Với một đất nước bị xâm lược như chúng ta, ưu tiên trước hết là độc lập tự do nhưng Bác thật sáng suốt, Người đã xác định rõ con đường phát triển của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn li
Trang 1Phần 1: Đặt vấn đề
69 năm đã trôi qua kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiền thân của nươc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một nên độc lập non trẻ Giá trị của độc lập có thể coi là vô giá, không gì có thể so sánh được Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì?
Câu hỏi ấy được chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời rất thấu đáo và chính xác: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.
Với một đất nước bị xâm lược như chúng ta, ưu tiên trước hết là độc lập tự
do nhưng Bác thật sáng suốt, Người đã xác định rõ con đường phát triển của dân tộc ta là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Để tiến lên chủ nghĩa xã hội yêu cầu đòi hỏi độc lập dân tộc phải đi đôi với tự do hạnh phúc của nhân dân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, dòng tiêu đề 6 chữ luôn đi kèm quốc hiệu Việt Nam trong
69 năm qua, dù là Việt Nam dân chủ cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Sáu chữ đơn giản đó là ham muốn tột bậc của chủ tịch Hồ Chí Minh, của người khai sinh ra thể chế cộng hòa đầu tiên của Đông Nam Á Điều đó là không thay đổi, bởi vì Độc lập – Tự do – Hạnh phúc đơn giản là mục tiêu mà toàn dân tộc Việt Nam hướng đến Từng người, từng nhà, từng cơ quan, từng tổ chức đều hướng đến mục tiêu đấy Cùng như những lời của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại năm nào:
“Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”.
Nhưng làm thế nào Bác có thể xác định con đường phát triển cho dân tộc ta? Trước Người, rất nhiều anh hùng dân tộc đã bôn ba tìm đường cứu nước, từ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp – “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, Phan Châu Trinh dựa vào khoa học của Pháp chấn hưng dân khí – “ chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương”, hay Hoàng Hoa Thám mang hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam… nhưng kết quả chỉ là hai chữ “thất bại” Sau những kinh nghiệm đau thương này, Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu các cuôc cách mạng trên thế giới, điển hình
là ở Pháp và Mỹ Tuy nhiên, các cuộc cách mạng ở hai đất nước này đều không triệt để Cuối cùng, Người đến với chủ nghĩa Mác- Lênin dưới ánh sánh của cuộc cách mạng tháng Mười Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” Ngay khi thành lập Đảng Cộng
Trang 2sản Việt Nam, trong Chính cương vắn tắt do Người soạn thảo đã chỉ rõ: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Em xin được phân tích luận điểm “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, thực tiễn của luận điểm với Việt Nam và ý nghĩa của luận điểm với
sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
Bài làm có gì thiếu sót, xin được thầy nhận xét, sửa chữa và bổ sung
Phần 2: Nội dung
I. Một số quan điểm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
1 Quan điểm của C.Mác
Theo Mác , mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến tới giải phóng con người một cách triệt để nhất Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước thực hiện hóa qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến tới mục tiêu cao cả nhất: “biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do,” tạo nên một thể liên hiệp “ trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Để có thể giải phóng con người một cách triệt để nhất, cần phải giải phóng
từ sự áp bức về kinh tế Những cuộc cách mạng trước đây vốn chỉ mang tính chính trị, nó được kết thúc bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp này, thay thế bằng ách thống trị của giai cấp khác Như vậy, người lao động mãi mãi bị thống trị, không có chút nào gọi là độc lập tự do cả Bởi vậy, việc trước hết cần làm để giải phóng con người chính là thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất chủ yếu Nói cách khác chính là thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất bẳng chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa với những hình thức thích hợp, thực hiện những biện pháp cần thiết gắn người lao động với tư liệu sản xuất Không chỉ có vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn phát triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, từ đó dần dần cải thiện đời sống của người dân.Như vây, Mác muốn xây dựng công cộng về tư liệu sản xuất, hướng
xã hội tới sự bình đẳng con người được giải phóng
Trang 32 Quan điểm của Lê nin
Nếu như xét quan điểm của Mác, dễ nhận thấy người tiếp cận vấn đề này ở góc độ lý luận thì sang quan điểm của Lênin, người lại tiếp cận từ thực tiễn Điều này được thể hiện rõ ràng qua cuộc cách mạng Tháng Mười cùng những chính sách kinh tế mà Lênin đưa ra, từ chính sách cộng sản thời chiến cho đến chính sách kinh tế mới – NEP
Về độc lập dân tộc: Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng Trước tình hình đó, Lênin quyết định lật đổ chính quyền lâm thời, xây dựng chính quyền Xô viết Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik, nhân dân Xô viết đã đứng lên khởi nghĩa, sau một thời gian dài đấu tranh, Cách mạng tháng Mười đã giành được thắng lợi Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Liền sau đó, trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất Chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan Cuối cùng, nước Nga độc lập, Lênin đã hoàn toàn giải phóng cho con người nơi đây, đồng thời cũng mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc khác
Về chủ nghĩa xã hội: Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô Viết tranh thủ giải quyết những vấn đề cấp bách, củng cố chính quyền của giai cấp vô sản, đặt nền móng cho việc xây dựng nên kinh tế xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, đến năm 1918, nước Nga có nội chiến( giai cấp địa chủ và tư bản bị lật
đổ đã nổi dậy chống chính quyền Xô Viết) Từ bên ngoài có sự can thiệp vũ trang của 14 nước để quốc do Anh, Pháp cầm đầu hòng bóp chết nhà nước Xô Viết còn
Trang 4non trẻ Cuộc nội chiến và can thiệp nước ngoài làm nước Nga càng thêm khó khăn chồng chất Để đối phó với tình hình đó, Lênin nêu ra khẩu hiệu: “Tất cả cho tiêu diệt kẻ thù” và thi hành chính sách “ Kinh tế cộng sản thời chiến:
• Tất cả nền công nghiệp được quốc hữu hóa và áp dụng cơ chế quản lý tập trung nghiêm ngặt
• Giới thiệu độc quyền nhà nước về ngoại thương
• Kỷ luật nghiêm khắc đối với người lao động, và đình công có thể bị xử bắn
• Nghĩa vụ lao động công ích bắt buộc áp dụng cho "tầng lớp không lao động"
• Phân chia lương thực – trưng thu thặng dư nông sản từ nông dân theo giá trị tối thiểu để phân phối tập trung cho dân số còn lại
• Lương thực và phần lớn hàng hóa được phối cấp và phân phối theo phương thức tập trung
• Xí nghiệp tư nhân là bất hợp pháp
• Quản lý đường sắt theo dạng quân sự được giới thiệu
Nhờ thực hiện chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” mà Nhà nước Xô Viết mới có lương thực để cung cấp cho quân đội và nhân dân, đảm bảo đánh thắng thù trong giặc ngoài Hơn thế nữa, trong thời gian này, khí thế lao động của quần chúng được lên cao, “Ngày thứ bày lao động Cộng sản chủ nghĩa” được thực hiên trên toàn nước Nga Cũng trong những năm này, Lênin đã tổ chức lại toàn bộ nền kinh
tế, trên cơ sở sử dụng năng lượng điện, xây dựng kế hoạchđiện khí hóa nước Nga –
kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn đầu tiên của Liên Xô: quy định 10- 15 năm thay đổi bộ mặt cyả nước Nga, cai tạo nền kinh tế về cơ bản , đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, chính sách này chỉ mang tính tạm thời, trong hoàn cảnh có nọi chiến và can thiệp, cùng với việc kéo dài chính sách đó, nền kinh tế nước Nga bị lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Nội chiến kết thúc, đến năm 1921, đảng cộng sản Bolshevik đã chủ trương thay chính sách “ Kinh tế cộng sản thời chiến” bằng chính sách “ Kinh tế mới” – NEP Chính sách này được quán triệt trong các ngành kinh tế và lấy việc làm nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề cấp bách trước mắt Tổng sản lượng lương thực của Liển Xô năm 1921 là 42,2 triệu tấn đã tăng lên đến 74,6 triệu tấn năm 1925 Tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm 1913 đạt 75, 5% ( đến năm 1926 khôi phục được 100%), nhiều ngành vượt mức trước chiến tranh……
Trang 5Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản suất ở cả thành thị và nông thôn, vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính chất hàng hóa và có nhiều thàn Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, Nhà nước Xô Viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá; đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông; một Nhà nước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới đã được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
3 Kinh nghiệm từ một số nước xã hội chủ nghĩa khác
a. Chủ nghĩa xã hội của Mao Trạch Đông (Trung Quốc):
Bởi ý thức tư tưởng phong kiến ở Trung Quốc ăn sâu và ngoan cố nên trong quá trình lãnh đạo Trung Quốc xây dựng văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa, Mao Trạch Đông đã tiến hành cải tạo tư tưởng với quy mô lớn nhằm thông qua đó tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa để có thể xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có nền tảng chắn chắn Cải tạo tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt đối với công cuộc xây dựng văn hoá tinh thần ở Trung Quốc Mao Trạch Đông chỉ ra rằng “Trong quá trình xây dựng văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa, người người phải cải tạo, kẻ bóc lột phải cải tạo, người lao động cũng phải cải tạo” Đương nhiên tính chất và phương thức của kẻ bóc lột và người lao động có phần khác biệt nhau
Việc cải tạo tư tưởng đối với giai cấp bóc lột là cải tạo mang tính cưỡng bức, là
"xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến của họ, xoá bỏ một giai cấp xã hội chứ không phải tiêu diệt thể xác của họ" Đối với tầng lớp tri thức, Mao Trạch Đông nhấn mạnh chủ yếu thông qua phê bình và tự phê bình để tự giáo dục và tự cải tạo Việc cải tạo tư tưởng đối với cán bộ lãnh đạo được tiến hành xung quanh cuộc đấu tranh chống sa đọa thối nát, trở thành nhiệm vụ cơ bản trong việc cải tạo tư tưởng của cán bộ lãnh đạo Còn giai cấp công nhân, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx,
họ là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, nhưng Mao Trạch Đông đã căn cứ vào thực tế của đội ngũ công nhân ở Trung Quốc đưa ra nhận định rằng giai cấp công nhân cũng phải cải tạo Việc cải tạo tư tưởng đối với giai cấp công nhân chủ yếu là nâng cao khả năng nhận thức thế giới và cải tạo thế giới của họ, đồng thời không ngừng rũ bỏ ý thức nông dân của người công nhân, thay đổi tập quán nông dân cho phù hợp với tình hình mới trong
sự nghiệp phát triển xã hội chủ nghĩa Đối với việc cải tạo tư tưởng của nông dân, Mao Trạch Đông cho rằng cần giúp họ từ bỏ thói quen và tâm lý phân tán, lạc hậu, khắc phục tư tưởng phong kiến tự tư tự lợi
Trang 6Việc cải tạo tư tưởng ở Trung Quốc lúc đó chủ yếu nhắm vào tàn dư của tư tưởng phong kiến, trọng tâm là cải tạo quan điểm giá trị của chủ nghĩa cá nhân Loại quan điểm này thứ nhất là chủ trương tự tư tự lợi, thứ hai là quan bản vị (làm quan mưu lợi ích cá nhân hẹp hòi) Chủ nghĩa đoàn thể, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa địa phương cục bộ là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, những thứ này đều tạo nên mạng lưới quan hệ cá nhân lấy cái "Tôi" làm trung tâm Chủ nghĩa quan liêu là
di sản được sinh ra từ tác phong "ông lớn" của quan bản vị Tất cả những thứ nói trên đều đi ngược lại xu hướng giá trị "công bằng, công chính" xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng của Mao Trạch Đông Vì thế Mao Trạch Đông đã căn cứ theo nguyên tắc duy vật lịch sử, chủ trương nhân dân bản vị (mưu lợi ích cho nhân dân),
đề ra tư tưởng phục vụ nhân dân Ông kêu gọi mọi người học tập các tấm gương tiêu biểu như Trương Tư Đức, Bạch Cầu Ân, Lôi Phong, mỗi người là một chiến sĩ cộng sản; Đề xướng phẩm chất đạo đức cộng sản chí công vô tư, không màng lợi ích cá nhân Ông cho rằng trong điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa, dù làm bất cứ việc gì, ở bất cứ cương vị nào cũng đều không được tư lợi mà phải phục vụ nhân dân Nếu có được tinh thần và phẩm chất phục vụ nhân dân như thế sẽ chiến thắng các loại khó khăn, ở xã hội nào cũng đều có thể lập nên kỳ tích Quan điểm giá trị phải được thể hiện qua hành động cụ thể nên Mao Trạch Đông ra sức đề xướng tinh thần phấn đấu gian khổ, dũng cảm, chí thú sự nghiệp, hiến dâng và chủ nghĩa tập thể, lấy đó làm thước đo đánh giá tình hình xây dựng quan điểm giá trị
Qua phân tích cho thấy trong thực tiễn tìm kiếm phương hướng xây dựng nền văn hoá tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mặc dù gặp nhiều trắc trở nhưng Mao Trạch Đông đã thông qua cải tạo tư tưởng, loại bỏ những tàn dư của chủ nghĩa phong kiến
và chủ nghĩa thực dân, thay đổi thói quen tâm lý và phương thức hành vi cũ, xây dựng nền văn hoá tinh thần xã hội chủ nghĩa theo quan điểm giá trị và quan điểm đạo đức phục vụ nhân dân Do đó ở Trung Quốc đã có được những thay đổi long trời lở đất, thay đổi đó lại đặt cơ sở, đem lại kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển toàn diện vì tiến bộ xã hội và tự do của con người hôm nay
b. Chủ nghĩa xã hội của Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc)
Đặng Tiểu Bình đã mang đến xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là sản phẩm kết hợp giữa tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác-Ăng-ghen những năm cuối đời và thực tiễn cụ thể cải cách-mở cửa của Trung Quốc, sẽ xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ giàu có, văn minh, công bằng và hài hoà như châu Âu ngày nay
Trang 7Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển sang chủ nghĩa xã hội dân chủ là tuân theo lời dạy của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, kế thừa truyền thống cách mạng dân chủ mới, triệt để thoát khỏi mô hình Liên Xô, trở lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng thời đại Đó là định vị lịch sử của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc
Nếu như Mao Trạch Đông đã giải phóng con người Trung Quốc ở mặt tư tưởng thì Đặng Tiểu Bình lại giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự thay đổi về chất Điều này có thể dễ dàng thấy thông qua sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, sự hình thành một tầng lớp trung lưu thành thị chiếm tới 15% dân số, mức sống cao hơn (thể hiện qua sự tăng trưởng ngoạn mục của mức GDP trên đầu người, chi tiêu tiêu dùng, tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ, và tổng mức sản xuất lương thực)
và ở mức rộng lớn hơn là các quyền con người và tự do cho người dân thường Trung Quốc Không sai khi nói rằng Trung Quốc sẽ không có được ngày hôm nay nếu không có Đặng Tiểu Bình
Dù tiêu chuẩn cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt trong thập kỷ 1980, những cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình vẫn bị chỉ trích rộng rãi Những người bảo thủ cho rằng một lần nữa Đặng Tiểu Bình lại mở cửa Trung Quốc cho những điều xấu
xa từ bên ngoài, và người dân quá thiên về tư duy vật chất, trong khi những người theo chủ trương tự do chỉ trích Đặng Tiểu Bình về lập trường cứng rắn của ông trong lĩnh vực chính trị Các lực lượng tự do đã bắt đầu bày tỏ thái độ phản kháng bằng nhiều cách khác nhau chống lại thế lực lãnh đạo, và đã dẫn tới Sự kiện Thiên
An Môn năm 1989 khiến chính phủ Trung Quốc bị quốc tế lên án Những chỉ trích
về các cuộc cải cách kinh tế, cả trong và ngoài Trung Quốc cho rằng cải cách đã gây ra bất bình đẳng giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tham nhũng tràn lan, thất nghiệp tăng cao, cùng với đó là tình trạng giãn thợ tại các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả cũng như các ảnh hưởng văn hóa xấu khác
c. Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Các chủ trương chính sách còn mang tính bắt buộc, cưỡng chế, gây ra nhiều bất đồng, mâu thuẫn Mặc dù đất nước có phát triển nhưng còn nhiều, người phản đối, chưa nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.Trong khi chủ nghĩa xã hội đặt dân làm đầu, do dân làm chủ, các chủ trương, chính sách trên vẫn chưa làm được điều ấy
Trang 8II. Độc lập dân tộc và Xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Sau hơn 10 năm lăn lộn qua nhiều nước để tìm tòi thử nghiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa Mác-Lenin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Người cho rằng phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc:
“Bản luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lenin, Người đã sung sướng nói
to lên: “ Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta !” và là từ lòng yêu nước, thương dân, Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân thì đến với cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Lenin đã tìm thấy con đường cứu nước cứu dân và giải phóng lao động và quả quyết: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, giành độc lập dân tộc” Sau khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng 8-1945, chính quyền non trẻ của ta gặp phải tình thế
vô cùng khó khăn, như ngàn cân treo sợi tóc khi phải đối đầu với thù trong-tình hình kinh tế tài chính kiệt quệ, dân chúng lầm than với 2 thứ giặc đói và giặc dốt,
và giặc ngoài-quân thù lăm le xâm lược trở lại nước ta Việc xác định những nhiệm
vụ cấp bách phải giải quyết trước mắt trở nên quan trong hơn bao giờ hết, đặt Đảng
ta, một Đảng non trẻ đứng trước thử thách lớn lao của lịch sử
Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân Trên con đường tiếp cận chân lý cứu nước, HCM đã tìm hiểu tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của
CM Pháp và tiếp nhận những nhân tố có gía trị trong 2 bản tuyên ngôn này Từ đó Người đã khái quát nên chân lý về quyền cơ bản của các dân tộc: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
Trong chính cương vắn tắt cũng như lời kêu gọi sau khi thành lập Đảng, HCM đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho đất nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc của HCM thể hiện bằng lời khẳng định: “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, HCM lại đưa ra một chân lý bất hủ: “không có gì quý hơn độc lập tự do” Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố
Trang 9dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng Đảng tuyên bố: “Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản” Một cách tự nhiên, ngay sau lời tuyên bố ấy của Đảng, chủ nghĩa Xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực
sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa Xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hoà bình, hạnh phúc của con người Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại; xoá
bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh
tế, chính trị và tinh thần Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ quốc gia – dân tộc nào phải do quốc gia – dân tộc đó giải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài
Với Hồ Chí Minh, "trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất
tự do" (Nhật ký trong tù) Và để có tự do, thì trước hết là phải giành lại độc lập cho
Tổ quốc, giành lại quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam.Độc lập cho dân tộc, tự
do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam Tư tưởng đó được quán triệt trong toàn bộtiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể hiện nổibật trong các thời điểm có tínhbước ngoặt lịch sử
Trong nền độc lập đó mọi người đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa gì HCM nói: “chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn no mặc đủ ấm” Từ tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của HCM.Điều này thể hiện ở mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước nhà hoàn toàn độc lập Sau cách mạng tháng Tám thành công, HCM đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khẳng định: “nước Việt Nam….và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy”
Hòa bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc Hòa bình không thể tách rời độc lập dân tộc và muốn có hòa bình thật sự phải có độc lập thật sự HCM đã nêu: “nhân dân chúng tôi thành thật mong muôn hòa bình nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ Quốc và độc lập cho đất nước” Chân lý có giá trị cho mọi thời đại: “không có gì
Trang 10quý hơn độc lập tự do” Độc lập dân tộc phải gắn liền với toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.“Tự do” không phải là giá trị bất biến, luôn thay đổi theo thời gian “Tự do” mà
cụ Hồ nói sáu mươi sáu năm trước đã khác xa với những giá trị của tự do bây giờ Nói tự do ngày nay tức là tự do của người dân, nhân dân chỉ có được tự do khi nhà nước được lập ra phải là một nhà nước hợp hiến, chịu giới hạn quyền lực bởi một bản hiến pháp được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản và việc người dân có quyền được lựa chọn, thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính.2
Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh phúc, tự
do Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính cụ Hồ đã chỉ ra Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước thẳm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt.Mục tiêucủa CNXH là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ
ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, gì cả không lao động được thì nghỉ ngơi, những phong tục tập quán không dần dần được xóa bỏ Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó là CNXH”.Chỉ có CNXH mới đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra Nhờ đó, nó xoá bỏ
cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và đời sống tinh thần ngày càng phong phú Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội
Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc là ái dân", nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng "ái dân" của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị