Khái niệm: Trò chơi : Là một hoạt động giúp trẻ hiểu được nội dung chơi thông qua hoạt động vui chơi, nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh... Yêu cầu: * Về việc s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC:
LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
“PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH”
GVHS:
GSTH:
Tổ : 4
Trang 2THÀNH VIÊN TỔ 4
Trang 3PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
TRÒ CHƠI
Trò chơi
học tập
Trò chơi vận động
Trò chơi sáng tạo
ĐÓNG VAI
1 Khái niệm:
Trò chơi : Là một hoạt động giúp trẻ hiểu được nội dung chơi thông qua hoạt động vui chơi, nhằm hình thành ở trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh
Trang 42 Tác dụng
a Kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức thế giới xung quanh một cách sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn
VD: Khi lên một tiết dạy âm nhạc hay các
tiết học khác thì giáo viên có thể ổn định
trẻ bằng trò chơi "Trời nắng trời mưa" Khi
đó sẽ lôi cuốn được sự Chú ý và tạo được
cảm giác hứng thú khi bước vào tiết học
b Giúp trẻ phát triển lời nói, liên hệ ngôn ngữ với các sự vật hiện tượng xung quanh và ngược lại.
VD: Trò chơi "Đố con gì kêu'"
- Cách chơi :
Cô nói: "Đố bạn, đố bạn" Trẻ "Đố con gì kêu,
đố con gì kêu", Cô "Đố con gì gáy Ò Ó o"
(Kêu cạp cạp, meo meo ).
Trang 5c Củng cố hệ thống vốn hiểu biết của trẻ trong cuộc sống làm bộc lộ những thiếu hụt của trẻ, nhờ đó cô giáo có cơ hội để bổ sung và hoàn chỉnh cho trẻ.
VD: Trò chơi "Tìm thẻ chữ cái theo hiệu lệnh"
Cách chơi: Cô đặt các thẻ chữ cái trên bàn Cô gọi
một trẻ lên tìm thẻ chữ cái theo yêu cầu của cô Ví dụ
"Cháu hãy tìm chữ Â" Nếu trẻ tìm đúng thẻ chữ "Â",,
trẻ quay về phía các bạn giơ cao chữ rồi đọc to chữ
cái đó Nếu trẻ đọc sai, cô đọc lại cho trẻ đọc theo.
3 Yêu cầu:
* Về việc sử dụng trò chơi vào việc cho trẻ làm quen với một trường xung quanh.
- Củng cố những hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện tượng xung quanh mà trẻ đã được quan sát, đàm thoại.
VD: - Trẻ đã được quan sát, đàm thoại về con ếch mà
cô đưa trò chơi nói về con thỏ > Không phù hợp.
- Trò chơi có tác dụng rèn luyện các giác quan,
rèn luyện các thao tác tư duy, ngôn ngữ và vận dụng
được sự hiểu biết của trẻ vào trò chơi đó.
Trang 64 Cách tiến hành:
a Trò chơi học tập:
- Trò chơi học tập được sử dụng rất nhiều trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen môi trường xung quanh, để củng cố, bổ súng và mở rộng những hiểu biết của trẻ về sự vật hiện tượng xung quanh
VD: Cho trẻ làm quen với bài "Đồ chơi của lớp", cô
giáo có thể sử dụng trò chơi "cái túi kì lạ" Cách chơi:
Cô giới thiệu cho trẻ "cái túi kì lạ" và các đồ chơi hấp
dẫn trong túi kì lạ đó Cô lần lượt cho trẻ thò tay vào
túi (không được nhìn vào túi) lấy thứ đồ chơi yêu cầu
của cô Khi lấy được phải giơ lên kiểm tra.
+ Tùy độ tuổi và điều kiện thực tế của các đồ chơi, cô có thề gợi cho
trẻ nhận xét những đặc điềm của từng thứ đồ chơi.
VD: Đối với trẻ Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi)
- Khi chơi trò chơi "cái túi kì lạ ' Khi trẻ lấy được một "quả táo" theo yêu cầu của cô, cô cho
trẻ giơ lên cho cả lớp xem, và cô hỏi trẻ: Quả táo
hình gì ? trên quả táo có gì ? quả táo dùng để làm
gì ?
Qua trò chơi củng cố những nhận biết của trẻ
về các đồ chơi của lớp, rèn luyện giác quan, phát
triển tư duy, cảm giác, ngôn ngữ.
Trang 7+ Những trò chơi học tập thường sử dụng cho trẻ làm
quen với môi trường xung quanh.
VD: "Chiếc túi kì lạ", "tìm đồ
vật", "Tiếng kêu của con gì"
Trò chơi "lô tô", khi xem ai
nhanh"
Trò chơi "so hình", "chắp
cánh", "chắp tranh"
Lưu ý: Khi tiến hành cho trẻ chơi trò chơi cần chú ý:
- Thường xuyên củng cố dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Cô cần hướng dẫn cách chơi (đối với trò chơi mới).
- Khi trẻ chơi cô cần quan sát và giúp đỡ trẻ kịp thời.
- Kích thích trẻ tham gia tích cực vào trò chơi tích cực hóa vốn từ, rèn luyện các giác quan phát triển khả năng tri
Trang 8b Sử dung trò chơi vân động:
Trò chơi vận động có tác dụng tái tạo lại các hoạt động của các con vật, lao động và hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống của con người
- Có nhiều trò chơi giúp trẻ hiểu biết được thói quen sinh hoạt của các con vật hiếu được truyền thống, tập quán của quê hương, đất nước.
- Làm cho trẻ phấn chấn, sảng khoái gây hứng thú, thúc đẩy trẻ
tích cực tham gia vào hoạt động nhận thức.
-Trò chơi vận động có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi khác nhau VD: Trò chơi "thả đỉa ba ba"
-Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng
tròn, cô hoặc một bạn nào đó đưa bàn tay
ra, các bạn còn lại đưa ngón trỏ của mình
vào lòng bàn tay của người đưa bàn tay
Cả nhóm cùng đọc bài "thả đỉa ba bả' khi
đến từ "ù à ù ập" bạn xòe tay sẽ
chập lại, bạn nào không rút tay ra kịp sẽ bị
bắt.
- Những trò chơi vận động thường sử dụng trong quá trình cho trẻ
làm quen với môi trường xung quanh "Cáo và Thỏ", "Mèo đuổi
Chuột", "Bắt vịt con", "Bịt mắt bắt dê", "Chim sẻ và người thợ săn"
Trang 9c Sử dung trò chơi sáng tao:.
-Trò chơi sảng tạo làm tái hiện lại những hình ảnh về
cuộc sống sinh hoạt và lao động của con người.
+ Những trò chơi phản ánh sinh hoạt "y tá, bác sĩ",
"nấu cơm", "cô giáo", "bán hàng", "trường mẫu giáo"
+ Những trò chơi xây dựng phản ánh lao động "đào
kênh".
- Cô giáo cần theo dõi, kiêm tra, giúp trẻ thể hiện được ý đồ, vận dụng những vốn hiểu biết trong cuộc sống vào trò chơi một cách sáng tạo.
VD: Sử dụng trò chơi cho trẻ làm quen
với bài "đồ chơi của lớp" Có thể tiến hành
theo những gợi ý sau:
- Gợi cho trẻ đi tìm đồ chơi và chơi đồ
chơi mà trẻ yêu thích Có thể sử dụng trò
chơi "tìm đồ chơi".
-Cho trẻ chơi trò chơi "chiếc túi kì lạ",
"quà tặng bạn", "bán hàng" -Cho trẻ chơi
tô tô "thi xem ai nhanh".