1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TẮC NGHẼN MẠNG INTERNET

26 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 299,65 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TẮC NGHẼN MẠNG INTERNET Chương 1: Tình hình phát triển về mạng Internet Việt Nam, các ứng dụng và chất lượng dịch vụ mạng Internet, đặc biệt đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn Internet Chương 2: Tìm hiểu những nguyên lý chung, cách phân loại và đưa ra được các tiêu chí đánh giá phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn. Chương 3. Trình bày một số phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn mới, trong đó có cả phương pháp truyền thống và phương pháp mới. Một số kỹ thuật chống tắc nghẽn với mạng thế hệ mới, mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức: Điều kiển lưu lượng, kỹ thuật cân bằng tải lưu lượng …

1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRẦN THỊ LÝ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TẮC NGHẼN MẠNG INTERNET CHUYÊN NGÀNH : TRUYỀN DỮ LIỆU VÀ MẠNG MÁY TÍNH MÃ SỐ: 60.48.15 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NI – 2013 2 Công trình được hoàn thành tại: KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Phản biện 1: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi giờ , ngày tháng năm 200…. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 3 MỞ ĐẦU Có thể nói rằng, một trong những thành công lớn nhất của nhân loại về khoa học công nghệ trong những năm cuối của thế kỷ XX là công nghệ thông tin và truyền thông. Những ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông đã đi vào mọi khía cạnh của cuộc sống đã giúp con người học hỏi được nhiều lĩnh vực khác nhau của văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, kỹ thuật, kinh tế thị trường, xu thế hội nhập và tiếp cận nền kinh tế tri thức. Xu hướng công nghệ truyền thông hiện nay đang xóa dần ranh giới công nghệ thông tin và viễn thông. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của sự hội tụ. Các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ không chỉ quan tâm đến việc phát triển dịch vụ mà còn phải xây dựng, củng cố và tối ưu hóa hạ tầng mạng lưới trên cơ sở hội tụ mạng. Sự hội tụ ở đây thể hiện ở nhiều khía cạnh như đa công nghệ, đa giao thức, đa truy nhập, đa phương tiện truyền thông, đa dịch vụ…. Một trong những mạng tiên tiến đang được ứng dụng là mạng Internet với mục tiêu mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi phương tiện. Mạng Internet hiện nay ngày càng đa phong phú đòi hỏi nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Ngoài các dịch vụ dữ liệu truyền thống được cung cấp qua mạng Internet, ngày càng có thêm nhiều dịch vụ mới được phát triển như: Các dịch vụ thoại, Video, đa phương tiện….Các nhà cung cấp dịch vụ Internet luôn đứng trước thử thách làm sao để làm vừa lòng khách hàng của mình với các loại dịch vụ khác nhau, chất lượng dịch vụ đảm bảo. Tuy nhiên, tài nguyên mạng đặc biệt là băng thông là có hạn. Quá tải mạng và hiện tượng tắc nghẽn là nguy cơ xảy ra thường xuyên. Một thách thức mới nảy sinh khi tích hợp các loại dịch vụ mới vào Internet là sự biến đổi khó lường của lưu lượng. Mạng càng phát triển, dịch vụ gia tăng càng nhanh, các dịch vụ mới càng nhiều, số lượng người sử dụng càng lớn thì lưu lượng mạng càng có sự tăng giảm đột biến dẫn đến nguy cơ quá tải 4 và tắc nghẽn mạng càng tăng. Như vậy chất lượng dịch vụ giảm. Vậy hạn chế tắc nghẽn cũng là nhằm nâng cao hiệu năng mạng và chất lượng dịch vụ. Ngược lại, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cũng góp phần giảm thiểu tắc nghẽn. Vì vậy: “Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn mạng Internet” là đề tài mà em quan tâm nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu Với mục tiêu chung là nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn mạng Internet. Luận văn sẽ tập chung tìm hiểu: Tình hình phát triển về mạng Internet Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạng, các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ, các phương pháp, các kỹ thuật điều khiển chống tắc nghẽn. Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn cho mạng Internet Việt Nam. Trong đó đi sâu tìm hiểu giải pháp thiết lập hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc nghẽn trong tương lai và vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet của các nhà cung cấp dịch vụ. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và phân tích mạng Internet Việt nam, từ đó phân tích các giải pháp cấu trúc mạng lưới kết nối nhằm nâng cao hiệu năng toàn mạng, tránh lãng phí tài nguyên hạn chế tắc nghẽn. Nghiên cứu các giải pháp, các kỹ thuật mới nhằm kiểm soát lưu lượng, cân bằng tải chống tắc nghẽn, nâng cao chất lượng dịch vụ mạng Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn cho mạng Internet Việt Nam và tìm hiểu giải pháp thiết lập hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc nghẽn trong tương lai, và kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ bản và tổng hợp các phương pháp về điều khiển lưu lượng, cân bằng tải, hạn chế tắc nghẽn mạng. Phương pháp khảo sát thực tế 5 được sử dụng cho việc nghiên cứu phân tích hiện trạng mạng Internet Việt Nam và hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam. Sử dụng phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, hiểu rõ nguyên tắc và bản chất của các giải pháp chống tắc nghẽn mạng Viễn thông nói chung và mạng internet nói riêng. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1: Tình hình phát triển về mạng Internet Việt Nam, các ứng dụng và chất lượng dịch vụ mạng Internet, đặc biệt đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn Internet Chương 2: Tìm hiểu những nguyên lý chung, cách phân loại và đưa ra được các tiêu chí đánh giá phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn. Chương 3. Trình bày một số phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn mới, trong đó có cả phương pháp truyền thống và phương pháp mới. Một số kỹ thuật chống tắc nghẽn với mạng thế hệ mới, mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức: Điều kiển lưu lượng, kỹ thuật cân bằng tải lưu lượng … Chương 4. Trình bày về giải pháp giảm tắc nghẽn cho mạng Internet Việt Nam. Trong đó tìm hiểu giải pháp thiết lập hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc nghẽn trong tương lai, và vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet ADSL Cuối cùng là phần kết luận và hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo. 6 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tình hình phát triển về mạng Internet Việt Nam Trong mấy năm gần đây, mạng Internet ở Việt Nam có sự bùng nổ phát triển mạnh mẽ. Hiện tại Việt Nam có trên 14 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng Internet (ISP-Internet Service Provider). Cho đến nay, nhiều dịch vụ ứng dụng trên Internet đã được các doanh nghiệp Internet quan tâm. Các ISP, bắt đầu đẩy mạnh đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho cộng đồng. Sự bùng nổ số lượng khách hàng truy cập Internet đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn chú trọng đến chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng. Hạ tầng mạng Internet Việt Nam hiện đã có thể so sánh được với các nước trong khu vực và thế giới. Chất lượng mạng được cải thiện đáng kể thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng từ mạng lõi cho đến các router biên, mạng truy nhập để cải thiện về băng thông và an toàn mạng. 1.2. Các ứng dụng và dịch vụ mạng internet Ngày nay, Internet đã trở thành công nghệ tiêu chuẩn, kết nối mở các hệ thống tính toán và các mạng thông tin máy tính không đồng nhất, ở cả diện rộng (mạng diện rộng WAN) và diện hẹp (mạng cục bộ LAN). Việc phát triển bùng nổ của các mạng Internet/Intranet, việc cung cấp các dịch vụ thông tin về kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng phong phú. Các ứng dụng trên mạng có đặc tính lưu lượng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ khác nhau, cụ thể như :Các ứng dụng thời gian thực như thoại. Các ứng dụng truyền hình (IPTV). Các ứng dụng như e-mail Các ứng dụng dữ liệu khác (ví dụ tương tác máy chủ) . Nhiều dịch vụ mới như thương mại điện tử, e-banking, giao dịch chứng khoán trực tuyến có yêu cầu tương tác thời gian thực. 1.3. Chất lượng dịch vụ và hiệu năng mạng Chất lượng dịch vụ (QoS) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiểu một cách đơn giản QoS là các cơ chế, công cụ 7 đảm bảo cho các mức dịch vụ khác nhau thỏa mãn các tiêu chuẩn về băng thông và thời gian trễ cần thiết cho một ứng dụng đặc biệt nào đó. 1.3.1. Băng thông (Bandkwidth)[4] Thuật ngữ băng thông được sử dụng để chỉ khả năng truyền một lượng dữ liệu của một giao thức, phương tiện hoặc của một kết nối. Có thể cách tốt nhất để giải quyết vấn đề băng thông là dành càng nhiều băng thông cho các kết nối càng tốt. 1.3.2. Độ trễ (delay) Tất cả các gói tin trong mạng đều trải qua một vài khoảng trễ nhất định trước khi tới được đích, hay nói cách khác trễ có rất nhiều loại, ở đây chỉ nêu ra một số loại cơ bản sau: Trễ lan truyền, trễ mạng (Network Delay), trễ xử lý, trễ hàng đợi, trễ lan truyền. 1.3.3. Biến động trễ (Delay Jitter và Delay Wander) Biến động trễ là sự khác biệt về trễ của các gói khác nhau cùng trong một luồng lưu lương. Biến động trễ có tần số cao được gọi là Jitter trong khi biến động trễ có tần số thấp gọi là Wander. 1.3.4. Tỷ lệ mất gói (Packet Loss Rate): Tỉ lệ mất gói chỉ ra số lượng gói bị mất trong mạng trong suốt quá trình truyền dẫn. Mất gói do hai nguyên nhân chính: gói bị loại bỏ khi mạng bị tắc nghẽn nghiêm trọng hoặc gói bị mất khi đường kết nối bị lỗi 1.4. Tắc nghẽn và các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn Internet Có thể nói mạng kết nối Internet Việt Nam đã có sự bùng phát mạnh mẽ những năm gần đây cả về quy mô, hạ tầng mạng lưới cũng như chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, với sự tăng lên rất nhanh số lượng người dùng, cùng nhu cầu ngày càng đa dạng về các loại dịch vụ và dữ liệu truyền tải trên mạng, khiến cho mạng kết nối Internet đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới. 1.4.1. Vấn đề tắc nghẽn mạng. 8 1.4.1.1. Tắc nghẽn nói chung Một trong những vấn đề nổi cộm là hiện tượng tắc nghẽn trong những giờ cao điểm. Tắc nghẽn Internet có thể xảy ra ở bất cứ nút cổ chai nào, có thể trên mạng truy nhập, trên mạng trục, mạng vùng, hay trên mạng kết nối. Tài nguyên của mạng có giới hạn trong khi nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng tăng. Chính vì vậy hiện tượng tắc nghẽn mạng là khó tránh khỏi, đòi hỏi cần có thêm các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tắc nghẽn, nâng cao chất lượng mạng kết nối Internet. 1.4.1.2. Tắc nghẽn trong mạng toàn IP Tắc nghẽn là một hiện tượng rất quen thuộc trên mạng, mà nguyên nhân nói chung là do tài nguyên mạng giới hạn trong khi nhu cầu truyền thông tin của con người là không có giới hạn. Thông thường, nút mạng được thiết kế với một bộ đệm lưu trữ có hạn. Nếu tình trạng nghẽn mạng kéo đủ dài, bộ đệm bị tràn, các gói sẽ bị mất hoặc trễ quá thời gian cho phép. Nếu một gói bị mất trên mạng thì tại thời điểm ấy các tài nguyên mạng mà gói đó đã sử dụng cũng bị mất theo. 1.4.2. Nguyên nhân xảy ra tắc nghẽn 1.4.2.1. Hạn chế của băng thông truyền dẫn Nhu cầu băng thông cao của các dịch vụ đa phương tiện và các loại hình dịch vụ mới: dữ liệu, âm thanh và hình ảnh được tích hợp truyền trên mạng gây ra tắc nghẽn tại các đường truyền dẫn băng thông nhỏ. 1.4.2.2. Nghẽn do đường truyền vô tuyến Các hiệu ứng môi trường như di động, che chắn, pha đinh,… gây ra mất gói và ảnh hưởng đến tắc nghẽn mạng. Số lượng trạm ngày càng tăng cộng với sự phát triển của đô thị ngày càng rõ rệt dẫn đến hiện tượng che chắn và pha đinh giữa các nhà cung cấp dịch vụ dẫn đến hiện tượng nghẽn mạng. 9 1.4.2.3. Tràn bộ đệm Cấu trúc mạng Viễn thông và Internet được cấu thành từ một hệ thống các thiết bị từ: Các thiết bị định tuyến, các thiết bị chuyển mạch, hệ thống cahing, hệ thống Acess Server…v.v. Trên mỗi dòng thiết bị đều có một bộ đệm được tích hợp nhằm gia tăng khả năng truy xuất của thiết bị, nhưng kích thước bộ đệm là có hạn, do vậy khi lưu lượng tăng đột ngột sẽ dẫn đến hiện tượng tràn bộ đệm. Điều này sẽ dẫn đến nghẽn mạng. 1.4.2.4. Nghẽn cổ chai Tại thời điểm nối từ các mạng tốc độ thấp vào mạng tốc độ cao. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của môi trường hỗn tạp Internet. Khi băng thông tại mỗi kết nối đầu ra của đoạn mạng nhỏ hơn băng thông của các kết nối bên trong có lưu lượng ra ngoài lớn sẽ dẫn đến tình trạng nghẽn cổ chai tại điểm ra. 1.4.2.5. Sự thay đổi đột biến của lưu lượng Thông thường, các ứng dụng mới trong mạng Internet được thiết kế với nhu cầu lưu lượng truyền tải lớn (đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến cơ sở dữ liễu phân tán, hay VoIP, Video, IPTV,…) Mặt khác, những ứng dụng đa phương tiện có đặc điểm là lưu lượng biến đổi động khó dự đoán trước được 1.4.2.6. Tính biến động của lưu lượng Đây là một đặc tính mới của mạng Internet so với mạng truyền thống. Các nút mạng có thể dịch chuyển làm hình trạng mạng thay đổi gây ra những biến đổi về phân chia lưu lượng trên mạng. 1.5. Kết luận chương 1: Hiện tượng tắc nghẽn xảy ra trong mạng là vấn đề khó tránh khỏi, do đó điều khiển tắc nghẽn ngày càng trở nên cấp thiết. Trong chương 1, chúng ta đã nêu rõ để đảm bảo chất lượng các dịch vụ của mạng Internet, đặc biệt với các dịch vụ thời gian thực thì vấn đề tắc nghẽn mạng phải được giải quyết triệt để. Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng không phải tất cả các nguyên nhân đều giải quyết được. Trong chương 2, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên tắc chung và các tiêu chí đánh giá về các phương pháp điều khiển tắc nghẽn mạng. 10 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN MẠNG 2.1 . Nguyên lý chung điều khiển chống tắc nghẽn Mạng viễn thông của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang chuyển sang mạng thế hệ sau NGN và tới IP hóa (all-IP) với mục tiêu: mọi lúc – mọi nơi và bằng mọi phương tiện. Nhu cầu về các dịch vụ mạng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi nhiều mức độ chất lượng dịch vụ khác nhau. Chính vì vậy hiện tượng tắc nghẽn mạng là khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này có hai hướng giải quyết tổng quát nhất, đó là: Tăng tài nguyên của mạng , điều khiển để chống tắc nghẽn mạng. 2.2. Phân loại các phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn 2.2.1. Các đặc điểm chung Các phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn có thể được phân loại dựa trên các đặc điểm chung như sau: - Điều khiển tiếp nhận (Admission control): - Kiểm soát (Policing): - Điều khiển luồng lưu lượng (Flow control). 2.2.2. Phân loại - Điều khiển chống tắc nghẽn vòng hở (open-loop congestion control) là sự kết hợp của điều khiển tiếp nhận, kiểm soát và nguyên lý thùng rò (leaky bucket). - Điều khiển chống tắc nghẽn vòng kín (Close-loop congestion control) là dựa trên trạng thái của mạng với giám sát tắc nghẽn và điều khiển lưu lượng dựa trên thông tin phản hồi. [1].2.3 Các tiêu chí đánh giá phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn Trong phần này, chúng ta cần xem xét một số tiêu chí đánh giá cơ bản nhất dựa trên cơ sở những tiêu chí truyền thống [7]. song có xem xét đến những đặc tính của môi trường mạng Internet. [...]... Với mục đích nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tắc nghẽn, luận văn này đã đi sâu tìm hiểu tình hình phát triển mạng Internet Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạng, Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ, các phương pháp, các giải pháp kỹ thuật chống tắc nghẽn Trong đó phải kể đến các phương pháp truyền thống như DECbit, TCP, định tuyến và một số phương pháp được cải... tế của các nhà cung cấp hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ chưa được triển khai Hiện tượng tắc nghẽn cục bộ đối với các nhà khai thác dịch vụ cũng như khách hàng là điều khó tránh khỏi Trên cơ sở nghiên cứu của tác giả đi trước luận văn trình bày giải pháp giảm tắc nghẽn Internet Quốc tế bằng việc thiết lập trung tâm trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam Để giảm tắc nghẽn ngoài các giải pháp về... IV GIẢI PHÁP GIẢM TẮC NGHẼN MẠNG INTERNET VIỆT NAM 4.1 Hiện trạng mạng Internet của Việt Nam [2] Như đã trình bày ở chương 1, mạng Internet ở Việt Nam có sự bùng nổ phát triển mạnh mẽ Hạ tầng mạng Internet Việt Nam hiện đại Chất lượng mạng được cải thiện đáng kể thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng từ mạng lõi cho đến các router biên, mạng truy nhập để cải thiện về băng thông và an toàn mạng Các. .. nghẽn cục bộ đối với các nhà khai thác dịch vụ cũng như khách hàng là điều khó tránh khỏi Trên cơ sở đó trình bày giải pháp giảm tắc nghẽn Internet Quốc tế bằng việc thiết lập trung tâm trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam do VNNIC quản lý Ngoài ra luận văn đề cập các giải pháp công nghệ mới nhất giải quyết băng thông đối với hạ tầng mạng Ngoài các phương pháp điều khiển tắc nghẽn được triển khai... lượng Internet quốc tế cũng cần có các giải pháp nhằm chia sẻ dung lượng một cách mềm dẻo, giảm tắc nghẽn cục bộ của từng ISP .Giải pháp đưa ra dựa trên các tuyến kết nối Internet Quốc tế của các ISP chính lại với nhau, và sau đó chia sẻ dùng chung các tuyến kết nối này trên cơ sở vẫn bảo đảm đáp ứng hoàn toàn yêu cầu, nhu cầu dung lượng kết nối Internet Quốc tế riêng của mỗi ISP 4.2.1 Nguyên tắc thiết... (timeout) 3.1.3.4 Các phương pháp khác Ngoài các phương pháp đã nói đến ở trên cón có các phương pháp như ECN [14] (Explieit) Congestion Ntification), RED [15] andom Eacly Detection) (Sử dụng trong các bộ định tuyến để hỗ trợ điều khiển chống tắc nghẽn cho TCP) RAP [16] (Rate Adaptation Protocol) (giao thức điều khiển chống tắc nghẽn ở mức ứng dụng) và các phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn trong từng... trình bày một cách hệ thống các nguyên lý chung về điều khiển tắc nghẽn mạng, phân loại các Phương pháp điều khiển Để có cơ sở đánh giá về các Phương pháp điều khiển khác nhau, luận văn đã đi sâu vào các tiêu chí đánh giá Các tiêu chí này bao gồm: Tính hiệu quả, Tính hội tụ, Tính bình đẳng, Độ mịn và Thời gian đáp ứng Trong chương 3, sẽ trình bày cụ thể một số Phương pháp điều khiển tắc nghẽn mạng 13 CHƯƠNG... phương pháp điều khiển tắc nghẽn sử dụng FAST TCP phổ biến hiện nay (đặc biệt là trong mạng Internet) là ứng cử viên cho mạng dựa trên cơ sở toàn IP 3.1 Một số phương pháp truyền thống 3.1.1 DECbit DECbit là một trong các mô hình điều khiển chống tắc nghẽn sớm nhất Phương pháp này sử dụng phản hồi ẩn [1] Trong DECbit, mạng cung cấp thông tin phản hồi cho phép phía gửi điều chỉnh lưu lượng vào mạng Các. .. cứu, nhất là trong bối cảnh công nghệ mạng thay đổi một cách nhanh chóng Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn mạng ineternet đã được tổng hợp và trình bày trong luận văn, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là vấn đề trễ, biến động trễ Vì với các dịch vụ thời gian thực thì các tham số chất lượng này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải đặc biệt quan tâm ... nhập mạng theo các tiêu chuẩn của ngành quy định 26 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Tối ưu hóa tài nguyên mạng, nâng cao chất lượng mạng và các dịch vụ luôn là đòi hỏi không những các nhà cung cấp dịch vụ và là yêu cầu ngày càng cao của các khách hang Do vậy, chất lượng dịch vụ QoS là vấn đề lâu nay và trong tương lai cần phải tiếp tục nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh công nghệ mạng thay đổi một cách . Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn mạng Internet là đề tài mà em quan tâm nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu Với mục tiêu chung là nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn mạng Internet. . về mạng Internet Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạng, các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ, các phương pháp, các kỹ thuật điều khiển chống tắc nghẽn. Nghiên cứu các giải pháp. Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn cho mạng Internet Việt Nam và tìm hiểu giải pháp thiết lập hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc

Ngày đăng: 22/10/2014, 23:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w