1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Nước được độc lập mà dân không được tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì, dân chỉ biết được giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ

12 2,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 103 KB

Nội dung

Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng mỗi dân tộc đều phải lựa chọn cho mình một mục tiêu, con đường phát triển, đó là quyền tự quyết thiêng liêng của mỗi dân tộc, không thể áp đặt. Với một đất nước bị xâm lược như chúng ta, ưu tiên trước hết là độc lập tự do nhưng Bác thật sáng suốt, Người đã xác định rõ con đường phát triển của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Đề bài: Nước được độc lập mà dân không được tự do thi độc lập cũng hông có nghĩa lý gì, dân chỉ biết được giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ. I. Đặt vấn đề: Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng mỗi dân tộc đều phải lựa chọn cho mình một mục tiêu, con đường phát triển, đó là quyền tự quyết thiêng liêng của mỗi dân tộc, không thể áp đặt. Với một đất nước bị xâm lược như chúng ta, ưu tiên trước hết là độc lập tự do nhưng Bác thật sáng suốt, Người đã xác định rõ con đường phát triển của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. II. Phân tích 1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề: 1.1. Quan điểm của Mác về vấn đề: Nhưng làm thế nào Bác có thể xác định con đường phát triển cho dân tộc ta? Trước Người, rất nhiều anh hùng dân tộc đã bôn ba tìm đường cứu nước, từ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp – “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, Phan Châu Trinh dựa vào khoa học của Pháp chấn hưng dân khí – “ chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương”, hay Hoàng Hoa Thám mang hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam… nhưng kết quả chỉ là hai chữ “thất bại”. Sau những kinh nghiệm đau thương này, Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu các cuôc cách mạng trên thế giới, điển hình là ở Pháp và Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc cách mạng ở hai đất nước này đều không triệt để. Cuối cùng, Người đến với chủ nghĩa Mác- Lênin dưới ánh sánh của cuộc cách mạng tháng Mười. Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Chánh cương vắn tắt do Người soạn thảo đã chỉ rõ: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Theo Mác , mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến tới giải phóng con người một cách triệt để nhất. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước thực hiện hóa qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến tới mục tiêu cao cả nhất: “biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do,” tạo nên một thể liên hiệp “ trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Để có thể giải phóng con người một cách triệt để nhất, cần phải giải phóng từ sự áp bức về kinh tế. Những cuộc cách mạng trước đây vốn chỉ mang tính chính trị, nó được kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng ách thống trị của giai cấp khác. Như vậy, người lao động mãi mãi bị thống trị, không có chút nào gọi là độc lập tự do cả. Bởi vậy, việc trước hết cần làm để giải phóng con người chính là thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu. Nói cách khác chính là thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bẳng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp, thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất. Không chỉ có vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, từ đó dần dần cải thiện đời sống của người dân.Như vây, Mác muốn xây dựng công cộng về tư liệu sản xuất, hướng xã hội tới sự bình đẳng. con người được giải phóng. 1.2.Quan điểm của Lênin: Nếu như xét quan điểm của Mác, dễ nhận thấy người tiếp cận vấn đề này ở góc độ lý luận thì sang quan điểm của Lênin, người lại tiếp cận từ thực tiễn. Điều này được thể hiện rõ ràng qua cuộc cách mạng Tháng Mười cùng những chính sách kinh tế mà Lênin đưa ra, từ chính sách cộng sản thời chiến cho đến chính sách kinh tế mới – NEP. 1.2.1. Về độc lập dân tộc: Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. Trước tình hình đó, Lênin quyết định lật đổ chính quyền lâm thời, xây dựng chính quyền Xô viết. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik, nhân dân Xô viết đã đứng lên khởi nghĩa, sau một thời gian dài đấu tranh, Cách mạng tháng Mười đã giành được thắng lợi. Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liền sau đó, trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Cuối cùng, nước Nga độc lập, Lênin đã hoàn toàn giải phóng cho con người nơi đây, đồng thời cũng mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc khác. 1.2.2. Về chủ nghĩa xã hội: Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô Viết tranh thủ giải quyết những vấn đề cấp bách, củng cố chính quyền của giai cấp vô sản, đặt nền móng cho việc xây dựng nên kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đến năm 1918, nước Nga có nội chiến( giai cấp địa chủ và tư bản bị lật đổ đã nổi dậy chống chính quyền Xô Viết). Từ bên ngoài có sự can thiệp vũ trang của 14 nước để quốc do Anh, Pháp cầm đầu hòng bóp chết nhà nước Xô Viết còn non trẻ. Cuộc nội chiến và can thiệp nước ngoài làm nước Nga càng thêm khó khăn chồng chất. Để đối phó với tình hình đó, Lênin nêu ra khẩu hiệu: “Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù” và thi hành chính sách “ Kinh tế cộng sản thời chiến: 1. Tất cả nền công nghiệp được quốc hữu hóa và áp dụng cơ chế quản lý tập trung nghiêm ngặt. 2. Giới thiệu độc quyền nhà nước về ngoại thương. 3. Kỷ luật nghiêm khắc đối với người lao động, và đình công có thể bị xử bắn. 4. Nghĩa vụ lao động công ích bắt buộc áp dụng cho "tầng lớp không lao động". 5. Phân chia lương thực – trưng thu thặng dư nông sản từ nông dân theo giá trị tối thiểu để phân phối tập trung cho dân số còn lại. 6. Lương thực và phần lớn hàng hóa được phối cấp và phân phối theo phương thức tập trung. 7. Xí nghiệp tư nhân là bất hợp pháp. 8. Quản lý đường sắt theo dạng quân sự được giới thiệu. Nhờ thực hiện chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” mà Nhà nước Xô Viết mới có lương thực để cung cấp cho quân đội và nhân dân, đảm bảo đánh thắng thù trong giặc ngoài. Hơn thế nữa, trong thời gian này, khí thế lao động của quần chúng được lên cao, “Ngày thứ bày lao động Cộng sản chủ nghĩa” được thực hiên trên toàn nước Nga. Cũng trong những năm này, Lênin đã tổ chức lại toàn bộ nền kinh tế, trên cơ sở sử dụng năng lượng điện, xây dựng kế hoạchđiện khí hóa nước Nga – kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn đầu tiên của Liên Xô: quy định 10- 15 năm thay đổi bộ mặt cyả nước Nga, cai tạo nền kinh tế về cơ bản , đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, chính sách này chỉ mang tính tạm thời, trong hoàn cảnh có nọi chiến và can thiệp, cùng với việc kéo dài chính sách đó, nền kinh tế nước Nga bị lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nội chiến kết thúc, đến năm 1921, đảng cộng sản Bolshevik đã chủ trương thay chính sách “ Kinh tế cộng sản thời chiến” bằng chính sách “ Kinh tế mới” – NEP. Chính sách này được quán triệt trong các ngành kinh tế và lấy việc làm nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề cấp bách trước mắt. Tổng sản lượng lương thực của Liển Xô năm 1921 là 42,2 triệu tấn đã tăng lên đến 74,6 triệu tấn năm 1925. Tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm 1913 đạt 75, 5% ( đến năm 1926 khôi phục được 100%), nhiều ngành vượt mức trước chiến tranh…… Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản suất ở cả thành thị va fnôgn thôn, vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hóa và có nhiều thành phần. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, Nhà nước Xô Viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá; đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông; một Nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới đã được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô VIết. 2. Kinh nghiệm các nước: Bên cạnh Liên Xô là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc cũng vậy, tuy nhiên chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc lại có phần khác biệt. Con đường chủ nghĩa xã hội này ở Trung Quốc có thể chia làm 2 giai đoạn ( hay 2 kiểu chủ nghĩa xã hội ): thử nhất là dưới thời Mao Trạch Đông, thứ hai là dưới thời Đặng Tiểu Bình. 2.1. Chủ nghĩa xã hội của Mao Trạch Đông: Bởi ý thức tư tưởng phong kiến ở Trung Quốc ăn sâu và ngoan cố nên trong quá trình lãnh đạo Trung Quốc xây dựng văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa, Mao Trạch Đông đã tiến hành cải tạo tư tưởng với quy mô lớn nhằm thông qua đó tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa để có thể xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có nền tảng chắn chắn. Cải tạo tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt đối với công cuộc xây dựng văn hoá tinh thần ở Trung Quốc. Mao Trạch Đông chỉ ra rằng “Trong quá trình xây dựng văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa, người người phải cải tạo, kẻ bóc lột phải cải tạo, người lao động cũng phải cải tạo”. Đương nhiên tính chất và phương thức của kẻ bóc lột và người lao động có phần khác biệt nhau. Việc cải tạo tư tưởng đối với giai cấp bóc lột là cải tạo mang tính cưỡng bức, là "xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của họ, xoá bỏ một giai cấp xã hội chứ không phải tiêu diệt thể xác của họ". Đối với tầng lớp tri thức, Mao Trạch Đông nhấn mạnh chủ yếu thông qua phê bình và tự phê bình để tự giáo dục và tự cải tạo. Việc cải tạo tư tưởng đối với cán bộ lãnh đạo được tiến hành xung quanh cuộc đấu tranh chống sa đọa thối nát, trở thành nhiệm vụ cơ bản trong việc cải tạo tư tưởng của cán bộ lãnh đạo. Còn giai cấp công nhân, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, họ là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, nhưng Mao Trạch Đông đã căn cứ vào thực tế của đội ngũ công nhân ở Trung Quốc đưa ra nhận định rằng giai cấp công nhân cũng phải cải tạo. Việc cải tạo tư tưởng đối với giai cấp công nhân chủ yếu là nâng cao khả năng nhận thức thế giới và cải tạo thế giới của họ, đồng thời không ngừng rũ bỏ ý thức nông dân của người công nhân, thay đổi tập quán nông dân cho phù hợp với tình hình mới trong sự nghiệp phát triển xã hội chủ nghĩa. Đối với việc cải tạo tư tưởng của nông dân, Mao Trạch Đông cho rằng cần giúp họ từ bỏ thói quen và tâm lý phân tán, lạc hậu, khắc phục tư tưởng phong kiến tự tư tự lợi. Việc cải tạo tư tưởng ở Trung Quốc lúc đó chủ yếu nhắm vào tàn dư của tư tưởng phong kiến, trọng tâm là cải tạo quan điểm giá trị của chủ nghĩa cá nhân. Loại quan điểm này thứ nhất là chủ trương tự tư tự lợi, thứ hai là quan bản vị (làm quan mưu lợi ích cá nhân hẹp hòi). Chủ nghĩa đoàn thể, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa địa phương cục bộ là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, những thứ này đều tạo nên mạng lưới quan hệ cá nhân lấy cái "Tôi" làm trung tâm. Chủ nghĩa quan liêu là di sản được sinh ra từ tác phong "ông lớn" của quan bản vị. Tất cả những thứ nói trên đều đi ngược lại xu hướng giá trị "công bằng, công chính" xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng của Mao Trạch Đông. Vì thế Mao Trạch Đông đã căn cứ theo nguyên tắc duy vật lịch sử, chủ trương nhân dân bản vị (mưu lợi ích cho nhân dân), đề ra tư tưởng phục vụ nhân dân. Ông kêu gọi mọi người học tập các tấm gương tiêu biểu như Trương Tư Đức, Bạch Cầu Ân, Lôi Phong, mỗi người là một chiến sĩ cộng sản; Đề xướng phẩm chất đạo đức cộng sản chí công vô tư, không màng lợi ích cá nhân. Ông cho rằng trong điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa, dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ cương vị nào cũng đều không được tư lợi mà phải phục vụ nhân dân. Nếu có được tinh thần và phẩm chất phục vụ nhân dân như thế sẽ chiến thắng các loại khó khăn, ở xã hội nào cũng đều có thể lập nên kỳ tích. Quan điểm giá trị phải được thể hiện qua hành động cụ thể nên Mao Trạch Đông ra sức đề xướng tinh thần phấn đấu gian khổ, dũng cảm, chí thú sự nghiệp, hiến dâng và chủ nghĩa tập thể, lấy đó làm thước đo đánh giá tình hình xây dựng quan điểm giá trị. Qua phân tích cho thấy trong thực tiễn tìm kiếm phương hướng xây dựng nền văn hoá tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mặc dù gặp nhiều trắc trở nhưng Mao Trạch Đông đã thông qua cải tạo tư tưởng, loại bỏ những tàn dư của chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa thực dân, thay đổi thói quen tâm lý và phương thức hành vi cũ, xây dựng nền văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa theo quan điểm giá trị và quan điểm đạo đức phục vụ nhân dân. Do đó ở Trung Quốc đã có được những thay đổi long trời lở đất, thay đổi đó lại đặt cơ sở, đem lại kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển toàn diện vì tiến bộ xã hội và tự do của con người hôm nay. 2.2. Chủ nghĩa xã hội _ Đặng Tiểu Bình Đặng Tiểu Bình đã mang đến xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là sản phẩm kết hợp giữa tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác-Ăng-ghen những năm cuối đời và thực tiễn cụ thể cải cách-mở cửa của Trung Quốc, sẽ xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ giàu có, văn minh, công bằng và hài hoà như châu Âu ngày nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển sang chủ nghĩa xã hội dân chủ là tuân theo lời dạy của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, kế thừa truyền thống cách mạng dân chủ mới, triệt để thoát khỏi mô hình Liên Xô, trở lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng thời đại. Đó là định vị lịch sử của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Nếu như Mao Trạch Đông đã giải phóng con người Trung Quốc ở mặt tư tưởng thì Đặng Tiểu Bình lại giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự thay đổi về chất. Điều này có thể dễ dàng thấy thông qua sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, sự hình thành một tầng lớp trung lưu thành thị chiếm tới 15% dân số, mức sống cao hơn (thể hiện qua sự tăng trưởng ngoạn mục của mức GDP trên đầu người, chi tiêu tiêu dùng, tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ, và tổng mức sản xuất lương thực) và ở mức rộng lớn hơn là các quyền con người và tự do cho người dân thường Trung Quốc Không sai khi nói rằng Trung Quốc sẽ không có được ngày hôm nay nếu không có Đặng Tiểu Bình. Dù tiêu chuẩn cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt trong thập kỷ 1980, những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn bị chỉ trích rộng rãi. Những người bảo thủ cho rằng một lần nữa Đặng Tiểu Bình lại mở cửa Trung Quốc cho những điều xấu xa từ bên ngoài, và người dân quá thiên về tư duy vật chất, trong khi những người theo chủ trương tự do chỉ trích Đặng Tiểu Bình về lập trường cứng rắn của ông trong lĩnh vực chính trị. Các lực lượng tự do đã bắt đầu bày tỏ thái độ phản kháng bằng nhiều cách khác nhau chống lại thế lực lãnh đạo, và đã dẫn tới Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 khiến chính phủ Trung Quốc bị quốc tế lên án. Những chỉ trích về các cuộc cải cách kinh tế, cả trong và ngoài Trung Quốc cho rằng cải cách đã gây ra bất bình đẳng giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tham nhũng tràn lan, thất nghiệp tăng cao, cùng với đó là tình trạng giãn thợ tại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả cũng như các ảnh hưởng văn hóa xấu khác. 2.3.Bài học kinh nghiệm Các chủ trương chính sách còn mang tính bắt buộc, cưỡng chế, gây ra nhiều bất đồng, mâu thuẫn. Mặc dù đất nước có phát triển nhưng còn nhiều, người phản đối, chưa nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.Trong khi chủ nghĩa xã hội đặt dân làm đầu, do dân làm chủ, các chủ trương, chính sách trên vẫn chưa làm được điều ấy. 3. Thực tiễn Việt Nam Cuộc Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, "dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 nǎm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà" Thắng lợi đó đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam : kỷ nguyên đất nước được độc lập, thống nhất, nhân dân lao động làm chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết, từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cách mạng nước ta có những thuận lợi lớn. Hệ thống chính quyền cách mạng được xây dựng từ Trung ương tới cơ sở trên cả nước. Từ hoạt động bí mật, Đảng ta đã trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền. Đảng, Mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh có uy tín lớn trong dân tộc, chính quyền cách mạng được toàn dân ủng hộ. Phong trào cách mạng tinh thần yêu nước của nhân dân dấy lên từ cao trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tiếp tục phát triển với những hình thức và nội dung mới nhằm xây dựng, bảo vệ chính quyền, giữ vững thành quả cách mạng. Bên cạnh những thuận lợi do thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đem lại, nhân dân ta và chính quyền cách mạng phải đương đầu với những khó khǎn, thử thách nặng nề. 3.1. Về Kinh tế - tài chính Nhân dân ta và chính quyền cách mạng còn phải vượt qua những khó khǎn lớn về kinh tế, đời sống xã hội. Nên kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại bị thực dân Pháp và phátxít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên lại càng nghèo hơn. Nǎng suất lúa rất thấp ( 12 tạ/ha). Nông dân lao động chiếm hơn 95% số hộ nhưng chỉ được sử dụng không quá 40% ruộng đất. Hậu quả nạn đói cuối nǎm 1944 đầu nǎm 1945 chưa kịp khắc phục, thì nạn lụt lớn lại xảy ra, tàn phá 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 50% ruộng đất bỏ hoang. Công nghiệp chỉ có không quá 200 nhà máy nhỏ bé, trang bị cũ kỹ, đang lâm vào đình đốn, hàng hoá khan hiếm. Tài chính quốc gia gần như trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài. Chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.230.720 đồng, trong đó có 586.000 đồng tiền rách. 3.2.Về văn hóa Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, trên 90% số dân không biết chữ. Hầu hết số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao đẳng hoặc đại học và chủ yếu học ở ngành luật và ngành thuốc. Suất thời kỳ 1930-1945, số công chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm vài trǎm người. Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới gặp không ít khó khǎn, lúng túng. 3.3.Về chính trị- quân sự Vào thời gian này, nhà nước ta mới được thành lập, thật sự còn non trẻ. Bộ máy Nhà nước chưa được hoành chỉnh. Hơn nữa, lực lượng vũ trang lại mỏng manh, rất cần bổ sung. Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề khó khăn mà đất nước ta phải đối mặt. 4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh Những khó khǎn, thử thách to lớn cả về quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội trên đây, đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh đất nước ta trong thế "ngàn cân treo sợi tóc". Tình hình trên đòi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng. 4.1.Về kinh tế- tài chính Để giải quyết nạn đói, trước mắt Chính phủ kêu gọi toàn dân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau qua các phong trào “hũ gạo cứu đói”, “Ngày cứu đói”… Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện các biện pháp tiết kiệm lương thực, cung cấp lương thực để nấu rượu, làm quà bánh,…. Đồng thời, ban hành một số sắn lệnh nhằm giải quyêt khó khăn về lương thực như Sắc lệnh cấm đầu cơ tích trữ lương thực ( 5 – 9 – 1945) , cho tự do lưu thông thóc gạo giữa các vùng. Để giải quyêt tận gốc nạn đói, Chính phủ đề ra phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Chính phủ có biện pháp để hỗ trợ cho nông dân như quy định địa chỉ giảm tô 25% cho nông dân, tạm cấp ruộng đất công, ruộng của bọn việt gian phản động và của thực dân Pháp cho nông dân cày cấy, tổ chức nhân dân hàn khẩu những quãng đê bị vỡ, vận động nông dân nhanh chóng cấy tái giá, giúp nông dân vay vốn , cung cấp giống, nhiều nông cụ. Về công nghiệp,Chính phủ chủ trương là kiên quyết giữ vững chủ quyền, nhưng vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với Pháp. Một số xí nghiệp của tư bản Pháp và nước ngoài được tiếp tục kinh doanh như các xí nghiệp điện, nước,….nhưng phải tuân theo luật lệ và chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Chính phủ khuyến khích tư bản tư nhân Việt Nam kinh doanh, phát triển sản xuất, Nhà nước ban hành dự thảo luật Lao động, bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người công nhân như tiền lương, điều kiện làm việc, tiền trợ cấp khi thôi việc, quyền hưởng những quyền lợi ngang nhau giữa nam và nữ công nhân, quyền tự do lập nghiệp đoàn, tự do bãi công,… Về thương nghiệp, Chính phủ ra sắc lệnh thủ tiêu, luật lệ ngăn sông, cấm chợ do Pháp – Nhật đặt ra trước đây, sắc lệnh về việc bãi bỏ các nghiệp đoàn độc quyền kinh doan. Đồng thời, Chính phủ chủ trương khuyến khích buôn bán, vận động các nhà buôn thành lập hội thương gia Việt Nam, phong thương mại. Về tài chính, Chính phủ kêu gọi sự đóng góp tự nguyện, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, thông qua phong trào “Quỹ độc lập”, theo sắc lệnh của Chính phủ ngày 4- 9- 1945, “Tuần lễ vàng” được tổ chức ngày 19- 9 -1945 nhằm thu gom số vàng trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu dùng vào việc cần gấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là quốc phòng. Ngoài ra, Chính phủ còn vận động sự giúp đỡ của nhân dân thông qua “hũ gạo nuôi quân”, “ nhận nuôi cán bộ,”… Để tạo điều kiện cho nhân dân an tâm sản xuất, giảm bớt sưu cao, thuế nặng, Chính phủ đã có biện pháp kịp thời và đúng đắn về chính sách thuế, bãi bỏ thuế bất công vô lý vào ngày 7- 9-1945 như thuế thân, thuế rượu, muối và thuốc phiện. Ngày 22-9-1945, miễn giảm thuế môn bài kinh doanh nhỏ dưới 50 đồng, thuế chợ, xe đò, xe tay,… Ngày 26-10-1945, Chính phủ ban hành nghị định giảm thuế điền thổ 20%, miến thuế cho các vùng bị lụt ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ,… Để bù vào khoản thiểu hụt ngân sách, Chính phủ đặt ra nguồn thu mới: “đảm phụ đặc biệt” đánh vào ngành vận tải, bưu điện, “đảm phụ quốc phòng”. Chấn chỉnh các nguồn thu đi dôi với việc thành lập bộ máy quản lý thu. Ngày 10-9-1945, Sở thuế quan và thuế gián thu, Nha thuế trực thu, Nha thuế trước bạ, cộng sản và điền thổ,… được thành lập. Cùng với đấu tranh tiền tệ vào, cuối tháng 10- 1945 ( đấu tranh với ngân hàng Đông Dương đổi tiền, đối phó với “tiền quan kim” và “quốc tệ”), chúng ta đã bí mật in tiền. Tháng 12- 1945, chúng ta cho lưu hành tiền lẻ, để giải quyết nạn khan hiếm tiển lẻ và cho nhân dân làm quen với tiền mới của chính quyền cách mạng sau đó từng bước tiến hành phát hành tiền trong cả nước. 4.2.Về văn hóa Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nha Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ. Từ 8 - 9 - 1945 đến 8– 9-1946, có 76.000 lớp học và 2,5 triệu người được xóa nạn mù chữ.Trường phổ thông các cấp và đại học khai giảng sớm với nội dung học và dạy đổi mới. Và như vậy, đã đẩy lùi được giặc dốt. 4.3.Về chính trị Như đã nói, cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền ta còn hết sức non trẻ, nhưng lại phải tiếp thu một gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại. Hơn thế nữa, các thế lực để quốc, phản động quốc tế cấu kết bao vây, chốn phá hòng thủ tiêu thành quả cách mạng của nhân dân ta. Không chỉ có vậy, chính quyền mới còn phải đấu tranh với sự chống phá của cac thế lực phản động trong nước. Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng và thực thi nhiều biện pháp để tập hợp, sử dụng nhân sĩ, trí thức, nhân tài phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Nhiều nhân sĩ, trí thức được mời tham gia bộ máy hành chính và cơ quan chuyên môn ở các cấp, nhất là ở Trung ương. Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại) đã được cử làm cố vấn Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hoà theo Sắc lệnh số 23-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10-9-1945. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền là phải thực hiện quyền dân chủ cho quần chúng, phải "xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức" . Vì vậy, ngày 3-9-1945, tức là một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giầu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v " . Sau một thời gian chuẩn bị, đẩy mạnh "Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa" để chống đói. Tiêu diệt giặc dốt, "biết chữ để cầm lá phiếu thực hiện quyền công dân",… ngày 6- 1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền làm chủ, bầu những đại biểu chân chính vào các cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời. 4.4.Chính sách cuả thực dân Pháp 4.4.1. Kinh tế Dưới danh nghĩa “bảo hộ”, thực dân Pháp đã xâm lược nước ta và thực hiện chính sách khai thác thuộc địa nhằm làm giàu cho nước Pháp. “Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. [...]... xây dựng lớp bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ,….), Hồ Chí Minh đã xây dựng nền dân chủ hợp hiến, đem lại độc lập – tự do – hạnh phúc cho nhân dân 5 Tính đúng đắn 5.1 .Giá trị về thực tiễn Có lẽ giá trị này được thể hiện rõ nhất qua sự kiện ngày 6-1- 1945, ngày toàn dân cầm lá phiếu đi bầu cử, thể hiện quyền dân chủ của mình Nhìn chung ở cả 71 tỉnh thành trong cả nước, 89% tổng... xương máu của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước, suốt gần một thế kỷ đấu tranh giải phóng dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã thành công dân của một nước độc lập, tự do, tự mình quyết định vận mệnh lịch sử của mình, tự mình lựa chọn và dựng xây chế độ Cộng hoà dân chủ Bằng cuộc Tổng tuyển cử, tất cả mọi công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên không phân... trai, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo đều có quyền dân chủ, bình đẳng, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử tháng 1-1946 đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam Bên cạnh đó, các mặt của đời sống cũng đạt được những thành tích nhât định Về kinh tế, chỉ trong... đường sắt chỉ sau hơn một tháng sau cách mạng tháng 8 Về văn hóa, giáo dục, từ ngày 8 -9- 1945 đến ngày 8 – 9 – 1946, có 76000 lớp học và 2,5 triệu người được xóa nạn mù chữ Các trường phổ thông và đại học khai giảng sớm hơn só với nội dung học và dạy đổi mới Giặc dốt đã bị đẩy lùi Về chính trị, bộ máy nhà nước được củng cố, trở nên vững mạnh hơn, nhận được sự tín nhiệm của toàn thể nhân dân Tạm mượn... trồng hoa màu ở Bắc Bộ tăng 3 lần năm 1946 so với năm 1944, sản lượn lúa vượt 38,8%, nhờ đó nạn đói bị chặn đứng Công nghiệp cũng được phục hồi, nhiều xí nghiệp đóng cửa nay đã được khôi phục như mỏ than Làng Cẩm, Phấn Mễ, Quyết Thắng, mỏ thiếc Tĩnh Túc, nhà máy cơ khí ở Trường Thi, nhà mát giấy Đấp Cầu,… .Không chỉ có vậy, chúng ta còn khôi phục được 50 trong số 60 chiếc cầu bị phá, sửa chữa được 500km... địa phương chỉ bầu một lần Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó, có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu phụ nữ và 34 đại biểu các dân tộc thiểu số Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời Hoà nhịp cùng với bước tiến của thời đại,... thi hành chính sách ngu dân Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.” “Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. ” Tất cả những gì chúng đem lại cho nhân dân ta là sự đau khổ, nghèo đói, áp bức,, bóc lột,… Đây chính là chính sách “khai hóa văn minh” của chúng Bằng những hành động thiết thực của mình ( tịch thu đất của đế quốc chia cho dân cày, xóa và giảm một... trị, bộ máy nhà nước được củng cố, trở nên vững mạnh hơn, nhận được sự tín nhiệm của toàn thể nhân dân Tạm mượn câu nói của Người để kết thúc bài viết: “ Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mối ngày một giàu mạnh thêm.”

Ngày đăng: 22/10/2014, 07:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w