1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lộ diện báu vật ở việt nam

8 234 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

THƠNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 10 “LỘ DIỆN” BÁU VẬT HOÀNG CUNG TRIỀU NGUYỄN ? Tấn Vịnh - Trân huyền 11 THƠNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 THẾ GIỚI CỔ VẬT T hực ra, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, vua Bảo Đại thối vị và đã chuyển giao tồn bộ bảo vật hồng cung cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người đại diện tiếp nhận là ơng Trần Huy Liệu. Sau đó, số báu vật này được chuyển tới cất giữ tại Liên khu 5. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, nước ta lâm vào thời kỳ khó khăn, đã có ý kiến đề nghị mang bớt một số bảo vật bán lấy tiền ủng hộ kháng chiến, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng đồng ý. Người nói rằng đó là bảo vật, là di sản của cha ơng để lại, cần để lại cho con cháu mai sau, khơng thể bán được. Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những bảo vật của triều Nguyễn (và của những triều đại phong kiến trước đó như Lê - Trịnh, đã được nhà nước Việt Nam bảo quản khá ngun vẹn. Những ấn vàng, ấn ngọc, kiếm vàng, kiếm bạc, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng bạc, ngọc ngà… vẫn được lưu giữ trong kho của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo một chế độ bảo quản đặc biệt. Đến năm 2007, những báu vật của các triều đại phong kiến Việt Nam, chủ yếu là của triều Nguyễn, đã được chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội bảo quản và nghiên cứu. Trong đó, chỉ riêng số các bảo vật thuộc triều Nguyễn, đã có khoảng 3.000 hiện vật. Đây là những báu vật vơ giá của đất nước. Những báu vật này khơng chỉ chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật về những thời kỳ đã qua của đất nước, của dân tộc, mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua nhiều thời đại. Báu vật hồng cung của triều đình nhà Nguyễn là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, bao gồm: kim bảo (ấn vàng) ngọc tỉ (ấn ngọc) truyền quốc, kim sách của các bậc đế hậu và tơn thân, những thanh bảo kiếm hộ quốc an dân của hồng đế Những bảo vật này được các vua triều Nguyễn truyền giữ từ đời này sang đời khác và được tơn xưng là biểu tượng của chế độ. Sự chuyển giao những báu vật này được nhìn nhận là sự chuyển giao quyền lực, ngơi vị, triều đại Hồng cung triều Nguyễn vốn bí ẩn với người đời, bảo vật trong cung cấm ấy lại càng bí ẩn, khiến nhiều người chỉ biết đến sự tồn tại của những báu vật này qua những dòng sử liệu hay những huyền thoại truyền khẩu. Ngoại trừ các thành viên của hồng gia và những bậc đại cơng thần của triều đình, ít ai có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng những bảo vật này. Kể từ khi triều Nguyễn cáo chung, số phận của các báu vật này càng thêm bí ẩn, mơ hồ, khiến nhiều người nghi ngờ về sự tồn tại của chúng. Nhiều nhà nghiên cứu cổ vật ở Việt Nam, kể cả các chun gia bảo tàng cũng tin rằng, những bảo vật này, nếu còn tồn tại, thì chắc đang lưu lạc đâu đó trong các bảo tàng hay những sưu tập danh tiếng trên thế giới, chứ khơng còn ở Việt Nam. Ấn vàng (kim bảo) Sắc mệnh chi bảo, đúc năm 1827, đời Minh Mạng, trọng lượng 8500g THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT 12 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 Dưới thời nhà Nguyễn, triều đình áp dụng chế độ công tượng, trưng tập thợ thủ công giỏi từ khắp cả nước đưa về làm việc trong các tượng cục ở kinh đô Huế do triều đình tổ chức và quản lý, trong đó có những ty thợ tinh xảo như Kim ngân tượng cục (chuyên chế tác đồ vàng bạc), Cẩm tượng cục (chuyên dệt gấm), Kim mạo tượng cục (chuyên là mũ vàng cho các bậc đế hậu)… Những người lính thợ này đã được các bậc thầy về nghề thủ công truyền dạy kinh nghiệm, tiếp cận với kỹ thuật chế tác các đồ dùng cung đình từ Trung Hoa và từ các nước phương Tây, lại được cung cấp những nguyên vật liệu quý hiếm bậc nhất để chế tác, thực hành. Vì thế, sản phẩm do họ tạo tác như các loại kim bảo, ngọc tỉ, kim sách, trang phục của vua chúa, đồ ngự dụng… đều rất tinh xảo, độc đáo. Trong số những báu vật của triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, đáng chú ý nhất là sưu tập kim bảo ngọc tỉ, tức là những ấn tín làm bằng vàng, ngọc. Thời Nguyễn, từ vua, quan ở trung ương đến các chức dịch địa phương đều sử dụng ấn tín, coi đó như là những vật biểu trưng quyền lực và biểu trưng pháp lý của nhà vua và chế độ. Tùy theo địa vị, cấp bậc của người sử dụng; tùy theo tính chất, chức năng của từng loại văn bản phải cần phải sử dụng ấn tín, triều đình nhà Nguyễn đã tạo tác, định danh và ban cấp nhiều loại ấn tín khác nhau, như: tỉ, ấn, quan phòng, đồ ký, kiềm ký, đồ chương, triện Trong đó, tỉ là con dấu của vua, nếu đúc bằng vàng gọi là kim bảo tỉ, nếu làm bằng ngọc gọi là ngọc tỉ. Còn ấn là Ấn vàng (kim bảo) Sắc mệnh chi bảo, đúc năm 1827, đời Minh Mạng, trọng lượng 8500g Ấn vàng Hoàng đế tôn thân chi bảo, đúc năm 1827, đời Minh Mạng, trọng lượng 8950g Sách vàng (kim sách) lập năm 1806, đời Gia Long, trọng lượng 2100g 13 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT tên gọi chung các loại con dấu của vua quan. Ấn của vua gọi là ngự ấn hay bảo ấn thường được đúc bằng vàng, còn ấn của các quan: bố chánh, án sát, tri châu, tri phủ, tri huyện được đúc bằng đồng. Theo các nguồn sử liệu, trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã chế tác hơn 100 kim bảo, ngọc tỉ. 85 chiếc trong số đó hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra còn có 2 chiếc kim ấn thời các chúa Nguyễn, đều được đúc vào năm 1709, dưới triều chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) trị vì Đàng Trong. Đáng chú ý nhất trong các kim bảo của triều Quán tẩy bằng vàng, đúc năm 1911, đời Duy Tân, trọng lượng 1400g Ấn ngọc (ngọc tỉ) và Mặt ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT 14 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 Hai chiếc kiếm có chuôi bằng ngọc nạm vàng. Võ kiếm làm bằng đồi mồi nạm vàng 15 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT Nguyễn là ấn Hoàng đế chi bảo, nặng hơn 280 lạng (gần 10.500g), dùng để đóng trên các văn kiện đối nội, và các văn bản ngoại giao quan trọng nhất của triều đình. Đây là chiếc ấn vàng có trọng lượng lớn nhất của triều Nguyễn. Đáng tiếc là sau khi ấn Hoàng đế chi bảo được vua Bảo Đại trao cho chính quyền cách mạng vào ngày 30.8.1945, thì nó lại rơi vào tay người Pháp sau đó ít lâu. Năm 1949, người Pháp trao trả chiếc ấn này, cùng với một thanh bảo kiếm, cho Quốc trưởng Bảo Đại. Về sau, hoàng hậu Nam Phương đã đưa chiếc ấn này sang Pháp, gửi tại Ngân hàng châu Âu. Sau khi hoàng hậu Nam Phương qua đời, chiếc ấn Hoàng đế chi bảo thuộc quyền sở hữu của Cựu hoàng Bảo Đại, còn thanh bảo kiếm do hoàng tử Bảo Long nắm giữ. Đến nay, cả hai ông hoàng đã thành người thiên cổ nhưng những bảo vật kia vẫn chưa được hồi hương, trở về với nước Việt. Ấn Sắc mệnh chi bảo có trọng lượng hơn 223 lạng (8500g), bé hơn ấn Hoàng đế chi bảo, nhưng lại có mặt ấn lại lớn nhất (14 cm x 14cm). Đây là ấn dùng để đóng vào các bản sắc, cáo phong tặng quan lại văn võ và các vị thần linh trong nước. Ngoài ra, còn có ấn Hoàng đế tôn thân chi bảo, nặng gần 9000g, dùng trong các công việc liên quan đến hoàng tộc và hoàng gia. Ấn Phong tặng chi bảo cũng có chức năng như ấn Sắc mệnh chi bảo. Ấn Trị lịch minh thời chi bảo dùng đóng trên các bản lịch, bản chính sóc ban hành hằng năm. Đặc biệt nhất là ấn Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo có từ thời các chúa được xem là báu vật truyền gia của họ Nguyễn. Mũ Xung thiên của vua, trang trí 39 họa tiết hình rồng bằng vàng, cẩn kim cương và đá quý, trọng lượng 660g Mũ Bình thiên vua đội khi tế Nam Giao, trọng lượng 720g THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT 16 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 Về ngọc tỉ, có ấn Hoàng đế chi tỉ chỉ dùng đóng trong các dịp đại xá thiên hạ, cải đổi niên hiệu Đặc biệt nhất là ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ được xem là bảo vật số 1 trong những đồ làm bằng ngọc của triều Nguyễn. Ấn này được chế tác từ một khối ngọc trắng do nhân dân ở Hòa Điền, tỉnh Quảng Nam tìm thấy và dâng lên cho vua Thiệu Trị. Hình rồng trên ấn này được chạm khắc kiểu mình rồng uốn khúc và đầu ngẩng cao. Ngoài những chiếc ấn khắc hoàn toàn bằng chữ Hán còn có những biệt hơn là có những chiếc ấn khắc cả chữ Hán lẫn chữ Pháp. Đó là ấn Triều đình lập tín do người Pháp đúc tặng vua Đồng Khánh vào năm 1887, dùng để đóng trên các văn bản trao đổi giữa hai nước. Trên mặt ấn này có khắc dòng chữ Pháp: Le Governement de la Republique Francaise A S. Dong Khanh Roi d’ Annam (Chính phủ Pháp tặng ngài Đồng Khánh, vua nước An Nam). Ấn Khải Định Đại Nam hoàng đế cũng được khắc cả chữ Hán lẫn chữ Pháp. Những chiếc ấn trên đã được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đưa ra triển lãm nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Ngoài kim bảo ngọc tỉ, triển lãm này còn trưng bày nhiều báu vật hoàng cung khác của triều Nguyễn. Đó là 2 thanh bảo kiếm có chuôi làm bằng ngọc phiến nạm vàng và đá quý. Trong đó, thanh An dân bảo kiếm của vua Khải Định được chế tác phỏng theo thanh Thái A kiếm của vua Gia Long, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Quân đội thuộc Điện Quốc gia Phế binh (Hôtel National des Invalides) ở Paris (Pháp). Lưỡi của thanh kiếm này làm bằng thép tốt, nhưng vỏ kiếm làm bằng đồi mồi, bịt vàng và khảm ngọc. Mũ Bình thiên vua đội khi tế Nam Giao, trọng lượng 720g Cơi thờ có nắp bằng vàng cẩn ngọc, san hô và đá quý, trọng lượng 2150g 17 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 7 . 2011 THEÁ GIÔÙI COÅ VAÄT Triển lãm này cũng trưng bày 2 chiếc mũ vua Nguyễn là mũ Bình thiên và mũ Xung thiên, do nhà sưu tầm Vũ Kim Lộc phục hồi từ 2 chiếc mũ nguyên gốc nhưng đã bị hư hỏng nặng. Mũ Bình thiên là mũ vua đội khi tế Nam Giao, còn mũ Xung thiên là mũ vua đội khi thiết đại triều. Cả hai chiếc mũ này đều là báu vật, với nhiều mảng trang trí hình rồng bằng vàng, nạm ngọc, đá quý và kim cương. Ngoài ra, triển lãm cũng trưng bày 1 cuốn kim sách (sách vàng) được làm vào năm 1806 đời Gia Long, 1 chiếc quán tẩy bằng vàng được chế tác vào năm 1911 đời Duy Tân, 1 bộ ấm chén bằng ngọc bịt vàng và 2 chiếc cơi thờ làm bằng vàng, có khảm cẩn nhiều loại đá quý và san hô. Vậy là hơn nửa thế kỷ “im hơi lặng tiếng” trong vòng bí ẩn, đến nay, những báu vật vô giá của triều Nguyễn mới có cơ hội xuất hiện để công chúng và du khách trong và ngoài nước chiêm ngưỡng. Đây cũng là dịp may hiếm có cho những ai đam mê ngoạn cổ. Hy vọng trong tương lai, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ tiếp tục mở thêm những cuộc triển lãm để về những kho báu của các triều đại phong kiến Việt Nam để giới thiệu những báu vật vô giá của dân tộc Việt Nam với nhân dân trong nước và du khách quốc tế. T.V. - T.H. Cơi thờ có nắp bằng vàng cẩn ngọc, san hô và đá quý, trọng lượng 2150g Mũ Bình thiên vua đội khi tế Nam Giao, trọng lượng 720g . tàng Lịch sử Việt Nam sẽ tiếp tục mở thêm những cuộc triển lãm để về những kho báu của các triều đại phong kiến Việt Nam để giới thiệu những báu vật vô giá của dân tộc Việt Nam với nhân dân. Việt Nam theo một chế độ bảo quản đặc biệt. Đến năm 2007, những báu vật của các triều đại phong kiến Việt Nam, chủ yếu là của triều Nguyễn, đã được chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. bảo vật này. Kể từ khi triều Nguyễn cáo chung, số phận của các báu vật này càng thêm bí ẩn, mơ hồ, khiến nhiều người nghi ngờ về sự tồn tại của chúng. Nhiều nhà nghiên cứu cổ vật ở Việt Nam,

Ngày đăng: 23/10/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w