1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TAI LIEU BD CHUAN KTKN - HOA - THCS

129 261 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN Hoá học CẤP THCS (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán) Hà Nội, tháng 7/ 2010 VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC LỜI GIỚI THIỆU 2 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT PPDH: phương pháp dạy học KTĐG: kiểm tra đánh giá KT-KN: kiến thức – kĩ năng THCS: trung học cơ sở SGK: sách giáo khoa SGV: sách giáo viên HS: học sinh GV: giáo viên Đ/c: đồng chí GD và ĐT: Giáo dục và Đào tạo KT: kiểm tra PPCT: phân phối chương trình GDPT: giáo dục phổ thông GDĐT: giáo dục đào tạo CTPT: công thức phân tử CTCT: công thức cấu tạo KL: kim loại PK: phi kim dd: dung dịch 3 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu Danh mục các chữ viết tắt Mục lục Phần thứ nhất Những vấn đề chung I. Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN của Chương trình giáo dục phổ thông 1. Mục tiêu tập huấn 2. Nội dung tập huấn 3. Giới thiệu tài liệu tập huấn II.Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn KT – KN của Chương trình giáo dục phổ thông 1. Lý do biên soạn tài liệu 2. Mục đích biên soạn tài liệu 3. Cấu trúc tài liệu 4. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu Phần thứ hai Tổ chức dạy học và kiếm tra đánh giá theo chuẩn KT – KN thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực I. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học bộ môn hoá học 20 1. Học tích cực là gì? 2. Tại sao phải học tích cực 3. Ứng dụng học tích cực trong lớp học như thế nào 4. Có bao nhiêu cách học tích cực 5. Tính tích cực của nhận thức 6. Tiếp cận kiến tạo trong dạy học 7. Phát triển các kĩ năng trong dạy học hoá học 8. Phương pháp tích cực trong dạy học hoá học 9. Một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng trong dạy học bộ môn hoá học hiện nay ở trường phổ thông 10. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực 20 20 20 21 22 II. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT – KN thông qua các phương pháp và kĩ 4 thuật dạy học tích cực 1. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn KT – KN của chương trình GDPT thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 2. Tổ chức dạy học theo chuẩn KT – KN môn hoá học 2.1. Quan hệ giữa Chuẩn KT – KN, SGK và Chương trình GDPT môn hoá học 2.2. Sử dụng Chuẩn KT – KN để xác định mục tiêu tiết dạy 2.3. Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh hoạ cho chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.4. Vận dụng chuẩn KT – KN và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học hoá học III. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT – KN 1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn hoá học 2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn KT – KN của môn hoá học 3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn hoá học 4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN môn hoá học Phần thứ ba Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương 1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng 2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số lượng, yêu cầu) 3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu thăm dò, khảo sát (trước và sau đợt bồi dưỡng)… Phụ lục 1. Các mẫu biểu, phiếu sử dụng trong đợt tập huấn 2. Các tài liệu, giáo án, đề kiểm tra tham khảo 3. Tài liệu tham (nhóm tác giả đã sử dụng trong quá trình biên soạn tài liệu tập huấn) 5 Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Nội dung 1.1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I - Mục tiêu tập huấn: Sau khi tập huấn, học viên sẽ đạt được: 1. Về kiến thức 2. Về kĩ năng 3. Về thái độ II. Nội dung tập huấn 1. Giới thiệu nội dung Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. 2. Hướng dẫn tổ chức dạy theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học qua áp dụng các kỹ thuật dạy - học tích cực. 3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 4. Hướng dẫn tổ chức công tác tập huấn tại các địa phương. II. Giới thiệu tài liệu tập huấn Nội dung 1.2: KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG I. Lý do biên soạn tài liệu II. Mục đích biên soạn tài liệu III. Cấu trúc tài liệu IV. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu 6 Phần thứ hai TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÔNG QUA CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Nội dung 2.1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC I. HỌC TÍCH CỰC (ACTIVE LEARNING) LÀ GÌ? Học tích cực xảy ra khi học sinh được trao cơ hội thực hiện các tương tác với các đề tài chính trong khóa học, được động viên để hình thành tri thức hơn là việc nhận tri thức từ giới thiệu của giáo viên. Trong một môi trường học tập tích cực, giáo viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc học chứ không phải là người đọc chính tả cho học sinh chép. II. TẠI SAO PHẢI HỌC TÍCH CỰC? Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng học tích cực là một kỹ thuật giảng dạy đặc biệt có hiệu quả. Bất kể nội dung học nào, khi học tích cực được so sánh với phương pháp học truyền thống (như thuyết trình chẳng hạn) thì nhận thấy học sinh học được nhiều tri thức hơn, lưu giữ thông tin lâu hơn và học tập mang tính tập thể hơn. Học tích cực cho phép học sinh học với sự giúp đỡ của giáo viên hoặc những học sinh khác trong lớp nhiều hơn, thay vì phải học một mình. III. ỨNG DỤNG HỌC TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC NHƯ THẾ NÀO? Sử dụng kỹ thuật học tích cực trong lớp học có thể gây ra một số khó khăn cho giáo viên và những học sinh chưa quen với cách học này. Giáo viên cần đưa ra một số quy tắc trong lớp học khi trở thành người tạo điều kiện học tập và học sinh cần tăng cường vai trò của mình không chỉ ở việc học cái gì mà còn học như thế nào. Ứng dụng học tích cực trong lớp học đòi hỏi học sinh phải làm việc. Có thể sử dụng những kỹ thuật sau để tạo cơ hội cho học sinh trong lớp của bạn tham gia tích cực vào việc học: 1. Chia lớp thành từng cặp học sinh. Cho các cặp này suy nghĩ về một chủ đề và thảo luận với bạn trong cặp này rồi chia sẻ kết quả với phần còn lại của lớp. 2. Cho học sinh ghi các kết quả tổng hợp ra giấy, cho phép học sinh có một vài phút để trả lời những câu hỏi ra giấy, chẳng hạn: Hôm nay em thấy học cái gì là quan trọng nhất? Câu hỏi quan trọng nào chưa được trả lời? (hoặc có thể các câu hỏi khác, tùy 7 trường hợp). Điều này nâng cao chất lượng của tiến trình học tập và cung cấp cho giáo viên các phản hồi từ học sinh về những chủ đề mà giáo viên đưa ra. 3. Đưa ra các hoạt động dựa trên các phiếu học tập để học sinh tìm hiểu và thảo luận. Chẳng hạn bạn đưa ra một câu hỏi và cho các nhóm học sinh có thời gian viết câu trả lời của nhóm. Cũng có thể cho phép học sinh tự viết về chủ đề mà giáo viên đưa ra một cách tự do. 4. Bắt buộc học sinh phải suy nghĩ cũng là một kỹ thuật đơn giản để đưa cả lớp vào cuộc thảo luận. Chẳng hạn, bạn giới thiệu một chủ đề hoặc một vấn đề rồi hỏi học sinh, sau đó ghi các câu trả lời lên bảng. 5. Các trò chơi liên quan đến chủ đề học cũng có thể dễ dàng đưa vào giờ học để nâng cao tích tích cực và lôi cuốn học sinh tham gia. Trò chơi có thể yêu cầu sự thích ứng, bí mật, thảo luận nhóm, giải quyết bài toán đố 6. Những cuộc tranh luận trong lớp có thể là biện pháp hiệu quả để động viên học sinh suy nghĩ về những khía cạnh của vấn đề. 7. Làm việc theo nhóm cho phép học sinh được nói, chia sẻ quan điểm và phát triển kỹ năng làm việc với người khác. Nhóm làm việc hợp tác đòi hỏi tất cả thành viên phải làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Chia lớp thành nhiều nhóm từ 4-5 học sinh, đưa mỗi nhóm một vấn đề để đọc, một số câu hỏi để thảo luận và thông tin tới các nhóm khác. 8. Nghiên cứu các tình huống thực tế để đưa vào các cuộc thảo luận trong lớp học để học sinh vận dụng giải quyết. IV. CÓ BAO NHIÊU CÁCH HỌC TÍCH CỰC? Học tích cực trước hết là phải biết tự học một cách chủ động và thể hiện một cách sáng tạo. Người chăm học chưa hẳn gọi là học tích cực, nếu chỉ biết chăm ghi chép, chăm học thuộc. Sự ghi nhớ máy móc và thuộc lòng như vẹt được coi là lối học thụ động và tiêu cực, trái ngược với cách học tích cực theo nghĩa trí tuệ. Cách học tích cực rất đa dạng, nhưng có chung một đặc trưng là khám phá và khai phá. Nếu xét tổng quát, có 4 cách học mang lại cho ta sự khám phá và sự khai phá tối đa. Nói một cách nôm na, dễ hiểu, đó là “4 “bất kỳ”: a) Học bất kỳ lúc nào: 8 Lúc đang giờ thầy dạy, đang thời gian ôn thi, học là đương nhiên. Người tích cực học cả lúc giao tiếp, lúc dạo chơi, lúc ngắm trời… Đó là những lúc được học những bài học không tên, vô cùng tự nhiên và dễ dàng thấm thía. b) Học bất kỳ nơi nào: Tại lớp, tại nhà, trên Internet, chưa đủ và bị chật hẹp bởi nhiều không gian “ảo”. Cần mở rộng không gian thật qua những chốn thiên nhiên và xã hội , như học ở ngoài trời, học trong công xưởng, chỗ bán hàng, nơi triển lãm… c) Học bất kỳ người nào: Không chỉ học ở người thầy chính diện, còn học ở “người thầy” phản diện. Học ở bạn thân và cả người mình không thích, để rút tỉa kinh nghiệm sống. Học ở người thành công, cũng học ở người thất bại, để nghiệm ra nguyên nhân bất thành. d) Học bất kỳ nguồn nào: Không chỉ trong sách vở, trên màn hình, còn có rất nhiều nguồn phong phú và bổ ích không kém. Đó là những kênh thông tin từ báo chí, từ du khảo, từ giao lưu… Ngay cả những lúc giao thông trên đường hoặc tịnh tâm nơi thanh vắng cũng giúp ta mở mang trí tuệ. Bốn cách học “bất kỳ” ấy cần được kết hợp liên hoàn. Chúng sẽ giúp ta phát triển trí tuệ và mang lại hiệu quả cao, cả khi học tập mọi bộ môn và khi làm việc trong mọi nghề. Đó không phải là những cách học để rộng đường lựa chọn theo sở thích, mà cần vận dụng hết thảy khi hướng nghiệp. Có điều, nên tùy thuộc vào công việc, bộ môn và ngành nghề cụ thể mà có mức độ gia giảm đậm nhạt khác nhau trong mỗi cách. V. TÍNH TÍCH CỰC CỦA NHẬN THỨC: Sự đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH) hoá học cũng như các môn khoa học khác đều hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong nhận thức của người học. Vậy ta cần tìm hiểu về tính tích cực nhân thức, tích cực học tập. V.1. Tính tích cực nhận thức, tích cực học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Trong đời sống xã hội con người không chỉ hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, sáng 9 tạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường thiên nhiên, cải tạo xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực của học sinh ( HS) là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Ta có thể coi tính tích cực là một điều kiện và là một kết quả của sự phát triển nhân cách cho học sinh trong quá trình giáo dục. Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động đặc biệt là những hoạt động chủ động. Với học sinh tính tích cực biểu hiện trong các hoạt động học tập, lao động, thể thao, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội, trong đó hoạt động học tập là chủ đạo. Như vậy tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao vệ nhiều mặt trong hoạt động học tập. Học tập là hoạt động tổng hợp của sự nhận thức được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Vì vậy khi nói tới tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích cực nhân thức và vai trò người giáo viên. Tính tích cực nhận thức chính là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng cho khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Quá trình nhận thức học tập nhằm lĩnh hội tri thức loài người đã tích luỹ được, nhưng trong quá trình học tập học sinh cũng phải khám phá những hiểu biết mới đối với bản thân mình vì con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành được bằng hành động của bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua trong hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ và đến một trình độ nhất định sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học, người học cũng tìm ra những kiến thức mới cho nhân loại. Ngày nay đã xuất hiện những học sinh có năng khiếu hoạt động tìm tòi sáng tạo và có những phát minh có ý nghĩa kinh tế, kĩ thuật, công nghệ. V.2. Những dấu hiệu của tính tích cực học tập. Theo G.I.Sukina tính tích cực học tập của học sinh được biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ thông qua các dấu hiệu sau: − Học sinh khao khát, tình nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra. − Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi sự giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa đầy đủ. − Học sinh chủ đông vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. 10 [...]... kiến thức mới; động viên, khuyến khích HS thể hiên quan điểm nhận thức của mình và tham gia tích cực vào các hoạt động tương tác thày-trò, trò-trò trong quá trình học tập VII PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC THCS Một trong những hướng đổi mới dạy học ở trường THCS là giảm tính lí thuyết, hàn lâm, tăng tính thực hành vận dụng Điều này liên quan với nhiệm vụ phát triển ở học sinh các năng lực... môn đầu tư nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này - Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh THCS và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn 34 Hãy... bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và SGK - Khi tiến hành bài lên lớp theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, nhất thiết phải dựa vào các hoạt động, hệ thống câu hỏi (đặc biệt, cần có các hoạt động dẫn dắt vào bài, chuyển phần sao cho tạo được hứng thú học tập cho học sinh), tránh chép nội dung của SGK lên bảng - Môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, các bài lên lớp luôn gắn liền với... để dẫn dắt vấn đề, tạo niềm tin khoa học cho học sinh) và luôn liên hệ với các sự vật, hiện tượng thực tế xảy ra xung quanh ta - Tận dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm và các phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài lên lớp (máy vi tính, phần mềm, dữ liệu mô phỏng, thí nghiệm ảo, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan…) I.2 Về thực hành, thí nghiệm - Cần khắc phục khó khăn để tiến... trên một vài hiện tượng, một vài thí nghiệm để rút ra kết luận chung Đó là vì những kiến thức đem ra giảng dạy đã được các nhà khoa học kiểm nghiệm nhiều lần, thời gian của tiết học lại có hạn Trong khi sử dụng phép quy nạp, giáo viên chớ gây ấn tượng sai lầm là các kiến thức khoa học đó được hình thành quá đơn giản Nói chung, suy luận quy nạp cần cho quá trình hình thành các kiến thức khái niệm, quy... tạo trong dạy học 2) Dựa vào nhận thức và kinh nghiệm bản thân, bạn hãy thử liệt kê các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh trong dạy học hoá học THCS và phân chúng ra thành mấy nhóm mà bạn cho là hợp lí 3) Chọn một kĩ năng nào đó trong chương trình hoá học THCS và phân tích cách dạy kĩ năng đó theo 8 bước EDUCARE? Đối chiếu với thực tế giảng dạy kĩ năng của bản thân hay của đồng nghiệp, bạn có thể rút... những kiến thức, kĩ năng hoá học cơ bản học sinh phải đạt được cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học hoá học như: quan sát, phân loại, thu thập thông tin, dự đoán khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm từ đơn giản đến phức tạp…để HS có khả năng tự phát hiện và giải quyết một cách chủ động sáng tạo các... giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh; 27 − Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác; − Con số X-Y-Z có thể thay đổi; − Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến 5 Kỹ thuật “bể cá”: là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận... bộ chỉ đạo quản lý quán triệt và triển khai trong phạm vi mình phụ trách Cụ thể như sau: - Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong qúa trình học tập - Đảm bảo để nhà trường có thể đạt được thiết bị dạy học ở mức tối thiểu, đó là những thiết... học sẽ quan tâm để có giá thành hợp lí với chất lượng đảm bảo - Chú trọng thiết bị thực hành giúp học sinh tự tiến hành các bài thực hành thí nghiệm Những thiết bị đơn giản có thể được giáo viên, học sinh tự làm góp phần làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhà trường Công việc này rất cần được quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo trường, Sở - Đối với những thiết bị dạy học đắt tiền sẽ được sử dụng chung . hoạt động tương tác thày-trò, trò-trò trong quá trình học tập. VII. PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC THCS Một trong những hướng đổi mới dạy học ở trường THCS là giảm tính lí thuyết,. CHỮ VIẾT TẮT PPDH: phương pháp dạy học KTĐG: kiểm tra đánh giá KT-KN: kiến thức – kĩ năng THCS: trung học cơ sở SGK: sách giáo khoa SGV: sách giáo viên HS: học sinh GV: giáo viên Đ/c: đồng chí GD. học 3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN của môn hoá học 4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN môn hoá học Phần thứ ba Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các

Ngày đăng: 21/10/2014, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công văn số 117/TB-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Hội thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông” tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, ngày 03/01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông
3. Madeleine Roy và Jean – Marc Denomme’ – Sư phạm tương tác – Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy – NXB ĐHQG Hà Nội - 2009 Khác
4. Nguyễn Cương – Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học – Một số vấn đề cơ bản – NXBGD VN - 2007 Khác
5. Nguyễn Văn Cường – Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường trung học (Dự án phát triển Giáo dục Trung học phổ thông) – 2007 Khác
6. Đặng Thị Oanh - Phương pháp dạy học tích cực – 2008 7. Vũ Anh Tuấn – Giới thiệu Giáo án hoá học 8, 9 – 2006, 2007 Khác
8. Cao Thị Thặng, Phạm Đình Hiến – Đổi mới kiểm tra đánh giá lớp 8, 9 THCS – 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1) Sơ đồ sau mô phỏng một phản ứng hoá học giữa 2 chất được tạo ra từ 2 nguyên  tố hoá học A và B - TAI LIEU BD CHUAN KTKN - HOA - THCS
1 Sơ đồ sau mô phỏng một phản ứng hoá học giữa 2 chất được tạo ra từ 2 nguyên tố hoá học A và B (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w