XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG “MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ” CẤP TỈNH Quy định về nghiệp vụ tại văn phòng giao d ịch một cửa của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành. Xây dựng mô hình hệ thống “ Một cửa liên thông điện tử ” cấp tỉnh phục vụ cho tin học hóa các giao dịch hành chính áp dụng cho tỉnh Ninh Bình.
Trang 1H ỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-
LÊ TH Ị PHƯƠNG THẢO
XÂY D ỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG
“M ỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ” CẤP TỈNH
Chuyên ngành: H ệ thống thông tin
Mã s ố: 60.48.01.04
TÓM T ẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2Lu ận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hữu Lập
thông
Trang 3M Ở ĐẦU
Hiện nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử là xu thế
tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ Quốc gia nào
Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính
phủ điện tử đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm Cuối năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chương trình cải cách tổng thể về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 Chương trình cải cách giúp quy trình giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) được minh bạch thuận lợi cho các tổ chức, công dân tham gia xây dựng và phát triển nền kinh tế
Chính phủ điện tử được hình thành, phát triển và tồn tại xuất phát
từ các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố Vì vậy, chính quyền điện tử ở cấp
tỉnh là yếu tố quan trọng của Chính phủ điện tử Theo đó, chính quyền điện tử cấp tỉnh muốn hoạt động đạt hiệu quả cao thì cần có hệ thống xử
lý công việc liên thông giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh Nhằm góp phần nghiên cứu mô hình Chính phủ điện tử, dựa trên những kiến thức đã học
và kiến thức em đã tích lũy đư ợc trong quá trình công tác, em đã ch ọn
hướng nghiên cứu luận văn tốt nghiệp: “Xây dựng mô hình hệ thống
“Một cửa liên thông điện tử” cấp tỉnh ”
M ục đích nghiên cứu
Xây dựng mô hình nhằm tin học hóa và điện tử hóa toàn bộ các
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, các
sở, ban ngành nói chung và cụ thể cho tỉnh Ninh Bình
Trang 4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quy định về nghiệp vụ tại văn phòng giao d ịch một cửa của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành
Xây dựng mô hình hệ thống “ Một cửa liên thông điện tử ” cấp
tỉnh phục vụ cho tin học hóa các giao dịch hành chính áp dụng cho tỉnh Ninh Bình
Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát
- Xây dựng phương án
- Xin ý kiến chuyên gia
Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương với các nội dung chính như sau:
Chương I: Nghiên cứu sự hình thành “Chính phủ điện tử”, kinh nghiệm xây dựng mô hình Chính phủ điện tử ở một số quốc gia trên thế
giới và khái quát mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh
Chương II: Tìm hiểu về mô hình hệ thống “Một cửa”, “Một cửa liên thông”, những lợi ích từ mô hình và đưa ra giải pháp về kỹ thuật và công nghệ để xây dựng hệ thống
Chương III: Đánh giá mô hình “Một cửa điện tử” của một số tỉnh thành trong nước đã triển khai Đồng thời, mô tả hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Ninh Bình đang
áp dụng và thiết lập hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh Ninh
Bình
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1.1 Sự hình thành và khái niệm Chính phủ điện tử
Khởi đầu với quá trình cải cách hành chính được diễn vào những năm 70 của Thế kỷ trước trong các nước phát triển, tiếp theo là quá trình Chính phủ các nước đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quan chính phủ, khái niệm Chính phủ điện tử
đã ra đời vào những năm 90 cùng với những khái niệm khác như thương
mại điện tử, doanh nghiệp điện tử, …
Trong luận văn, ta có thể hiểu Chính phủ điện tử như sau: Chính
phủ điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn [1]
1.2 Kinh nghiệm triển khai Chính phủ điện tử ở một số nước
Theo kết quả đánh giá khảo sát Chính phủ điện tử của Liên Hợp
quốc năm 2012: Hàn Quốc xếp thứ 1, Singapore xếp thứ 10, Úc xếp thứ
12 Phần dưới đây sơ lược kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên
1.2.1 Hàn Quốc
Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính phủ điện tử theo mô hình “từ trên xuống” Vai trò của Chính phủ là then chốt trong mô hình này Hai yếu tố tạo nên thành công của Chính phủ điện tử
là việc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và hạ tầng mạng truyền thông tốc độ cao
Chính phủ điện tử của Hàn Quốc phát triển theo 3 giai đoạn: tin
học hóa đơn giản; hình thành các mạng địa phương; và xây dựng hệ
thống mạng liên cơ quan
Trang 6Tháng 11/2002, Chính phủ Úc giao cho một uỷ ban mới thành lập
là Uỷ ban chiến lược quản lý thông tin lập Chiến lược phát triển Chính
phủ điện tử quốc gia, trong đó đã đề ra một số mục tiêu quan trọng sau:
Đầu tư có hiệu quả hơn
Đảm bảo tính thuận tiện khi truy cập thông tin và dịch vụ Chính phủ
Cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng
Thống nhất, kết hợp các dịch vụ có liên quan
Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ
1.3 Mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh
1.3.1 Mục tiêu của mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh
- Tạo một mô hình thống nhất mang tính định hướng cho các tỉnh phát triển chính quyền điện tử
- Hỗ trợ xác định mức độ trưởng thành về chính quyền điện tử
cấp tỉnh
1.3.2 Mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh [1]
Mô hình chính quyền điện tử bao gồm các thành phần chính sau:
- Người sử dụng
- Kênh truy cập
- Giao diện với người sử dụng
Trang 7- Các dịch vụ công trực tuyến, hệ thống một cửa điện tử, các ứng
Hình 1.1 Mô hình thành phần của Chính quyền điện tử cấp tỉnh
Trang 8CHƯƠNG II: MÔ HÌNH MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Trong những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão, Công nghệ thông tin và Truyền thông đã đóng vai trò ngày càng quan tr ọng trong cuộc sống hàng ngày của con người Một số cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước đã ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục hành chính Cơ chế “Một cửa liên thông điện tử” ra đời dựa trên việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông
2.1 Định nghĩa “Một cửa” và “Một cửa liên thông”
Cơ chế “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được
thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước
Cơ chế “Một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ
chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ
sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước
2.2 Cơ chế “Một cửa điện tử”
Trang 92.2.2 Đối tượng sử dụng
Công dân, doanh nghiệp:
Cán bộ công chức
2.2.3 Những lợi ích của mô hình “Một cửa điện tử”
Như vậy “Một cửa điện tử” đã làm cho:
- Quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trở nên đơn
giản, gọn nhẹ, giúp cán bộ chuyên môn giảm bớt áp lực làm việc
- Thông tin về các thủ tục hành chính được công bố công khai, minh bạch giúp công dân chủ động trong việc tra cứu thông tin
- Tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ
thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng có hệ thống để kịp thời đưa ra các biện pháp chỉ đạo
2.3.1 Quy trình xử lý nghiệp vụ
Quy trình giải quyết công việc theo quy chế một cửa:
Mô tả quy trình: Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả Tiếp đó Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ chuyển hồ sơ tới Bộ
phận thụ lý hồ sơ, sau khi thụ lý hồ sơ xong Bộ phận chuyên môn sẽ trình Lãnh đạo có thẩm quyền ký duyệt Sau đó hồ sơ sẽ được Lãnh đạo
có thẩm quyền chuyển tới Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ, Bộ phận chuyên môn thụ lý hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả, từ đó Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ trả kết quả hồ sơ cho Công dân
Quy trình chung giải quyết thủ tục hành chính:
Trang 10Mô tả Quy trình chung giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo trình tự các bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
- Bước 2: Bàn giao cho phòng chuyên môn thụ lý hồ sơ
- Bước 3: Lãnh đ ạo phòng ban chuyên môn thụ lý hồ sơ phân công thụ lý
- Bước 4: Cán bộ được phân công thụ lý hồ sơ tiến hành thụ lý hồ
sơ và thông báo yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả hoặc thông báo trực tiếp tới Tổ chức, Công dân trong trường hợp cần bổ sung thông tin hồ sơ
- Bước 5: Tiến hành duyệt hồ sơ
- Bước 6: Trình lãnh đạo ký duyệt hồ sơ
- Bước 7: Lãnh đạo ký duyệt hồ sơ
- Bước 8: Hồ sơ được chuyển tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả tiến hành thu thuế, lệ phí giải quyết
hồ sơ (nếu có)
- Bước 9: Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả trả kết quả thụ lý hồ sơ
2.3.2 Mô hình vận hành
Mô tả các bước vận hành
Bước 1: Các tổ chức, công dân đến bộ phận một cửa
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Thụ lý hồ sơ:
Bước 4: Phê duyệt hồ sơ
Bước 5: Trả kết quả
Trang 112.3.3 Mô hình ứng dụng phần mềm
Phần mềm tin học hoá việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa sẽ bao gồm các phân hệ như sau:
+ Phân hệ giao tiếp công dân
+ Phân hệ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
+ Phân hệ thụ lý hồ sơ
+ Phân hệ phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ
+ Phân hệ kết xuất báo cáo
+ Phân hệ trao đổi thông tin với hệ thống khác
+ Phân hệ quản trị hệ thống
2.3.4 Mô hình luồng dữ liệu
Mô tả luồng dữ liệu: Tổ chức, công dân tạo lập hồ sơ và nộp hồ
sơ tại bộ phận một cửa, khi đó cán bộ tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra thông tin hồ sơ, nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu thì hồ sơ thay đổi trạng thái
trở thành hồ sơ mới tiếp nhận đồng thời cán bộ tiếp nhận và trả kết quả vào sổ tiếp nhận hồ sơ Sau đó hồ sơ sẽ được bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả bàn giao cho phòng chuyên môn, khi đó h ồ sơ thay đổi trạng thái và trở thành hồ sơ đang giải quyết
2.3.4.2 Mô hình luồng dữ liệu thụ lý hồ sơ
Mô tả luồng dữ liệu: Lãnh đạo phòng chuyên môn phân công thụ
lý hồ sơ Sau khi nhận được thông báo phân công thụ lý hồ sơ, chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thụ lý hồ sơ và cập nhật tiến độ thụ lý hồ sơ
Trang 122.3.4.3 Mô hình luồng dữ liệu trình ký, phê duyệt kết quả giải
Mô tả luồng dữ liệu: Sau khi chuyên viên thụ lý hồ sơ thụ lý hồ
sơ xong sẽ trình lãnh đạo phòng phê duyệt kết quả thụ lý hồ sơ, khi đó
hồ sơ th ay đổi trạng thái thành hồ sơ đang trình ký Lãnh đ ạo phòng chuyên môn sẽ xem xét kết quả thụ lý hồ sơ và ký duyệt hồ sơ nếu thuộc
thẩm quyền ký duyệt của lãnh đ ạo phòng chuyên môn, hoặc hồ sơ sẽ được chuyển tiếp lên lãnh đạo đơn vị ký duyệt nếu thuộc thẩm quyền ký duyệt của lãnh đạo đơn vị
2.3.4.4 Mô hình luồng dữ liệu trả kết quả
Mô tả luồng dữ liệu: Sau khi hồ sơ được lãnh đạo ký duyệt hồ sơ
sẽ thay đổi trạng thái thành hồ sơ đã giải quyết, hồ sơ được chuyển về
bộ phận một cửa, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả sẽ trả kết quả cho công dân và thu lệ phí (nếu có)
2.3.4.5 Mô hình luồng dữ liệu cung cấp thông tin
Mô tả luồng dữ liệu: Tại giao diện của hệ thống: chuyên viên thụ
lý hồ sơ, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả, lãnh đ ạo phòng chuyên môn, lãnh đạo đơn vị có thể kết xuất báo cáo và tra cứu thông tin tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính
Mô tả luồng dữ liệu: Hệ thống cho phép công dân, tổ chức có thể tra cứu thông tin hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính và tra cứu trạng thái hồ sơ
2.4 Giải pháp kỹ thuật công nghệ và hạ tầng
2.4.1 Giải pháp về kỹ thuật
- Giao diện với người sử dụng đầu cuối dựa trên nền tảng web
Trang 13- Phần mềm hoạt động thông suốt và ổn định, đáp ứng số lượng truy cập lớn, nhiều người dùng cùng làm việc tại cùng một thời điểm
- Cho phép cài đặt trong hệ thống mạng có phân vùng bảo mật nhiều lớp
- Cơ sở dữ liệu phải có khả năng lưu trữ với dung lượng lớn, trong thời gian lâu dài
2.4.2 Giải pháp về Công nghệ
- Hệ điều hành máy chủ: Linux/Windows
- Hệ điều hành máy trạm: Microsoft Windows XP SP2 hoặc Linux trở lên
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle 11g Express Edition/ Microsoft SQL Server 2008
“Một cửa liên thông điện tử” và giải pháp về kỹ thuật, công nghệ xây
dựng nên hệ thống Trong chương sau, luận văn sẽ trình bày mô hình
“Một cửa điện tử” một số tỉnh thành trong nước đã xây dựng, đồng thời
đề xuất hệ thống “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh Ninh Bình
Trang 14CHƯƠNG III: XÂY DỰNG ĐỀ ÁN THIẾT LẬP HỆ THỐNG MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐIỆN TỬ CHO TỈNH
NINH BÌNH
Việc sử dụng phần mềm “Một cửa điện tử” đã và đang đư ợc các
cơ quan trong hệ thống chính quyền triển khai áp dụng Trong chương này, luận văn sẽ trình bày mô hình “Một cửa điện tử” đã được áp dụng ở
một số tỉnh thành trong nước Đồng thời luận văn đi sâu phân tích và xây dựng mô hình “Một cửa liên thông điện tử” cho tỉnh Ninh Bình
3.1 Đánh giá về các hệ thống “Một cửa điện tử” của các tỉnh thành đã triển khai
3.1.1 Mô hình “Một cửa điện tử” tại một số địa phương trong cả nước
Hồ Chí Minh là thành phố đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình “Một cửa điện tử” để giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính Qua hệ thống này mọi người dân đều có thể biết được tình
trạng giải Phần mềm cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến
về tình trạng giải quyết hồ sơ cấp phép
3.1.1.2 Quảng Nam
Quảng Nam xây dựng mô hình “Một cửa điện tử” trên cơ sở tích
hợp hệ thống dữ liệu hành chính huyện, thành phố vào dữ liệu hành chính toàn tỉnh thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Từ đó người dân có thể truy cập, tìm hiểu quy trình và gửi hồ sơ dễ dàng thông qua web và dịch vụ công phục vụ dân
Trang 153.1.1.3 Hà Nội
Công nghệ thông tin đã làm cho b ộ máy hành chính đạt được
những mục tiêu nhất định mà cụ thể ở đây là minh bạch, dân chủ hóa trong việc giải quyết thủ tục, hồ sơ hành chính Với phần mềm hiện đại,
Hà Nội đang áp dụng cơ chế mới và đã tạo ra hiệu quả to lớn trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, công dân và tổ chức [3]
3.1.2 Đánh giá chung về hệ thống “Một cửa điện tử” các địa phương đã áp dụng
3.1.2.1 Ưu điểm
- Việc triển khai “Một cửa điện tử” đã công khai và minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trong giải quyết thủ tục hành chính
- Thực hiện “Một cửa điện tử” giúp cho quy trình giải quyết các
thủ tục hành chính trở nên đơn giản
- Tạo lập kho dữ liệu thông tin về quá trình giải quyết các hồ sơ
thủ tục hành chính giúp lãnh đạo theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ một cách dễ dàng, có hệ thống để kịp thời đưa ra các quyết định chỉ đạo
- Giúp cho cơ quan, tổ chức, công dân có thể xem xét quá trình
giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước
- “Một cửa điện tử” còn góp phần xây dựng chính quyền minh
bạch, hạn chế tiêu cực trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính
3.1.2.2 Nhược điểm
Phần mềm chưa lập được các báo cáo chi tiết về kết quả giải quyết của từng cán bộ, từng đơn vị thực hiện nhanh chậm, tốt xấu ra sao
Trang 16Các giải pháp “Một cửa điện tử” của các đơn vị còn đơn lẻ, cơ sở
dữ liệu phân tán, không thực hiện đồng bộ được cơ chế một cửa liên thông; cấp trên chưa kiểm tra được chất lượng giải quyết của cấp dưới,
muốn nắm tình hình phải thông qua báo cáo của cấp
3.2 Khảo sát hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ
* H ạ tầng thiết bị, mạng LAN tại các đơn vị:
Hạ tầng thiết bị, mạng LAN tại các đơn vị tỉnh Ninh Bình đ ến nay cơ bản đã đáp ứng được cho việc triển khai hệ thống thông tin phục
vụ hoạt động, điều hành và cung cấp các dịch vụ công cho người dân
* Trung tâm d ữ liệu tỉnh:
Trung tâm dữ liệu của tỉnh đã đư ợc đầu tư nâng cấp năm 2009
Hiện nay Trung tâm có: 16 máy chủ được cài đặt các dịch vụ cơ bản, Hệ
thống tường lửa [4]
* Ph ần mềm và Cơ sở dữ liệu: [4]
Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã, đang đ ầu tư xây dựng
và đưa vào khai thác sử dụng các hệ thống thông tin chính như sau:
- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành
- Hệ thống thư điện tử
- Phần mềm kế toán IMAS
- Phần mềm Văn phòng điện tử eOffice
- Cơ sở dữ liệu tại các Sở, Ngành gồm: Quản lý cấp phát Ngân sách tại Sở Tài chính; cơ sở dữ liệu Cán bộ công chức tại Sở Nội vụ …
* Cổng thông tin: [4]