Báo cáo chỉ đạo ATGT trong trường học

6 780 0
Báo cáo chỉ đạo ATGT trong trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH YÊN BÁI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:141/ BC-SGDĐT CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do- Hạnh phúc Yên Bái, ngày 30 tháng 9 năm 2011 BÁO CÁO Kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trƣờng học năm học 2010-2011, nhiệm vụ năm học 2011-2012 và các năm tiếp theo Thực hiện công văn số 1078/BGDĐT-CTHSSV ngày 9/3/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Qua một năm thực hiện Ban chỉ đạo an toàn giao thông của ngành báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm và đề ra nhiệm vụ các năm học tiếp theo với các nội dung cơ bản sau: I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM HỌC 2010 - 2011 1. Công tác chỉ đạo, triển khai - Ban chỉ đạo ATGT của Sở và các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở trường học đã xây dựng kế hoạch, chương trình công tác về tuyên truyền, giáo dục cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên ý thức gương mẫu chấp hành pháp luật ATGT. - Chỉ đạo các nhà trường triển khai giảng dạy an toàn giao thông (ATGT) trong chương trình chính khoá và thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chỉ đạo đưa công tác ATGT lồng ghép trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí Văn hoá giao thông đối với từng cấp học. - Ban hành văn bản hướng dẫn hàng năm về trật tự, ATGT; Tổ chức lễ phát động “Tháng an toàn giao thông”; Quy định các hình thức xử lý kỷ luật HSSV vi phạm quy định ATGT. Tổ chức kiểm tra các nhà trường, đưa việc vi phạm quy định về ATGT vào tiêu chí xét thi đua đối với CB, GV và học sinh. - Các cơ sở trường học đã triển khai chương trình chính khoá đúng quy định; quan tâm đầu tư tài liệu, trang thiết bị giảng dạy. * Đối với các trường Mầm non: Chương trình giáo dục ATGT chính khoá thực hiện từ 3 - 4 tuần trong năm năm học. 2 * Đối với các trường tiểu học: Tài liệu giáo dục ATGT cho học sinh và giáo viên đã được biên soạn và đưa vào giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5 mỗi lớp có 6 bài học trong năm học. * Đối với các trường THCS: Dạy 4 tiết chính khoá về trật tự ATGT trong môn Giáo dục công dân. * Đối với trường THPT: Dạy lồng ghép nội dung giáo dục ATGT vào các bài học về pháp luật. * Đối với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Tổ chức giáo dục ATGT cho HSSV trong “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV đầu khoá học”. - Tuyên truyền, giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, với đặc thù các bậc học tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú: thi, nói chuyện chuyên đề, viết, vẽ tranh, sân khấu, câu lạc bộ, hội thảo Một số trường ở thành phố Yên Bái tổ chức tốt hình thức hoạt động ngoại khoá: THPT Nguyễn Huệ, THCS Võ Thị Sáu, trường Mầm non thực hành (TP Yên Bái). Các trường có nhiều giải pháp để không cho phép đối với học sinh THCS và quản lý chặt chẽ học sinh THPT đi xe đạp điện. - Một số tuyến đường và địa bàn có nhiều trường: Trường THPT Nguyễn Huệ, THPT chuyên Nguyễn Tất Thành đã điều chỉnh thời gian đi học và giờ ra về lệch giờ để giảm mật độ và hạn chế ùn tắc giao thông. Trường THPT Lý Thường Kiệt đã xây dựng chương trình phối hợp với UBND và Công an phường Hồng Hà trong việc giáo dục ATGT 2. Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân 2.1. Kết quả đạt được - Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo các nhà trường triển khai nghiêm túc giáo dục an toàn giao thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, giáo viên và HSSV trong việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và tác động đến gia đình, cộng đồng, góp phần vào sự chuyển biến chung toàn xã hội về ATGT. Ngành đã đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT tới 100% các trường học trong toàn tỉnh. - Cán bộ quản lý, giáo viên và HSSV ở tất cả các cấp học đã có sự hiểu biết về quy tắc và tham gia giao thông đúng luật, giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông, đặc biệt là khu vực cổng trường vào giờ tan học. Số lượng cán bộ, giáo viên và HSSV vi phạm và bị tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ rất nhỏ. - Chất lượng giáo dục chính khoá và hoạt động ngoại khoá được nâng cao. Nhiều trường xây dựng môi trường thân thiện về trật tự ATGT trong trường học theo hướng đồng bộ, gắn kết phong trào xây dựng trường học thân thiện với việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn trường học đạt chuẩn trật tự ATGT. Toàn tỉnh hiện có 114 trường đạt chuẩn Quốc gia ở các cấp học và đạt chuẩn trường học an toàn giao thông. 3 2.2. Hạn chế và nguyên nhân - Một số trường thiếu hồ sơ quản lý chỉ đạo ATGT, việc thực hiện giảng dạy trật tự ATGT chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Các trường chưa quan tâm công tác kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc tham gia giao thông của HS,SV ngoài nhà trường; việc phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trên địa bàn và phối hợp với phụ huynh học sinh chưa chặt chẽ, hiệu quả. - Văn hóa giao thông học đường ở một số trường học đặc biêt khu vực thành phố, thị xã, thị trấn chưa tốt; còn một bộ phận học sinh, sinh viên ý thức chấp hành về trật tự ATGT chưa cao nên còn vi phạm quy định khi tham gia giao thông; vẫn còn học sinh chưa đủ tuổi quy định vẫn điều khiển xe mô tô đến trường. Có trường hợp học sinh đi xe mô tô quá tốc độ tự gây tai nạn và gây tai nạn cho người đi đường, 1 giáo viên và 2 học sinh THPT bị chết do tại nạn giao thông. Các lỗi chủ yếu học sinh hay vi phạm: Đi xe đạp hàng 3 lấn chiếm lòng đường, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp máy, vượt đèn đỏ tại ngã tư Ban chỉ đạo công tác ATGT của Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra các cơ sở trường học, và việc tham gia giao thông của HS, SV đã chuyển 35 hồ sơ học sinh vi phạm về nhà trường. * Nguyên nhân - Trong nhà trường: Tài liệu, phương tiện phục vụ cho cho dạy và học ATGT còn thiếu. Giữa việc học trong trường và thực hành ở ngoài nhà trường ở một bộ phận học sinh còn hạn chế. Chưa có biện pháp xử lý triệt để đối với hành vi vi phạm của HSSV. - Ngoài nhà trường: Môi trường gia đình, xã hội đã chi phối hiệu quả tuyên truyền giáo dục trong nhà trường. Có phụ huynh còn chiều con, chưa hợp tác tích cực với nhà trường. Một số hộ dân xung quanh khu vực trường học nhận giữ xe máy của học sinh. Ở thành phố, có trường học đường ngõ hẹp không có sân dành cho phụ huynh học sinh đưa đón học sinh nên xảy ra tắc đường. Nhiều gia đình ở khu vực thành phố Yên Bái trang bị xe đạp điện cho học sinh THCS, THPT đi học đã làm gia tăng phương tiện xe đạp điện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố. 3. Bài học kinh nghiệm - Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, BGH nhà trường là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác giáo dục ATGT. Có kế hoạch triển khai cụ thể, đôn đốc thường xuyên. Phát huy vai trò tổ chức Đoàn, Đội trong trường trong công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, đội viên trong việc nâng cao ý thức đảm bảo ATGT. - Phương pháp, nội dung tuyên truyền, giáo dục phải phong phú, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm vùng miền. 4 - Tăng cường kỷ cương, nền nếp, gắn việc tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành quy định về ATGT với phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá trong trường học” và các phong trào khác của ngành và địa phương. - Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban ngành ở địa phương, đặc biệt với lực lượng CSGT, TTGT. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quản lý, giáo dục học sinh. Thường xuyên có thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. II. PHƢƠNG HƢỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ, ATGTT TRONG TRƢỜNG HỌC 2011 - 2012 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO : 1. Phƣơng hƣớng chung - Căn cứ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của địa phương và hướng dẫn của ngành về công tác ATGT, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu và mục tiêu đề ra. Quan tâm công tác giảng dạy pháp luật về trật tự, ATGT trong trường học. Tăng cường các điều kiện cho công tác dạy và học để HSSV có kỹ năng tham gia giao thông an toàn, tự giác chấp hành các quy định . - Tập trung giáo dục, tuyên truyền chủ đề “Văn hoá giao thông” trong trường học. Chương trình thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về “Thập niên hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011- 2020”. - Nâng cao trách nhiệm của trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các nhà trường trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. - Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật kịp thời các hành vi vi phạm.Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành vi tham gia giao thông trong HSSV, kiên quyết không để tình trạng SV, HS các cấp vi phạm Luật giao thông, gây ra tai nạn giao thông. 2. Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: - Trên cơ sở chương trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy ATGT hiện hành nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp thực tiễn và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên tục ở các cấp học. Đưa nội dung “Văn hoá giao thông” thành bài giảng ngoại khoá xen kẽ chương trình môn học Giáo dục công dân. - Bổ sung, tích hợp nội dung về giáo dục ATGT trong chương trình của trường CĐSP Yên Bái để đào tạo tập huấn giáo viên; đưa nội dung giáo dục ATGT vào các nội dung trong chương trình giao ban theo khối định kỳ hàng quý để chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo thực hiện. - Tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh thống nhất chủ trương không nên cho học sinh sử dụng xe đạp điện tham gia giao thông. 5 - Tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra các cơ sở giáo dục. Từng trường cử cán bộ, giáo viên thường xuyên kiểm tra trên các tuyến đường. Thành lập đội kiểm tra liên trường phối hợp kiểm tra đột xuất trên các trục đường. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra công tác chỉ đạo và thực hiện công tác ATGT các phòng GD&ĐT và các trường học theo nội dung Kế hoạch số 51/KH- SGDĐT .Kết quả thực hiện việc giáo dục ATGT trong trường học gắn với công tác thị đua hàng năm của đơn vị và cá nhân phụ trách. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách ATGT chịu trách nhiệm về HS, SV vi phạm khi tham gia giao thông. - Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp liên ngành với Công an tỉnh, Sở Giao thông, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh thống nhất biện pháp giữa tuyên truyền giáo dục với việc sử lý học sinh vi phạm các quy định về ATGT; lập biên bản học sinh vi phạm giao thông gửi về trường đang học và địa phương nơi cư trú. Để thực hiện tốt Điều lệ nhà trường, Quy chế HSSV, các trường thống nhất việc xử lý học sinh vi phạm ( ngoài việc xử lý của các cơ quan chức năng) theo từng mức độ kỷ luật sau : * Vi phạm lần thứ nhất: Phê bình, thông báo hành vi vi phạm trong toàn trường, yêu cầu học sinh cam kết không tái phạm (bản cam kết có xác nhận của gia đình và tổ trưởng dân phố nơi học sinh cư trú). Không đánh giá điểm bình quân môn Giáo dục công dân trên 6,5/học kỳ. * Vi phạm lần thứ hai: Khiển trách; hạ một bậc hạnh kiểm và thông báo về tổ dân phố nơi học sinh cư trú. Không đánh giá điểm bình quân cả năm môn Giáo dục công dân trên 5,5. * Vi phạm lần thứ ba: Cảnh cáo, hạ một bậc hạnh kiểm vào bậc thấp nhất. Mời cha mẹ học sinh đến trường làm việc và thông báo về tổ dân phố nơi học sinh cư trú Đánh giá điểm bình quân cả năm môn Giáo dục công dân dưới 5,0. (Học sinh đi mô tô, xe máy đến trường áp dụng hình thức như vi phạm lần 2). - Phát động thực hiện “Mô hình trường học đạt chuẩn an toàn” với 5 tiêu chí tới 100% các cơ sở trường học. * Tổ chức tuyên truyền và giảng dạy tốt các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục ATGT, giáo dục kỹ năng sống trong trường học. * Chấp hành tốt các quy định pháp luật, không có CB, GV và HS, SV vi phạm pháp luật và vi phạm trật tự ATGT bị xử phạt. Khu vực cổng trường không ách tắc giao thông vào đầu và cuối buổi học. * Xây dựng được môi trường văn hóa, xanh sạch đẹp trong trường học; Khu vực để xe gọn gàng phù hợp cảnh quan sư phạm. * Thực hiện các quy định về y tế trường học, vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương tích. 6 * Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh. Trên đây là báo cáo về kết quả tuyên truyền, giáo dục ATGT trong trường học và kế hoạch thực hiện trong năm học 2011-2012 và những năm học tiếp theo. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức tổ chức rút kinh nghiệm sau một năm thực hiện, đồng thời nghiên cứu vận dụng các giải pháp của ngành cho phù họp, trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc phản ánh về Sở đế có hướng dẫn thêm./. Nơi nhận: - Bộ GD& ĐT; - UBND tỉnh; - Các sở ngành: CA tỉnh, Sở GTVT tỉnh, Tỉnh đoàn thanh niên; - Lãnh đạo Sở, TT CĐN; - Các phòng ban chuyên môn; - Các phòng GD&ĐT; các trường chuyên nghiệp; các đơn vị trực thuộc Sở; - Lưu: VT, GDTrH. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Đã ký) Đặng Quang Khánh . luật ATGT. - Chỉ đạo các nhà trường triển khai giảng dạy an toàn giao thông (ATGT) trong chương trình chính khoá và thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chỉ đạo đưa công tác ATGT. có 6 bài học trong năm học. * Đối với các trường THCS: Dạy 4 tiết chính khoá về trật tự ATGT trong môn Giáo dục công dân. * Đối với trường THPT: Dạy lồng ghép nội dung giáo dục ATGT vào các. tác giáo dục ATGT. Có kế hoạch triển khai cụ thể, đôn đốc thường xuyên. Phát huy vai trò tổ chức Đoàn, Đội trong trường trong công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, đội viên trong việc nâng

Ngày đăng: 25/10/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan