1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ Xã, phường về công tác khoa giáo cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

77 603 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Trong từng nhiệm kỳ, từng năm, Đảng ta có những Nghị quyết, chỉ thị về công tác khoa giáo để chỉ đạo, lãnh đạo về công tác khoa giáo với các nội dung chính là: Cấp ủy đảng lãnh đạo công

Trang 1

NHỮNG GIẢI PHAP CO’ BAN NHAM NANG

CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CUA DANG BO XA,

PHƯỜNG VẺ CÔNG TÁC KHOA GIÁO CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG

Ban Chủ nhiệm đề tài: CN Bài Công Minh

CN Nguyên Minh Khâm

Trang 2

Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị da đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành đề tài "Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ xã, phường vệ công tác khoa giáo cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Năng"

Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên

gia, các động chí cán bộ Tuyên giáo các cấp đã tham gia

dự hội thảo góp ý kiến để giúp chúng tôi hoàn chỉnh đề tài

khoa học này

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2004

BAN CHU NHIEM DE TAI

Trang 3

I.CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa

2.CSSKND : Chăm sóc sức khỏe nhân dân 3.DS-GĐ-TE : Dân số - Gia đình và Trẻ em 4.GD-DT : Giáo dục - Dao tao

Trang 4

; ; Trang

Chương I: Công tác khoa giáo xã, phường, 12 những vân đê lý luận và thực tiên

Chương IỊ: Thực trạng Đảng bộ xã, phường ¡9

lãnh đạo công tác khoa giáo cơ sở ở thành phô

Trang 5

Đảng bộ xã, phường vê công tác khoa giáo cơ sở trên địa bàn thành phô Đà Nẵng

Cơ quan quan ly dé tai:

SO KHOA HOC - CONG NGHE THANH PHO DA NANG

Cơ quan chủ trì:

BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG

Ban Chủ nhiệm đề tài:

Họ và tên: 1 Cử nhân : Bùi Công Minh

2 Cử nhân: Nguyễn Minh Khâm

Trang 6

1 Tinh cấp thiết của dé tài:

Các lĩnh vực công tác khoa giáo có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều này đã được Đảng ta khẳng định trong nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác khoa giáo từ trước tới nay, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới Đại hội Đảng lần thứ IX đã đưa vào chương trình nghị sự nhiều vấn đề quan trọng định hướng cho sự phát triển đất nước những năm đầu của thế

kỷ XXI trong đó có nội dung của công tác khoa giáo, khẳng định vai trò của các lĩnh vực khoa giáo như những đòn bẩy chủ lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong bối cảnh toàn cầu hóa của nên kinh tế thế giới đang ngày càng tác động sâu vào nên kinh tế nước ta nói chung và thành phô Đà Nẵng nói riêng, mỗi cấp, mỗi ngành trong hoạt động khoa giáo cân phải hoạch định một chiên lược phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng việc thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để thực hiện được van dé đó, hiện

nay công tác khoa giáo ở cơ sở xã, phường là một trong những nội

dung được đặc biệt quan tâm Tại Hội nghị Khoa giáo toàn quốc năm

2003, GS Đỗ Nguyên Phương, UVTW Đảng, Trưởng ban Khoa giáo

Trung ương đã khẳng định: “Nhiệm vụ chính trong lĩnh vực khoa giáo là hướng về cơ sở”

Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác khoa giáo, nên trong nhiều năm qua Thành ủy Đà Nẵng đã quan tâm lãnh đạo công tác này, đặc biệt từ khi Thường vụ Thành ủy ban hành Quyết định số 181-QĐ/TU quy định môi quan hệ trách nhiệm công tác khoa giáo giữa các cấp ủy đáng cũng như các ngành, hoạt động khoa giáo đã có nhiều khởi sắc Chất lượng công tác khoa giáo, nên nếp công tác, chế

độ giao ban, công tác tham mưu, phối hợp chỉ đạo, kiểm tra có nhiều chuyên biến tốt

Tuy nhiên so với yêu cầu trong tình hình mới, công tác khoa

giáo ở vân còn nhiêu hạn chê Đó là tham mưu chưa toàn diện, chưa

có những giải pháp đột phá đê giải quyết các vân đê bức xúc trong

Trang 7

của Ban Khoa giáo Trung ương là hướng về cơ sở, nhưng đội ngũ cán bộ lại yếu và thiếu nên năng lực tham mưu và tô chức thực hiện

còn nhiều hạn chế

Trong từng nhiệm kỳ, từng năm, Đảng ta có những Nghị quyết, chỉ thị về công tác khoa giáo để chỉ đạo, lãnh đạo về công tác khoa giáo với các nội dung chính là: Cấp ủy đảng lãnh đạo công tác

chuyên môn (bao gôm các mặt: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và

Công nghệ, Chăm sóc sức khỏe nhân dân; Dân số - Gia đình và Trẻ

em, Thê dục- Thể Thao, công tác trí thức ở cơ Sở) Cấp ủy đảng lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ, công tác quân chúng, công tác xây dựng Đảng trong khối khoa giáo Nhưng hiện nay các Đảng bộ xã, phường còn lúng túng trong việc xác định nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo, quy trình lãnh đạo, về công tác khoa giáo

cơ sở nên hiệu quả chưa cao

Đẻ các Nghị quyết của Đảng về lĩnh vực khoa giáo đi nhanh vào cuộc sông ở cơ sở hơn nữa, dé hoạt động khoa giáo xã, phường ngày càng phát huy vai trò động lực thúc đây sự phát triển kinh tế- xã hội ở cơ sở, đề tài khoa học này nhằm giúp các Đảng bộ xã, phường nâng cao năng lực lãnh đạo công tác khoa giáo ở cơ sở góp phần thúc đây nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phô Da Nẵng

chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư" Để

thực hiện được các nội dung ây, hệ thống chính trị ở cơ sở đóng vai

Trang 8

dung quan trọng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, trong thời gian gần đây, Ban Khoa giáo Trung ương chủ trương đây mạnh công tác khoa giáo cơ sở Vì vậy, trong các dịp tổng kết năm, Hội nghị giao ban, tập huấn khoa giáo đã có một số báo cáo kinh nghiệm của một số tỉnh, thành Ví dụ: tỉnh Đồng Nai, thành phố Đà Nẵng có Quy chế hoạt động của Ban Tuyên giáo (trong đó có công tác khoa giáo) Ban Khoa giáo Trung ương có Chuyên để về khoa giáo địa phương, một

số ngành có các chuyên đề về công tác chuyên môn của ngành theo tỉnh thần hướng về cơ SỞ Gần đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã

có Chỉ thị 06- CT/TW về củng cô và hoàn thiện mạng lưới y tẾ CƠ SỞ,

từ đó ngành đã có kế hoạch để thực hiện vấn đề này ở CƠ SỞ .Ở thành phố Đà Nẵng gần đây có một số dé tai nghiên cứu về cơ sở xã, phường (Ban Tuyên giáo Thành uỷ có đề tài về nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền ở cơ sở Ban Tổ chức Thành uỷ có đề tài về giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo đảng bộ phường ở Đà Nẵng)

Tuy nhiên, xét về mảng công tác khoa giáo, nhìn chung các nội dung

trên chỉ có tính chất định hướng, gợi mở để chúng ta có điều kiện nghiên cứu các vấn đề khoa giáo cơ sở phù hợp với tình hình của xã, phường, từ đó xây dựng được nội dung, quy trình, phương thức Đảng

bộ xã, phường lãnh đạo công tác khoa giáo cơ sở có hiệu quả hơn Vì vậy cho tới thời điểm này vân chưa có một dé tài nào giải quyết một cách toàn diện, cụ thê về công tác khoa giáo cơ sở xã, phường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Theo các văn bản của Đảng, hiện nay cấp cơ sở có nhiều loại, khảo sát vấn đề này là một nội dung rất rộng lớn, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác khoa giáo ở cơ sở xã, phường, cụ thê là:

- Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu: cấp ủy Đảng xã, phường

lãnh đạo công tác khoa giáo cơ sở (trong đó có khảo sát vai trò tham mưu của Ban Tuyên giáo xã, phường)

Trang 9

nhóm giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo công tác khoa giáo của Đảng bộ xã, phường

4 Mục tiêu đề tài:

Nội dung của đề tài sẽ giúp các Đảng bộ xã, phường xác định nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo và quy trình lãnh đạo về các lĩnh vực trong công tác khoa giáo cơ sở Từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ xã, phường đối với công tác khoa giáo Co SỞ, nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đáng về công tác khoa giáo

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện dé tài này được sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Để khăng định tầm quan

trọng của công tác khoa giáo xã, phường, từ đó có cơ sở đê xây dựng

hệ thông các giải pháp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điểu tra, thống kê và

phương pháp chuyên gia: để xây dựng các nhóm giải pháp cụ thể và hình thành nội dung, quy trình và phương thức lãnh đạo và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về các lĩnh vực công tác khoa giáo ở

xã, phường, bao gôm các nội dung: Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác chuyên môn (lãnh đạo công tác Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo công tác Khoa học - Công nghệ; lãnh đạo công tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân; lãnh đạo công tác Dân s6- Gia đình và Trẻ em; lãnh đạo công tác Thể dục- Thể thao) Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác Tổ chức cán bộ trong khối khoa giáo Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác quần chúng trong khối khoa giáo Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng trong khôi khoa giáo

- Phương pháp Hội thảo tọa đàm, tổng kết .

Trang 10

6 Đóng góp của đề tài:

Cung cấp thực trạng Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác

khoa giáo cơ sở, trên cơ sở đó đề ra các nhóm giải pháp nhằm nâng

cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ xã, phường về công tác khoa giáo

cơ sở, từ đó giúp Thành ủy và Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo các câp các quận, huyện ủy, Đáng ủy xã, phường tiếp tục lãnh đạo tốt hơn công tác khoa giáo cơ sở

Sản phẩm của dé tai gồm:

- Báo cáo tong hop két quả nghiên cứu

- Ký yếu các chuyên để và báo cáo khoa học

- Bảng phân tích số liệu điều tra xã hội học

7, Khả năng ứng dụng:

Kết quả rút ra từ nội đung để tài có thê ứng dụng vào các lĩnh

vực công tác sau:

- Làm tài liệu phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác khoa

giáo cho các câp ủy đảng

- Làm tài liệu phục vụ lãnh đạo ngành Tuyên giáo các cấp tại

thành phê Đà Năng

- Giúp các cấp ủy Đảng xã, phường năm được nghiệp vụ công tác khoa giáo cơ sở Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác khoa

£140 co sé

- Tao méi quan hé trach nhiệm công tác về lĩnh vực khoa giáo

giữa các câp lãnh đạo trong hệ thông chính trị từ thành phô đên quận,

huyện và xã, phường

8 Các tô chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tai:

- Ban Khoa giáo Trung ương

- Một số Ban Tuyên giáo quận, huyện và xã, phường

- Một sô lãnh đạo, chuyên viên Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Trang 11

9 Kết cấu của đề tài:

Đề tài gồm có các phân chính sau đây:

- Phần kết luận.

Trang 12

CHUONG I

CONG TAC KHOA GIAO G XA, PHUONG,

NHUNG VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN

1 Những vấn đề chung về công tác khoa giáo:

Trước đây khi nói đến công tác khoa giáo, nhiều người hiểu đó

là thuộc lĩnh vực khoa học và giáo dục (Khoa học bao gôm: khoa học

tự nhiên, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn Giáo dục bao gồm: giáo dục mâm non, phé théng, day nghé, trung học chuyên nghiệp, cao đăng và đại học, sau đại học) Mười năm trở lại đây trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt theo Quyết định số 37- QĐÐ/TW về chức năng nhiệm vụ, tô chức bộ máy của Ban Khoa giáo Trung ương công tác khoa giáo bao gồm 7 lĩnh vực, đó là: Khoa học - công nghệ, Giáo dục- Đào tạo; Chăm sóc sức khỏe nhân dân; Dân số - Gia đình

và Trẻ em; Thể dục thể thao; Công tác trí thức khoa học; Công tác đào tạo, bôi dưỡng nhân tải

Từ những nội dung trên, Đảng ta khăng định bản chất của công tác khoa giáo là chăm lo nhân tô con người, đào tạo, bôi dưỡng

nguồn nhân lực đủ nắm bắt, đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vảo sản xuất đề tăng trưởng kinh tế; nhằm thực hiện mục tiêu :

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”

2 Một số quan điểm, tư tướng của Đáng về công tác khoa

giáo:

Công tác khoa giáo luôn đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược, nhưng cũng đòi hỏi những van dé cu thể, kiên định, kiên trì, bền bi hàng ngày, vì vậy muôn thực hiện thành công chúng ta phải luôn bám sát các quan điểm, tư tưởng của Đảng về công tác khoa giáo, đó là :

- Đảng lãnh đạo toàn diện về công tác khoa giáo :

Chưa bao giờ Đảng ta coi trọng công tác khoa giáo như hiện nay Trong các văn kiện của Đảng đều nêu rõ: các cấp ủy đảng phải lãnh đạo các mặt: công tác chuyên môn, công tác chính trị tư tưởng:

Trang 13

công tác tổ chức cán bộ; công tác xây dựng Đảng, công tác quan chúng trong các ngành thuộc khối khoa giáo, nhằm làm cho các tư tưởng, quan điểm: “Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quôc sách hàng đầu” Đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục

và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Dân số- gia đình và Trẻ em, Thể dục, thể thao là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển” Những vấn đề đó được thực hiện ở từng gia đình, từng cơ sở

xã, phường, trong từng địa phương cũng như trên phạm vi cả nước Nhưng công tác khoa giáo lại rât rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học, mà các ngành này lại đang phát triên mạnh mẽ, các thành tựu ấy đang tác động ngày càng sâu sắc tới mọi lĩnh vực hoạt động của đời sông và xã hội Các cập ủy cần lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực công tác khoa giáo, để công tác này đạt chất lượng và hiệu quả ngày cảng cao

- Phát triển nhanh chóng và vững chắc các lĩnh vực khoa giáo với cách làm có trọng điểm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa

xã hội trên từng vùng, từng địa bản, cũng như trên cả nước

Từ nhận thức trên, nên trong bắt kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải chăm lo cho con người, phải phát triên sự nghiệp giáo dục,

y tế, thê dục, thê thao, phải đưa nhanh các tiên bộ kỹ thuật vào sản xuất, làm tốt công tác dân số, gia đình và trẻ em để chúng ta tiến

nhanh, hội nhập được với các nước trong khu vực vả các nước trên

thê giới

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác khoa giáo phải tìm hướng đi, cách làm mới, phải | khắc phục tư tưởng bình quân, cao bang, tap trung đầu tư có trọng điểm, phải xác định được một sô lĩnh vực khoa học- công nghệ trọng điểm Phải có một hệ thống trường trọng điểm, các trung tâm y tế, các trung tâm thé duc, thé thao chat lượng cao ngang tâm quốc gia và quốc tế ở các vùng, các địa bàn trên cả nước Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác khoa giáo phải quan tâm thực hiện chính sách xã hội tới từng con người,

từng đôi tượng, trên mọi vùng, mọi địa bàn trên từng lĩnh vực khoa

giáo

Trang 14

- Đa dạng hóa các loại hình dé phat triển các mặt công tác khoa giáo nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của xã hội

Trong thực tiễn, kinh tế - xã hội ở các địa phương thường phát triển không đều Các thành phần kinh tế phát triển cũng đòi hỏi các nhu câu đa dạng Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc học tập, chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, dan so, gia đình và trẻ em với mỗi gia đình, với mỗi người, có yêu cầu khác nhau Do đó can khắc phục tư tưởng đồng nhất nhằm từng bước thích hợp với yêu cầu, điều kiện, nguyện vọng của mỗi đôi tượng, mỗi vùng, mỗi địa bản

Việc đa dạng hóa các loại hình sẽ làm cho các hoạt động khoa giáo phong phú, linh hoạt, tạo điều kiện cho sự phát triển Tuy nhiên điều mà các cấp ủy đảng cần chú ý lãnh đạo, chỉ đạo là bên cạnh việc

đa dạng hóa các hoạt động khoa giáo cần phái thực hiện đúng quy chế, quy định của luật pháp để không ảnh hưởng đến chất lượng của công tác khoa giáo

- Xã hội hóa công tác khoa giáo và tạo điều kiện cho các mặt

công tác khoa giáo phát triên

Nội dung các lĩnh vực khoa giáo thường liên quan đến con người, vì vậy các hoạt động khoa giáo phải theo hướng “vì con người” Nhưng mặt khác, phải nâng cao nhận thức cho toàn dân, toàn

xã hội, để mọi người thấy được kết quả từng mặt công tác khoa giáo phải “do con người”, do mỗi người dân, mỗi gia đình trong cộng đồng xã hội mang lại Từ phương châm này, việc chăm lo công tác khoa giáo phải do gia đình, xã, phường cùng chịu trách nhiệm với

sự quản lý của Nhà nước Vì vậy đầu tư cho các mặt công tác khoa giáo phải được huy động từ nhiều nguôn trong cộng đồng xã hội, kể

Trang 15

quá trình lãnh dao, chỉ đạo các mặt công tác khoa giáo, cấp ủy địa phương cần thường xuyên chăm lo đội ngũ cán bộ công nhân viên của từng ngành Đặc biệt là việc đào tạo, bôi đưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, tài năng cho các ngành nói chung và các ngành trong khối khoa giáo nói riêng, trong đó cân chú trong cả 3 loại cán bộ, đó là : cán bộ

khoa học tự nhiên, cán bộ khoa học công nghệ và cán bộ khoa học xã hội nhân văn

- Tăng cường đầu tư toàn điện cho các ngành thuộc khối khoa

giáo

Trong nhiều năm qua, việc đầu tư cho các ngành thuộc khối

khoa giáo đã được tăng cường Tuy nhiên trước tình hình mới hiện

nay việc đầu tư cần phải tiếp tục chú ý hơn nữa Đặc biệt cần đầu tư

về các lĩnh vực: tài chính, cơ sở vật chât, kỹ thuật, cán bộ, công tác xây dựng Đảng đối với các ngành thuộc khối khoa giáo

Công tác khoa giáo ở địa bàn xã, phường:

Xã, phường là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú và sinh sống, là nơi diễn ra cuộc sông hiện thực của nhân dân Ở, đó thê hiện tất cả tính đa dạng của hoạt động sản xuất vật chất và sáng tạo văn hóa tỉnh thần của người dân Hàng ngày người dân sống và làm việc, tham gia quản lý, tự quản Xã, phường cũng là nơi tiêp nhận, triển khai đường lối, nghị quyết, chủ trương, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta nói chung và công tác khoa giáo nói riêng đến tận từng người dân và mỗi gia đình; do đó, khối lượng, nội dung công tác này rất lớn

Hướng về cơ sở đang là phương châm cơ bản trong hoạt đông

của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng,

trong đó có lĩnh vực công tác khoa giáo Công tác khoa giáo ở xã, phường phải tập trung vào các nội dung chính, đó là:

- Công tác khoa giáo xã, phường chăm lo xây dựng con Người

và phát triển nguồn nhân lực, là khâu đột phá và nhân tô quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 16

- Công tác khoa giáo ở xã, phường nhằm phát huy nguồn lực con người là yêu tố cơ bản dé phát triển xã hội

Hiện nay trong ba loại vốn: vốn tự nhiên (đất đai, hằm mỏ, tai nguyên ), von co so vat chat (may moc, trang thiét bị kỹ thuật ) vôn người, thì vốn người ngày cảng tăng và có tính quyết định Thực

tế cho thấy nhiều nước trên thế giới những năm đầu thế ký XX lao động cơ bắp chiếm 9/10 giá trị; cuối thế ký XX tỉ lệ đó còn 2/10 (và

số lượng sản phẩm tăng 50 lần so với đầu thé ký Trong kinh tế tri thức, tỉ trọng tri thức công nghệ cao chiếm 60%-7 0%), vi vay dau tu vào con người là đầu tư phát triển, làm cho vốn người ngày càng đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ cơ sở Vai trò của Đảng bộ xã, phường trong vấn đề này có tính chất lãnh đạo trực tiếp, nên vừa có nhiệm vụ cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa có tính sáng tạo trong hoạt động thực tiến phủ hợp với tình hình của từng địa phương

- Công tác khoa giáo ở xã, phường liên quan đến từng gia đình Gia đình là tế bào xã hội, cung câp cho xã hội lực lượng lao động Gia đình tồn tại, phát triển trên cơ sở dựa vào cộng đồng, cùng cộng đồng giải quyết các nhu cầu nhiều mặt của cuộc sông Vì vậy, công tác khoa giáo ở xã, phường có tính chất nền tảng trong sự nghiệp phát triển con người

3 Tầm quan trọng của cấp ủy Đảng xã, phường trong việc lãnh đạo các nhiệm vụ khoa giáo ở cơ sở

Như phần trên đã nêu, công tác khoa giáo xã, phường rất rộng lớn, nhưng cũng rat cu thé Vi vậy, vai trò lãnh đạo của đảng bộ cơ sở

là hết sức quan trong Trong hé thống chính trị hiện nay, câp uỷ Đảng

xa, phường là đơn vị trực tiếp gan bó với quần chúng, hàng ngày tiếp xúc với nhân dân, tìm hiểu, nắm bắt nguyện vọng của nhân dân, trên

cơ sở đó mà vận dụng sáng tạo những đường lỗi chủ trương của Đảng vào việc lãnh đạo nhăm nâng cao không ngừng đời sống vật

chất, tỉnh thần của nhân dân

Chức năng của tổ chức cơ sở đảng, mà cụ thê ở đây là cấp uỷ

Đảng xã, phường là lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị và hoạt

Trang 17

động ở cơ sở theo đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Có thể nói không có lĩnh vực nào trong đời sông xã hội trên địa bàn dân cư mà không có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cập uỷ đảng Như vậy, công tác khoa giáo xã, phường cũng là một trọng tâm lãnh đạo của cập uỷ đảng cơ sở Do đó, vai trò của cap uy

xã, phường đôi với công tác khoa giáo cũng hết sức quan trọng

Theo Nghị quyết Trung ương Š (khóa 1X) thì cơ sở bao gồm phường, xã và thị trần Ở đó có hệ thông chính trị, bao gồm tô chức đảng cơ sở, chính quyền cơ sở, mặt trận và các đoàn thê nhân dân ở

cơ sở Hệ thống chính trị cơ sở có quan hệ trực tiếp, thường xuyên với mọi tầng lớp nhân đân - đối tượng của công tác khoa giáo Ngoài

ra, cơ sở còn được xác định là: bệnh viện, trường học, xí nghiệp, cơ

quan, đơn vị ở những nơi đó có đông đảo đối tượng phục vụ của

công tác khoa giáo Chính các hoạt động vì con người ở những nơi nảy sẽ làm cho cán bộ, nhân viên, người dân thây được trên thực tế Đảng và Nhà nước ta thi hành các chính sách xã hội vì con người ra sao, từ đó mà hình thành và củng cố lòng tin vào CNXH Cơ sở là

nơi trực tiếp thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, các chỉ tiêu kế hoạch

về các lĩnh vực khoa giáo, do đó là nơi quyết định chất lượng và hiệu quả công tác khoa giáo

Công tác khoa giáo cơ sở - mặc dù quy mô, phạm vi có nhỏ hẹp hơn so với cấp tỉnh, thành, quận, huyện - nhưng vẫn là hoạt động mang tính đa ngành, đa lĩnh vực Hiện nay có tình trạng một sô cập

uỷ và một số đảng viên vẫn còn nhận thức chưa day đủ về tính chat

đa dạng, phong phú của công tác khoa giáo cơ sở ngay cả từ tên gọi cho đên vai trò, ý nghĩa của lĩnh vực này Do đó trong sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác khoa giáo thường chỉ chú trọng đến mặt hoạt động chuyên ngành, chuyên nghiệp thuộc chức năng của Nhà nước; phân nhiệm vụ khoa giáo nói chung thuộc trách nhiệm của cấp uỷ, tô chức đảng chưa chú ý đúng mức

Chính do tính chất đa ngành, đa lĩnh vực như đã nêu ở trên nên

nhiệm vụ lãnh đạo lĩnh vực công tác khoa giáo của cấp uỷ cơ sở hết suc quan trong và nặng nề, và theo đó, hiệu quả của nó có tác động rất lớn đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đến việc nâng cao đời sông con người Khi chúng ta xác định con người vừa là

Trang 18

mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, thì nhiệm vụ công tác khoa giáo có liên quan đến việc có đạt được mục tiêu nâng cao đời sống tỉnh thân, trí tuệ, vật chất, đến sự phát triển toàn điện, hài hòa

của con người hay không; và từ đó, con người có thực sự trở hành động lực của sự phát triển xã hội hay không Mặc dù chúng ta chỉ

nghiên cứu công tác khoa giáo cơ sở, nhưng ngay ở địa bàn này thì công tác khoa giáo cũng góp phần quan trọng vào quá trình nâng cao đân trí, đào tạo nhân lực, bôi dưỡng nhân tài; bôi dưỡng và nâng cao

thể chất của nhân dân ở cơ sở Ở thành phô Đà Nẵng chúng ta, việc

thực hiện mục tiêu "5 không" đang trở thành một phong trào rộng lớn, thì ở đó có 4 nội dung đã liên quan đến lĩnh vực khoa giáo Trong tiêu chí để xếp loại về chỉ số phát triển con người (HDI) thì ngoài tiêu chí GDP, còn 2 tiêu chí kia thuộc vào nhiệm vụ của công tác khoa giáo

Như đã nêu trên, cấp uỷ cơ sở lãnh đạo công tác khoa giáo 6 tat

cả các mặt: chuyên môn, chính trị, tư tưởng, tô chức cán bộ, xây dụng Đảng, vận động quan chung, tir do, nhằm xử lý ba vấn đề lớn

"rất quan trọng: một la, van đề nhân tố con người trong tiến bộ

kinh tế, trong phát triên; hai là, vẫn đề liên quan đến chính trị trong nghiên cứu lý luận; ba là, tập hợp, nắm vững lực lượng trí thức khoa học" Do đó đối với công tác khoa giáo cấp xã, phường ở thành phố

Đà Nẵng Đảng bộ cơ sở cần tập trung lãnh đạo 5 mặt sau đây: lãnh đạo công tác chuyên môn; lãnh đạo công tác công tác chính trị tư tưởng, lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ; lãnh đạo công tác vận động quân chúng: lãnh đạo công tác xây dựng Đảng trong khối khoa giáo

Công tác khoa giáo trên địa bàn xã, phường rất phong phú và

đa dạng Vai trò của cấp uỷ đảng cơ sở đối với lãnh đạo công tác khoa giáo rất quan trọng, toàn điện và nặng nề, đòi hỏi không chỉ tâm huyết, nhiệt tình mà còn có phương pháp đúng, không chỉ có năng lực lãnh đạo quản lý mà đòi hỏi phải hiểu biết về chuyên môn, không chỉ nguyên tắc mà đòi hỏi phải có sự vận dụng linh hoạt Làm tốt công tác khoa giáo xã, phường là góp phần thực hiện sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phô Đà Nẵng.

Trang 19

CHUONG II

THUC TRANG DANG BO XA , PHUONG LANH DAO

CONG TAC KHOA GIAO CG SG O THANH PHO DA NANG

Hiện nay ở thành phố Đà Nẵng có 47 đảng ủy xã, phường (trong đó có 14 xã và 33 phường) Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường trong thời gian qua thành phó đã chú ý tập trung đào tạo Tính từ năm 1997 đến nay đã có gần 700 người được đào tạo ở những loại trường, lớp khác nhau, nhăm nâng cao trình độ văn hóa,

chính trị, pháp luật, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, vi tính Đặc biệt

hàng năm, Ban Tuyên giáo Thành ủy có tổ chức các lớp bồi dưỡng công tác Đảng cho câp ủy cơ sở nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, bồi dưỡng nghiệp vụ vê tô chức, quản ly và sinh hoạt đảng cho các tổ chức cơ sở đảng Nội dung bồi dưỡng tập trung vào

việc hướng dẫn các đảng bộ, chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó có nhiệm vụ lãnh đạo công tác khoa giáo Qua khảo

sát 200 phiêu (vào thời điểm tháng 9/2003), đối tượng khảo sát là cán

bộ chủ chốt và cán bộ Tuyên giáo xã, phường cho thây:

_ Về xác đỉnh nội dung lãnh đạo công tác khoa giáo ở xã,

phường:

Đa số (79,4%) cán bộ Tuyên giáo và cán bộ chủ chốt xã, phường đã nhận thức khá đây đủ về những nội dung cơ bản của công tác khoa giáo cơ sở Đó là đảng bộ lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác chuyên môn, công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng trong khối khoa giáo, vì vậy, trong quá trình chỉ đạo và thực hiện đã đạt được kết quả tương đối toàn diện Đặc biệt từ tháng 6 năm 2000 Thường vu Thanh uy ban hanh Quy ché công tác khoa giáo, đến nay công tác khoa giáo xã, phường đã có nhiều tiến

bộ Từ đó Ban Tuyên giáo các quận, huyện đã tham mưu cho quận, huyện uỷ ban hành quy chế công tác tuyên giáo (trong đó có quy chế công tác khoa giáo) Do đó đại đa số các đáng bộ xã, phường đã làm

tốt vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác

khoa giáo cơ sở; nên các lĩnh vực khoa giáo đều có khởi sắc Công

tác tư tưởng, công tác tô chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng các

Trang 20

ngành trong khối khoa giáo ở cơ sở được chú ý đúng mức Vì vậy, các lĩnh vực công tác khoa giáo đều đạt được nhiều thành tựu quan trọng Tuy nhiên, trong 5 nội dung cơ bản lãnh đạo công tác khoa giáo cơ sở thì không phải nơi nào cũng đầu tư đúng mức Sau đây xin tóm tắt những kết quả điều tra:

1 Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác tư tướng và công tác quần chúng các ngành trong khối khoa giáo ở cơ sở

* Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác tư tưởng:

Trong đối tượng điều tra là cán bộ chủ chốt xã, phường và cán

bộ Tuyên giáo xã, phường có ý kiến xem vấn đề lãnh đạo tư tưởng là được chú trọng nhất Vì vậy, những năm qua đa số các cập uỷ đâng

xã, phường đã thể hiện được vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo trực tiếp, toàn điện về công tác tư tưởng ở cơ sở, vì vậy đã thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng các cập, cũng như nhiệm

vụ chính trị của địa phương Các cấp uỷ đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị cơ sở xã, phường phối hợp làm tốt công tác tư tưởng trong nhân dân nói chung và cán bộ công chức khối khoa giáo nói riêng Vì

vậy, tính tích cực chính trị của đại đa số nhân dân nói chung và khối

khoa giáo nói riêng được nâng lên, tình hình tư tưởng ở cơ sở nhìn

chung vẫn cơ bản ôn định, dòng thuận là chính, đại đa số nhân dân

ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước (nhất là những chuyển biến về các lĩnh vực khoa giáo như mức

sống được nâng lên, giao thông, đi lại, việc làm, khám chữa bệnh, học tập nâng cao trình độ dân trí từng bước được cái thiện) Tuy

nhiên, bên cạnh đó, trong việc lãnh đạo công tác tư tưởng ở cơ sở xã,

phường vẫn còn không ít nhược điểm Đó là:

Có những cấp uỷ chưa thực hiện đây đủ vai trò hạt nhân trong

công tác tư tưởng Công việc này thường được giao cho Ban Tuyên giáo xã, phường (mà thực chất chỉ là một số người kiêm nhiệm) nên hiệu quả chưa cao Có một số nơi chưa có quy chế (hoặc có chỉ là

hình thức) làm việc giữa bí thư cấp uỷ với những người phụ trách các

cơ quan chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, nên khi có vẫn đề nây

sinh về tư tưởng trong dân thì không phối hợp giải quyết kịp thời, đặc

biệt là khi có vấn đề "nóng" về tư tưởng ở cơ sở thì hiệu quả phối

Trang 21

hợp để giải quyết thấp Bên cạnh đó một số đảng viên ở cơ sở do

không được sinh hoạt thường xuyên, không nắm đây đủ thông tin liên

quan đến các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước

nên có khi có những ý kiến không thuận, từ đó nhân dân có sự phân tâm, đặc biệt là những trí thức nhạy cảm của cán bộ, công nhân, viên

chức trong khối khoa giáo

Bên cạnh đại đa số cán bộ công chức trong khối khoa giáo ở cơ

sở có ý thức chính trị đúng đắn thì cũng còn một bộ phận xem nhẹ việc học tập, thảo luận các nghị quyết của Đảng Bộ phận này thường coi trọng công tác chuyên môn (hay còn gọi là chuyên môn đơn thuần) mà "nhạt" vẻ chính trị Một bộ phận trí thức về hưu hiện nay sông và sinh hoạt tại xã, phường chưa được phát huy làm nòng cốt về

chính trị ở cơ sở nên chưa tạo được sức mạnh toàn diện, thống nhất

theo yêu cầu của tình hình mới

* Về công tác quân chúng: Đảng uỷ xã, phường đã có nhiều cố găng trong việc xây dựng và củng cô các đoàn thể trong khối khoa giáo , vì vậy các đoàn thê quần chúng đã từng bước đổi mới nội dung

và phương thức hoạt động, củng cô xây dựng tổ, hội trên địa bàn dân

cư, đa dạng hóa các loại hình tập hợp quân chúng nên thu hút ngày

cảng nhiều hội viên tham gia vào tô chức Ngoài các tổ chức chính

trị, các đoàn thể theo ngành thuộc khối khoa giáo cơ sở, còn có loại hình tập hợp quần chúng theo các mô hình tổ, nhóm, câu lạc bộ, theo nghề nghiệp, sở thích, lứa tuổi, địa bàn dân cư Do vậy, nhìn chung lực lượng quân chúng trong khối khoa giáo tin tưởng và thực hiện tốt đường lối đối mới của Đảng

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có những đoàn thể còn lúng túng trong nội dung hoạt động, chưa chú trọng đúng mức việc bồi dưỡng và

nâng cao nhận thức, ý thức chính trị Đoàn Thanh niên là tổ chức

quan trọng ở xã, phường, nhưng có tới 64,3% thanh niên trên địa bàn dân cư chưa hứng thú sinh hoạt Đoàn, Hội Lực lượng quần chúng là trí thức thuộc các ngành trong khối khoa giáo ít gắn bó với thôn, tổ dân phó, mà chủ yêu sinh hoạt theo ngành, cơ quan, đơn vị Do đó, một bộ phận quần chúng trong khối này ít hiểu biết tình hình kinh tế-

xã hội của địa phương, thậm chí có một bộ phận còn thờ ơ với các

Trang 22

hoạt động chính trị -xã hội nơi mình đang cư trú Mối quan hệ với dân lỏng lẻo, nên chưa phát huy được sức mạnh đoàn kết ở cơ sở

2 Thực trạng đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác tô chức cán bộ và công tác xây dựng Đẳng

- Vẻ đội ngũ cán bộ Tuyên giáo xã, phường: Đây là lực lượng

chính trực tiếp tô chức phối hợp, tham mưu cho cấp uỷ lãnh đạo công tác khoa giáo ở cơ sở xã, phường Sau khi có Thông báo số 45-

TB/TU ngày 24/3/2003 của Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng, các đảng ủy xã, phường đã khẩn trương bố trí cán bộ chuyên trách Tuyên

giáo (trong đó có khoa giáo) Cụ thể như sau:

về tổ chức bộ máy: Đến nay (4/2004) các đảng uỷ xã, phường

đã có quyết định thành lập Ban Tuyền giáo xã, phường (47/47) Tổng

số 204 cán bộ, độ tuổi từ 47- 60 chiém 46,6%, tir 18-30 chiém 14 57%,

số còn lại tu 31 đến 46 tudi Trình độ chuyên môn có 41,1 đại học,

cao đăng, số còn lại là trung cấp và sơ cấp Trình độ lý luận: cao cấp chính trị 20,6%, trung câp chính trị 60,3%, số còn lại là sơ cấp Tỷ lệ đảng viên 98,52% Trong đó Trưởng ban chuyên trách có 7 đồng chí được hưởng phụ cấp 470000đ/tháng Số còn lại là Trưởng ban kiêm nhiệm, hưởng phụ cập 70.000đ/tháng, có 33 đồng chí cán bộ chuyên trách hưởng phụ cập 400.000đ/tháng Đây là bước có gắng mới trong

việc xây dựng tô chức bộ máy cũng như công tác cán bộ của ngành ở

cấp cơ sở xã, phường

- Về mặt mạnh: đa số nhiệt tỉnh với công việc, vững vàng về chính trị, nhiều đồng chí đã trải qua thực tiễn công tác Tuyên giáo nên có nghiệp vụ Nội dung và phương pháp tiến hành công tác Tuyên giáo ở cơ sở là nám tình hình tư tưởng qua giao ban hàng

tháng Tham mưu cấp ủy chỉ đạo và trực tiếp phối hợp với các chỉ bộ

trực thuộc các ngành trong khối khoa giáo học tập nghiên cứu các nghị quyết của Đảng trong cán bộ, đảng viên và đoàn viên Tham mưu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác khoa giáo ở cơ sở

- Về mặt yếu: Đa số cán bộ làm công tác tuyên giáo các xã, phường chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên

giáo Vì vậy, thường lúng túng trong công việc Điều này thể hiện

Trang 23

qua phiếu điều tra: có 90,7% trả lời là chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ; 74% cho rằng trình độ khả năng chưa đáp ứng Một số Trưởng

ban Tuyên giáo xã, phường tuổi đời cao (7 đồng chí trưởng ban

chuyên trách đều là cán bộ hưu trí), sức khoẻ hạn chế Vì vậy, việc

đầu tư suy nghĩ cho công tác chuyên môn còn hạn chế Số cán bộ là

cán bộ chuyên trách thì nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm (đa số có

trình độ trung, cấp chính trị, chưa được boi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ) Vì vậy cân tiếp tục bổ sung về số lượng và tăng cường đào tạo bồi dưỡng gấp mới đáp ứng được công tác tuyên giáo nói chung và

công tác khoa giáo nói riêng ở cấp xã, phường hiện nay

- Về đội ngũ cán bộ các ngành trong khối khoa giáo ở cơ sở xã, phường

Ở cấp xã, phường hiện nay đội ngũ cán bộ các ngành trong khối khoa giáo có các loại hình: cán bộ quản lý và cán bộ chuyên

môn (bao gồm hiệu trưởng các trường học và giáo viên, viên chức; trạm trưởng trạm y tế, dan sé-gia đình và trẻ em, thé duc-thé thao ) ,

đa số là được ngành dọc quản lý (có biên chế, quỹ lương, có bồi

dưỡng chuyên môn định kỳ), một sô hưởng từ ngân sách địa phương Qua khảo sát cho thấy: Đội ngũ cán bộ các ngành trong khối khoa

giáo ở cơ sở cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ, chuyên môn ở cơ sở,

đặc biệt là lĩnh vực Gido duc-Dao tao; Y tế, DS-GĐ-TE Đây là đội ngũ cán bộ sẽ phối hợp với Ban Tuyên giáo xã, phường tham mưu

cho Đảng ủy xã, phường thực hiện công tác khoa giáo cơ sở Tuy nhiên, cần chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên môn, lý luận, chính trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thê ở cơ

sở (Phần này sẽ đề cập sâu trong phần 3 -Thực trạng Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác chuyên môn)

- Về công tác xây dựng Đảng: Từ nhiều năm các cấp uỷ đảng 6

cơ sở xã, phường đã chú trọng công tác phát triển đảng viên mới các

ngành trong khối khoa giáo, cụ thê như sau: Ngành Giáo dục - Đào tạo tỷ lệ đảng viên bình quân là 19% Riêng ngành học tiểu học-mầm

non là 15,7% Ngành DS-GĐ-TE tỷ lệ đảng viên chiếm 38,9%,

ngành Y tế: 18,1%, ngành Thể dục-Thể thao: 34,5%.

Trang 24

Nhận xét: So với 10 năm trước, hiện nay tý lệ đảng viên các ngành trong khối khoa giáo ở cơ sở tỷ lệ đảng viên tăng rất nhiều,

nhưng không đều Có xu hướng càng xuống cấp cơ sở thì việc phát triên đảng viên ở các ngành gặp khó khăn hơn Nguyên nhân chính là

do thủ tục xét kết nạp, sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp ủy đảng, chỉ bộ còn sinh hoạt ghép, đồng thời một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức còn tự ti

3 Thực trạng Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác chuyên môn

Qua khảo sát nắm tình hình cho thấy đa số Đảng bộ xã, phường

đã chú trọng lãnh đạo công tác chuyên môn (gồm Giáo dục -Đảo tạo, Dân số-Gia đình và Trẻ em, Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Thể dục- thé thao và Khoa học-Công nghệ) (80% số phiếu điều tra đối tượng là cán bộ xã, tuyên giáo xã, phường; 62% số phiếu điều tra đối tượng là

cán bộ chủ chốt xã, phường trả lời đã chú trọng lãnh đạo công tác chuyên môn) Vì vậy, các ngành thuộc khối khoa giáo ở xã, phường

đã đạt được nhiều kết quả quan trọng Về giáo dục - đào tạo đã hoàn

thành mục tiêu "không có người mù chữ” trong chương trình "5

không" của thành phố Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ

tuổi và trung học cơ sở

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở được đầu tư và phát triển mạnh, các cơ sở khám chữa bệnh được tăng cường các phương tiện kỹ thuật Mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư nâng cấp, từng bước phần đấu đạt chuẩn quốc gia Do các đảng uy xã, phường tập trung cao độ trong chỉ đạo, lãnh đạo công tác dân sô-gia đình và trẻ em nên đến nay (4/2004) toàn thành phố đã duy trì được mức sinh

thay thế Tý lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 23,6%

Sở đĩ đạt được những kết quả quan trọng đó nguyên nhân chính

là do các cấp uỷ đảng xã, phường đã làm tốt vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường thực hiện các nhiệm

vụ khoa giáo

Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn những hạn chế:

Trang 25

Trước hết là nhận thức: không ít cán bộ Tuyên giáo (18%) và

cán bộ chủ chốt xã, phường (38%) chưa nhận thức đây đủ các lĩnh

vực cụ thể cần tập trung lãnh đạo 24,7% trả lời là chưa chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác khoa giáo 62% cho rằng vì ở xã, phường

có quá nhiều việc nóng bỏng hơn 15,7% chưa xây dựng được quy chế công tác khoa giáo 38% trả lời chưa có kiểm tra tổng kết, đánh giá công tác khoa giáo thường xuyên Từ số liệu điều tra này cho thấy

còn nhiêu hạn chế trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các lĩnh vực chuyên

môn ở cơ sở về công tác khoa giáo xã, phường

Việc khảo sát đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, phường về

các ngành trong hối khoa giáo ở cơ sở được thể hiện cụ thể như sau:

3.1 Thực trạng Đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác giáo

duc- dao tao:

Hầu hết Đảng bộ xã, phường đã coi giáo dục -đào tạo là một trọng điểm trong chỉ đạo phát triên kinh tế- xã hội của mình; từ đó có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng xây dựng Đảng ở các trường

học Nhiều tổ chức đảng trường học trực thuộc Đảng uỷ xã, phường liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ là

hạt nhân lãnh đạo chính trị trong nhà trường Nhiều đảng viên là cán

bộ quản lý giáo dục, giáo viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ, phát huy tác dụng tốt Công tác phát triển đảng viên mới trong

đội ngũ giáo viên các trường học ngày càng được coi trọng (Đặc biệt

là từ khi có Chỉ thị 34-C1/TW (30/5/1998) của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng có tổ chức đảng, đoàn thé quân chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học) Qua

sô liệu điều tra cho thấy: đến nay, tỷ lệ đảng viên ở các trường khối mầm non đạt 14%, tiêu học: 17,5%, trung học cơ sở: 18,9%, phổ thông trung học: 23,8% Bình quân dat 19%, tăng 5,7% so với năm

1998

Các đảng bộ xã, phường đã phối hợp, lãnh đạo thực hiện chương trình chống mù chữ cho những người trong đội tuổi 15-35, hoàn thành phô cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở,

để góp phân đạt mục tiêu "5 không" của thành phố

Trang 26

Công tác xã hội hóa giáo dục cơ bản được quan tâm đúng mức

Có 69% cán bộ chủ chốt xã, phường đã hiểu đúng nội hàm của xã hội

hóa công tác khoa giáo (trong đó có xã hội hóa giáo dục) và tập trung lãnh đạo chỉ đạo Vì vậy, đã từng bước huy động tông lực toàn xã hội

trên địa bản nâng cao toàn diện các hoạt động khoa giáo Sau hội nghị tập huấn do Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức, nhiều nội dung Xã hội hóa các lĩnh vực hoạt động thuộc các ngành trong khối khoa giáo ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tốt Đến nay, toàn thành phố đã

có 32 Trung tâm học tập cộng đồng/47 xã, phường Nhiều Trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở hoạt đông có hiệu quả Hội Khuyến bọc có mạng lưới đến tận xã, phường Đảng uỷ xã, phường đã lãnh đạo tốt

lĩnh vực này

Tuy nhiên ở lĩnh vực này sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, phường

vẫn còn những hạn chế Đó là việc phát triển giáo dục mầm non, việc

quan tâm đến đời sống, chế độ giáo viên vẫn còn bất cập Đây là khâu cần tập trung chỉ đạo để nâng cao chất lượng trong ngành học nảy Công việc nay còn liên quan đến nhiều tổ chức, nhưng các cấp

uỷ cơ sở đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo Một số Trung tâm học tập cộng, đồng được thành lập, nhưng thiếu kinh phí,

thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên, nội dung chưa phù hợp nên suc hút học viên cũng như hiệu quả chưa cao Trước tình hình đó các cấp

uỷ đảng chưa kịp thời có biện pháp, giải pháp để giải quyết

Ngoài ra, trên địa bàn nhiều xã, phường còn có các, tổ chức cơ

sở giáo dục về quản lý nhà nước trực thuộc ngành dọc cấp trên như các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đăng,

đại học nhưng việc phối hợp lãnh đạo cũng như xác định nội dung lãnh đạo chưa được đặt ra đúng mức Có nơi còn thả nồi mảng này

Việc thực hiện nguyên lý phối hợp giáo dục "Nhà trường -gia đình -xã hội" trong công tác giáo dục học sinh, nhiều đảng bộ xã, phường chưa quan tâm đúng mức vì vậy hiệu quả giáo dục chưa cao

Do vậy, một sô nơi học sinh còn tự ý bỏ học, rượu chè, trộm cắp, gây mất an ninh trật tự, vi phạm pháp luật

Không ít đảng bộ xã, phường chưa đầu tư đúng mức (48%) cho

việc lãnh đạo giáo dục - đào tạo ở cơ sở, vì vậy, chưa làm cho mọi

Trang 27

người dân hiểu đầy đủ nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, là điều kiện quan trọng để thực hiện "Gia đình no ấm, bình đăng, hạnh phúc”, cũng như

là điều kiện quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương Cũng do chưa chú trọng đúng mức công tác này nên một

bộ phận cán bộ chú chốt còn hiểu chưa đúng, chưa hiểu toàn diện xã

hội hóa công tác khoa giáo (trong đó có giáo dục-đảo tao), cho rằng

xã hội hóa cốt lõi là huy động tiền của nhân dân (8%), hoặc đồng

nhất xã hội hóa với đa đạng hóa (32%)

3.2 Thực trụng của Đảng bộ xã, phường lãnh đạo hoạt động khoa học -công nghệ ở cơ sở

Có 16% cán bộ chủ chốt xã, phường trả lời đã chú ý lãnh đạo công tác KH-CN ở cơ sở Điều này cho thấy, tuy khoa học công nghệ cũng được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu như giáo dục -

đào tạo nhưng câu hỏi Đảng bộ xã, phường có cần lãnh đạo về khoa

học-công nghệ hay không lại không dễ trả lời như là câu hỏi Đảng bộ

xã, phường có cân lãnh đạo về giáo dục - đào tạo hay không Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là đo lâu nay bộ máy quản

lý nhà nước về khoa học-công nghệ chỉ dừng ở cấp tỉnh, từ đó đễ dẫn tới ngộ nhận rằng từ cấp quận, huyện trở xuống không hoạt động khoa học-công nghệ Thực ra không có (hoặc chưa có) bộ máy quản

lý nhà nước về khoa học-công nghệ không có nghĩa là không có hoạt động khoa học -công nghệ, càng không có nghĩa là không cần sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, phường về khoa học -công nghệ Nếu hiểu khoa

học-công nghệ trước hết phải xuất phát từ những đòi hỏi bức xúc của sản xuất và đời sống thì cấp càng sát dân như cấp xã, phường càng có

ưu thế trong việc phát hiện những đòi hỏi bức xúc ấy, Càng có ưu thế khi tiếp cận với khoa học-công nghệ và suy ra càng cần đến sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trên lĩnh vực này

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi Đảng bộ xã, phường có thể lãnh đạo

vẻ khoa học-công nghệ hay không lại càng khó hơn Như đã phân tích, có thê lãnh đạo được không (năng lực lãnh đạo) phần lớn tùy

thuộc vào việc xác định: lãnh đạo ở đây là lãnh đạo cái gì (nội dung

lãnh đạo) Đảng bộ một xã, một phường lãnh đạo về KH-CN là lãnh đạo cái gì? Có nhiều nội dung nhưng tựu trung đảng bộ phải lãnh đạo

Trang 28

đội ngũ đảng viên quán triệt quan điểm của Đảng về vai trò quốc

sách hàng đầu của khoa học-công nghệ, biết quý trọng tri thức và trí thức, từ đó tự mình không ngừng học tập nâng cao vôn tri thức của bản thân; đồng thời đảng bộ phải thường xuyên tìm cách huy động trí tuệ của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học đã nghỉ hưu trên địa bàn, tạo cơ chế thuận lợi để họ có thế tích cực đóng góp vào quá trình ra nghị quyết, làm cho mọi chủ trương công tác của đảng bộ đều

có cơ sở đáng tin cậy về mặt khoa học Đương nhiên Đảng bộ xã, phường có thể lãnh đạo về khoa học- -công nghệ hay không cũng còn tuỳ thuộc vào nhận thức của tập thể đảng uỷ về việc Đảng bộ xã, phường có cần lãnh đạo về khoa học-công nghệ hay không

Do đồng nhất tình trạng không có hoặc chưa có bộ máy quản lý nhà nước về khoa học- -công nghệ với tình trạng không có hoạt động khoa học-công nghệ, đa sô đảng bộ xã, phường hiện nay chưa có ý thức và nhu câu lãnh đạo về khoa học-công nghệ, trong khi các hoạt động khoa học-công nghệ vẫn cứ diễn ra tương đối sôi động trên địa bàn Có thé nói những đảng bộ này buông lỏng lãnh đạo đối với một quốc sách hàng đầu, mặc dâu lãnh đạo phát triển giáo dục-đào tạo về phương diện nào đó cũng là lãnh đạo phát triển khoa học-công nghệ rồi Các nhà khoa học đã nghỉ hưu cũng có thể đã được huy động trí

tuệ vào công việc chung của đảng bộ, nhưng chủ yếu với tư cách công dân, tư cách đảng viên chứ chưa phải với tư cách nhà khoa học

Không ít cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trĩ xã, phường tác

phong công tác còn luộm thuộm, thiếu khoa học, làm việc một cách

kinh nghiệm chủ nghĩa, hôm nay làm giống hệt hôm qua và ngày mai

sẽ làm giống hệt hôm nay Cá biệt có trường hợp e ngại, thậm chí dị

ứng với những người cộng sự chịu khó tìm tòi sáng tạo, chỉ làm việc theo kinh nghiệm

Nguyên nhân chính là do lĩnh vực khoa học-công nghệ có những khía cạnh tương đối đặc thù nên việc thể hiện ở cấp xa, phường chưa rõ ràng, từ đó các cấp uỷ đảng cơ sở chưa đặt đúng tầm

quan trọng là "quốc sách hang dau", chưa xác định rõ những nội dung

cần tập trung trong lãnh đạo ở lĩnh vực này

3.j Thực trạng đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác chăm

sóc sức khoẻ nhân dân và thể duc -thé thao

Trang 29

3.3.1 Thực trạng đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dán

Nếu như ở cơ sở, lĩnh vực được đảng bộ xã, phường chú ý trước hết tập trung lãnh đạo là giáo dục - đảo tạo thì kế đến là công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân (56% ý kiến trả lời đã coi trọng lãnh đạo công tác này)

Chúng ta biết rằng từ năm 1997, Chính phủ quy định tổ chức

và hoạt động y tế cấp quận, huyện theo mô hình Trung tâm y tế đã

tạo thuận lợi nhiều mặt cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở

tuyến cơ sở xã, phường, góp phần rất quan trọng tăng cường chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển y tế cộng

nước, các chương trình, mục tiêu của ngành cấp trên giao về chăm

sóc sức khoẻ nhân dân Đặc biệt là Chỉ thị 06- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) ngày 22/1/2002 về củng cố và hoàn

thiện mạng lưới y' tế cơ sở Hệ thông trạm y tế xã, phường đã từng

bước được củng cổ và bước đầu thực hiện được chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

Dé đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia về y tế cơ sở, năm 2003

các đảng uy xã, phường, quận, huyện và ngành y tế đã phối hợp tô

chức các lớp đào tạo cán bộ y tế cho xã, phường, thôn, bản, bao gôm:

1 lớp y học cổ truyền (47 học viên); I lớp đào tao về được (37 học

viên); 3 lớp đào tạo nhân viên y tế thôn bản và chăm sóc sức khoẻ ban đầu (129 học viên); 1 lớp chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho điều

dưỡng và nữ hộ sinh xã, phường (44 học viên) Đồng thời, đảng bộ

đã lãnh đạo các tổ chức trong hệ thông chính trị ở cơ sở, nhất là địa

bàn dân cư, tham gia có hiệu quả vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đây mạnh các hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức

Trang 30

khoẻ nhân dân Vì vậy đến nay mỗi trạm y té xã, phường về cơ bản

đã đủ biên chế quy định (S -7 người) Các tram y tế cơ sở cơ bản đã

có bác sĩ Hầu hết các trạm y tế đều được đầu tư các trang thiết bị thiết yếu, đảm bảo công tác sơ cứu, điều trị những bệnh thông thường

Việc kết hợp đông- tây y trong điều trị ở tuyến xã, phường đã

được chú trọng lãnh đạo và có chuyển biến tích cực, nhiều nơi có phòng khám, chữa bệnh đồng y, có tủ thuốc cỗ truyền, có vườn cây thuốc nam Do có sự lãnh đạo khá đồng đều nên trong những năm qua y tế xã, phường đã đóng vai trò lớn trong việc tô chức thực hiện các chương trình y tế quốc gia, nhất là chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống bệnh lao

về y tế dự phòng: là đơn vị y tế gần dân nhất nên trạm y tế xã,

phường là đơn vị phát hiện sớm nhất bệnh nhân và điểm phát sinh dịch bệnh để phối hợp tiến công tác khu trú vùng dịch, xóa ổ dịch không để lây lan, không cho bùng phát

Về công tác truyền thông, đây cũng là lĩnh vực được các đảng

uỷ xã, phường chủ động lãnh đạo theo nội dung chỉ đạo của cấp trên

Vì vậy ở cấp cơ sở đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền

thông bảo vệ sức khoẻ, tập trung vào các vấn đề: giáo dục kiến thức

bảo vệ sức khoẻ, nhận điện và phòng chống dịch bệnh, phòng chống SDDTE, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, ý nghĩa

và tầm quan trọng của việc hưởng ứng các chương trình y tế quốc

gia

Những hạn chế:

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Vì do cấp uỷ xã, phường là

cấp nhiều việc, nên có những cấp uỷ chưa chú trọng lãnh đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân (24,7%) Có 16% ý kiến cho rằng ngân sách cho hoạt động không đảm bảo; 6% ý kiến trả lời cán bộ ít,

công việc nhiều nên không quán xuyến nỗi

Hoạt động truyền thông có lúc có nơi chưa coi trọng đúng mức

Một bộ phận lớn nhân dân chưa có thay đổi cần thiết về nhận thức

Trang 31

bao vé strc khoẻ cá nhân, cũng như cộng đồng, việc xây dựng lối

sống, nếp sống văn minh đô thị còn gặp nhiều khó khăn Về tâm lý, không ít người dân chưa tin tưởng vào khả năng chuyên môn của thầy thuốc ở cơ Sở, nên dù khám chữa bệnh những loại bệnh thông thường cũng lên tuyến trên, làm cho bệnh viện tuyến trên quá tải Nguyên nhân chính là công tác truyền thông chưa tốt, không được tổ chức thường xuyên, hoạt động chuyên môn có khi còn chú trọng đến tính phong trào, chạy theo thành tích Điều này tác động không nhỏ

đến tâm lý lãnh đạo, chỉ đạo cũng như tâm lý của nhân dân

Tuy có nhiều cô găng như vậy, nhưng việc thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW và đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, phường vẫn còn gap rat nhiều khó khăn Đến nay, thành phố Đà Nẵng chưa có trạm y tế CO SO nào đạt chuẩn quốc gia Ở đây có nhiều nguyên nhân, nhưng về phía đảng bộ xã, phường nhiều nơi chưa chú trọng quan tâm, nhất là tạo

chuẩn về diện tích mặt băng theo quy định

Về phòng chống HIV/AIDS ở cấp xã, phường:

Sau khi có Chỉ thị 52-CT/IW, các cấp uỷ đảng đã quan tâm trong vấn đề phòng chong HIV/AIDS, tuy nhiên, đến nay dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp Nguy cơ bùng phát đang, rất tiềm tàng Nguyên nhân chính là thực tế những năm qua tuy đã có Chỉ thị 52-CT/TW và các thông tư, hướng dẫn thực hiện, nhưng cấp xã, phường chuyên biến chưa mạnh Số đảng bộ xã, phường có nghị quyết, chương trình hành động phòng chống HIV/AIDS chưa nhiều

Phần lớn các đảng bộ, chỉ bộ cơ sở xã, phường chưa đưa lồng ghép

nội dung phòng chống HIV/AIDS vào nhiệm vụ kinh tế chung Qua khảo sát cho thấy ít có đảng bộ, xã, phường đưa phòng chống HIV/AIDS vào một nghị quyết chuyên đề, ma chu yếu thường được nhắc nhiều trong các dịp phát động tuyên truyền vào ngày 1/12 hàng năm

3.3.2 Thực trạng đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác thể

Trang 32

Ở tuyến xã, phường theo cơ chế hiện nay công tác thé duc -thé thao do Phó chủ tịch UBND phường trực tiếp chỉ đạo và có một cán

bộ giúp việc hưởng trợ cấp từ ngân sách địa phương (thường là kiêm nhiệm) Qua khảo sát cho thấy trong những năm qua đảng bộ xã, phường đã lãnh đạo công tác thể dục -thể thao ở những nội dung

chính sau đây:

- Tổ chức phát động và lãnh đạo phong trào "Toàn dân rèn luyện sức khoẻ theo gương Bác Hà vĩ đại" (theo Chỉ thị 17- CT/TW ngay 23/10/2002 cua Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về

phát triển thê dục -thể thao đến năm 2010 và kế hoạch hành động của

Thành ủy Đà Nẵng) Nội dung này được đông đảo nhân dân đồng

tình hưởng ứng Tỷ lệ người tham gia luyện tập thé duc -thé thao

ngay cang tang Đến cuối năm 2003, số người thường xuyên luyện

tập thể dục - thé thao là 10,3% (cả nước là 9,5%)

- Ở nhiều xã, phường các loại hình câu lạc bộ Thể dục -thể thao ngày càng phát triển như: Câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ Thái cực quyên, câu lạc bộ thể hình, câu lạc bộ thâm mỹ, các điểm tập luyện

quân vợt, cầu lông, bóng bàn, vũ cô truyén .Nhiều quận, huyện, đặc biệt là quận Hải Châu có 12/12 phường đều có các câu lạc bộ, đội thể dục dưỡng sinh

- Công tác giáo dục, truyền thông được chú ý hơn trước, vì vậy

đã có sự chuyển biến cụ thể trong nhân dân vẻ tác dụng của thể dục- thé thao trong việc rèn luyện sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc

sống, xem đây là một chỉ số quan trọng trong việc phát triển kinh tế -

xã hội ở địa phương

Bên cạnh những kết quả đó, vẫn còn nhiều yếu kém trong việc lãnh đạo thể dục -thể thao ở cap xa, phường, đó là: nhiều nơi, cấp uỷ

vẫn xem hoạt động thé duc -thê thao như là một phong trào, nên việc

tuyên truyền giáo dục chưa thường xuyên Có nơi chạy theo thành tích Có những cấp uỷ đảng chưa phát huy tốt vai trò tham mưu của

cơ quan và cán bộ chuyên môn Có nơi lại chờ nhau: cấp uỷ chờ đợi

Trang 33

sự tham mưu, cán bộ tham mưu lại chờ cấp uỷ lãnh đạo; không ít cấp

uy chưa đặt đúng vị trí, vai trò của chí bộ khu vực dân cư trong chỉ đạo, lãnh đạo công tac thé duc-thé thao

3.4 Thực trạng đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác dân số- gia đình và trẻ eM

3.4.1 Thục trạng đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác dan SỐ:

Từ ngày 1/1/2001, Ủy ban Dân số- Gia đình và Trẻ em thành phố Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai Ủy ban Dân số-

Kế hoạch hóa gia đình và Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Chính

vì vậy, bộ máy tô chức -cán bộ làm công tác dân số và trẻ em ở xã, phường cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới Các đảng

ủy xã, phường đã chỉ đạo thành lập Ban Dân số- Gia đình và Trẻ em Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xa, phường làm trưởng ban, các

thành viên là đại diện một số ban, ngành, đoàn thể như: Y tế, Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Mặt trận Giúp việc cho Ban Dân số- Gia đình

và Trẻ em có một cán bộ chuyên trách và cán bộ do UBND xã,

phường quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ủy ban Dân số-

Gia đình và Trẻ em quận, huyện

Ngoài ra, Đảng ủy xã, phường chỉ đạo mỗi xã, phường đều xây

dựng mạng lưới đội ngũ cộng tác viên Dân số-Gia đình và Trẻ em và

trung bình mỗi xã, phường có từ 15 đến 20 cộng tác viên Đội ngũ

cộng tác viên dân số làm việc trên tỉnh thần tự nguyện tham gia thực

hiện 3 nhiệm vụ tuyên truyền-vận động nhân dân thực hiện chính sách Dân số-Gia đình và Trẻ em của Dang và Nhà nước, phân phát các biện pháp tránh thai và quản lý thống kê các biến động vẻ dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn được phân công

Dinh mức hỗ trợ cho một cán bộ chuyên trách Dân só-Gia đình

và Trẻ em xã, phường hiện nay là 400.000đ/người/tháng Đối với

cộng tác viên được hưởng thù lao bồi dưỡng 25.000đ/người/tháng, nguồn kinh phí này do ngân sách của Nhà nước chỉ trả Ngoài thù

lao, hàng năm cán bộ chuyên trách và các cộng tác viên còn được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực về Dân số, Gia đình và

Trẻ em đo quận, huyện và thành phố tổ chức.

Trang 34

- Đối với công tác dân số: Trong nhiều năm qua, các đảng ủy

xã, phường đã phối hợp với ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, vừa làm tốt công tác vận động KHHỚP, vừa kịp thời đưa dịch vụ KHHGĐ xuống cơ sở, nên đã đạt được những kết

quả quan trọng

Từ năm 2000, thành phố đã đạt mức sinh thay thế, có nghĩa là

bình quân mỗi phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có 2 con Trên cơ sở mục tiêu

đó, liên tục từ năm 2001 đến 2003, 47 xã, phường của thành phó Đà

Nẵng mức giảm tỷ lệ sinh và sinh con lần thứ 3 trở lên đều đạt chỉ tiêu để ra hàng năm, đặc biệt các địa phương có mức sinh cao như các xã nông thôn, miền núi của huyện Hòa Vang và các phường ven

biển tỷ lệ sinh đều giảm Từ hiệu quả công tác dân số của các xã, phường, nên từ năm 2001 đến 2003 tỷ lệ sinh 3 trở lên giảm từ 15,5%

năm 2000 xuống còn 11,3% năm 2003 và từ cơ sở này thành phố đã tiếp tục duy trì được mức sinh thay thế, 5/6 quận, huyện thực hiện đạt

mức sinh thay thế và huyện Hòa Vang đã hội đủ điều kiện đạt mức

sinh thay thế ở cuối năm 2004

- Đối với công tác gia đình: Tính đến thời điểm 31/12/2003 trên phạm vị toàn thành phô có 153.664 hộ gia đình

Hộ gia đình chia theo dân tộc:

+ Hộ gia đình khuyết (thiếu vợ hoặc chỗng): 6.838 hộ

Hộ gia đình chia theo tôn giáo:

+ Không có tôn giáo: 117.852 hộ

+ Thiên chúa giáo: 7.775 hệ.

Trang 35

+ Các tên giáo khác: 1.990 hệ

Bên cạnh việc lãnh đạo thực hiện Quyết định của Chính phủ về

việc tổ chức "Ngày Gia đình Việt Nam" cũng như thực hiện mục tiêu

"5 không" của thành phố, những năm qua các đảng bộ xã, phường đã

có nhiều biện pháp lãnh đạo công tác gia đình có hiệu quả Cau trúc

hộ gia đình theo thế hệ cùng sinh sóng theo mô hình truyền thống tăng Số gia đình khuyết, đơn thân tỷ lệ thấp Nhìn chung, môi trường

xã hội và pháp luật của gia đình tại thành phố Đà Nẵng đã được cải thiện theo chiều hướng tốt Cụ thể như sau:

- Thực trạng kinh tế -thu nhập của gia đình:

GDP bình quân trên | ho gia đình của thành phố Đà Nẵng năm

2003 là 52.471.000 đông so với năm 2001 tăng 31,5%

Số hộ gia đình thuộc diện nghèo giảm từ 8961 hộ vào năm

2001 xuống còn 3.123 năm 2003, bình quân hàng năm từ 2001-2003 giảm 1.946 hộ

Tý lệ phần trăm số hộ có người phải đi làm xa ở các tỉnh, thành

khác từ 6,33% năm 2001 giảm xuông còn 5,9% năm 2003

- Môi trường xã hội của gia đình: Năm 2003, số hộ thuộc diện chính sách là 28.500 hộ, số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa là 126.004 hộ, chiếm tỷ lệ §1% so với tông số hộ gia đình, tăng 5,3% so với năm 2001; số hộ gia đình có trẻ em dưới l6 tuổi làm trái pháp luật giảm từ 264 hộ năm 2001 xuống còn 236 hộ năm 2003; số

hộ gia đình có người từ 16 tuổi trở lên làm trái pháp luật giảm từ

2.652 hộ năm 2001 xuống còn 2.436 hộ và số hộ có người già 60 tuôi trở lên từ 59.241 hộ năm 2001 tăng lên 60.956 hộ

Từ đó có thể rút ra một số đánh giá về lĩnh vực này:

Ưu điểm: Phần lớn đảng bộ xã, phường quan tâm lãnh đạo

công tác dân số, gia đình, và trẻ em, những xã, phường hoàn thành tốt các nhiệm vụ dân số, gia đình và trẻ em nguyên nhân chính là do

đảng bộ xã, phường lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát chặt chẽ.

Trang 36

không có nghị quyết chuyên đề về dân số, gia đình và trẻ em

Một số đảng bộ xã, phường buông lõng quản lý xem hoạt động dân số, gia đình và trẻ em là công việc của chính quyền và đoàn thé Không quan tâm chỉ đạo, thiếu kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của chính quyên và đoàn thể, không lãnh đạo chỉ đạo chính quyên trong

đầu tư nguồn lực cho hoạt động dân số, gia đình và trẻ em Không xử

lý các đảng viên vi phạm sinh con thứ 3 trở lên, gây dư luận không tốt trong nhân dân

Một số đảng bộ và đảng viên của xã, phường xem công tác dân

số, gia đình và trẻ em không mang lại lợi ích đối với phát triển, nên

xem nhẹ, buông lõng quản lý không chú trọng lãnh đạo tô chức thực hiện

3.4.3 Thực trạng đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác bảo

vệ, chăm sóc trẻ em:

Đây là một nội dung được đảng bộ xã, phường ở thành phố Đà

Nẵng chú ý tập trung lãnh đạo; qua số liệu khảo sát cho thấy 100% đảng bộ xã, phường đã triển khai thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 55-CT/TW của Bộ Chính trị và Thông trị số 0]-

TT/TU của Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng vẻ tăng cường công tác

bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việc làm này đã tác động mạnh đến nhận thức, ý thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân Vì vậy, từ Đảng bộ, HĐND, UBND, Mặt trận và các đoàn thể ở xã, phường đã

xác định đúng tầm quan trọng có tính chiến lược của công tác bảo vệ,

chăm sóc, giáo dục trẻ em; coi đây là một trong những nhiệm vu co bản của quy trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa

phương, cơ sở Có 6/6 quận, huyện, 47/47 xã, phường đã xây dựng chương trình hành động vì trẻ em Tuỳ theo đặc điểm từng xã,

phường mà có nội dung thiết thực để nâng cao việc bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em Ví dụ: đảng bộ 3 phường thuộc quận Ngũ Hành Sơn đã xem mục tiêu hạ tý lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một trọng tâm

của các cấp uỷ trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình hành động

Trang 37

vì trẻ em giai đoạn 2001-2005 Các phường ở quận Thanh Khê, Hai Châu, các mục tiêu để ra khá toàn diện, trong đó chú trọng chương trình bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tình trạng xâm hại trẻ em về tinh thần, thân thẻ được hạn chế rất nhiều

Đảng bộ ở cơ sở xã, phường đã chú ý việc lãnh đạo xây dựng

và nhân rộng các mô hình có tác dụng cao trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, như phong trào "Người lớn gương mẫu,

trẻ em chăm ngoan”, “Toàn dân xây dựng đời sông văn hóa ở khu dân

cu", "Gia đình nuôi dạy con tốt", "Tộc họ bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em tốt", mô hình "Giáo dục trẻ em chăm ngoan tại cộng

đồng", "Giáo dục phục hỗồi dinh dưỡng" Nỗi bật là các xã, phường : Phường Tân Chính (quận Thanh Khê), phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu), phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), phường Phước Mỹ

(quận Sơn Trà), xã Hòa Tiến, Hòa Phát (huyện Hòa Vang), phường

Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn)

Bên cạnh những nỗ lực và kết quả trên, trong lãnh đạo, chỉ đạo

công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các cấp uỷ đảng xã, phường cũng còn nhiều khó khăn, thiếu sót Một số cấp uý chưa chủ động sáng tạo trong công tác lãnh đạo, nhất là lãnh đạo sự phối hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở dé nang cao hiệu quả mảng công tác này Có những cấp uỷ cơ sở việc tiếp nhận và triên khai những chủ

trương chính sách của Đảng vả Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa đầy đủ nên việc chỉ đạo xây dựng

chương trình hành động, dau tu còn đơn giản, phiến diện, Tất cả những vấn đề đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở cơ sở, vì vậy, nhiều nơi tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, chỗ vui chơi, giải trí của trẻ em chưa có, trẻ em bỏ học, vỉ phạm an nỉnh trật tự, phạm pháp còn có những diễn biến

phúc tạp

4 Thực trạng Đảng bộ xã, phường xác định phương thức

và quy trình lãnh đạo công tác khoa giáo ở cơ sở:

Các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực khoa giáo đều có tác

động mạnh đến từng người, từng gia đình, cộng đồng và toàn xã hội,

Trang 38

do đó việc triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị về các lĩnh vực khoa giáo không chỉ là đơn thuần triển khai nghị quyết của cấp trên,

mà phải nghiên cứu đề ra chương trình, mục tiêu cụ thể phù hợp với

tình hình của địa phương Vì vậy, nhiều xã, phường còn lúng túng, chờ đợi hướng dẫn của cấp trên, của ngành, xin nêu thí dụ một ý

kiến phát biểu của một Bí thư Dang uy phường : "Cách đây nhiều

năm, nếu các đồng chí hỏi chúng tôi đảng bộ lãnh đạo khoa giáo như thế nào ở địa phương thì từ đồng chí Bí thư Đảng uỷ đến Ban

Thường vụ đều ít hiểu Trong những năm gần đây, nhất là sau khi

thành phố Đà Năng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung

ương, các đảng uỷ phường được cấp trên quan tâm hơn và được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo, từ đó chúng tôi hiểu

hơn về việc đảng bộ xã, phường lãnh đạo công tác khoa giáo" Đó là một thực trạng rất đáng quan tâm về thực hiện phương thức và quy

trình lãnh đạo công tác khoa giáo ở xã, phường

Có 61,3% đảng bộ xã, phường đã thực hiện phương thức và quy trình lãnh đạo công tác khoa giáo, thông thường qua các bước

sau: 1) Họp Ban Thường vụ Đảng uỷ để nghe báo cao tinh than chi

đạo của quận uỷ về triển khai, thực hiện nghị quyết, chỉ thị về các

lĩnh vực thuộc khối khoa giáo 2) Bàn chủ trương, biện pháp thực hiện 3) Giao trách nhiệm cho Ban Tuyên giáo xã, phường, chủ trì tham mưu cho cấp ủy triển khai thực hiện các công việc cần thiết

như: xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, soạn thảo các văn bản liên quan 4) Họp Ban Thường vụ Đảng uỷ nghe Ban Tuyên giáo báo cáo nội dung đã chuẩn bị, thảo luận đề thống nhất quyết định về triển khai, thực hiện nghị quyết 5) Ban hành văn bản của đảng uý và triển khai đến các chi bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

“Từ thực tê ở địa bàn xã, phường cho thấy hàng năm do Đảng

ta có rất nhiều nghị quyết, chi thị nên có khi ở cập cơ sở chưa triển khai xong nghị quyết trước thì nghị quyết sau đã tới nơi, do đó có những nghị quyết, chỉ thị phải cô thực hiện cho xong, mà khi đã bị sức ép về thời gian như vậy thì tính hiệu quả chưa cao” Đó là lời

phát biểu của một đồng chí ở Ban Tuyên giáo cơ sở Cũng từ đó chúng ta thấy việc thực hiện phương thức và quy trình lãnh đạo công

tác khoa giáo ở xã, phường còn nhiều vấn đề phải được tháo gỡ, chú

Ngày đăng: 22/10/2014, 23:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w