MỞ ĐẦUMục tiêu Thực hiện đúng kỹ thuật: Tư thế chuẩn bị, động tác di chuyển, chuyền bóng cao tay, đệm bóng, phát bóng thấp tay chính diện.. Tư thế chuẩn bị: Trong tập luyện và thi đấu
Trang 1KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN
ThS Nguyễn Quốc Việt
0989.004.880 – Fax: 0793.620.192
Email: vietnguyenquoc324@gmail.com
Blog: vietnguyenquoc324.blogspot.com
Trang 2I MỞ ĐẦU
Mục tiêu
II CƠ BẢN
1 Một số kỹ thuật cơ bản:
a Tư thế chuẩn bị
b Kỹ thuật di chuyển
c Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
bằng hai tay (trước mặt)
d Kỹ thuật đệm bóng
e Kỹ thuật phát bóng thấp tay
chính diện
2 Một số điểm trong Luật Bóng
Chuyền.
MỤC LỤC
Trang 3I MỞ ĐẦU
Mục tiêu
Thực hiện đúng kỹ thuật: Tư thế chuẩn bị, động tác di chuyển, chuyền bóng cao tay, đệm bóng, phát bóng thấp tay chính diện
Hiểu Luật Bóng chuyền và biết vận dụng trong tập luyện và thi đấu
Trang 4
1 Một số kỹ thuật cơ bản:
a Tư thế chuẩn bị:
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền người ta thường sử dụng 3 TTCB như sau:
Hai chân rộng bằng vai, trọng lượng đều trên
hai chân, người hơi ngả về phía trước, hai tay
co tự nhiên, khuỷu tay ở ngang hông, cẳng tay
gần như song song với đùi Bàn tay, ngón tay
duỗi tự nhiên, hai cẳng tay hướng ra trước và
hơi chếch sang hai bên
II CƠ BẢN
Tư thế thứ nhất:
Trang 5Giống tư thế thứ nhất, chân trước sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước, bàn chân sau hơi kiễng
Giống như tư thế thứ nhất, nhưng hai bàn chân hơi kiễng Trọng lượng cơ thể dồn vào hai nửa bàn chân trước
Tư thế thứ hai
Tư thế thứ ba
Trang 6b Kỹ thuật di chuyển
Kỹ thuật di chuyển gồm: Chạy, bước, nhảy, ngã,… tùy thuộc vào tình huống để di chuyển cho hợp lý
+ Chạy : Được sử dụng trong trường hợp
có điểm rơi xa, chạy nhanh hay chậm tùy
thuộc vào tốc độ bóng rơi và phải luôn
theo dõi và lựa chon hướng tiếp xúc bóng
cũng như kỹ thuật đánh bóng
1 Một số kỹ thuật cơ bản
Trang 7Là kỹ thuật di động với tốc độ lớn hơn bước thường và sử dụng khi di động sang hai bên
Được sử dụng khi bóng có điểm rơi không xa, tốc độ chậm
Bước thường
Bước chéo
Trang 8Sử dụng để đỡ, để khống chế những đường bóng ở trên cao
Là kỹ thuật di chuyển với một bước, nhưng có độ dài lớn, được sử dụng khi cứu bóng ở tầm thấp phía trước hoặc hai bên
Bước xoạc
Nhảy
Trang 9c Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt)
TTCB: Đứng ở tư thế hai chân rộng bằng
vai, hai chân ngang nhau, trọng tâm cơ thể
dồn đều giữa hai chân, gối hơi khuỵu, thân
trên thẳng, mặt hơi ngửa, mắt quan sát
bóng, đồng thời hai tay đưa lên cao tạo
thành hình tay phù hợp để đón bóng
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt) thường được sử dụng khi bóng có điểm rơi ngang đầu và ở trước mặt Kỹ thuật gồm những giai đoạn sau:
Trang 10Động tác
Động tác: Khi bóng đến, hai bàn tay tiếp xúc
bóng với hình tay như sau: Hai bàn tay xòe rộng nhưng không mở căng các ngón tay, các ngón tay hơi khum lại tạo thành hình túi Hai ngón tay cái hướng vào nhau để đỡ phía bên dưới bóng và tiếp xúc bóng bằng đốt ngón tay thứ hai Ngón tay trỏ có nhiệm vụ đỡ bóng ở phía sau và chếch xuống dưới, là ngón tay chịu sức nặng của bóng nhiều nhất, bóng tiếp xúc trên toàn bộ ngón tay, hai ngón trỏ hướng về phía trán của người chuyền bóng
Trang 11Ngón giữa tiếp xúc bóng bằng đốt thứ 2, thứ
3 và một phần của đốt thứ 1 Ngón đeo nhẫn tiếp xúc bóng bằng đốt thứ 3 và một phần lớn cuả đốt thứ 2 Ngón út tiếp xúc hai bên thân bóng bằng phía trong của đốt thứ 3
Khi bóng đến, tay tiếp xúc bóng ở phía sau và chếch xuống bên dưới của bóng Tầm tiếp xúc bóng ngang trán hoặc trên trán, cách trán khoảng 15-20cm Các ngón tay tiếp xúc bóng vào nửa dưới và phía sau của bóng, cổ tay hơi ngửa và bẻ vào trong
Trang 12Khi tay tiếp xúc bóng, lực chuyền bóng được phối hợp từ lực đạp của chân, lực vươn lên cao
ra trước của thân người, lực đẩy của tay từ dưới – lên cao – ra trước (với một góc độ từ 60-65độ)
Quá trình chuyển động của hai tay khi chuyền bóng là một quá trình liên tục và không thay đổi
Sau khi bóng rời khỏi tay (kết thúc giai đoạn chuyền bóng), hai tay tiếp tục vươn theo bóng Sau đó nhanh chóng trở về TTCB
Trang 13d Đệm bóng
Đệm bóng gồm 2 kỹ thuật chính: Đệm bóng
bằng hai tay và một tay
Chủ yếu là kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay.
- TTCB: Đứng ở tư thế TB thấp, cẳng chân và TTCB đùi tạo thành một góc khoảng 90 độ Đứng hai chân mở rộng bằng hoặc hơn vai, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân hoặc hơi dồn lên chân trước Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân người hơi đổ về phía trước,
Trang 14- Động tác: Khi bóng đến dùng hai tay đón
bóng (đệm và chuyền bóng đi) ở tầm ngang
bụng hoặc ngang ngực Khi đỡ bóng: Hai tay
duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song và sát nhau Bóng tiếp xúc
ở 1/3 cẳng tay phía gần cổ tay để đánh bóng
Trước khi bóng chạm tay, phải bẻ ngửa cổ tay tạo sức căng cho cẳng tay Bóng tiếp xúc với tay khi tay hợp với mặt đất một góc khoảng 30độ Lực để đánh bóng tùy thuộc vào tốc độ bóng đến và
Trang 15cự ly, vị trí cần đưa bóng đến Góc độ của đường bóng đến quyết định góc độ của tay(góc tạo thành giữa cẳng tay và mặt đất) khi bóng đến
Khi bóng rời tay, hai chân tiếp tục vươn lên cao ra trước, tay vươn theo hướng bóng đi và dừng lại ở tầm ngang vai
e Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện
- TTCB: Đứng chân trước, chân sau, hai gót
chân nằm trên một đường thẳng vuông góc
Trang 16hai chân bằng một bước Bàn chân trước hướng lưới, bàn chân sau mở ra một góc 45-60độ Hai chân khuỵu; thân trên hơi gập về trước, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân hoặc dồ nhiều vào chân sau
Tay không thuận cầm bóng, bàn tay xòe rộng đỡ dưới bóng Bóng được nâng cao ngang thắt lưng và chếch sang phía tay phát bóng, khoảng cách giữa bóng và thân người bằng một bước chân Tay đánh bóng đưa thẳng ra phía sau, khuỷu tay thẳng, thân nguời hơi xoay về phía tay đánh bóng
Trang 17Sau khi bóng rời tay, thân người và tay đánh bóng vươn theo bóng, chân phía sau bước lên trước để giữ thăng bằng
Động tác: Bóng được tung thẳng hướng
từ dưới lên cao khoảng 50cm; vào thời điểm tung bóng tay đánh bóng đưa từ sau ra trước (hướng chuyển động vuông góc với lưới) Tay đánh bóng tiếp xúc bóng ở độ cao ngang thắt lưng, cùng lúc với tay đánh bóng, chân sau đạp mạnh chuyển toàn bộ trọng lượng cơ thể về phía trước
Trang 18Hình tay khi tiếp xúc bóng
+ Đánh bóng bằng cạnh bàn tay.
+ Đánh bóng bằng nắm đấm phía lòng bàn tay.
+ Đánh bóng bằng nắm đấm nghiêng.
Trang 19Hình tay khi tiếp xúc bóng
+ Đánh bóng bằng toàn bộ bàn tay.
+ Đánh bóng bằng cạnh bàn tay.
+ Đánh bóng bằng nắm đấm phía lòng bàn tay.
+ Đánh bóng bằng nắm đấm nghiêng.