1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN NV-11

324 292 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 324
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

TUẦN : 1 TIẾT : 1 - 2 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác ) 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. 1.2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại 1. 3. Thái độ: Tái hiện lại một thời kì lịch sử đầy tâm tối của dân tộc 2. TRỌNG TÂM - Bức tranh chân thực sinh động về cuộc sống xa hoa đầy quyền uy nơi phủ chuá Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa Trịnh chữa bệnh cho Trịnh Cán - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi. - Những nét đặc sắc của kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật; những sự kiện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc, đan xen văn xuôi và thơ. 3. CHUẨN BỊ: 3.1: GV : có thể dùng ảnh Lê Hữu Trác cho học sinh thấy diện mạo của ông. 3.2: HS : Tập đọc diễn cảm và chuẩn bị các câu hỏi cuối văn bản trang 9. 4. TIẾN TRÌNH 4.1 - Ổn định. 4.2 - Kiểm tra bài cũ 4.3 – Bài mới ; HOẠT ĐỘNG CỦA T - T NỘI DUNG * Hoạt động 1: Câu hỏi: Em hãy kể tên môt số danh y nổi tiếng trong lịch sử y học dân tộc? Ông còn nổi tiếng bởi là nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta, nửa cuối thế kỉ XVIII? Hãy nêu những nét cơ bản về Lê Hữu Trác ? * Hoạt động 2: Nêu vài nét về tác giả Lê Hữu Trác? Người đặt nền móng cho nền y học nước nhà, Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác. Ông để lại bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”- công trình nghiên cứu y học nổi tiếng, còn có giá trị văn học hết sức sâu sắc. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác ) I – Tìm hiểu chung: 1 Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 -1791 ), Quê Hưng Yên. Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông – một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta, nửa cuối thế kỉ XVIII, là tác giả bộ sách y học nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” - - 1 Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm? Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh Gồm 66 quyển là công trình nghiên cứu y học xuất săc nhất trong thời trung đại VN và bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Đọc diễn cảm đoạn trích và nêu đại ý? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Ý mỗi phần? * Hoạt động 3: Quang cảnh nơi phủ chúa được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm những chi tiết để chứng minh? Thảo luận - Đường vào +Vào phủ phải qua nhiều lần cửa với “ những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, +Mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “Ai muốn vào phải có thẻ”. - Trong khuôn viên có điếm “ Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh. - Vườn hoa “ Cây cối um tùm, chim kêu rối rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương “. -Nội cung: + Bên trong phủ là những nhà “Đại đường”, “ Quyển bồng”, “Gác tía “ với kiệu son, võng điều, đồ nghi sơn son thếp vàng và “ Những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn “ Mâm vàng, chén bạc “. +Đến nội cung phải qua 5,6 lần trướng gấm . Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, “ xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa? (HS thảo luận- trả lời- gạch dưới chi tiết trong 2. Tác phẩm a. Xuất xứ : Đoạn trích được rút từ “Thượng kinh kí sự” ( Kí sự đến kinh đô). Viết bằng chữ Hán hoàn thành – 1783 – xếp cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh, ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử. b. Đại ý: Đoạn trích miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa, uy quyền thế lực của nhà chúa và thái độ coi thường danh lợi của tác giả. c. Bố cục * Đầu . chầu ngay : Lí do Lê hữu Trác vào phủ. * Tiếp . . .sẽ mất : Quang cảnh, cách sinh hoạt nơi phủ Chúa và thái độ của tác giả. * Còn lại : Cảnh Lê Hữu Trác về quê với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan. II – Đọc- tìm hiểu văn bản 1 – Quang cảnh, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa: - Quang cảnh tráng lệ tôn nghiêm lộng lẫy: + Đường vào phủ + Khuôn viên + Vườn hoa bên trong phủ + Nội cung của thế tử… - - 2 SGK) + Cách đưa đón thầy thuốc: Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa có “ tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường “ và “ cáng chạy như ngựa lồng”, + Kẻ hầu người hạ: Trong phủ, “ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. + Bài thơ của tác giả chứng minh rõ quyền uy nơi phủ chúa “ Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt, Cả trời Nam sang nhất là đây”. + Cách xưng hô Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ “ Thánh thượng đang ngự ở đấy”, “ Chưa thể yết kiến” , “hầu mạch đông cung thế tử”, “hầu trà”, “phòng trà”. + Chúa Trịnh luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Tác giả không nhìn thấy mặt chúa mà chỉ có lệnh truyền lại. + Cảnh khám bệnh : Khi xem bệnh xong cũng không được phép truyền lại với chúa mà viết tờ khải để quan chánh án dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”. + Thê tử bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch, lúc nào cũng có “mấy người hầu đứng hai bên”, Thế mà thế tử chỉ là một đứa bé 5, 6 tuổi ,nhưng khi tác giả - một cụ già - xem bệnh phải quì, lạy 4 lạy. Xem mạch xong cũng phải quì lậy 4 lạy mới được lui ra. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phep được cởi áo cho thế tử. => Cách ghi chép khá tỉ mỉ qua quan sát của người thầy thuốc gợi cho người đọc hình dung cảnh cực kì tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sanh bằng. =>Giá trị hiện thực sâu sắc Em có nhận xét gì về quang cảnh và cung cách sinh hoạt ở phủ chúa? GV khái quát ý. Miêu tả sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ đến cực điểm của nhà chúa như thế tác giả có ý gì ? Thái độ, tâm trạng của tác giả (nhân vật tôi) như thế nào trước cuộc sống nơi phủ chúa ? Tại sao ? Tìm chi tiết dẫn chứng ? Thảo luận nhóm- gạch dưới các chi tiết SGK + Trước cảnh xa hoa, lộng lẫy, tấp nập kẻ hầu người hạ, tác giả nhận xét : “Bước chân tới đây mới thấy cảnh giàu sang của vua chúa thật khác hẳn người thường !” và vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả trong phủ chúa với - Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép: + Cách đưa đón thầy thuốc + Cách xưng hô + Kẻ hầu người hạ + Cảnh khám bệnh…. => Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ đến cực điểm của nhà chúa =>giá trị hiện thực sâu sắc 2. Thái độ tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi” - Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí - - 3 “gác vẽ”, “rèm châu, hiên ngọc”, “vườn ngự có hoa thơm, chim biết nói”, “nghìn cửa lính gác nghiêm ngặt”,. . .Trong đó có lời khái quát:” Trời Nam sang nhất là đây !”. + Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét ; “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.”. + Đường vào nội cung của thế tử được tác giả cảm nhận :” Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. + Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét: “Vì thế tử ở trong chốn màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. => Qua những chi tiết, mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa nhưng tác giả dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây, không đồng tình với cuộc sống quá đầy đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời, không khí tự do. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Lê Hữu Trác ? Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng (bị công danh trói buộc) ông đã chữa bệnh cầm chừng (vô thưởng vô phạt) .Nhưng làm thế thì trái với lương tâm, phụ lòng ông cha. => Hai ssuy nghĩ giằng co. Cuối cùnglương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. + Tác giả đưa ra những kiến giải hợp lý, thuyết phục, có cách chữa đúng bệnh và bảo vệ ý kiến của mình * Hoạt động 4: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bút pháp kí sự trong đoạn trích? Em thích nhất chi tiết nào trong đoạn trích? VÌ sao? + Thế tử - một đứa bé – ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc – một cụ già- quì dưới đất lạy 4 lạy, rồi cười và ban một lời khen :” Ông này lạy khéo!”. + Khi vào nơi ở của thế tử để xem mạch :”Đột nhiên ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ 5,6 lần trướng gấm như vậy”. + Phòng ở của thế tử trong khung cảnh vàng son nhưng tù hãm thiếu sinh khí, được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ khiến người đọc cảm thấy ngột ngạt, khó thở, tù túng. + Bên trong cái màn là, nơi thánh thượng đang ngự “có mấy người cung nhân đứng xúm xít. Đèn trời và không khí tự do. - Lúc đầu có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó ông thắng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y khác. 3. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Lê Hữu Trác - Là thầy thuốc giỏi, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm. - Ông còn là thầy thuốc có lương tâm và đức độ. - Ông là người có phẩm chất cao quí : coi thường danh lợi, quyền quí, thích tự do, sống thanh đạm, giản dị. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể sống động, chọn lựa chi tiết “đắt” gây ấn tượng mạnh. - Kể chuyện hấp dẫn có sức thuyết phục, hài hước - Kết hợp thơ và văn xuôi, làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, thể hiện kín đáo thái độ của người viết. - - 4 sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”. => Tác giả quan sát tinh tế, miêu tả cụ thể làm nổi bật cảnh sống xa hoa, tù túng, ngột ngạt trong cung chúa Qua đoạn trích, em hiểu gì về giai đoạn lịch sử của nước ta nửa cuối thế kỉ XVIII? ( Câu hỏi mở rộng liên hệ lịch sử Việt Nam, ý thức, quan niệm về một giai đoạn lịch sử) Cho biết ý nghĩa văn bản? 2. Ý nghĩa văn bản Đoạn trích phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thờ bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: CH: Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích? ĐA:Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Lê Hữu Trác - Là thầy thuốc giỏi, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm. - Ông còn là thầy thuốc có lương tâm và đức độ. - Ông là người có phẩm chất cao quí : coi thường danh lợi, quyền quí, thích tự do, sống thanh đạm, giản dị. 4.5. Hướng dẫn tự học - Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài SGK - Chuẩn bị bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” 5: RÚT KINH NGHIỆM:: ND: PP: ĐDDH TUẦN : 1 - - 5 TIẾT : 3 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: HS hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội với lời nói riêng của cá nhân. Những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân. 1.2. Kĩ năng: Nhận diện những đơn vị ngôn ngữ chung và qui tắc ngôn ngữ chung, phát hiện phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết. Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe, tích cực 1. 3. Thái độ: Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. Bước đầu biết sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân. 2. TRỌNG TÂM - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng, từ ngữ cố định…) và các qui tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm 9 cụm từ, câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân là sản phẩm được cá nhân tạo ra, khi sử dụng ngôn ngữ chung để giao tiếp. - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân. - Sự tương tác: ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hoá ngôn ngữ, tạo điều kiện ngôn ngữ biến đổi và phát triển - Nhận diện và phân tích những đơn vị và qui tắc ngôn ngữ chung trong lời nói. - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói. 3. CHUẨN BỊ 3.1: GV : Có thể dùng tư liệu băng đĩa về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. 3.2: HS : Chuẩn bị trước nội dung những câu hỏi khó trong SGK 4. TIẾN TRÌNH 4.1 - Ổn định. 4.2 - Kiểm tra bài cũ . Câu hỏi: a. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. b. Tâm trạng, thái độ, nhân cách của nhân vật tôi? ĐA : * Quang cảnh (2đ) * Cách sinh hoạt ở phủ chúa (2đ).* Tâm trạng, thái độ, nhân cách của nhân vật tôi (5đ) 4.3 – Bài mới ; HOẠT ĐỘNG CỦA T - T NỘI DUNG * Hoạt động 1: Đặt câu hỏi nêu vấn đề tạo tâm thế cho học sinh. * Hoạt động 2: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN. I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA - - 6 + Ngôn ngữ là gì? +Hãy nêu các yếu tố ngôn ngữ chung? - Âm : nguyên âm, phụ âm. - Thanh : 6 thanh - Tiếng: (âm tiết ) tiếng Việt đơn âm.Sự kết hợp âm, thanh. - Từ : từ đơn, từ ghép : nhà, anh, tôi - Ngữ cố định ; mặt dạn mày dày, cay như ớt. . * Hoạt động 3 + Thế nào là lời nói?. + Cái riêng trong lời nói của mỗi người còn thể hiện ở chỗ nào? Hs đọc ví dụ trong sgk Đọc ví dụ và giải thích các từ in nghiên trong sgk ốp lát: vật liệu xây dựng được khăc in trên bề mặt đá, sứ… số hoá: những kí hiệu đã được chuyển thành những con số. sân chơi: nơi diễn ra hoạt động thê thao. VD: - Nguyễn Tuân : tài hoa, uyên bác. - Nguyễn Khuyến : nhẹ nhàng, thâm thúy. HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 4 * Kĩ năng sống: Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe, tích cực: tìm hiểu về phương tiện giao tiếp, trình bày nội dung, lĩnh hội lời nói của người Xà HỘI - Trong cuộc sống, xã hội, con người muốn giao tiếp với nhau phải có phương tiện chung. Trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội. - Các yếu tố ngôn ngữ chung ( đơn vị có sẵn) Âm, thanh, âm tiết (tiếng), từ, ngữ cố định. - Ngôn ngữ có những qui tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ (Qui tắc cấu tạo từ - từ đơn, ghép CP + đẳng lập, cấu tạo ngữ - cụm từ, cấu tạo câu – câu đơn + câu ghép, đoạn văn, văn bản, phương thức chuyển nghĩa –nghĩa gốc + nghĩa phái sinh, chuyển loại của từ- tu từ; phong cách. . . II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN 1. Giọng nói cá nhân Cái riêng của lời nói còn thể hiện ở giọng nói (nói the thé, ồm ồm, ông ông)=> nghe tiếng nói ta nhận ra người quen. 2. Vốn từ ngữ cá nhân (do thói quen dùng) phụ thuộc vào : lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, hiểu biết, quan hệ xã hội. . . 3. Sự chuyển đổi khi sử dụng từ ngữ chung Dựa vào nghĩa gốc để tạo ra nghĩa mới ; trồng cây =>trồng người ; buộc gió =mong gió không thổi. = sự sáng tạo cá nhân. 4. Tạo ra các từ mới : từ lúc đầu do cá nhân dùng , sau trở thành từ ngữ chung (Cá , cớm, kiến = chỉ công an 5. Vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tăc chung phương thức chung. Biểu hiện rõ nhất của lời nói cá nhân là dấu ấn riêng của nhà văn (phong cách). - Tố Hữu thể hiện phong cách trữ tình chính trị. - Hồ Chí Minh (Nhật kí trong tù ) : cổ điển hiện đại. @ Ghi nhớ SGK. III. LUY Ệ N T Ậ P - - 7 khác 1- Bài tập 1 + Nhận xét cách dùng từ của Nguyễn Khuyến? 2- Bài tập 2 + Nhận xét cách dùng từ của Hồ Xuân Hương? 3. Bài tập 3 @ Bài tập 1 ; + Trong 2 câu thơ của NK không có từ nào mới. Riêng từ “Thôi” tác giả sử dụng theo nghĩa mới . “Thôi ‘ : hết, chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó. Ở đây , tác giả dùng để nói chấm dứt cuộc đời, sự sống của Dương Khuê. @ Bài tập 2 ; + Từ ngữ chung. + Cách tạo các cụm danh từ = từ trung tâm đứng trước danh từ chỉ loại (Rêu từng đám, đá mấy hòn ) + Câu = vị ngữ trước chủ ngữ ( Xiên ngang mặt đất rêu từng đám ; đâm toạc chân mây đá mấy hòn) iPhong cách riêng của Xuân Hương. @ Bài tập 3 4.4. Câu hỏi bài tập củng cố: CH : Hãy phân tích nghĩa của từ xanh trong mỗi lời thơ sau: a. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm) b. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? (Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm) c. Đầu xanh có tội tình gì, Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) ĐA: a. màu xanh, b. trời, c. tuổi trẻ 4.5. Hướng dẫn tự học : Chuẩn bị bài viết 1 ( NLXH) 5: RÚT KINH NGHIỆM:: ND: PP: ĐDDH TUẦN : 1 - - 8 TIẾT : 4 BÀI VIẾT SỐ 1 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức :Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát thực tế đời sống và học tập cùa các em. 1.2. KĨ năng : Biết dùng từ, viết câu, đoạn văn nhằm thể hiện nội dung bài viết. Kĩ năng giải quyết vấn đề, xác định cách lựa chọn biết suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn. Lập luận chặt chẽ, lo gic để triển khai một vấn đề xã hội 1.3.Thái độ : Tôn trọng các qui tắc, vận dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ chung. 2. TRỌNG TÂM Viết được bài nghị luận xã hội 3. CHUẨN BỊ 3.1 : GV : Chuẩn bị các đề nghị luận xã hội . 3.2 : HS : Hiểu biết về các hiện tượng xã hội 4. TIẾN TRÌNH 4.1 - Ổn định. 4.2 - Kiểm tra bài cũ . không. 4.3 – Bài mới ; HOẠT ĐỘNG CỦA T - T NỘI DUNG * Hoạt động 1- Cho HS ghi đề : * Kĩ năng sống: Giải quyết vấn đề, xác định cách lựa chọn biết suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn. Lập luận chặt chẽ, lo gic để triển khai một vấn đề xã hội . Thực hành viết bài nghị luận để nêu và đề xuất cách giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống * Hoạt động 2: Thu bài I. ĐỀ Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay. II. ĐÁP ÁN: 1- MỞ BÀI * Giới thiệu tình hình học tập, thi cử trong thời gian qua. * Khẳng định nhiệm vụ học tập , thi cử của học sinh hiện nay. (1đ). 2- THÂN BÀI. * Nhiệm vụ chính của người học sinh là gì?(0,5đ) * Thế nào là học tập, thi cử ? (1,5đ). * Tình hình học tập trong thời gian qua như thế nào ? (1,5đ) * Tác hại, hậu quả như thế nào ? (1,5đ) * Nhiệm vụ của học sinh trong học tập, thi cử như thế nào ? (1,5đ) * Học tập, thi cử như vậy có lợi như thế nào?(1,5đ). 3- KẾT LUẬN; * Khẳng định nhiệm vụ của mình trong học tập thi cử. (1đ). III. THU BÀI. 4 Câu hỏi bài tập củng cố: Về nhà viết lại bà viết vào STVH 5. Hướng dẫn tự học: Đọc diễn cảm văn bản, chuẩn bị các câu hỏi bài “Tự tình” 5: RÚT KINH NGHIỆM:: - - 9 ND: PP: ĐDDH 00 00 TUẦN : 2 TIẾT : 5 T Ự T Ì NH Hồ Xuân Hương 1. MỤC TIÊU 1.1 :Kiến thức: Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Xuân Hương.Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ độc đáo, táo bạo của Xuân Hương. 1.2 :Kĩ năng: Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Giao tiếp bộc lộ sự chia sẽ đồng cảm trước khao khát tình yêu và hạnh phúc tuổi xuân của người phụ nữ cảm thông và trân trọng khát vọng giải phóng tình cảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 1.3 :Thái độ : Thấy được nỗi bất hạnh của ngưới phụ nữ do chế độ gây ra 2. TRỌNG TÂM - Tâm trạng bi kịch và tính cách bản lĩnh của Hồ Xuân Hương - Khả năng Việt Hoá thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn: tả cảnh sinh động: đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. 3. CHUẨN BỊ 3.1: GV : Tư kiệu về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Xuân Hương , bảng phụ. 3.2: HS : Đọc văn bản và chuẩn bị các câu hỏi trang 19. 4. TIẾN TRÌNH 4.1 - Ổn định. 4.2 - Kiểm tra bài cũ không. 4.3 – Bài mới ; HOẠT ĐỘNG CỦA T - T NỘI DUNG Hoạt độ ng 1 Nữ thi sĩ sống vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19, được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, tài hoa nhưng tình duyên lận đận, phận lẽ duyên thừa, tủi mệnh bạc… “Ngồi buồn nhớ chị Xuân Hương, hồn thơ còn hãy như nhường trêu ai…”Tản Đà. Hoạt độ ng 2 Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của nữ sĩ Hồ Xuân Hương? T Ự T Ì NH Hồ Xuân Hương I – TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả : - Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ, nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. - - 10 [...]... ốn mà hờn, muốn thách thức số phận Từ than thở, tức tối đến muốn đập phá, muốn giải thốt sự cơ đơn, lẻ mọn Đó là nét độc đáo, táo bạo của nhà thơ 4 Hai câu kết “ Ngán nỗi xn đi, xn lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con” - “Ngán”-> chán ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo “xn” -> mùa xn của đất trời , tuổi xn  Mùa xn đi rồi còn trở lại, còn tuổi xn ra đi có trở lại bao giờ? Sự trở lại của mùa xn cũng là sự... dân, và vì thế ơng được mệnh danh nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam * Sự nghiệp : 800 bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Nơm, Hán - Nội dung thể hiện thể hiện tình u q hương, đất nước, gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống nghèo khổ, chất phác của nhân dân, phê phán lũ cướp và bán nước 2- Tác phẩm - 14 - HS đọc diễn cảm bài thơ? Nêu vị trí, đề tài của bài Thu điếu ? Bài thơ ra đời trong hồn cảnh nào?... hiên ngọc, sập vàng - Đồ ăn tồn của ngon vật lạ.- Bài trí cảnh sắc”cây lạ lùng”, hòn đá kì dị * Chúa Trịnh Sâm - Thánh thượng đang ngự ở trong ấy Xung quanh có phi tần chầu chực - Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và áo đỏ Xung quanh lấp lánh hương hoa ngào ngạt * Chân dung Trịnh Cán - Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm , vóc, lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa màn trướng) -... Truyện Kiều Anh ta sống bằng nghề đồi bại bất chính: Giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ hiếu thảo - Hồi Thanh đã phân tích cac chi tiết : + S.Khanh vờ làm nhà nho, hiệp khách + S.Khanh vờ u để kiếm chác, đánh lừa con gái +Sở Khanh lừa Kiều để Kiều bị đánh đập, bị ném vào lầu xanh, bỏ trốn +Mắng át Kiều, toan đánh Kiều - Sự kết hợp chặt chẽ giữa PT và TH : + “ Cái trò bịp xong là …... gốc là phần tiếp bên trong giữa thân + Gọi HS đọc mình với cánh tay Nguyễn Du dùng + Từ “ Nách” được Ng Du dùng như “ Nách tường bơng liễu bay sang láng giềng “ thể hiện sự thế nào ? sáng tạo của nhà thơ Người đọc hình dung chỗ góc tường có cây liễu, nhờ nách tường mà bơng liễu bay sang nhà hàng xóm Bài số 2 Bài 2 - Từ “Xn” trong câu “ Ngán nỗi xn đi xn lại lại “ chỉ thời gian năm này đi năm khác đến... tế, qn sự - lấn biển Kim Sơn – Ninh Bình + Tiền Hải – Thái bình ) + Con đường làm quan thăng giáng thất thường (1832 làm Tổng đốc Hải An ) có lúc làm lính biên thùy ở Quảng Ngãi => Hiệu : Hi Văn + Sự nghiệp : sáng tác thể hát nói, ca trù bằng chữ Nơm Cho biết hồn cảnh sáng tác, bố cục, thể loại, chủ đề? Đọc sáng tạo văn bản? - Nguyễn Cơng Trứ (1778 – 1858)- Hà Tĩnh - Là nhà nho tài tử, trung thành với... nghệ thuật của hai câu thơ * Ca dao : “ Tối tối chị giữ lấy chồng, Chị cho manh chiếu nằm khơng nhà ngồi Sáng sáng chị gọi :Bớ hai, Mau mau trở dậy thái khoai băm bèo” * Hồ Xn Hương đã từng : “Kẻ đắp chăn bơng kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, Năm thì mười họa hay chăng chớ, Một tháng đơi lần có cũng khơng” Em cảm nhận thế nào về hồn cảnh nhân vật trữ tình trong 2 câu thơ?  Nó chẳng... vừa đọc và mối quan hệ tốt) giữa phân tích và tổng hợp ? - Tác hại của đồng tiền (Quan lại vì tiền mà bất chấp cơng lý; Sai nha vì tiền mà tra tấn đánh đập Vương ơng ; Tú bà; mã Giám Sinh , Bạc Hạnh, Bạc Hà vì tiền mà mua thịt bán người Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà làm điều ác ; Cả Xã hội vì tiền + Tác giả đã tổng hợp : - Đồng tiền trở thành thế lực vạn năng ( tài hoa,... và cái riêng trong lời nói cá nhân 1.2 Kĩ năng Nhận diện những đơn vị ngơn ngữ chung và qui tắc ngơn ngữ chung, phát hiện phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhântrong lời nói biết sử dụng ngơn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết 1.3 Thái độ: Bước đầu biết sáng tạo ngơn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân 2 TRỌNG TÂM - Mối quan hệ giữa ngơn ngữ chung của... Trịnh Cán bọc kín trong cái tổ kén vàng đẹp quần áo, oai tư thế - Đó là người ốm yếu, bệnh hoạn (tinh khí khơ hết, da mặt khơ, rốn lồi to, gân xanh, chân tay gầy gò, ngun khí hao mòn, tổn thương q mức Mạch lại tế, sác Âm dương đều bị tổn hại) tồn đường chết * Ý nghĩa đoạn trích: - Phê phán lối sống ích kỷ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa Đặt cảnh sống ấy vào thảm cảnh dân thường - Bức chân dung T.Cán . bằng chữ Nôm, Hán. - Nội dung thể hiện thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống nghèo khổ, chất phác của nhân dân, phê phán lũ cướp và bán nước. 2- Tác. Sâm - Thánh thượng đang ngự ở trong ấy. Xung quanh có phi tần chầu chực. - Đèn sáp chiếu sáng làm nổi màu mặt phấn và áo đỏ. Xung quanh lấp lánh hương hoa ngào ngạt. * Chân dung Trịnh Cán. -. thơ. 4. Hai câu kết “ Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con” - “Ngán”-> chán ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo “xuân” -> mùa xuân của đất trời , tuổi xuân.  Mùa xuân

Ngày đăng: 26/10/2014, 07:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w