1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá cây dứa dại (pandanus tectorius parkins ex j p du roi) mọc hoang ở xã lộc bình – huyện phú lộc – tỉnh thừa thiên huế

77 1,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 4,49 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành tại Bộ môn Hóa học Hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Để tích lũy vốn kiến thức quý báu, để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này đó là ơn nghĩa sâu nặng của thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS. Phạm Hữu Điển đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô trong tổ Bộ môn hóa hữu cơ cũng như các thầy cô trong khoa Hóa học – Đại học sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bè bạn đã động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2014 Học viên K22 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÍ HIỆU 1. Các phương pháp sắc kí TLC : Thin- Layer Chromatography - Sắc kí bản mỏng CC : Column Chromatography - Sắc kí cột 2. Các phương pháp phổ IR : Infrared - Phổ hồng ngoại MS : Mass Spectrometry - Phổ khối lượng 1 H NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance - Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C NMR : Carbon- 13 Nuclear Magnetic Resonance - Phổ cộng hưởng từ C- 13 HMBC : Heteronuclear - Multiple Bond Coherence HSQC : Heteronuclear - Spectrometry Quantum Coherence DEPT : Distiotionless Enhancenmen by Polarisation Transfer 3. Các kí hiệu khác Me : - CH 3 Ac : - COCH 3 dd : Dung dịch dm : Dung môi H : n- hexan E : Etyl axetat M : Metanol 2 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG SỐ, SƠ ĐỒ Trang Danh mục các hình Danh mục các bảng số Sơ đồ 3 MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦU Vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà các căn bệnh nguy hiểm như AIDS, ung thư, viêm gan B, tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng. Đây chính là vấn đề cấp bách đặt ra không chỉ cho các cán bộ ngành y dược không ngừng nghiên cứu tìm kiếm các phương thuốc mới để phòng ngừa, điều trị hiệu quả các loại bệnh tật. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mưa thuận, g i ó hoà nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng với nhiều loài thực vật là những loại dược liệu quí, trong đó có Dứa dại. Từ lâu Dứa dại đã được nhân dân sử dụng làm thuốc chữa đau đầu, mất ngủ, giải độc rượu, tiêu đàm, viêm gan, tiểu đường, viêm thận, phù thũng, cảm sốt, viêm đường tiết niệu, thương tổn do chấn thương. Hơn nữa, lá dứa dại có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, chữa các chứng bệnh như cảm, sốt, giã đắp vào chỗ đinh râu. Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng: một số hợp chất thiên nhiên phân lập từ Dứa dại có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, có tác dụng hạ đường huyết. Một số loài Dứa dại như loài Pandanus odorus, P.amaryllifolius, Pandanus odoratissium, lá dứa thơm P.amaryllifolius; từ lá, quả của cây dứa dại Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi đã được quan tâm nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ hóa học này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá cây dứa dại (Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi) mọc hoang ở xã Lộc Bình – huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm góp phần tìm hiểu giá trị khoa học, nâng cao giá trị sử dụng nguồn cây thuốc “bình dân” này một cách hiệu quả và bền vững hơn. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỨA DẠI 1.1.1. Khái quát về họ Dứa dại (Pandanaceae) và chi Pandanus a. Họ Dứa dại Pandanaceae Họ Dứa dại (hay còn gọi là Dứa gai) Pandanaceae là một họ thực vật có hoa, có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới phân bố ở một số nước Châu Á và khu vực Thái Bình Dương bao gồm 800 loài và có 4 chi: - Chi Freycinetia Gaudich: Khoảng 180 loài. - Chi Martellidendron (Pic. Serm.) Callm. & Chassot, còn được coi là phân chi của chi Pandanus. - Chi Pandanus Parkinson: Khoảng 700 loài dứa dại (dứa gai, cây cơm nếp, dứa thơm ) - Chi Sararanga Hemsl: khoảng trên 10 loài. Trong đó chi Pandanus (dứa dại) là quan trọng nhất. Stone B.C. [33] đã thống kê được một số loài thuộc hai chi Freycinetia và Pandanus phân bố ở một số nước châu Á và khu vực Thái Bình Dương như sau: - Phillippines: có 8 loài thuộc chi Freycinetia và trên 50 loài thuộc chi Pandanus. - Thái Lan: có 3 loài thuộc chi Freycinetia và 2 loài thuộc chi Pandanus. - New Guinea: có 60 loài thuộc chi Freycinetia và 70 loài thuộc chi Pandanus. - New Zealand: chỉ có 1 loài thuộc chi Freycinetia. - Borneo: có hai loài thuộc chi Freycinetia, 50 loài thuộc chi Pandanus. - Madagascar: trên 100 loài thuộc chi Pandanus. 6 b. Chi Pandanus Một số loài thuộc chi Pandanus thường gặp là: Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi, Pandanus odoratissim, Pandanus amyrillium, Pandanus herbaceus, P.toei, P.unguiculatus [34]. Loài Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi, còn gọi là dứa gỗ, dứa gai phân bố rộng rãi trên các bờ biển của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Nam quần đảo Ryu Kyu, Malaixia, Micronesia, Phillippines [2,10,36,38]. Theo kinh nghiệm dân gian của nhân dân các nước ven biển và hải đảo thuộc Thái Bình Dương (Marshalls, Yap, Hawaii, Tonga, Tahiti ) phần trên mặt đất của loài dứa dại này được sử dụng để chữa viêm họng, bị ngộ độc thức ăn, chữa đái dắt, đái buốt [1,10]. Ở Ấn Độ, lá được dùng để điều trị bệnh phong, giang mai, ghẻ và bệnh bạch bì. Tinh dầu lá dùng trị bệnh đau đầu, thấp khớp, hạt và cùi quả làm thức ăn, chồi non làm rau ăn. Ở Thái Lan, rễ cây được dùng để hạ nhiệt, long đờm, lợi tiểu; cụm hoa dùng làm thuốc trợ tim. Hình 1.1. Ảnh cây và quả dứa dại Pandanus tectorius Parkin. ex J.P. du Roi (chụp tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, tháng 8/2013). 7 1.1.2. Một số đặc điểm thực vật học của loài Dứa dại (Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi) Tên khoa học: Pandanus tectorius Parkin. ex J.P. du Roi. Họ Dứa dai: Pandanaceae. a. Mô tả: Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn cao từ 2- 4m, có nhiều rễ phụ thòng xuống đất. Lá dài từ 1- 2m, trên gân chính và mép lá có nhiều gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống với những mo trắng rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả có khối hình trứng dài từ 16- 22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô, ra quả vào mùa hè [1]. b. Nơi sống và thu hái Nơi sống: Loài Pandanus tectorius Parkins. ex J.P.du Roi còn được gọi là Dứa gỗ, Dứa gai phân bố rộng rãi trên các bờ biển của Ân Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Nam quần đảo RyuKyu, Malaisya, Philippines…[2,10,36,38]. Ở Việt Nam, Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm, có cát, trong các rú bụi ven biển dọc các bờ ngòi nước mặn, rừng ngập mặn, cũng phân bố trên đất liền, dọc theo các con sông ở khắp nước ta, từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, đến Quảng Nam- Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận. Dứa dại mọc thành từng bụi lớn. Thu hái: Phần lá thu hái quanh năm, đem về phơi hay sấy khô dùng dần. Rễ thu hái quanh năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô. 1.1.3. Công dụng của cây Dứa dại Cây Dứa dại từ lâu đã được xem như một loại thảo dược quý, có nhiều tác dụng trong chữa bệnh và có nhiều tác dụng cho sức khoẻ con người. Một số tác dụng dược lý của cây Dứa dại như tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, 8 kháng nhiều dòng tế bào ung thu (Caov- 3, Skov- 3, PC3, Hella cells), tác dụng hạ đường huyết, chữa cảm, hạ sốt, chữa sạn thận, sỏi thận, sỏi bàng quang… Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, Dứa dại nằm trong nhóm những cây có tác dụng thông tiểu, thông mật trong đó tác dụng thông tiểu là chính. Ngoài ra Dứa dại còn để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa, viêm gan, xơ gan giai đoạn đầu…[1,10]. Như vậy, cây Dứa dại được xem như là một loài thảo dược phòng trị nhiều bệnh nan y được GS Đỗ Tất Lợi và các nhà khoa học đánh giá cao. Để hiểu kĩ hơn về cây dứa dại này, dưới đây xin giới thiệu từng bộ phận của cây dứa dại được dùng làm thuốc trong đông y và trong dân gian như sau: a. Qủa dứa dại: Theo đông y quả dứa có vị ngọt, tính bình, quả có tác dụng chữa bệnh gan nhưng chỉ chữa được một số loại viêm gan, một vài thể nhất định chứ không phải là tất cả các thể viêm gan mà dùng loại thuốc nam nay. Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng một số loại viêm gan cấp mới bị hay một số thể viêm gan mãn [12]. Ngày nay trên thị trường đã có sản phẩm trà dứa dại được chế biến theo công nghệ hiện đại. b. Hoa dứa dại: Theo đông y hoa có vị ngọt, tính lạnh. Dùng hoa sắc uống có tác dụng chữa cảm mạo, sán khí, chữa đái đục, đái buốt, đái nhỏ giọt, tiểu tiện không thông, nhọt mọc sau gáy. c. Đọt dứa dại: Có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, sinh cơ, tán độc; dùng chữa sỏi, mụn nhọt, tiểu tiện vàng đỏ, giã nát đắp chỗ đầu đinh, lòi rom, bó gãy xương. Một số bài thuốc đối với đọt non dứa dại: - Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát đắp vào chỗ bị thương sẽ chữa viêm loét, đặc biệt là chữa viêm loét cẳng chân. 9 - Dùng 2 lạng đọt non, 1 lạng xích tiểu, 3 con đăng tâm thảo, 15 búp tre đem sắc uống sẽ giúp thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên. - Đem 15- 20g đọt non sắc uống sẽ chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu. - Chữa sỏi thận: Đọt non dứa dại 20g, cỏ bợ 30g, ngải cứu 20g, đường phèn 10g tất cả rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, gạn nước uống. - Chữa tiểu rắt, tiểu buốt có máu: đọt non 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g, sắc uống. - Chữa kinh phong ở trẻ em: Đọt non dứa dại 12g, lá chua me, lá xương rồng, búp mít mật, cỏ nhọ nhồi mỗi thử 8g, hạt nhân đào 5 cái. Tất cả giã nhỏ, hoà với một chén nước đun sôi để nguội, gạn lấy nước trong thêm ít đường, uống cách 2 giờ một lần cứ mỗi tuổi uống 1 thìa nhỏ. - Dùng để đắp ngoài: Đọt non dứa dại, lá đinh hương (lượng bằng nhau) đắp chữa đinh râu rất tốt. d. Rễ dứa dại: Rễ dứa dại tươi giã nát, đem đắp vết thương có tác dụng lành vết thương, chống viêm nhiễm. Theo đông y, rễ dứa dại có vị ngọt nhạt, tính mát. Có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi thuỷ, hạ sốt. Dùng chữa các bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm đường tiết liệu, phù thũng, thương tổn do bị ngã, bị đánh chấn thương [1,2,7,8,10]. Một số bài thuốc với rễ dứa dại: - Chữa phù thũng, xơ gan cổ trướng: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng rễ dứa dại 30- 40g, phối hợp với rễ cỏ xước 20- 30g, cỏ lưỡi mèo 20- 30g sắc nước uống trong ngày. - Chữa ngã, đánh chấn thương: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng rễ dứa dại, giã nát đắp vào chỗ bị thương rồi băng cố định lại. - Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 – 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày. 10 [...]... h p của 2 phytol: stigmasterol (25) và β- sitosterol (26) b Ở Việt Nam Năm 2011 Nguyễn Văn Đậu và các cộng sự [13] đã phân l p được βsitosterol (26) từ lá cây dứa dại Pandanus tectorius Parkins ex J. P. du Roi Năm 2013, học viên cao học K21 Trần Thị Huyên [9] đã nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của rễ cây Dứa dại Pandanus tectorius mọc hoang ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên. .. ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ DÒNG KB CỦA CÁC CAO CHIỂT TỪ LÁ DỨA DẠI Lá cây Dứa dại được thu hái tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế vào tháng 6/2012 ThS Nguyễn Thế Anh, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, gi p xác định tên khoa học của cây Dứa dại là Pandanus tectorius Parkins ex J. P. du Roi Sau khi thu hái thì phần lá của Dứa dại được cắt nhỏ, phơi sấy khô và nghiền thành bột, sau đó đem ngâm... gi p xác định là Pandanus tectorius Parkins ex J P du Roi Sau khi thu hái, lá được cắt nhỏ, phơi và sấy khô, sau đó nghiền thành bột 2.1.2 Nội dung nghiên cứu 1 Xác định tên khoa học của cây Dứa dại 2 Khảo sát định tính các l p chất có trong lá Dứa dại 3 Chiết tách, xác định cấu trúc một số h p phần trong lá Dứa dại 4 Thử nghiệm một số hoạt tính sinh học của cao tổng và tinh chất 2.1.3 Phương ph p nghiên. .. HSV- 1 và virút cúm chủng H1N1 với các giá trị EC50 tương ứng là 2, 94 và 15, 63 µM 17 CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lá cây Dứa dại được thu hái tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 6/2012 Tên khoa học của mẫu cây được ThS Nguyễn Thế Anh, Viện hóa học, Viện... PHẦN HÓA HỌC CỦA DỨA DẠI 1.2.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học chi Pandanus Dứa dại là một loại dược liệu quý, trong Đông y đánh giá rất cao, vì thế các nhà khoa học ở Việt Nam và các nước trên thế giới đang tích cực tìm tòi và nghiên cứu Tuy vậy, các công trình khoa học nghiên cứu về thành phần hoá học của các loài thuộc chi Pandanus không nhiều, đặc biệt là về loài Dứa dại Pandanus tectorius Parkins. .. tectorius Parkins ex J. P. du Roi 11 a Nghiên cứu của thế giới Các nhà khoa học của của Trung Quốc, Ph p, Thái Lan, Indonexia, Austraylia…đã t p chung nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài như: Pandanus latifolius, P. veitchii, P. amaryllifolius.Roxb, P. odoratissimus… Hầu hết các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng: thành phần chính hóa học chính của chi Pandanus là các ancaloit, tecpenoit, sterol,... μg/mL) theo phương ph p thử nghiệm vi phiến MABA H p chất Cirsileol (22) phân l p từ lá cây dứa dại Pandanus tectorius Parkins. ex J P du Roi có hoạt tính kháng nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau như: Caov- 3, Skov- 3, PC3 và Hela cells [31] Theo tài liệu [34], các tác giả ở Trung Quốc đã nghiên cứu được một loại protein mới là Pandanin (29) chiết xuất từ lá Dứa dại P amaryllifolius Roxb có hoạt tính kháng... Parkins ex J P du Roi được thu tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế vào tháng 6/2012 b Xử lí mẫu: Lá dứa dại được đem sấy nhanh ở 110 oC trong vòng 2 phút để diệt mầm nấm men rồi đem sấy khô ở 60- 70 oC (có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời), sau đó thái nhỏ và đi đem nghiền thành dạng bột Lấy 5,0 kg mẫu khô nghiền nhỏ của lá Dứa dại đem cho vào bình ngâm chiết liên tục bằng hỗn h p metanol:... nghiên cứu 1 Phương ph p thu hái và xử lí mẫu 2 Phương ph p ngâm chiết để thu lấy dịch chiết 3 Phương ph p sắc kí cột và sắc kí bản mỏng để chiết tách các l p chất 4 Phương ph p TLC và CC 5 Xác định cấu trúc của các cấu tử phân l p được bằng một số phương ph p vật lý hiện đại như đo nhiệt độ nóng chảy, phổ IR, 1H NMR, 13C NMR, DEPT, HSQC, HMBC, MS, EI- MS 6 Phương ph p thử nghiệm hoạt tính sinh học: ... phân l p được một h p chất cirsileol cũng từ lá Dứa dại Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi: OH H3CO O H3CO OH 15 O OCH3 Cirsileol (22) Năm 2008, theo tài liệu [35] từ phân đoạn chiết clorofom của lá Dứa dại Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du. Roi, các tác giả đã phân l p được một tritecpen mới có khung tirucallan: 24, 24- đimethyl- 5β- tirucalla- 9(11), 25- đien- 3β- on (23), squalene (24) và . Huyên [9] đã nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của rễ cây Dứa dại Pandanus tectorius mọc hoang ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Tác giả đã phân l p và xác định. sinh học của lá cây dứa dại (Pandanus tectorius Parkins. ex J. P. du Roi) mọc hoang ở xã Lộc Bình – huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm g p phần tìm hiểu giá trị khoa học, nâng cao giá. tâm nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ hóa học này, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá cây

Ngày đăng: 21/10/2014, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w