Một số câu hỏi về quản trị vay và nợ quốc tế

10 2K 5
Một số câu hỏi về quản trị vay và nợ quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1. So sánh sự giống và khác nhau giữa vay nợ TMQT và vay nợ quốc tế ưu đãi - Vay và nợ TMQT là các khoản vay và nợ quốc tế của Chính phủ theo các điều kiện thị trường - Vay và nợ quốc tế ưu đãi là các khoản vay và nợ quốc tế của Chính phủ có các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay,… - Giống nhau + đều là các khoản vay và nợ quốc tế của Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế + đều phải trả lãi và vốn gốc cho chủ nợ, và có thể để lại gánh nặng nợ - Khác nhau Vay thương mại quốc tế Vay nợ quốc tế ưu đãi Phương thức vay Vay của các chính phủ, của NHTM, vay của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường tài chính quốc tế Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, hỗ trợ phát triển chính thức Lãi vay thường cao, có thể là lãi suất cố định hoặc linh hoạt, phần lớn dựa vào lãi suất cho vay của các thị trường liên ngân hàng thường thấp hơn lãi suất thị trường (phổ biến <3%) hoặc có thể không phải trả lãi thời hạn cho vay thường ngắn hơn so với vay nợ quốc tế ưu đãi, không có thời gian ân hạn Có thời hạn vay dài (25-40 năm), có thời gian ân hạn (8-10 năm) Điều kiện cho vay phải cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh cho khoản vay Có thể không cần bảo lãnh hay thế chấp, tuy nhiên có thể phải chấp nhận một số điều kiện của bên cho vay Quy định phạt về nợ quá hạn Thông thường phần nợ quá hạn đều phải chịu lãi vay phạt, cao hơn nhiều so với lãi suất đúng hạn Khi không trả được nợ đúng hạn, có thể được xem xét giãn nợ, giảm nợ, hoãn nợ, thậm chí xóa nợ Câu 2. So sánh các điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA - Điều ước quốc tế khung về ODA và vốn vay ưu đãi là điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi thể hiện cam kết về các nguyên tắc và điều kiện chung có nội dung liên quan đến chiến lược, chính sách, khung khổ hợp tác, phương hướng ưu tiên trong cung cấp và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi cho một năm hoặc nhiều năm đối với chương trình, dự án, những nguyên tắc về thể thức và kế hoạch quản lý, thực hiện chương trình, dự án - Điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi là điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi thể hiện cam kết về việc tài trợ cho chương trình, dự án cụ thể hoặc hỗ trợ ngân sách, có nội dung liên quan tới mục tiêu, hoạt động kết quả phải đạt được, kế hoạch thực hiện, điều kiện tài trợ vốn, vốn, cơ cấu vốn, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, các nguyên tắc, chuẩn mực cần tuân thủ trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án và điều kiện giải ngân, điều kiện trả nợ đối với khoản vay cho chương trình, dự án. Điều ước quốc tế khung Điều ước quốc tế cụ thể Thời gian lập Sau khi chính phủ, Bộ, ban ngành vận động ODA, nằm trong bước thứ 3 trong quy trình vận động và thu hút, sử dụng quản lý vốn ODA Là bước thứ 7 trong quy trình thu hút quản lý, sử dụng vốn ODA, là những bước cuối cùng tổ chức khi đi vào thực hiện giải ngân vốn ODA Nội dung Là điều ước quốc tế chung nhất cho tất cả các dự án sử dụng ODA, các danh mục dự án về chiến lược, chính sách, khung khổ hợp tác, phương hướng ưu tiên trong cung cấp và sử dụng ODA Là điều kiện cụ thể liên quan đến 1 dự án nhất định bao gồm tất cả điều kiện tài trợ vốn, cơ cấu vốn, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên, quá trình giải ngân và điều kiện trả nợ Ý nghĩa Là cơ sở để Chính phủ và các chính quyền địa phương rà soát việc sử dụng vốn ODA phù hợp với luật lệ quốc gia và yêu cầu của nhà tài trợ để tiến hành các bước tiếp theo và tiến tới ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA Là văn bản chắc chắn xác nhận việc ký kết vốn ODA thành công Tính pháp lý Vốn cam kết bằng miệng, chưa qua giấy tờ, chưa có tính pháp lý đối với nhà tài trợ và người nhận vốn Mang tính pháp lý cao hơn vì nhà tài trợ và người nhận đầu tư ký kết chi tiết các điều khoản của việc cho vay ODA Câu 3. So sánh giữa vốn cam kết, vốn kí kết và vốn giải ngân trong quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA - Vốn cam kết là lượng vốn được quy định trong hợp đồng giữa chính phủ và nhà tài trợ xác định số vốn tài trợ trên cơ sở khái toán, đây là cơ sở lập dự án tiền khả thi và khả thi - Vốn kí kết là vốn kí riêng cho từng chương trình, từng dự án một cách cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ theo thiết kế kĩ thuật, đây là cơ sở thực hiện dự án và giải ngân vốn. - Vốn giải ngân là số vốn thực tế đã đi vào dự án, là số vốn mà bên tài trợ đã cấp và ban quản lý dự án đã nhận. Thông thường, vốn giải ngân có sự chênh lệch với vốn cam kết và vốn kí kết. Vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân Thời gian Khi đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA Khi đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA Khi thực hiện chương trình, dự án ODA Tính chất Là lượng vốn mà nhà tài trợ cam kết sẽ tài trợ cho nước Là số vốn nợ của nhà nước vì 2 bên đã ký kết hợp đồng điều Là số vốn thực tế đã đi vào dự án, là số vốn mà bên tài trợ đã nhận ODA trên cơ sở khái toán. Vốn cam kết là vốn vay, chưa phải là vốn nợ, do nước nhận ODA chưa thực sự sở hữu trong tay ước cụ thể xác định rõ số vốn, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay. Đây là cơ sở để thực hiện dự án và giải ngân vốn cấp và bên quản lý dự án đã nhận Các bên tham gia Chính phủ và nhà tài trợ Chính phủ và nhà tài trợ Nhà tài trợ và ban quản lý dự án Mức độ pháp lý Mức độ pháp lý thấp Tính pháp lý cao hơn do đã ký kết hợp đồng Tính pháp lý cao nhất Nội dung cơ bản Câu 4. Các nguyên tắc vay quốc tế khu vực tư nhân thể hiện trong vay tài chính - Vay quốc tế khu vực tư nhân là việc các chủ thể thuộc khu vực kinh tế tư nhân, các cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế của một quốc gia tiến hành vay nợ các chủ thể là người không cư trú của quốc gia đó trên trường quốc tế theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ không có sự bảo lãnh của các chủ thể khu vực công - Vay tài chính là các khoản vay của các chủ thể khu vực tư nhân đi vay các chủ thể không cư trú bằng các loại tiền tệ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh - Các nguyên tắc: • Các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng vay quốc tế + trên cơ sở các tính toán, dự báo và kế hoạch sản xuất kinh doanh, Hội đồng quản trị hoặc cấp có thẩm quyền của chủ thể sẽ ra quyết định việc ký kết hợp đồng tín dụng quốc tế với chủ thể quốc tế + các chủ thể thực hiện đàm phán về ký kết hợp đồng vay quốc tế có hiệu lực của vốn, trong đó, quy định các điều khoản và điều kiện về khoản vay quốc tế + chuẩn bị các hồ sơ đăng ký vay vốn với cơ quan có thẩm quyền + tính toán việc rút vốn, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tự chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay và lãi vay theo kế hoạch • Các chủ thể khu vực tư nhân phải đáp ứng các điều kiện về vay quốc tế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại Vay tài chính thường do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định, thường gồm các yếu tố: + khoản vay phải đúng mục đích đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp + đối tượng vay tài chính phải phù hợp với quy định của pháp luật + thời hạn vay và các chi phí vay (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác) phải trong phạm vi quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền + tổng mức vay phải nằm trong phạm vi giới hạn vay được quy định và không được vượt quá tổng vốn đầu tư theo Giấy phép đầu tư + Chấp hành các quy định về quản lý ngoại tệ, thế chấp và ký quỹ các khoản vay theo quy định của pháp luật nước sở tại + Nội dung và các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng quốc tế phải phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại • Các khoản vay nợ quốc tế khu vực tư nhân phải chấp hành sự theo dõi, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại + đối với các khoản vay ngắn hạn, hầu hết các quốc gia thường không quy định quá chặt chẽ về việc đăng ký vay nợ với cơ quan có thẩm quyền, nhưng phải đảm bảo các điều kiện và thủ tục theo quy định + đối với các khoản vay trung và dài hạn, sau khi ký hợp đồng vay quốc tế có hiệu lực rút vốn trong một thời hạn xác định, chủ thể tư nhân phải làm thủ tục đăng ký vay trả nợ quốc tế với cơ quan có thẩm quyền trước khi thực hiện rút vốn. Nếu các thỏa thuận không có hiệu lực rút vốn thì chỉ cần các văn bản ký kết phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại, không cần đăng ký vay trả nợ quốc tế với cơ quan có thẩm quyền + sau khi đã đăng ký việc vay trả nợ quốc tế với cơ quan có thẩm quyền, nếu có phát sinh thay đổi trong hợp đồng vay quốc tế so với các văn bản đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì chủ thể tư nhân phải thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi với các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính chính xác trong quản lý vay nợ. Câu 5: nguyên tắc vay quốc tế khu vưc tư nhân thể hiện trong phát hành trái phiếu quốc tế - Trái phiếu quốc tế là giấy chứng nhận việc vay vốn của một chủ thể ở một quốc gia (người phát hành) với chủ thể không cư trú (người cho vay quốc tế - người sở hữu trái phiếu) quy định trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi trái phiếu cho người sở hữu khi đến thời điểm đáo hạn - Trái phiếu công ty thuộc khu vực tư nhân là loại trái khoán doanh nghiệp do các doanh nghiệp tư nhân phát hành trên thị trường tài chính quốc tế với lãi suất phù hợp, giúp doanh nghiệp huy động được khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn - Các nguyên tắc: • Các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng vay quốc tế + trên cơ sở các tính toán, dự báo, các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế gửi Hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên phê duyệt. Việc thẩm định và phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế được thực hiện theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật + sau khi đề án phát hành trái phiếu quốc tế được phê duyệt, doanh nghiệp phát hành gửi đề án cho cơ quan quản lý nhà nươc có thẩm quyền để xác nhận về việc các khoản vay nằm trong phạm vi tổng hạn mức vay thương mại quốc tế của quốc gia + doanh nghiệp phát hành tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh, các tư vấn pháp lý, hoàn thành hồ sơ phát hành, đánh giá hệ số tín nhiệm, tổ chức quảng bá và thực hiện phát hành + sau khi thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký khoản vay với cơ quan có thẩm quyền + tự chịu trách nhiệm trả vốn gốc và lãi trái phiếu khi đến thời điểm đáo hạn • Các chủ thể khu vực tư nhân phải đáp ứng các điều kiện về vay quốc tế theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại Để phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường tài chính quốc tế, các chủ thể khu vực tư nhân phải đảm bảo các điều kiện nhất định được chính quyền nước sở tại quy định, thường gồm các yếu tố: + các chủ thể phải có tư cách pháp nhân được thành lập theo đúng luật pháp nước sở tại + có đề án phát hành trái phiếu quốc tế được đại hội cổ đông hoặc đại diện chủ sở hữu thẩm định và phê duyệt + các dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định là có hiệu quả, đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của nước sở tại + trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong hạn mức vay thương mại quốc tế được chính phủ phê duyệt hàng năm + trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu đảm bảo bằng các hình thức khác cần tuân theo các quy định của pháp luật nước sở tại + đáp ứng các yêu cầu của thị trường tài chính quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu + chủ thể phát hành đã hoàn thành toàn bộ hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của nước sở tại và luật pháp quốc tế cho từng đợt phát hành và từng loại hính phát hành • Các khoản vay quốc tế của khu vực tư nhân phải chấp hành sự theo dõi, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại + sau khi đề án phát hành trái phiếu được phê duyệt, doanh nghiệp phát hành gửi đề án cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận về việc khoản vay nằm trong phạm vi tổng hạn mức vay thương mại quốc tế của quốc gia. + sau khi thực hiện phát hành, trong thời gian thanh toán tiền bán trái phiếu, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đăng ký khoản vay trước ngày kết thúc giao dịch tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước sở tại + cuối mỗi quý, doanh nghiệp phát hành phải lập báo cáo tình hình phát hành trái phiếu, tình hình sử dụng các khoản vốn vay và tình hình trả nợ để hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra, theo dõi, giám sát Câu 6. các nguyên tắc vay quốc tế khu vực tư nhân thể hiện trong thuê tài chính - Vay quốc tế khu vực tư nhân là việc các chủ thể thuộc khu vực kinh tế tư nhân, các cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế của một quốc gia tiến hành vay nợ các chủ thể là người không cư trú của quốc gia đó theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ không có sự bảo lãnh của các chủ thể khu vực công - Thuê tài chính là một hợp đồng dài hạn giữa hai hay nhiều bên liên quan đến việc cho thuê một hay nhiều loại tài sản, trong đó người cho thuê chuyển giao tài sản cho người đi thuê, độc quyền sử dụng và hưởng những lợi ích kinh tế do tài sản đem lại trong một khoảng thời gian nhất định, người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền nhất đinh - Các nguyên tắc: • Các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm về năng lực pháp lý, năng lực tài chính và khả năng thực hiện hợp đồng vay quốc tế + trên cơ sở các tính toán, dự báo, kế hoạch sản xuất kinh doanh, hội đồng quản trị hoặc cấp có thẩm quyền của chủ thể sẽ đưa ra quyết định về việc ký kết hợp đồng thuê tài chính với các chủ thể quốc tế + các chủ thể thực hiện đàm phán về ký kết các thỏa thuận thuê tài chính, trong đó quy định các điều khoản và các điều kiện về thuê tài chính như thời hạn thuê cơ bản, thời gian gia hạn tùy chọn, phần giá trị còn lại + chuẩn bị hồ sơ đăng ký vay nợ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền + tự chịu trách nhiệm về hoàn trả vốn gốc và lãi tiền thuê theo kế hoạch • Các chủ thể khu vực tư nhân phải đáp ứng được các điều kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại Một giao dịch thuê tài chính phải đáp ứng được các điều kiện sau + khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên + nội dung hợp đồng thuê có quy định việc bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế tài sản thuê vào thời điểm mua lại + thời hạn cho thuê 1 loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản • Các khoản vay quốc tế của khu vực tư nhân phải chấp hành sự theo dõi, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại Trong thời gian thuê, người thuê phải trả tiền thuê cả vốn gốc và lãi tiền thuê cho người cho thuê dựa trên kỳ hạn thanh toán, thời điểm thanh toán, mức hoàn vốn trong thời hạn vay. Người đi thuê phải lập báo cáo thường niên theo quý hoặc theo năm về các điều khoản này nộp cho chi nhánh ngân hàng nhà nước nơi doanh nghiệp hoạt động hoặc có trụ sở . Câu 1. So sánh sự giống và khác nhau giữa vay nợ TMQT và vay nợ quốc tế ưu đãi - Vay và nợ TMQT là các khoản vay và nợ quốc tế của Chính phủ theo các điều kiện thị trường - Vay và nợ quốc tế. giãn nợ, giảm nợ, hoãn nợ, thậm chí xóa nợ Câu 2. So sánh các điều ước quốc tế khung về ODA và điều ước quốc tế cụ thể về ODA - Điều ước quốc tế khung về ODA và vốn vay ưu đãi là điều ước quốc. quốc tế + đều phải trả lãi và vốn gốc cho chủ nợ, và có thể để lại gánh nặng nợ - Khác nhau Vay thương mại quốc tế Vay nợ quốc tế ưu đãi Phương thức vay Vay của các chính phủ, của NHTM, vay

Ngày đăng: 23/10/2014, 20:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan