1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Về phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ

4 345 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

Trờng Đại học s phạm Hà Nội Tạp chí khoa học số 6 năm 2004 Trao Đổi Về phơng pháp hợp tác theo nhóm nhỏ Đoàn Thị Thanh Phơng Khoa Địa lý trờng ĐHSP Hà Nội I. Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới phơng pháp dạy học hợp tác nhóm đã đợc nghiên cứu, vận dụng và thu đợc nhiều thành tựu. Song ở Việt Nam phơng pháp này mới chỉ vận dụng ở một số ít môn học nh: giáo dục thể chất, năng khiếu.Chính vì vậy cần phải nghiên cứu vận dụng phơng pháp này trong dạy học. Đối với phơng pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập đợc giải quyết không phải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, hợp tác của các thành viên trong một nhóm. Chính trong quá trình học tập chung đó các em đợc trao đổi thảo luận lẫn nhau, đợc khẳng định mình trong nhóm, tạo bầu không khí dân chủ trong lớp học. Đồng thời học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự hợp tác tơng hỗ lẫn nhau, tạo nên ý thức cộng đồng, tính kỷ luật. Từ đó có thể giúp học sinh thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội và hớng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ không phải cho thi cử. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy học. II. Nội dung 1. Một số khái niệm a. Khái niệm về nhóm Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhóm, tuy nhiên các định nghĩa đều phản ánh những vấn đề chung và tơng đối thống nhất về số lợng thành viên. Trong cuốn " Xã hội học nhập môn " của J.Fichter, ông định nghĩa: " Nhóm là những ngời kết hợp với nhau bởi những hành động tơng hỗ dựa trên mô hình hành vi xác định ". Trong từ điển giản yếu Oxford của Gorden Mashall thì định nghĩa : "Nhóm là những cá nhân đợc xác định bởi tiêu chuẩn chính thức hoặc phi chính thức về quyền thành viên của nhóm, họ là những ngời chia sẻ hoạt động chung và gắn kết với nhau bởi mô hình quan hệ ổn định trong tơng tác ". Nhìn chung các định nghĩa đều đề cập tới các nội dung sau: - Tập hợp các cá thể lại với nhau - Tập hợp của hai hay nhiều ngời có tác động lẫn nhau - Nhóm đợc hình thành để thực hiện một nhiệm vụ nhất định b. Nhóm học tập Nhà giáo dục Ba lan V.Ô Kôn cho rằng nhóm học tập lập ra với mục đích đã đợc xác định rõ ràng. Mục đích đó phải là mục đích chung của mỗi nhóm. Mục đích này là việc học tập có kết quả và thích thú hơn so với cách học riêng lẻ. Hoạt động chung của mỗi nhóm thờng dẫn đến chỗ giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn và lý thuyết, đồng thời hoạt động này phân biệt tùy theo mức độ khó khăn và phức tạp của vấn đề, tùy theo trình độ học tập và tùy từng đối tợng. 2. Cách thực hiện phơng pháp dạy học theo nhóm a). Quy trình các bớc trong dạy học hợp tác theo nhóm Bớc 1: Chia nhóm Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc 114 hoạt động nhóm. Khi chia nhóm cần lu ý: + Số lợng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào: - Nhiệm vụ bài học cũng nh các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm. - Thời gian hoạt động nhóm nhỏ: với thời gian thì ít nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn nhóm lớn vì trong nhóm nhỏ trách nhiệm cá nhân cao hơn, mất ít thời gian di chuyển (một nhóm có khoảng từ hai đến sáu học sinh là có hiệu quả nhất). Học sinh phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trơng theo sự phân chia của giáo viên. Bớc hai: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ của nhóm cần đợc giao cụ thể. Xác định rõ mục tiêu về kiến thức và kỹ năng mà các nhóm cần đạt đợc. Tốt nhất giáo viên nên giao việc bằng phiếu học tập. Phiếu giao việc phải rõ ràng, có thể sử dụng cả hai dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nếu không có câu hỏi sẵn giáo viên cần viết rõ ràng yêu cầu lên bảng. - Quy định thời gian làm việc nhóm: Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học sinh di chuyển và thảo luận. - Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm. Về phía học sinh: + Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm học sinh cần tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi để lập dàn ý trả lời. + Phải xác định nội dung trả lời: dựa vào thông tin nào? trong sách giáo khoa hay các phơng tiện khác nh: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh Bớc ba: Làm việc trong nhóm Giáo viên phân công cho từng thành viên Nhóm trởng: Bao quát hoạt động của nhóm Th ký: Ghi chép các ý kiến của mọi ngời trong nhóm Các thành viên khác tham gia thảo luận. Với thực tế ở Việt Nam mỗi lớp có số học sinh quá đông, từ 40 tới 60 em, khó có thể tổ chức học theo nhóm với các bài lý thuyết. Hình thức này chỉ có thể thực hiện với các bài thực hành hay buổi học ngoài trời (tham quan, dã ngoại ). Khi tổ chức giáo viên chia nhóm từ 4 tới 6 ngời, trong đó nhóm trởng điều khiển cuộc thảo luận. Th ký ghi chép ý kiến các thành viên trong nhóm. Có thể một thành viên kiêm nhiệm 1-3 nhiệm vụ. Các nhóm triển khai công việc bao gồm các nhiệm vụ: + Trao đổi thảo luận trong nhóm hoặc phân công từng cá nhân trong nhóm làm việc độc lập rồi trao đổi. + Trình bày kết quả làm việc của nhóm: Có thể cử đại diện hoặc luân phiên nhau để phát huy hiệu quả tốt của mỗi thành viên trong nhóm. Trong khi các nhóm làm việc, giáo viên theo dõi điều chỉnh, đi lại giữa các nhóm để nắm bắt tình hình, động viên khuyến khích. Giáo viên cũng đóng vai trò hớng dẫn cách khai thác, xử lý thông tin. Tiến hành thảo luận và đi đến thống nhất, tổng kết trớc lớp: + Các nhóm lần lợt báo cáo kết quả. + Thảo luận chung: Giáo viên hớng dẫn học sinh phát hiện, nhận xét bổ sung đánh giá hoặc sửa chữa những thiếu sót của nhóm bạn để rút kinh nghiệm và hoàn thiện kiến thức. + Giáo viên tổng kết và nêu một số vấn đề mới. 4. á p dụng phơng pháp hợp tác nhóm trong dạy học địa lý Đối với dạy học địa lý, có thể chia thành các nhóm nh sau: 115 a. Nhóm đồng việc Xuất phát từ thực tế cùng một vấn đề, một nhiệm vụ nhng có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. b. Nhóm chuyên sâu (nhóm khác việc) Lớp học đợc phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đảm nhiệm một phần việc khác nhau. Cách chia này áp dụng cho trờng hợp một nhiệm vụ chung của lớp có thể tách ra thành các nhiệm vụ nhỏ mà các giải pháp đợc tựu chung lại sau khi kết thúc làm việc nhóm. Thành viên của nhóm chuyên sâu có thể do học sinh của nhóm tự chọn (dựa vào sở thích) hoặc do giáo viên phân công dựa vào năng lực của học trò. Sau khi kết thúc thảo luận, các nhóm chuyên sâu sẽ báo cáo kết quả cho cả lớp cùng biết. u điểm của nhóm này là cùng thời gian, khối lợng công việc mà cả lớp làm đợc nhiều hơn. Học sinh có điều kiện nghiên cứu sâu về một lĩnh vực, đồng thời có điều kiện rèn các kỹ năng nghiên cứu khoa học. Phơng pháp này rất thích hợp khi dạy các môn chuyên ngành đối với lớp có học sinh trên dới 20 em. c. Nhóm bể cá (fish bown groups) Nhóm gồm một số học sinh ở vòng trong nh những con cá vàng và thảo luận xung quanh một chủ đề nào đó. Một số học sinh khác ở vòng ngoài để quan sát cuộc thảo luận. Trong khi các học sinh vòng trong thảo luận, học sinh vòng ngoài có thể tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ. Những ngời vòng ngoài mặc dù cha có điều kiện để bộc lộ ý kiến của mình nhng đợc quan sát, nghe ý kiến của những ngời trong cuộc. Từ đó có thể đánh giá, nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn và nảy sinh những ý tởng mới. Phơng pháp bể cá đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn chủ đề hấp dẫn, mang tính thời sự gây tranh cãi đối với học sinh. d. Nhóm rì rầm hay chụm đầu (Buzz groups) Loại nhóm này có từ hai đến ba học sinh, thờng không có sự sắp xếp, thời gian hoạt động nhóm diễn ra trong khoảng từ 3 - 5 phút. Sau khi kết thúc giáo viên yêu cầu bất cứ ngời nào trong nhóm trình bày. e. Nhóm ném tuyết hay xây kim tự tháp (Pyramiding, snowballing) Đây là hình thức mở rộng nhóm rì rầm, sau khi tự thảo luận theo cặp, hai cặp sẽ hợp thành nhóm 4 ngời. Nếu cần thiết 2 nhóm 4 ngời lại ghép thành nhóm 8 ngời. Ví dụ: Bớc 1 : Nhóm 2 ngời suy nghĩ tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trờng: Những báo động về lỗ thủng tầng ôdôn, về sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoảng môi trờng không? Hãy giải thích. Bớc 2: Kết hợp hai nhóm 2 ngời thành nhóm 4 ngời, các nhóm đối chiếu xem có bao nhiêu ý kiến trùng lặp và tiếp tục thảo luận xung quanh các ý kiến khác biệt để đi đến thống nhất. Bớc tiếp theo ghép các nhóm 4 thành nhóm 8 và cách làm tơng tự. 5. Một số điều kiện để hoạt động nhóm có hiệu quả a. Điều kiện đối với giáo viên - Thay đổi nhận thức của giáo viên. Mọi giáo viên phải hiểu rằng sau khi đổi mới mục tiêu nội dung chơng trình và sách giáo khoa thì việc đổi mới phơng pháp dạy học là nhân tố quan trọng và quyết định tới việc thành bại của quá trình đổi mới. - Giáo viên phải xác định đúng vai trò, chức năng mới của ngời thầy trong quá trình dạy học. Ngời thầy phải là ngời tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. 116 b. Yêu cầu đối với học sinh - Ngời học phải trở thành chủ thể hành động, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. Ngời học cần phải thực sự hoạt động để đạt đợc không chỉ những tri thức, kỹ năng của bộ môn mà quan trọng hơn tiếp thu cách học, cách tự học. - Học sinh phải có động cơ, hứng thú, niềm lạc quan trong quá trình học tập. - Học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ sở đó bản thân học sinh có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định. c. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất: - Có đủ cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ dạy học (nh sách, băng hình, máy chiếu, v.v ) - Về kích thớc phòng học: Phòng học phải có kích thớc hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát đợc tất cả các nhóm làm việc. Nếu phòng học quá chật sẽ khó khăn cho việc chia nhóm, các nhóm có thể mất trật tự, hiệu quả làm việc không cao. - Bàn ghế trên lớp cơ động, có thể kê đợc các bàn liền kề với nhau hoặc hai bàn quay mặt vào nhau. - Phiếu học tập (do giáo viên chuẩn bị). - Máy chiếu và bản trong hoặc máy chiếu đa năng Projecter (nếu có). III. Kết luận Phơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm là một trong những phơng pháp dạy học tích cực thúc đẩy hoạt động học tập của ngời học. Cách dạy này làm các nhóm học sinh tự giác, tích cực và chủ động nghiên cứu, trao đổi và học hỏi lẫn nhau dới sự tổ chức điều khiểm của giáo viên nhằm hoàn thành các mục tiêu học tập. Nếu nhìn bề ngoài thì học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học nh học cá nhân, theo nhóm theo lớp nhng bản chất của phơng pháp là học sinh học tập tơng tác, giao tiếp lẫn nhau dới sự hớng dẫn và chỉ đạo của thầy. Việc sử dụng phơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học là rất cần thiết. Để tổ chức phơng pháp này có hiệu quả, phổ biến rộng rãi đòi hỏi giáo viên không những phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết mà còn phải có những năng lực s phạm nhất định, phải đầu t chuẩn bị khá công phu. Việc thực hiện phơng pháp dạy học này đợc chi phối bởi nhiều yếu tố nh tổ chức mỗi lớp chừng 20 học sinh, phải có đầy đủ trang thiết bị, tài liệu phục vụ giảng dạy, bàn ghế xê dịch đợc để thay đổi tổ chức v.v Tài liệu tham khảo [1]. N.N Baranxki. Phơng pháp giảng dạy địa lý kinh tế (Tập 2). Nxb Giáo dục Hà Nội,1976 [2] Causinet -Roger. Một số phơng pháp làm việc tự do cho các nhóm Nxb Giáo dục, 5/2000 [3]. Lê Khánh Bằng. Công nghệ dạy học với vấn đề tổ chức quá trình dạy học ở PTTH. Bộ GD&ĐT, Vụ giáo viên, 1995. Summary The implementation of cooperative learning in small Groups Doan Thi Thanh Phuong Nowdays, cooperative learning in small groups has been taken into research and implementation with great results. That is why this method should be adopted in teaching in secondary schools of Viet Nam. Group work is a cooperative learning activity that aims to activate the learning process. However, in order to make the group work more effective, we must ensure some necessary conditions including the students awareness, teachers role in organizing the groups, teaching aids (maps, graphics, materials, learning sheets etc.) 117 . năm 2004 Trao Đổi Về phơng pháp hợp tác theo nhóm nhỏ Đoàn Thị Thanh Phơng Khoa Địa lý trờng ĐHSP Hà Nội I. Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới phơng pháp dạy học hợp tác nhóm đã đợc nghiên. tợng. 2. Cách thực hiện phơng pháp dạy học theo nhóm a). Quy trình các bớc trong dạy học hợp tác theo nhóm Bớc 1: Chia nhóm Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định, phụ thuộc vào. định thời gian làm việc nhóm: Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học sinh di chuyển và thảo luận. - Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm. Về phía học sinh: +

Ngày đăng: 23/10/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w