Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan PHÒNG GD&ĐT LONG MỸ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH LONG PHÚ 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề tài: Chỉ đạo tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường TH Long Phú 2. I/. LÍ DO CHỌN ĐỀTÀI : - Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống (KNS) lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập Giáo dục KNS cho HS là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với HS. Thật ra, việc giáo dục KNS cho HS được ngành GD-ĐT đặt ra từ lâu, nhưng lâu nay do Bộ GD-ĐT chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục KNS cho HS để định hướng chung nên mỗi trường dạy mỗi kiểu. Cùng với đó, việc giáo dục kỹ năng này tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân. Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT chủ trương đưa nội dung giáo dục KNS đại trà vào các trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. - Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Hình thành kĩ năng sống là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Giáo dục kĩ năng sống là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục kĩ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. - Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng cần cho cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống. - Xuất phát từ việc cải cách , đổi mới giáo dục Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường TH Long Phú 2 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học vào các môn học ở trường TH Long Phú 2. II/. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: - Đề tài này nhằm tìm hiểu việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp một đến lớp năm, thông qua việc tổ chức dạy học các môn học như: Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, Khoa học… đặc biệt là hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ đó, gợi ý cho giáo viên một số biện pháp dạy học để giáo dục từng kĩ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. 1 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan - Phân loại các bài, theo từng môn học theo mức độ giáo dục từng kĩ năng sống. Thiết kế một số bài học và tiến hành thực nghiệm sư phạm để làm rõ hơn việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Gợi ý một số biện pháp giúp cho việc dạy học các môn học đạt hiệu quả: Phương pháp nghiên cứu, phương pháp lí luận: Thu nhập tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn thông tin có liên quan đến các môn học ở Tiểu học, trọng tâm là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học trong dạy học các môn học ở lớp 1- 5, phương pháp thực tiễn, Phương pháp quan sát, Phương pháp trò chuyện, Phương pháp điều tra, Phương pháp thực nghiệm. III/. NỘI DUNG: 1/. Thực trạng: Năm học 2012-2013, Trường Tiểu học Long Phú 2 có 13 lớp với tổng số 382 học sinh. Trường được công nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2009. Từ năm 2009 đến nay luôn được công nhận cơ quan văn hoá cấp huyện và đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường,ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, chúng tôi hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh . Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các cuộc thi như "Kể chuyện Bác Hồ", "An toàn giao thông"; “ thi vẽ tranh” trò chơi dân gian, trò chơi vận động,… Trường còn mời cựu chiến binh của xã tới trường trường kể chuyện cho các em nghe về anh bộ đội Cụ Hồ; Các anh ở huện đoàn kể cho các em nghe về các nhân vật lịch sử; cho các em đi thăm quan các di tích lịch sử ở địa phương như: Đình thần Nguyễn Trung Trực, thăm Căn cứ tỉnh uỷ Phương Bình; thăm Đền thờ Bác Hồ tại xã Lương Tâm; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, thăm gia đình thương binh anh Nguyễn Văn Buôl, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, phong trào nuôi heo đất Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em. 2 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan Chính nhờ việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó em biết tự chăm sóc bản thân như là tự sắp xếp góc học tập thật ngăn nắp, tự giặt quần áo cho mình. Ngoài ra, em còn giúp bố mẹ nhiều việc nhà .Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ những thực trạng trên đây, thì việc "Tăng cường giáo dục KNS cho học sinh thông qua HĐGDNGLL" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân . Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng quý đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả trong việc"Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp". 2/. Nhận xét: 2.1- Ưu điểm: - Trong các môn học chương trình từ lớp 1- 5 và hoạt động NGLL góp phần cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Một số phương pháp dạy học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Cách tiếp cận và phương pháp dạy học nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học. Cách tiếp cận Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường Tiểu học được thực hiện trong các môn học được tổ chức thông qua các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm kĩ năng sống vào các môn học mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. - Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục cho học sinh khả năng quan sát lao động, độc lập suy nghĩ và hành động. Giúp học sinh làm quen với tất cả các dạng vật liệu và dụng cụ gia công các loại vật liệu đó. Giáo dục cho học sinh kĩ năng, thói quen, lòng ham thích đối với sản phẩm tự làm ra, có kĩ năng vận dụng kiến thức vào quá trình lao động, có kinh nghiệm lựa chọn, chuyển dịch các tri thức, kĩ năng chế tạo sản phẩm từ các vật liệu khác nhau, kĩ năng, kĩ xảo sử dụng các dụng cụ đơn giản; giúp học sinh có kĩ năng liên hệ kinh nghiệm lao động của mình với lao động của người lớn - Đây là một loại hình đặc trưng của HĐNGLL. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật ra trong nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia các hoạt 3 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan động này. Có chăng chỉ là ép buộc và hình thức. Nhưng đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học tập tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt CLB khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học… Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình. 2.2- Hạn chế: Có thể nói đây là hoạt động mà các nhà trường ít chú trọng tới, ít chú trọng không phải là do không hiểu hết tầm quan trọng của nó mà là do điều kiện không cho phép. Đó là điều kiện về cơ chế, về thời gian, về năng lực của đội ngũ giáo viên tổng phụ trách… 3/. Nguyên nhân: - Do giáo viên chưa bám sát nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và chưa vận dụng linh hoạt các nội dung của giáo dục kỹ năng sống tuỳ theo từng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và điều kiện cụ thể. - Giáo viên chưa xác định rõ các nội dung giáo dục kỹ năng sống (xác định rõ các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho học sinh) để tích hợp vào nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Chưa đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. ( Tương tác, trải nghiệm, tiến trình, hành vi và thời gian). - Chưa phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục KNS cho học sinh. 4/. Giải pháp: Sau ®©y t«i xin trao ®æi vµ giíi thiÖu Một số kinh nghiệm "Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" ở Trường Tiểu học Long Phú 2 mµ chóng t«i ®· thùc hiÖn có hiệu quả trong những năm qua: 4.1- Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với nội dung các hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. -Tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo dục kỹ năng sống và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Việc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện qua các bước sau: + Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp giảng dạy và thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. + Giáo viên nắm được nội dung của các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh. + Phân tích chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục kỹ năng sống. 4 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan 4.2- Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Luôn "làm mới" các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Đa dạng hoá các loại hình hoạt động của hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực tham gia. - Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say mê khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 4.3- Một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Long Phú 2 nhằm thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xuất phát từ nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội dung, nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chúng tôi đã tiến hành các hoạt động cụ thể như sau: a. Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động này nhà trường đẫ thường xuyên tổ chức các hoạt đông phù hợp với chủ điểm từng tháng. Hội thi vẽ tranh về ATGT nhằm tạo sân chơi, nâng cao kiến thức học tập cũng như kỹ năng hoạt động đội, nhóm cho học sinh trong trường. Hội thi "Chúng em kể chuyện về Bác Hồ" -ND hoạt động của chủ điểm tháng 5. b. Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: Tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái… Nói về hoạt động này thì nhà trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra. 5 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan Giao lưu văn nghệ - Trò chơi dân gian (chủ điểm tháng 3) Trò chơi "chuyền bong bóng" được HS yêu thích 6 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan c. Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được nhà trường tiến hành tương đối tốt. Hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em. -Kế hoạch nhỏ “ nuôi heo đất” đầu tuần. d.Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên trong nhà trường. Chăm sóc vườn trường, cây cảnh là hoạt động thường xuyên của HS trong trường. e. Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của nhân loại , của đất nước, của địa phương. Điều đó sẽ tạo cho các em niềm tin, kích thích học tập và mong muốn đạt được kết quả tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, sưu tầm các loại cây thuốc quý; thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, tìm hiểu các danh nhân, nhân vật lịch sử, thi tìm hiểu về địa lí địa phương, các nhà bác học, đố vui có thưởng… Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình. Có thể nói đây là hoạt động mà nhà trường đang chú trọng. - Sân chơi “nhà sử học địa phương”. Tóm lại, HĐNGLL có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc hình thành KNS cho HS. Do đó, các nhà quản lý giáo dục cần tạo mọi điều kiện thật tốt cho những giáo viên phụ trách công tác này để sao cho việc rèn luyện KNS cho HS đạt hiệu quả cao nhất. 5. Hiệu quả: Những kết quả đạt được qua việc "Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp". Khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp "Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh" , ở mỗi lớp trong nhà trường chúng tôi đã tiến hành nhận xét và đánh 7 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan giá những yêu cầu đã đặt ra, đồng thời rút kinh nghiệm trong cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . Và chúng tôi nhận thấy: - 100% học sinh của trường rất hào hứng và thích thú với hoạt động này.Nó đã cuốn hút các em ; khuyến khích các em cố gắng vươn lên , tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn nhau.Từ đó giúp cho các em nắm những kỹ năng sống cơ bản như khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo không khí thi đua lành mạnh. - Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kỹ năng, hành vi này để rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. IV/. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm"Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh " ở trường Tiểu học Long Phú 2 chúng ta đã có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây: - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. - Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ năng sống xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. - Giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành Giáo dục đang vận động. - Giáo dục kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống. - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. 8 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan - Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. - Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện "Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" ở trường chúng tôi. Tuy nhiên do năng lực bản thân nên chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung thêm của các đồng nghiệp. V/. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ : * Đối với giáo viên Tiểu học - Cần trang bị cho mình một cơ sở lí luận vững chắc và đặc biệt là hệ thống các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, ở tất cả các môn chứ không riêng gì HĐNGLL. - Ở bậc Tiểu học. Phải tìm hiểu kĩ mục tiêu, nội dung chương trình các môn học để việc dạy và học đạt hiệu quả. - Với những đổi mới của nền giáo dục hiện nay, trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý đến việc giáo dục kĩ năng sống cho người học. Để việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý tìm tòi nhiều tài liệu liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học góp phần vào việc vận dụng và tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mang lại hiệu quả cao. - Giáo viên Tiểu học cần dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị bài dạy của mình, đây là khâu quan trọng để tiết dạy đạt kết quả tốt. Giáo viên cần tích cực tham gia vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Các chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học để tiếp thu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất trong tổ chuyên môn về những vấn đề liên quan đến giáo dục kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn học ở Tiểu học nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng. - Phương pháp thực hiện: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. * Đối với các cấp lãnh đạo: - Cần quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng. Cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy và học cho giáo viên và học sinh. Tổ chức nhiều buổi hội họp, tọa đàm với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở bậc Tiểu học. - Về công tác chỉ đạo: Làm tốt công tác tuyên tuyền, nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, xã hội, cộng đồng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của các trường Tiểu học. - Tích cực chăm lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh; làm tốt công tác tuyên tuyền, tập huấn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các 9 Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Loan môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quán triệt việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào quá trình dạy các môn học ở Tiểu học, trong đó có hoạt động NGLL. VI/. KHẢ NĂNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA CHỈ ÁP DỤNG: Sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã nghiên cứu, thực hiện và đạt kết quả rất tốt tại trường Tiểu học Long Phú 2. Long Phú, ngày 3 tháng 6 năm 2013 Người thực hiện Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:……………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… Lê Thị Ngọc Loan …………………………………………… …………………………………………… 10