Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
550,5 KB
Nội dung
Tiểu luận: Tài chính công Đề tài: Phân tích nền kinh tế 9 tháng năm 2010 MỤC LỤC 2. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010 18 2.1. Chứng khoán Việt Nam đi ngang trong kênh giá giao động biên độ hẹp 18 2.2. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm tựa cho VN-Index 22 3. Triển vọng thị trường quý 4 năm 2010 23 Danh mục tài liệu tham khảo 25 Danh sách sinh viên thực hiện 26 Nội dung 1. Phân tích nền kinh tế 9 tháng năm 2010 1.1. Tổng quan Tại phiên họp thường kỳ của chính phủ tháng 9 năm 2010 cho thấy nền kinh tế đang tiếp tục đà phục hồi nhanh. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt 1 tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6,52%, với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hai năm gần đây. Chỉ số cơ bản Năm 2009 9 tháng 2010 2010(Dự báo của nhóm) GDP(%) 5,32 6,52 6,7 Lạm phát(%) 6,52 6,46 9 Tỷ giá (USD/VND) 18,480 18.941 >19000 Lãi suất cơ bản 8% 8% 8% Thâm hụt thương mai (Tỷ USD) 12 9,9 13 Nguồn: Tự tổng hợp Một số chỉ tiêu chủ yếu 9 tháng đầu năm 2010 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước (%) Tổng sản phẩm trong nước +6.52 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản +4.6 Giá trị sản xuất công nghiệp +13.8 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +25.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu +23.2 Tổng kim ngạch nhập khẩu +22.7 Khách quốc tế đến Việt Nam +34.2 Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm 82.7 CPI 9 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 +8.64 Nguồn: GSO 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP 2 Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên các báo cáo tháng của GSO Nền kinh tế vẫn đang tiếp tục duy trì tốt nhịp độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng GDP quý 3 đạt 7.16%, qua đó đưa tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm lên mức 6.52%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 4.62% của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự cải thiện mạnh mẽ này vẫn xuất phát từ ngày công nghiệp & xây dựng và ngành dịch vụ trong khi ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng ở mức khiêm tốn hơn. . Trong 9 tháng đầu năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng 13,8% so với cùng kì năm 2009, cao hơn mức kế hoạch cả năm là 12%. Yếu tố quan trọng của tổng cầu nền kinh tế, đó là nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán nội địa, cũng có xu hướng tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hóa tăng 25.4% tính đến tháng hết quý 3/2010, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước. 3 Tốc độ tăng so với 9 tháng năm trước Đóng góp vào các khu vực tăng trưởng 9 tháng năm 9 tháng năm 2009 9 tháng năm 2010 Tổng số 4.62 6.52 6.52 Nông, lâm nghiệp thủy sản 1.58 2.89 0.49 Công nghiệp & xây dựng 4.64 7.29 3.02 Dịch vụ 5.90 7.24 3.01 Nguồn: GSO Qua trên có thể thấy mức tăng trưởng 6.7% cho cả năm 2010 là có khả năng thực hiện được. Theo một số nhận định của các chuyên gia dựa trên các mô hình kinh tế lượng GDP quý 4 năm 2010 có thể sẽ đạt mức tăng trưởng là 7,2-7,5%, và tăng trưởng GDP năm 2010 sẽ dao động quanh mức 6,73%-6,82%. 1.3. Lam phát Chỉ số tiêu dùng qua các tháng năm 2010 Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên các báo cáo của GSO 4 Chỉ số giá tiêu dùng lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2010 Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên các báo cáo của GSO Bước vào đầu năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh, điều này được lý giải nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng mạnh của các mặt hang tiêu dùng vào mùa tết nguyên đán, cụ thể tháng 1 năm 2010 tăng 1,36% do hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,11%, tháng 2 CPI tăng 1,96% do hàng ăn 5 và dịch vụ ăn uống tăng 3,09% (lương thực tăng 2,94%; thực phẩm tăng 3,46%). Sang tháng 3, tuy vừa đúng khoảng thời gian kết thúc độ trễ chính sách cung tiền từ tháng 06/2009 cộng thêm những tác động tăng giá đồng loạt các nguyên vật liệu và sản phẩm đầu vào cơ bản như giá xăng, than, điện, nước sạch… song CPI của tháng 3 đã ghi nhận một nhịp giảm tích cực. Và tiếp tục được duy trì đến tháng 8 năm 2010, điều này thể hiện chính sách kiểm soát lạm phát của chính phủ đang được thực hiện. Lạm phát hạ nhiệt, nút thắt của chính sách tiền tệ có cơ hội đế nới lỏng thêm. LSCB tiếp tục giữ nguyên 8% từ tháng 8 song lãi suất tiền tệ có chiều hướng hạ nhiệt, nhằm khơi thông nguồn vốn cho tăng trưởng khi chỉ số giá được nhận thấy không phải là một áp lực quá lớn với cân đối vĩ mô. Trước tình hình trên, nhiều nhà kinh tế đã cho rằng lạm phát năm 2010 sẽ ở mức thấp, cụ thể từ 7,5 – 8%, hoặc có thể lạc quan hơn ở mức dưới 7%. Bước vào thang 9, chính sách kiểm soát lạm phát của chính phủ đã bị phá hỏng khi CPI tháng 9/2010 đạt ở mức 1,31%, cao nhất từ tháng 3 /2010 và ở trên 1%. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát tăng cao trở lại một phần do sự gia tăng chủ yếu của chỉ số phi lương thực. Cụ thể là do thực hiện lộ trình tăng học phí từ năm học 2010-2011 theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ở hầu hết các địa phương trên cả nước, yếu tố này đóng góp 0,68% vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng cả nước. Trong khi đó vào tháng 7, chỉ số giá của các yêu tố phi lương thực giảm 0,08%. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng lạm phát gia tăng vào tháng 9 vẫn do chỉ số lạm phát lương thực dẫn dắt. Với tỉ trọng lớn trông rổ hàng CPI, chỉ số lương thực là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lạm phát của toàn nền kinh tế. Một loạt diễn biến như thời tiết, dịch bệnh và nhu cầu thực phẩm của nước ngoài đã khiến cho chỉ số giá lương thực tăng 0.76% so với 0.27% của tháng 8. 6 *)Dự báo tình hình lạm phát quý 4 năm 2010 Yếu tố phi lương thực tăng cao trong tháng 9 là theo tính quy luật hàng năm do thời điểm này có nhiều ngày nghỉ lễ và vào năm học mới nên nhu cầu đi lại, mua sắm, gia tăng, khiến giá một số hàng hóa tăng (giao thông, hàng tiêu dùng, giáo dục ). Tuy nhiên, bước vào quý 4, yếu tố lương thực mới là nguyên nhân chính của lạm phát. Từ nay đến cuối năm, lạm phát có thể sẽ không tăng cao như tháng 9 nhưng sức ép vẫn còn căng thẳng, bởi những nguyên nhân sau: Thứ nhất, càng về cuối năm, theo quy luật, nhu cầu các mặt hàng lương thực và thực phẩm tăng mạnh, và thường đóng góp chính vào lạm phát quý 4. Bên cạnh đó đầu tháng 10/2010 bão lũ đã hoành hành nghiêm trọng dọc suốt các tỉnh miền trung, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng sẽ khiến chỉ số lạm phát lương thực ở một số địa phương tăng mạnh. Nhu cầu lương thực của thế giới vẫn tiếp tục gia tăng cũng sẽ khiến giá lương thực trong nước tăng. Thứ hai, rủi ro tỷ giá là một nguyên nhân khiến chi phí đầu vào của nền kinh tế tăng. Ngay cả khi NHNN không chính thức phá giá lần nữa vào thời điểm cuối năm, các DN có thể vẫn phải mua USD với giá cao trên TT tự do hoặc từ các NHTM với phí bổ sung để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, trong tình trạng USD thường khan hiếm vào quý 4. Thứ ba, Giá xăng dầu thế giới có thể sẽ tăng vào cuối năm do nhu cầu tiêu dùng xăng dầu vào mùa đông cao. Hơn nữa, các quốc gia (Mĩ, Nhật, EU) đang nỗ lực trong phục hồi kinh tế với các gói kích hích kinh tế, đồng USD có xu hướng giảm do FED dự định sẽ can thiệp để giữ lãi suất tiếp tục ở mức thấp, nên giá các hàng hóa cơ bản khác có thể vẫn có xu hướng tăng. Mức 8% của Chính phủ sẽ khó có thể giữ vững khi lạm phát 9 tháng đầu năm đã lên tới 6,31%. Theo ý kiến chủ quan của nhóm dựa trên tình hình kinh tế hiện tại, lạm phát năm 2010 vào khoảng xấp xỉ 11%, riêng tháng 10 có thể lên tới trên 1%, tháng 11 và tháng 12 xấp xỉ 2%. Tình hình lạm phát đã diễn 7 biến trái ngược hoàn toàn với những nhận định lạc quan vào hết quý 2 khi có vẻ như chính phủ đã kiểm soát được lạm phát. 1.4. Cán cân thương mại Kết thúc 9 tháng đầu năm 2010 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 51,5 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước (Nếu loại trừ xuất khẩu vàng và các sản phẩm vàng thì tăng 24,6%), bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 24,2 tỷ USD, tăng 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 27,3 tỷ USD, tăng 26,5%. Cùng với đó kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 60 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 34,4 tỷ USD, tăng 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25,7 tỷ USD, tăng 42,4%. Như vậy, tính chung cả 9 tháng 2010, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều gia tăng do sự tăng lên của đơn giá hàng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, cà phê, gạo, hàng may mặc giày dép, thiết bị phụ tùng đều đạt mức tăng cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể hàng dệt may đạt kim ngạch lớn nhất với 8 tỷ USD, tăng 20,6%; giày dép đạt 3,6 tỷ USD, tăng 23,1%; thủy sản 3,4 tỷ USD, tăng 13%, gạo 2,6 tỷ USD, tăng 15,2% Về phía nhập khẩu nhập khẩu đang thể hiện khá rõ những đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Với tỷ lệ 70% nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tập trung mạnh ở các mặt hàng như nguyên vật liệu thuộc danh mục "cần nhập khẩu" làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước: như bông vải sợi, phôi thép, kim loại thường, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy…Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,7 tỷ USD, tăng 11,6%; sắt thép đạt 4,2 tỷ USD, tăng 11,2%; vải 3,8 tỷ USD, tăng 26%; điện tử máy tính và linh kiện 3,5 tỷ USD, tăng 30,6%; chất dẻo đạt 2,7 tỷ USD, tăng 36%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 1,9 tỷ USD, tăng 38,3%, trong khi đó nhập khẩu ôtô nguyên chiếc có xu hướng giảm. 8 Cán cân thương mại 9 tháng năm 2010 Cán cân thương mại 9 tháng đầu năm: Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên các báo cáo của GSO Nhập siêu 9 tháng đầu năm 2010 Nguồn: Tự tổng hợp dựa trên các báo cáo của GSO 9 Cũng theo số liệu của GSO, tính chung 9 tháng năm 2009, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 41,7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm nay ở mức 49,7 tỷ USD, nhập siêu chỉ ở mức 6,6 tỷ USD. Qua số liệu tổng hợp có thể thấy cán cân thương mại tiếp tục bị thâm thủng. Theo giải thích của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ thâm thủng gia tăng là do tăng nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị để sản xuất đến 11,6%. Một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ của Việt Nam là dầu khí. Thế nhưng Việt Nam đã phải chi ra đến 4,9 tỷ đôla để sản xuất dầu hỏa nhưng chỉ thu vào được 3,7 tỷ đôla tiền bán dầu thô trong 9 tháng đâu năm nay. Để thúc đẩy xuất khẩu và chống thâm thủng mậu dịch, tháng 8 vừa qua, Ngân hàng nhà nước phá giá đồng bạc Việt Nam 2,1%. Theo giới tài chính nước ngoài , biện pháp này có thể kích thích lạm phát. Cũng trong 9 tháng đầu năm nay, vật giá đã tăng 8,6%. Trước sức ép nặng nề của lạm phát, NHNN sẽ không thế tiếp tục sử dụng biện pháp phá giá để gia tăng xuất khẩu, nhập siêu sẽ vẫn còn gia tăng. Căn cứ theo mức nhập siêu hàng tháng vào khoảng 1,1 tỷ USD, dự kiến hết năm 2010, nhập siêu sẽ dao động xung quanh mức 13 tỷ USD. 1.5. Vốn đầu tư nước ngoài Tính đến hết quý III năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 8.05 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) 9 tháng đầu năm đạt 27,4 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN dự kiến xuất khẩu 23,7 tỷ USD, chiếm 45,9% tổng xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ 2009. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 9 tháng đầu năm dự kiến đạt 25,7 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ và chiếm 42,8% tổng nhập khẩu cả nước. Trong 9 tháng đầu năm, khu vực ĐTNN xuất siêu 1,7 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 8,6 tỷ USD; nếu không tính xuất khẩu dầu thô, khu vực ĐTNN nhập siêu trên 2 10 [...]... cùng kỳ 20 09 Số dự án được cấp GCNĐT 9 tháng năm 2010 Số dự án được cấp thêm 9 tháng năm 2010 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 11 Tính chung trong 9 tháng, bình quân mức giải ngân đạt 90 0 triệu USD /tháng, riêng tháng 5 đạt 1.1 tỷ USD giải ngân.Đây là mức thực hiện theo tháng cao nhất trong vòng 10 năm kể từ năm 199 9 đến nay, thậm chí tương đương mức giải ngân trung bình /năm của giai đoạn 199 9-2004 Đây... khi lạm phát các tháng xung quanh Tết thường cao và nguyên nhân do tỷ giá sẽ ít bị đánh giá 1.8 Tóm tắt và nhận định chung quý 4 năm 2010 Kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng khá, GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,52% trong khi giá trị SXCN tăng 13,8%, đảm bảo mức tăng mục tiêu 6.7% cho cả năm có thể đạt được Lạm phát đột ngột tăng mạnh vào tháng 9 (1.31%), khiến lạm phát lũy kế 9 tháng đầu năm đã đạt 6.3%,... cuối tháng 7 /2010 Xu hướng hiện tại của thị trường tháng 9 có nhiều nét tương đồng với giai đoạn đi ngang cuối tháng 5 Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, chỉ số VN-Index mất nhẹ 0.56 điểm so với phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8 (tương đương để mất 0.12%) Mặc dù chỉ mất điểm nhẹ so với tháng 8, tuy nhiên, nếu tính từ mức đỉnh 4 69. 25 điểm của tháng 9 (thiết lập trong phiên ngày 06/ 09) ,... Nam 9 tháng đầu năm 2010 2.1 Chứng khoán Việt Nam đi ngang trong kênh giá giao động biên độ hẹp 18 Nguồn: fpts.com.vn Chỉ số VN-Index sau khi chạm mức điểm cao nhất kể từ đầu năm 2010, mốc 551.40 điểm vào ngày 06/5 /2010, đã cho những dấu hiệu phân phối rất mạnh và ngay sau đó là một sự lao dốc xuống mức đáy 481.68 điểm vào ngày 20/05 /2010 Tiếp đó thị trường đi ngang chu kì 2 tháng từ cuối tháng 5 /2010. .. (18 .98 0- 19. 050 VNĐ/USD) Nguồn ngoại tệ trong toàn hệ thống NHTM khá dồi dào, đạt khoảng 600 triệu USD tính đến cuôi tháng 6 /2010, trong khi đó lượng USD bán cho NHNN cũng đáng kể, góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối Với sự gia tăng nguồn ngoại tệ của nền kinh tế qua các hạng mục chính của cán cân thanh toán quốc tế kể trên, có thể thấy rằng tổng cung, tổng cầu ngoại tệ của nền kinh tế trong quý II /2010. .. tư nước ngoài (NĐTNN) trong tháng 9 tiếp tục sôi động Tháng 9 tiếp tục là tháng mua ròng của NĐTNN Như vậy đây là tháng thứ 3 liên tiếp khối ngoại mua ròng và là tháng thứ 6 họ mua ròng trong năm nay (kể từ tháng 3 /2010 khối ngoại chủ yếu mua ròng) Tổng khối lượng mua ròng đạt 80,501 ,95 2 đơn vị cổ phiếu, tương đương giá trị 3.008,3 tỷ đồng; Tổng khối lượng bán ròng đạt 53 ,94 0,452 đơn vị cổ phiếu, tương... Với 6 dự án đầu tư được cấp phép trong 9 tháng đầu năm 2010, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký khá cao 2 ,94 tỷ USD, chiếm 24,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 9 tháng đầu năm Không có nhiều dự án đăng ký thêm, nhưng với quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án khá cao 144 ,9 triệu USD/1 dự án nên lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 Tổng... tình trạng nhập siêu, trong các tháng cuối năm cần chú trọng thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với khu vực trong nước Tình hình cấp GCNĐT: Theo các báo cáo nhận được, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 11,4 tỷ USD, giảm 13,1% về số dự án và tăng 37,3% về số vốn so với cùng kỳ 20 09 Trong 9 tháng đầu năm 2010, có 153 dự án đăng ký đăng... các nhà tài trợ đạt 22 09 triệu USD, bao gồm vốn vay đạt 2108 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD Giải ngân vốn ODA chín tháng ước tính đạt 192 0 triệu USD, bằng 79% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 20 09 1.6 Lãi suất Với tư cách là giá của tiền, những biến động lãi suất sẽ chính là những dấu hiệu phản ánh rõ nét trạng thái cung câu vồn trong nền kinh tế Sau giai 13 đoạn hỗ... khác đối với kinh tế vĩ mô trong các tháng cuối năm là áp lực về tỷ giá Nếu dự báo của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư là chính xác, khả năng cán cân tổng thể của Việt Nam trong năm 2010 sẽ thâm hụt khoảng 4 tỷ USD, tạo rất nhiều sức ép đối với dự trữ ngoại hối Từ những dự báo về triển vọng phát triển kinh tế cũng như những yếu tố tác động tới chiều hướng biến động của TTCK Việt Nam vào những tháng cuối năm, chúng . tăng trưởng 9 tháng năm 9 tháng năm 20 09 9 tháng năm 2010 Tổng số 4.62 6.52 6.52 Nông, lâm nghiệp thủy sản 1.58 2. 89 0. 49 Công nghiệp & xây dựng 4.64 7. 29 3.02 Dịch vụ 5 .90 7.24 3.01 Nguồn:. 4 năm 2010 23 Danh mục tài liệu tham khảo 25 Danh sách sinh viên thực hiện 26 Nội dung 1. Phân tích nền kinh tế 9 tháng năm 2010 1.1. Tổng quan Tại phiên họp thường kỳ của chính phủ tháng 9 năm. Tiểu luận: Tài chính công Đề tài: Phân tích nền kinh tế 9 tháng năm 2010 MỤC LỤC 2. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010 18 2.1. Chứng khoán Việt Nam đi ngang