HAI PHÁT KIẾN VĨ ĐẠI CỦA MÁC VÀ ĂNGGEN ĐỂ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI PHÁT TRIỂN TỪ KHÔNG TƯỞNG TRỞ THÀNH KHOA HỌC. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đã và sẽ không có một học thuyết nào là tuyệt đối, bất biến với thời gian. Học thuyết Mác từ khi ra đời cho đến nay cũng đã gây không ít những cuộc tranh luận, những bất đồng thậm trí ngay trong cả những hàng ngũ những người cộng sản. Tuy nhiên, mỗi lần vượt qua thử thách, học thuyết Mác đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình. Cố nhiên sự vững vàng của một học thuyết mằm ngay trong nội dung khoa học của nó. Bằng hai phát kiến vĩ đại, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư C.Mác- Ph. Ăng ghen đã lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lĩnh vực lịch sử tư tưởng xã hội loai người, là vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Hơn 160 năm đã trôi qua kể từ khi xuất hiện học thuyết của C.Mác- Ph. Ăng ghen, với những quan điểm về chủ nghĩa duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư. Lịch sử nhân loại hơn một thế kỷ rưỡi ấy cũng đã diễn ra bao biến đổi quan trọng, đã bao thang trầm, tuy nhiên thực tiễn đã cho thấy lịch sử vận động và phát triển theo đúng quy luật của nó. Những quy luật ấy đã được C.Mác- Ph. Ăng ghen phát hiện, phân tích, vẫn giữ nguyên giá trị. Những năm 30-40 của thế kỉ thứ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của chủ nghĩa tư bản ở nhiều nước tây Âu. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và khảng định ưu thế của nó. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực quan trọng, cả ở Đức. Vào thời kỳ ấy, nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản lớn nhất. Sự phát triển sản xuất công nghiệp chứng tỏ tính ưu việt về kinh tế của chủ nghĩa tư bản so với chủ nghĩa phong kiến. Tuy nhiên cũng như đồng thời với quá trình phát triển của chủ nghiã tư bản, xuất hiện hai vấn đề xã hội: Thứ nhất: sự phát triển của những quan hệ tư bản chủ nghĩa ở các nước lớn Tây Âu làm lộ rõ thêm những mâu thuẫn bên trong vốn có của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi giai cấp tư sản chưa chở thành giai cấp thống trị về chính trị còn là một lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa phong kiến thì sự đối lập giữa lợi ích của nó với lợi ích giai cấp của giai cấp vô sản chưa bộc lộ một cách gay gắt. Nhưng sau khi xác lập được vị trí thống trị của mình, nó không còn là giai cấp cách mạng nữa nó dần dần trở thành lực lượng bảo thủ. Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của nó ngày càng trở lên gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính chất xã hội hoá và trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này biểu hiện ra ngoài xã hội, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Nó xuất phát từ sự phản động và sự trở mặt của giai cấp tư sản sau khi củng cố địa vị thống trị, họ bộc lộ bản chất phản động, bóc lột và đàn áp công nhân, những người đồng minh của mình trong cách mạng tư sản. Thứ hai: giai cấp vô sản đã dần trưởng thành, phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ và giai cấp vô sản ngày càng chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội. Ở Anh, phong trào hiến chương của công nhân trở thành phong trào chính trị có tính chất quần chúng rộng lớn. Ở Pháp, cuộc đấu tranh của công nhân chống bọn tư sản đã phát triển thành một loạt cuộc khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khởi nghĩa của công nhân Li ông nổ ra năm 1831 đã báo hiệu một giai đoạn mới của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. Nước Đức ở vào đêm trước của cuộc cách mạng tư sản nhưng giai cấp vô sản Đức đã tiến công mạnh mẽ vào giai cấp tư sản mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Xilêdi năm 1844 … thực tiễn xã hội, mà trực tiếp thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân là yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có lý luận tiên tiến, đúng đắn dẫn đường, thăy thế những trào lưu của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà trong lúc này nó trở nên lỗi thời lạc hậu, không phù hợp, thậm chí còn cản trở, kìm hãm phong trào công nhân đang phát triển. Chính sự tồn tại và phát triển ấy của giai cấp cách mạng –giai cấp vô sản, đã quy định sự ra đời và phát triển lý luận cách mạng đó là sự ra đời của học thuyết C.Mác. Học thuyết của C.Mác- Ph. Ăng ghen đã tìm thấy ở giai cấp vô sản vũ khí vật chất, ngược lại chính học thuyết của các ông là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bất công. Trước khi xây dựng học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp thu nền văn hoá của lịch sử để lại, hai ông đã từng chịu ảnh hưởng của lập trường tư tưởng dân chủ cách mạng phổ biến lúc ấy, đó là chủ nghĩa duy tâm của Hê –ghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phơ bách. Nhưng từ việc không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của các lĩnh vực tri thức chủ yếu của nhân loại đã đạt được đến thế kỉ thứ XIX, tiếp thu với tinh thần phê phán triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, nghiên cứu những thành tựu khoa học kĩ thuật và khoa học tự nhiên, phân tích sâu sắc chủ nghĩa tư bản và trật tự xã hội đương thời, với tư chất đặc biệt vốn có và thực tiễn lăn lộn trong phong trào của giai cấp vô sản. C.Mác- Ph. Ăng ghen đã nhanh tróng, dứt khoát chuyển lập trường từ thế giới quan duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ lập trường dân chủ tư sản sang lập trường cộng sản chủ nghĩa để xây dựng học thuyết của mình . Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là một tất yếu khách quan, do sự quy định của lịch sử, nhưng chúng ta không thể bỏ qua nhân tố chủ quan, đó là do những cống hiến thiên tài của C.Mác- Ph. Ăng ghen . . HAI PHÁT KIẾN VĨ ĐẠI CỦA MÁC VÀ ĂNGGEN ĐỂ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI PHÁT TRIỂN TỪ KHÔNG TƯỞNG TRỞ THÀNH KHOA HỌC. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN. khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Hơn 160 năm đã trôi qua kể từ khi xuất hiện học thuyết của C.Mác- Ph. Ăng ghen, với những quan điểm về chủ nghĩa. đổi hẳn bộ mặt của chủ nghĩa tư bản ở nhiều nước tây Âu. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và khảng định ưu thế của nó. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh,