanh tím. Câu 9: Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần: glucozơ, fructozơ, saccarozơ A. Glucozơ < saccarozơ < fructozơ. B. Glucozơ < fructozơ < saccarozơ. 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 3 C. Fructozơ < glucozơ < saccarozơ. D. Saccarozơ < fructozơ < glucozơ. 3. Tính chất hoá học Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Trong phân tử của các cacbohiđrat luôn có nhóm chức ancol B. Ở dạng mạch vòng, dãy các hợp chất cacbohiđrat có phản ứng với metanol (HCl xúc tác) tạo ra metyl glicozit là mantozơ, glucozơ C. Khi nhỏ dung dịch iot vào miếng chuối xanh mới cắt, cho màu xanh tím vì trong miếng chuối xanh có tinh bột D. Glucozơ, fructozơ khi phản ứng với phản ứng với H 2 /Ni, t o cho các sản phẩm hữu cơ khác nhau Câu 2: Các kết luận sau, kết luận nào đúng? A. Khi lên men lăctic glucozơ ta thu được ancol etylic. B. Ăn nhiều đường sẽ làm lượng đường trong máu tăng. C. Tinh bột dễ tan trong nước nóng D. Xenlulozơ tan được trong dd NH 3 có hòa tan Cu(OH) 2 Câu 3: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Dung dịch mantozơ khi tác dụng với Cu(OH) 2 có đun nóng cho ta kết tủa màu gạch đỏ B. Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xúc tác H + , t 0 ) tác dụng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 C. Khi thuỷ phân (xúc tác H + , t 0 ) saccarozơ cũng như mantozơ chỉ cho cùng 1 monosaccarit D. Dung dịch Fructozơ hoà tan được Cu(OH) 2 Câu 4: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây? A. Tính chất của nhóm anđehit B. Tính chất của poliol C. Tham gia phản ứng thuỷ phân D. Tác dụng với CH 3 OH trong HCl Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH) 2 khi đun nóng cho kết tủa Cu 2 O. B. Khi thủy phân xenlulozơ (xúc tác H + , t 0 ) sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng bạc. C. Thủy phân (xúc tác H + , t 0 ) tinh bột và xenlulozo đều cho cùng 1 mônôsaccarit. D. Xenlulozơ có 3 nhóm OH tự do. Câu 6: Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C 6 H 10 O 5 ) n ? A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol n(CO 2 ): n(H 2 O) = 6 : 5 B. Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước C. Đều phản ứng với HNO 3 đ có H 2 SO 4 đ xúc tác thu được (C 6 H 7 O 11 N 3 ) n D. Thuỷ phân tinh bột và xenlulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được C 6 H 12 O 6. Câu 7: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđêhit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ? A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO 3 /NH 3 B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH) 2 đun nóng C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim D. Khử glucozơ bằng H 2 /Ni, t 0 Câu 8: Những phản ứng hóa học nào chứng minh rằng glucozơ là hợp chất tạp chức. A. Phản ứng tráng gương và phản ứng cho dung dịch màu xanh lam ở nhiệt độ phòng với Cu(OH) 2 . B. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu C. Phản ứng tạo phức với Cu(OH) 2 và phản ứng lên mên rượu D. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân Câu 9: Dãy các chất sau thì dãy nào đều tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH) 2 /OH - đun nóng cho Cu 2 O kết tủa đỏ gạch? A. Glucozơ, fructozơ, anđehit axetic. B. Glucozơ, saccarozơ, anđehit axetic. C. Glucozơ, saccarozơ, fructozơ. D. Xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Câu 10. Khi đun nóng tinh bột với dung dịch axit vô loãng như H 2 SO 4 , HCl … tinh bột bị thuỷ phân theo nhiều giai đoạn cho sản phẩm cuối cùng là glucozơ. Ở các giai đoạn trung gian có thể sinh ra …(1)…và quá trình trung gian đó gọi là quá trình…(2)… A. (1): saccarozơ; (2): saccarozơ hóa. B. (1): glucozơ; (2): glucozơ hóa. C. (1): fructozơ; (2): fructozơ hóa. D. (1): các dextrin; (2): dextrin hóa. Câu 11. Tính chất đặc trưng của tinh bột là: 1. polisaccarit; 2. không tan trong nước; 3. Vị ngọt. Khi thuỷ phân đến cùng tinh bột tạo thành: 4. glucozơ; 5. fructozơ; 6. tạo hợp chất có màu xanh với dung dịch iot; 7. dùng làm nguyên liệu điều chế các đextrin. Những tính chất nào sai? A. 2, 5, 6, 7. B. 2, 5, 7. C. 3, 5, 6. D. 2, 3, 4, 6. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Điểm giống nhau giữa các phân tử amilozơ và amilopectin là CT chung (C 6 H 10 O 5 ) n B. Tinh bột có thể bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit hay enzim đến cùng tạo glucozơ. Tuy nhiên, quá trình thuỷ phân này phải qua các giai đoạn trung gian là dextrin và mantozơ C. Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là 0,1% 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 4 D. Saccarozơ và fructozơ đều phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 đun nóng Câu 13: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là: A. (3), (4), (5) và (6) B. (1), (3), (4) và (6) C. (2), (3), (4) và (5) D. (1,), (2), (3) và (4) Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Saccarozơ bị khử bởi dung dịch AgNO 3 trong NH 3 B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh D. Saccarozơ làm mất màu nước brom Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng B. Glucozơ tác dụng được với nước brom C. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH 3 OH D. ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. Câu 16 (B – 42/285-2007): Phát biểu không đúng là: A. dd Fructozơ hoà tan được Cu(OH) 2 . B. Thuỷ phân (xt H + ) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit. C. Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xt H + , t o ) có thể tham gia phản ứng tráng gương. D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH) 2 khi đun nóng cho kết tủa Cu 2 O. Câu 17: Hợp chất X là chất bột màu trắng không tan trong nước. Trương lên trong nước nóng tạo thành hồ sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất Y. Dưới tác dụng của men lactic hay enzim chất Y tạo thành chất Z có chứa hai loại nhóm chức. Chất X là: A. Saccarozơ B. Mantozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ. B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột. C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau. D. Phân tử khối của Xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tinh bột và Xenlulozơ khác nhau về cấu trúc mạch phân tử B. Tinh bột và Xenlulozơ khác nhau về thành phần phân tử C. Thành phần của tinh bột gồm hỗn hợp 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin D. Tinh bột và xenlulozơ đều cho phản ứng thuỷ phân tạo thành glucozơ Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, glixerol, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H 2 (Ni,t o ) cho poli ancol C. Glucozơ và fructozơ đều có đầy đủ tính chất của anđehit D. Glucozơ, fructozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH) 2 cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng. Câu 21: Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Glucozơ và fructozơ thuộc loại monosacarit B. Saccarozơ và mantozơ thuộc loại đisacarit C. Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ dùng thuốc thử là dung dịch iot D. Fructozơ là hợp chất đa chức Câu 22: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H 2 SO 4 lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do: A. Đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng. B. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ. C. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành glucozơ . D. Saccarozơ bị thuỷ phân tạo thành fructozơ. Câu 23: Một dung dịch có các tính chất: - Tác dụng làm tan Cu(OH) 2 cho phức đồng màu xanh lam. - Tác dụng khử [Ag(NH 3 ) 2 ]OH và Cu(OH) 2 /OH - khi đun nóng. - Bị thuỷ phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim. Dung dịch đó là A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ. Câu 24: Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Saccarozơ và mantozơ là 2 chất đồng phân của nhau. B. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic đều tác dụng được với dung dịch Cu(OH) 2 C. Glucozơ phản ứng được với CH 3 OH/HCl chứng tỏ glucozơ có dạng mạch vòng D. Fructozơ phản ứng được với dung dịch brom. Câu 25: Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Dùng thuốc thử AgNO 3 /NH 3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất glucozơ và glixerol B. Saccarozơ, mantozơ và anđehit axetic có thể phân biệt được bằng thuốc thử Cu(OH) 2 /NaOH (t o ) C. Saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 5 D. glucozơ, saccarozơ, mantozơ đều tham gia phản ứng tráng gương Câu 26: Cho các chất sau: Glucôzơ, fructozơ, sacarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulôzơ, etyl fomiat, but-1-in. Số các chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27: Khi este hóa hoàn toàn xenlulozơ thu được dẫn xuất trieste xenlulozơ. Điều này chứng tỏ A. xenlulozơ có 3 nhóm OH tự do B. mỗi gốc xenlulozơ chỉ có 3 nhóm hiđroxyl C. xenlulozơ là 1 poliancol D. xenlulozơ là 1 polisaccarit Câu 28 (Đại học khối B-2008): Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucôzơ, đimetyl ete, axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH) 2 là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 29. Cho các phản ứng: a) C 6 H 12 O 6 → C 2 H 5 OH + CO 2 b) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O → nC 6 H 12 O 6 c) C 6 H 12 O 6 →2CH 3 CH(OH)COOH d) CO 2 + 6nH 2 O → (C 6 H 10 O 5 ) n + 6nO 2 Sắp xếp chúng theo thứ tự phản ứng thủy phân, phản ứng lên men rượu, lên men lactic, quang hợp: A. a, b, c, d B. b, c, d, a C. b, a, c, d D. a, c, b, a. Câu 30. Công thức hoá học nào sau đây là của nước Svâyde, dùng để hoà tan xenlulozơ, trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo? A. [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 B. [Zn(NH 3 ) 4 ](OH) 2 . C. [Cu(NH 3 ) 4 ]OH D. [Ag(NH 3 ) 2 ]OH. Câu 31: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH) 2 là A. glucozơ, glixerol, anđehit fomic, natri axetat. B. glucozơ, glixerol, mantozơ, natri axetat. C. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, mantozơ, ancol etylic. Câu 32: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm gì giống nhau? A. Đều được lấy từ củ cải đường. B. Đều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt” C. Đều bị oxi hoá bởi [Ag(NH 3 ) 2 ]OH. D. Đều hoà tan Cu(OH) 2 ở t o thường cho dung dịch màu xanh lam. Câu 33: Trong số các chất sau đây: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, fructozơ, anđehit axetic, etyl acrylat, etyl axetat, axit axetic, axit metacrylic, phenol, ancol etylic có bao nhiêu chất làm mất màu nước brom? A.4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong công nghiệp người ta điều chế Si bằng cách nung SiO 2 với than cốc ở nhiệt độ cao B. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng C. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau D. Tồn tại dd nước flo, nước clo, nước Brom và nước iot Câu 34: Cho một số tính chất: chủ yếu tồn tại dạng mạch hở (1); tan trong nước (2); bị thuỷ phân trong môi trường axit (3); tham gia phản ứng tráng bạc (4); lên men (5); tham gia phản ứng hiđro hoá (6); bị khử bởi Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm (7). Trong các tính chất trên, tổng số tính chất của glucozơ là A. 7. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 35: Khẳng định nào sau đây là không đúng ? A. xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng thực vật và là bộ khung của cây cối. B. ta có thể viết công thức của xenlulozơ là [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ]n. C. xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, khoảng 1000000- 2400000. D. xenlulozơ có tính khử mạnh. Câu 36: Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào phản ứng thuỷ phân. B. Trong dung dịch nước, fructozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng vòng 5 cạnh C. Glucozơ có 2 dạng vòng là α và β, dạng α có nhiệt độ nóng chảy cao hơn dạng β D. Glucozơ còn có tên là đường nho. Câu 37: Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với anhiđrit axetic B. Trong phản ứng với H2 xúc tác Ni, glucozơ đóng vai trò là chất oxi hoá C. Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là fructozơ D. Trong mật ong, glucozơ chiếm hàm lượng cao hơn so với fructozơ Câu 38: Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở. D. Metyl α-glicozit không thể chuyển sang dạng mạch hở. 4. Nhận biết 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 6 Câu 1: Muốn biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau: A. Giấy đo pH B. Cu(OH) 2 C. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 D. Cả B, C Câu 2: Thuốc thử nào trong các thuốc thử dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch các chất sau: glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol. A. Cu(OH) 2 /NaOH B. AgNO 3 /NH 3 C. Na kim loại D. Nước brom Câu 3: Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau: (I) Saccarozơ và dd glucozơ, (II) Saccarozơ và mantozơ, (III)Saccarozơ, mantozơ và anđehit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết tất cả các chất trong mỗi nhóm cho ở trên? A. Na 2 CO 3 B. Cu(OH) 2 /NaOH C. Na D. AgNO 3 /NH 3 Câu 4: Để phân biệt Fructozơ và Glucozơ thì hoá chất cần chọn là A. Cu(OH) 2 B. Cu(OH) 2 /NaOH, t 0 C. dung dịch Br 2 D. dung dịch AgNO 3 /NH 3 , t 0 Câu 5: Để phân biệt 3 chất: hồ tinh bột, dung dịch glucozơ, dung dịch KI đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, thuốc thử cần dùng là A. dung dịch AgNO 3 /NH 3 B. O 3 C. Cu(OH) 2 D. dung dịch iot Câu 6: Các chất etanal, glucozơ, etanol, saccarozơ, glixerol được đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt. Dựa vào các thí nghiệm sau để ấn định chữ cái đúng cho các lọ 1. Chỉ A, C, D cho màu xanh khi phản ứng với Cu(OH) 2 ở t 0 thường 2. Chỉ C và E cho kết tủa đỏ gạch khi phản ứng với Cu(OH) 2 đun nóng 3. A cũng cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH) 2 đun nóng sau khi thuỷ phân trong H 2 SO 4 loãng. Các chất A, B, C, D, E lần lượt là A. saccarozơ, glixerol, glucozơ, etanol, etanal B. saccarozơ, glucozơ, etanol, glixerol, etanal C. saccarozơ, etanol, glucozơ, glixerol, etanal D. etanol, glucozơ, saccarozơ, glixerol, etanal Câu 7: Chỉ dùng Cu(OH) 2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau: A. glucozo, mantozơ, glixerol, anđehit axetic. B. glucozơ, fructozơ, glixerol. C. Saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic. D. Glucozơ, glixerol, ancol etylic Câu 8: Cho các cặp dung dịch sau: (1)glucôzơ và glixerol, (2)glucôzơ và anđehyt axetic, (3)sacarôzơ và mantozơ, (4)mantôzơ và fructôzơ, (5)glucôzơ và axit axetic. Chỉ dùng Cu(OH) 2 /NaOH có thể phân biệt tối đa bao nhiêu cặp chất trên? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9: Có các cặp dung dịch riêng biệt đựng trong các bình mất nhãn: (1) glucozơ, fructozơ; (2) glucozơ, saccarozơ; (3) mantozơ, saccarozơ; (4) fructozơ, mantozơ; (5) glucozơ, glixerol. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 có thể phân biệt được những cặp dung dịch nào? A. (2),(3),(4) B. (1), (2),(3) C. (2),(3),(5) D. (3),(4),(5) Câu 10: Có 4 lọ mất nhãn (1), (2), (3), (4) chứa các dung dịch: etanal, glucozơ, etanol, sacarozơ. Biết rằng dung dịch (1), (2) tác dụng Cu(OH) 2 ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam, dung dịch (2), (4) tác dụng với Cu(OH) 2 đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch. Vậy 4 dung dịch lần lượt theo thứ tự là : A. Etanal (1), glucozơ (2), etanol (3), saccarozơ (4) B. Saccarozơ (1), glucozơ (2), etanol (3), etanal (4) C. Glucozơ (1), saccarozơ (2), etanol (3), etanal (4) D. Saccarozơ (1), glucozơ (2), etanal (3), etanol (4) Câu 11: Để nhận biết 3 chất bột màu trắng: tinh bột, xelulozơ, saccarozơ ta có thể làm theo trình tự sau đây? A. Hoà tan vào nước, dùng vài giọt dd H 2 SO 4 , đun nóng, dùng dd AgNO 3 /NH 3 . B. Hoà tan vào nước, dùng iốt. C. Dùng vài giọt dd H 2 SO 4 , đun nóng, dùng dd AgNO 3 /NH 3 D. Dùng iốt, dùng dd AgNO 3 /NH 3 Câu 12: Có các chất: axit axetic, glixerol, rượu etylic, glucozơ. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết ? A. Quỳ tím B. Kim loại Na C. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 D. Cu(OH) 2 Câu 13: Cho 5 nhóm chất hữu cơ sau: 1. Glucozơ và anđehit axetic 2. Glucozơ và etanol 3. Glucozơ và glixerol 4. Glucozơ và axit nitric 5. Glucozơ và anđehit fomic. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trên trong mỗi nhóm ? A. Na B. Cu(OH) 2 /NaOH C. NaOH D. AgNO 3 /NH 3 Câu 14: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được các dung dịch: glucozơ, glixerol, metanal, propan-1-ol. A. Cu(OH) 2 /OH - B. Na kim loại C. dung dịch Brom D. AgNO 3 /NH 3 Câu 15: Thuốc thử nào dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau: ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha ? A. dd AgNO 3 / NH 3 . B. Cu(OH) 2 . C. Na kim loại. D. dd CH 3 COOH. Câu 16: Chỉ dùng một hoá chất duy nhất để nhận biết các hoá chất mất nhãn sau: Glixerol, glucozơ, axit fomic, natrihiđroxit, axit axetic, natriclorua. A. Cu(OH) 2 B. dd CuSO 4 C. dd AgNO 3 /NH 3 D. dd Brom 5. Chuỗi phản ứng Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: Glucozơ à X à Y àZ àPVA. Các chất X, Y, Z phù hợp sơ đồ trên lần lượt là A. C 2 H 5 OH, C 2 H 4 , CH 3 COOC 2 H 3 B. CH 3 CH(OH)COOH, CH 2 =CHCOOH, C 2 H 3 COOCH 3 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 7 C. C 2 H 5 OH, C 2 H 2 , CH 3 COOC 2 H 3 D. C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, CH 3 COOC 2 H 3 Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucôzơ à X à Y à CH 3 COOH. Hai chất X, Y lần lượt là: A. CH 3 CH 2 OH và CH 2 =CH 2 . B. CH 3 CHO và CH 3 CH 2 OH. C. CH 3 CH 2 OH và CH 3 CHO. D. CH 3 CH(OH)COOH và CH 3 CHO. Câu 3: Một hợp chất cacbohiđrat (X) có các phản ứng theo sơ đồ sau: X → NaOHOHCu /)( 2 dung dịch xanh lam → 0 t kết tủa đỏ gạch. Vậy X không phải là chất nào dưới đây? A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ. Câu 4: Chất X là một gluxit có phản ứng thuỷ phân. X + H 2 O à 2Y. X có CTPT là: A. Glucôzơ B. Fructôzơ C. Saccarôzơ D. Mantozơ Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (C 6 H 10 O 5 ) n à X à Y à Z à T (C 3 H 6 O 2 ). Trong đó, T có các tính chất sau: không làm đổi màu quì tím, tác dụng được với dung dịch Ba(OH) 2 nhưng không tác dụng với K. Các chất X, Y, Z, T là X Y Z T A. C 2 H 5 -OH CH 3 COOH C 6 H 12 O 6 H-COO-C 2 H 5 B. C 6 H 12 O 6 C 2 H 5 -OH CH 3 -COOH CH 3 -COO-CH 3 C. C 6 H 12 O 6 CH 3 -CH(OH)-COOH CH 2 =CH-COOH CH 3 -CH 2 -COOH D. CH 3 -COOH CH 3 COOCH 3 C 2 H 5 -OH CH 3 -O-CH=CH 2 Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hoá sau, trong đó Z là buta - 1,3 - đien, E là sản phẩm chính: 0 0 CHCOOH/HSO®, t HBr(1:1)NaOH, t 324 Tinh bétXYZEFG →→→→→→ . Công thức cấu tạo đúng của G là A. CH 3 COOCH 2 CH = CHCH 3 . B. CH 3 COOCH(CH 3 )CH = CH 2 . C. CH 3 COOCH 2 CH = CHCH 3 hoặc CH 3 COOCH 2 CH 2 CH = CH 2 . D. CH 3 COOCH 2 - CH 2 - CH = CH 2 . Câu 7. Cho dãy chuyển hoá sau: 0 +HO ZnO,MgOt, p, xtenzim 3 0 450 xenluloz¬ XY Z T + →→→→ .T là chất nào trong các chất sau: A. Axit axetic. B. Cao su buna. C. Buta - 1,3 - đien. D. Polietilen Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:• Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A • Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B. • Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D. • Hấp thụ C 2 H 2 vào dung dịch HgSO 4 ở 80 0 C thu được hợp chất hữu cơ E. Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất trên. Biết mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng A. D → E → B → A B. A → D → B → E C. E → B → A → D D. A → D → E → B Câu 9: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO 2 → X→Y→ Z→ T→ PE. Các chất X, Y, Z, T là A. tinh bột, xenlulozơ, ancol etylic, etilen. B. tinh bột, saccarozơ, anđehit, etilen. C. tinh bột, glucozơ, ancol etylic, etilen. D. tinh bột, glucozơ, anđêhit, etilen. Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → A 1 → A 2 → A 3 → A 4 → CH 3 COOC 2 H 5 . A 1 , A 2 , A 3 , A 4 có CTCT thu gọn lần lượt là A. C 6 H 12 O 6 , C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, CH 3 COOH. B. C 12 H 22 O 11 , C 2 H 5 OH, CH 3 CHO, CH 3 COOH. C. glicogen, C 6 H 12 O 6 , CH 3 CHO , CH 3 COOH. D. C 12 H 22 O 11 , C 2 H 5 OH , CH 3 CHO , CH 3 COOH. II. BÀI TẬP 1. Xác định CTPT – CTCT của cacbohiđrat Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,171 gam gluxit A thu được 0,264 gam CO 2 và 0,099 gam nước. Biết A công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và A có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tìm A. A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Mantozơ D. Fructozơ Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,5130 gam một cacbohidrat (X) thu được 0,4032 lít CO 2 (đktc) và 0,297 gam nước. X có phân tử khối < 400 và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là A. Saccarozơ B. Mantozơ C. Glucozơ. D. Fructozơ Câu 3. Cho 8,55 gam cacbohidrat A tác dụng với dung dịch HCl, rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư AgNO 3 /NH 3 hình thành 10,8 gam Ag kết tủa. A có thể là chất nào trong các chất sau: A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Xenlulozơ D. Fructozơ Câu 4: Xenlulozơ tác dụng với HNO 3 cho ra sản phẩm trong đó có 1 sản phẩm A có %N = 14,14%, xác định CTCT của A, tính khối lượng HNO 3 cần dùng để biến toàn bộ xenlulozơ (khối lượng 324 gam) thành sản phẩm A (H=100%) A. C6H7O4(ONO2)(OH)2; 12,6 gam. B. C6H7O3(ONO2)3; 126 gam. C. C6H7O2(ONO2)3; 378 gam. D. C6H7O5(ONO2); 252 gam. Câu 5. Xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic (H 2 SO 4 đặc xúc tác) tạo ra 9,84 gam este axetat và 4,8 gam CH 3 COOH. Công thức của este axetat có dạng: A. [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 3 ] n B. [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 )(OH) 2 ] n C. [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 3 ] n và [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 2 OH] n D. [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 2 OH] n 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 8 Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam X rồi cho sản phẩm vào bình chứa dung dịch Ca(OH) 2 thu được 5 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối có nồng độ 0,25M. Dung dịch này có khối lượng lớn hơn khối lượng nước vôi đã dùng là 4,3 gam. Công thức cấu tạo của X và số gam X cần dùng để điều chế 180 gam glucozơ là A. (C 6 H 10 O 5 ) n và 90 gam. B. HCHO và 90 gam . C. HCHO và 180 gam. D. (C 6 H 10 O 5 ) n và 180 gam. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, 9,0 gam X phản ứng với Ag2O trong dung dịch NH3, thu được 10,8 gam Ag; đồng thời X có khả năng hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh. Công thức cấu tạo của X là A. CH 2 OHCHOHCHO. B. CH 2 OH[CHOH] 4 CHO. C. CH 2 OH[CHOH] 3 CHO. D. CH 2 OH[CHOH] 5 CHO Câu 8: Đốt cháy một hợp chất hữu cơ có 6 nguyên tử C trong phân tử thu được CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ mol 1:1. Hợp chất đó có thể là hợp chất nào trong các hợp chất dưới đây, biết rằng số mol oxi tiêu thụ bằng số mol CO 2 thu được? A. Glucozơ. B. Xiclohexanol. C. Axit hexanoic. D. Hexanal. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam chất hữu cơ X cần dùng 13,44 lít O 2 thu được 13,44 lít CO 2 và 10,8 gam H 2 O. Biết 170 < X< 190, các khí đo ở đktc, X có CTPT là A. (C 6 H 10 O 5 )n. B. C 6 H 12 O 6 . C. C 3 H 5 (OH) 3 . D. C 2 H 4 (OH) 2 . Câu 10: Khi đốt cháy 1 gluxit người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88. CTPT của gluxit là 1 trong các chất nào sau đây ? A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. Cn(H2O)m. 2. Dạng toán tính hiệu suất phản ứng thuỷ phân – phản ứng lên men Câu 1: Thuỷ phân 1 kg khoai có chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất của quá trình là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là nhiêu? A. 166,67g. B. 200g, C. 150g. D. 1000g. Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 17,1 gam saccarozơ, sản phẩm thu được cho tác dụng với lượng dư Cu(OH) 2 trong dung dịch xút nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng kết tủa màu đỏ gạch thu được là A. 2,88 gam B. 7,2 gam C. 14,4 gam D. 28,8 gam Câu 3: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 360 gam B. 250 gam C. 270 gam D. 300 gam Câu 4: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch sacarozơ 17,1% trong môi trường axit(vừa đủ), thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng đạt 100%). Cho X tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 ( dư), đun nóng thu được 6,75 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tráng bạc là A. 100%. B. 75%. C. 50%. D. 90%. Câu 5: Đun nóng 3,42 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng, trung hòa axit sau phản ứng rồi cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Vậy hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là: A. 69,27% B. 87,5% C. 62,5% D. 75,0% Câu 6: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải dùng 100g saccarozơ. Khối lượng Ag tạo ra là (giả thiết rằng, sự chuyển hoá của fructozơ là hoàn toàn và hiệu suất các phản ứng đều đạt 90%): A. 113,7g B. 64,8g C. 91,8g. D. 129,6g Câu 7. Hoà tan 6,12g hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước, cho vài giọt axit đun nóng thu được dd X (Giả sử sự chuyển hoá xảy của fructozơ xảy ra hoàn toàn). Cho dd X tác dụng với dd AgNO 3 /NH 3 dư thu được 7,56g Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp đầu là A. 2,7g B. 3,42g C. 3,24g D. 2,16g Câu 8: Đun m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ (trong đó khối lượng saccarozơ gấp 2 lần khối lượng glucozơ) với dung dịch H 2 SO 4 loãng sau khi phản ứng kết thúc người ta trung hòa sau đó thực hiện phản ứng tráng gương thu được 64,8 gam Ag. m có giá trị là A. 56,015 gam B. 90,015 gam C. 49,015 gam D. 52,615 gam Câu 9: Cho m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ hòa tan vào nước được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 16,2 gam Ag kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 37,8 gam Ag kết tủa. Khối lượng glucozo và saccarozo trong hỗn hợp đầu lần lượt là A. 27 g và 34,2 g B. 13,5 g và 17,1 g C. 12,6 g và 17,1 g D. 25,2 g và 34,2 g Câu 10. Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột. Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 khuấy trong nước, lọc lấy dung dịch cho phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thấy tách ra 2,16g Ag. Phần 2 được đun nóng với dung dịch H 2 SO 4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thấy tách ra 6,48g Ag. Phần trăm glucozơ trong hỗn hợp A là: A. 17,36% B. 32,14% C. 35,71% D. 64,28% 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 9 Câu 11. Một hỗn hợp gồm saccarozơ và mantozơ phản ứng với AgNO 3 /dung dịch NH 3 dư thu được 3,24 gam Ag. Đun nóng lượng hỗn hợp như trên với dd H 2 SO 4 loãng, trung hoà sản phẩm bằng dung dịch NaOH dư lại cho tác dụng với AgNO 3 /dung dịch NH 3 dư thu được 19,44 gam Ag. Tính khối lượng saccarozơ có trong hỗn hợp? A. 10,26 gam B. 20,52 gam C. 12,825 gam D. 25,65 gam Câu 12: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozơ trong môi trường axit (Hiệu suất thủy phân là h), sau đó trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với AgNO 3 dư trong NH 3 thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa hiệu suất h với a và b là: A. h = (b-a)/a B. h = (b-2a)/2a C. h = (b-a)/2a D. h = (2b-a)/a Câu 13. Thủy phân m (gam) xenlulozơ trong môi trường axit. Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho hỗn hợp tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được m (gam) Ag. Xác định hiệu suất của phản ứng thủy phân xenlulozơ ? A. 80%. B. 66,67%. C. 75%. D. 50%. Câu 14. Thuỷ phân m gam mantozơ, sau đó cho sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư/NH 3 thu được a gam Ag. Thuỷ phân m gam saccarozơ, sau đó cho sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư/NH 3 thu được b gam Ag. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. So sánh a và b? A. a < b B. a > b C. a = 2b D. a = b Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 6,84 gam saccarozơ rồi chia sản phẩm thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì thu được x gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch nước brom dư, thì có y gam brom tham gia phản ứng. Giá trị x và y lần lượt là: A. 4,32 và 3,2 B. 4,32 và 1,6 C. 2,16 và 1,6 D. 2,16 và 3,2 Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam mantozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư Cu(OH) 2 trong dung dịch NaOH nóng thì thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm này tác dụng với dung dịch nước brom dư thì đã có b gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của a và b lần lượt là A. 14,4 gam và 16 gam B. 28,8 gam và 16 gam C. 14,4 gam và 32 gam D. 28,8 gam và 32 gam Câu 17. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là A. 184 gam B. 138 gam C. 276 gam D. 92 gam Câu 18. Lượng glucozơ cần thiết để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 40 o (D=0,8g/ml) với hiệu suất phản ứng là 80% là A. 626,09 gam B. 782,6 gam C. 503,27 gam D. 1562,40 gam Câu 19. Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt 5%. Hỏi khối lượng rượu etylic thu được bằng bao nhiêu? A. 4,65kg B. 4,37kg C. 6,84kg D. 5,56kg Câu 20. Cho glucozơ lên men thành rượu etylic. Toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, tạo ra 40g kết tủa. Biết hiệu suất lên men đạt 75% khối lượng glucozơ cần dùng là: A. 2,4g B. 24g C. 48g D. 50g Câu 21. Lên men b gam glucozơ, cho toàn bộ lượng CO 2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10g kết tủa. Khối lượng dung dịch so với ban đầu giảm 3,4g. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. b có giá trị là: A. 1g B. 1,5g C. 10g D. 15g Câu 22. Cho 2,5kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 40 0 thu được biết rượu nguyên chất có D=0,8g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt 10% A. 3194,4ml B. 2785,0ml C. 2875,0ml D. 2300,0ml Câu 23: Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27 gam Ag. Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml). Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là A. 28,75 ml B. 13,375 ml C. 14,375 ml D. 24,735 ml Câu 24: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành rượu etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Tính giá trị của m: A. 400 g B. 320 g C. 200 g D. 160 g Câu 25: Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 10 0 . Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giả thiết rằng trong nước quả nhỏ chỉ có một chất đường glucozơ. A. 17,26 kg B. 17,52 kg C. 16,476 kg D. 15,26 kg Câu 26: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic (hiệu suất của quá trình lên men là 75%). Toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH) 2 tạo ra 40 gam kết tủa, đun nóng dung dịch lại thu được 10 gam kết tủa nữa (các phản ứng hoàn toàn). Giá trị m là A. 40,5. B. 48. C. 72. D. 54. 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 10 Câu 27: Lên men một lượng glucozơ thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 46 0 . Khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO 2 sinh ra trong quá trình lên men vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 106 gam B. 84,8 gam C. 212 gam D. 169,6 gam Câu 28: Lên men 360 gam glucozơ trong điều kiện thích hợp (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành ancol etylic). Cho toàn bộ lượng khí CO 2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch NaOH, thu được 106 gam Na 2 CO 3 và 168 gam NaHCO 3 . Hiệu suất của phản ứng lên men là A. 62,5% B. 75% C. 50% D. 80% Câu 29. Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn rượu etylic. Hiệu suất của quá trình sản xuất là A. 26,41%. B. 17,60%. C. 15%. D. 52,81%. Câu 30. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành etanol, hiệu suất quá trình lên men là 85%. Khối lượng etanol thu được là A. 400 kg B. 486,5 kg C. 485,6 kg D. 390 kg Câu 31 (B-10/195-2008): Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46 0 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72 % và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml): A. 4,5 kg B. 6,0 kg C. 5,0 kg D. 5,4 kg Câu 32 (A – 33/182-2007): Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO 2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH) 2 , thu được 550 gam kết tủa và dd X. Đun kĩ dd X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị m là: A. 550 B. 810 C. 650 D. 750 Câu 33: Lên men lactic 10,8 gam glucozơ, sản phẩm thu được đun với H 2 SO 4 đặc tạo ra hợp chất hữu cơ A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam hợp chất hữu cơ B duy nhất (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là A. 6,72 B. 13,44 C. 20,16 D. 10,8 Câu 34. Từ m gam tinh bột điều chế được 575ml ancol etylic 10 0 (khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Giá trị của m là: A. 144 B. 60,75. C. 135. D. 108 Câu 35: Chuyển hoá 2,7 kg tinh bột chứa 20% tạp chất thành ancol etylic. Tính thể tích rượu 50 o thu được biết C 2 H 5 OH nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến ancol bị bao hụt mất 10%. A. 1775 ml B. 1725 ml C. 2760 ml D. 2725 ml Câu 36: Có thể tổng hợp rượu etylic từ CO 2 theo sơ đồ sau: CO 2 → Tinh bột → Glucozơ → Rượu etylic. Tính thể tích CO 2 sinh ra kèm theo sự tạo thành rượu etylic nếu CO 2 lúc đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%, 75%, 80%. A. 373,3 lít B. 280,0 lít C. 149,3 lít D. 112,0 lít Câu 37: Một loại mùn cưa có chứa 65% xenlulozơ. Để sản xuất 200 lít cồn 90 0 với hiệu suất của quá trình sản xuất là 75% thì khối lượng mùn cưa cần dùng là (Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml) A. 520,134 kg B. 456,324 kg C. 367,740 kg D. 292,580 kg Câu 38: Trong một nhà máy ancol, người ta dùng mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol biết hiệu suất quá trình 70%. Để sản xuất 1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là A. 500Kg B. 5051kg C. 6000kg D. 5031kg Câu 39: Cho sơ đồ : Xenlulozơ → %35hs C 6 H 12 O 6 → %80hs C 2 H 5 OH → %60hs C 4 H 6 → %80hs Cao su buna. Khối lượng gỗ (chiếm 95% xenlulozơ) cần để sản xuất 1 tấn cao su là bao nhiêu? A. 12,4 tấn B. 23,5 tấn C. 15,8 tấn D. 22,3 tấn 3. Dạng toán liên quan đến quá trình quang hợp Câu 1. Tính thể tích không khí ở đktc (biết không khí chứa 0,03% thể tích CO 2 ) cần để cung cấp CO 2 cho quá trình quang hợp tạo ra 50 gam tinh bột, biết hiệu suất của quá trình là 20%. A. 41,48 lít. B. 207,4 lít. C. 691,36 lít. D. Kết quả khác. Câu 2: Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Để phản ứng quang hợp tạo ra 810 gam tinh bột cần số mol không khí là A. 100000 mol. B. 50000 mol. C. 150000 mol. D. 200000 mol. Câu 3: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 6CO 2 + 6H 2 O → clorofinas, C 6 H 12 O 6 + 6O 2 ΔH = 2813kJ/mol. Trong một phút, mỗi cm 2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m 2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là A. 80,70g. B. 93,20g. C. 88,27g. D. 78,78g. [...]...11 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 4 Dạng toán tính hiệu suất liên quan đến phản ứng tạo este của xenlulozơ Câu 1(B – 13/285-2007): Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xelulozơ... C 33,75 gam D 21,600 gam Câu 8 Cho 34,2 gam mẫu saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 0,216 gam Ag Độ tinh khiết của saccarozơ trên là 12 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn A 1% B 99% C 90% D 10% Câu 9 Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường 7,5% và khối lượng . 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 1 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CACBOHIĐRAT I. LÝ THUYẾT 1. Định nghĩa – CTCT Câu. CH 3 CHO , CH 3 COOH. D. C 12 H 22 O 11 , C 2 H 5 OH , CH 3 CHO , CH 3 COOH. II. BÀI TẬP 1. Xác định CTPT – CTCT của cacbohiđrat Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,171 gam gluxit A thu được 0,264 gam. Glucozơ < saccarozơ < fructozơ. B. Glucozơ < fructozơ < saccarozơ. 8.3.Chuyên đề 8 – Bài tập Cacbohidrat – GV: Thầy giáo làng – Sưu tầm và biên soạn 3 C. Fructozơ < glucozơ <

Ngày đăng: 26/10/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan