Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
7,73 MB
Nội dung
Đa dạng sinh học. LỜI NÓI ĐẦU Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm “Đa dạng sinh học” ( biodiversity, biological diversity ) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinhthái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinhthái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinhthái mà các sinh vật là một thành phần,…; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Có thể coi thuật ngữ “đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse và McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinhthái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Ngoài ra đa dạng sinhhọc có thể là bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinhthái và quá trình sinhtháihọc mà chúng tham gia. Mặt khác, như chúng ta đã biết sinh vật trên Trái đất rất đa dạng và phong phú, từ những dạng mà bằng mắt thường chúng ta không nhìn thấy được như: Virut, vi khuẩn… đến những dạng có kích thước lớn hơn như thực vật, động vật ; tất cả những sinh vật này tạo nên sự đa dạng sinhhọc (đây chính là đa dạng về loài). Hiện nay, sự đa dạng sinhhọc đang giảm sút nghiêm trọng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng; có nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, nên để bảo vệ chúng hay bảo tồn sự đa dạng của các loài sinh vật. Xuất phát từ những vấn đề trên, nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về số lượng loài sinh vật hiện có là rất cần thiết, từ đó chúng ta mới có biện pháp thích hợp để bảo tồn đa dạng sinh học. Được sự phân công của Cô giáo bộ môn, tôi được nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề “ĐA DẠNG SINH HỌC”. Vì thời gian rất ngắn, hơn nữa đây là một vấn đề rộng, nên bản thân tôi chỉ nghiên cứu và tìm hiểu một vấn đề rất nhỏ đó là: “ Tìm hiểu về thành phần loài của lớp Bò sát ”. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý và bổ sung của Cô. Tôi xin chân thành cảm ơn. Quy Nhơn, ngày 18 tháng 12 năm 2008. Học viên: Nguyễn Trung Thành GVHD:TS Đạng Thị Chín 1 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinh học. MỤC LỤC Lời mở đầu .Trang 1 Nội dung Trang 3 I. Khái niệm chung về đa dạng sinhhọc .Trang 3 II. Đa dạng loài Trang 4 A. Lớp bò sát .Trang 4 1. Bộ có vảy .Trang 4 2. Bộ cá sấu .Trang 10 3. Bộ r ùa .Trang 11 B. Đa dạng thành phần loài bò sát ở Việt Nam .Trang 15 III. Vai trò của đa dạng sinhhọc .Trang 16 1. Những giá trị kinh tế trực tiếp .Trang 16 2. Những giá trị kinh tế gián tiếp .Trang 17 Kết luận .Trang 18 Tài liệu tham khảo .Trang 19 GVHD:TS Đạng Thị Chín 2 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinh học. NỘI DUNG I. Khái niệm chung về Đa dạng sinh học. Theo công ước về đa dạng sinhhọc đưa ra năm 1992 tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi truờng và sự phát triển, đa dạng sinhhọc được định nghĩa là: toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinhthái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong và giữa các loài và sự đa dạng của các hệ sinh thái. Có ba nhóm đa dạng sinhhọc cơ bản được tạo nên là: + Đa dạng về loài: bao gồm các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ các cá thể đến các loài, chi và cao hơn. + Đa dạng di truyền: bao gồm các thành phần của các mã di truyền cấu trúc cơ thể ( nucleotit, genes) và sự biến đổi trong cấu trúc giữa các cơ thể của cùng một quần thể và giữa các quần thể khác nhau. + Đa dạng hệ sinh thái: bao gồm các mức độ sinhthái khác nhau của quần thể, thông qua nơi ở và ổ sinh thái, đến sinh cảnh. Đa Dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinhthái Giới ( Kingdom ) Quần thể (Population) Sinh đới (Biome) Ngành ( Phyla ) Cá thể (Individual) Vùng sinhthái (Bioregion) Lớp ( Class ) Nhiễm sắc thể (Chromosome) Cảnh quan (Landscape) Bộ (Order ) Gene Hệ sinhthái (Ecosystem) Họ ( Family ) Nucleotit Nơi ở (Habitat) Giống ( Genera ) Tổ sinhthái (Niche) Loài ( Species ) BẢNG CÁC MỨC ĐỘ ĐA DẠNG SINHHỌC GVHD:TS Đạng Thị Chín 3 HVTH: Nguyễn Trung Thành Một số hình ảnh về đa dạng sinhhọc Đa dạng sinh học. II. Đa dạng loài. Đa dạng loài bao gồm tất cả các loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác định theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lí, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác. Thêm vào đó sự khác biệt về ADN cũng được sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm hình thái bên ngoài gần như giống hệt nhau như các loài vi khuẩn. Thứ hai, là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác. Dưới đây là lớp Bò sát thuộc ngành Động vật có xương sống: A. LỚP BÒ SÁT (REPTILIA) * Bò sát là lớp Động vật có xương sống đầu tiên thực sự ở cạn. Chúng có những đặc điểm sau: +Cơ thể hình dạng khác nhau, được bao phủ bởi vảy sừng hoặc bởi những tấm xương bì, ít tuyến da. Vảy sừng phát sinh từ biểu bì, khác vảy cá phát sinh từ bì. Nhờ đó Bò sát không phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường. +Bộ xương hóa cốt hoàn toàn. Cột sống gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi. Sọ có một lồi cầu, có quá trình tiến hóa tiêu giảm xương bì của giáp sọ, hình thành hố thái dương dùng làm nơi ẩn cho cơ nhai. Có sườn chính thức. Chi 5 ngón khỏe, thích nghi với vận chuyển nhanh. Ở một số loài chi thoái hóa, mất hẳn. +Hệ thần kinh trung ương phát triển. Não trước, tiểu não lớn, vòm bán cầu não có chất thần kinh làm thành não mới. Đã có đủ 12 dây thần kinh não. +Cơ quan cảm giác hoàn chỉnh hơn ếch. Mắt có hai mí trên, dưới và màng nháy bảo vệ mắt khỏi khô. Tai trong phát triển. Đa số có màng nhĩ và khoang tai giữa. Riêng rắn không có tai giữa. Âm thanh được truyền vào tai trong nhờ xương hàm dưới. Cơ quan jacopson khá phát triển. +Cơ quan hô hấp hoàn toàn bằng phổi. Mang chỉ có ở giai đoạn phôi. Đường hô hấp tách biệt với đường tiêu hóa. Lỗ mũi trong lùi vào sau miệng do hình thành khẩu cái thứ sinh. +Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, trừ cá sấu 4 ngăn. Đã có vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn. Động mạch cảnh xuất phát từ cung chủ động mạch phải mang máu GVHD:TS Đạng Thị Chín 4 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinh học. động mạch đi nuôi phần đầu của cơ thể. Hai cung chủ động mạch trái và phải nhập một ở phía sau cơ thể tạo thành động mạch lưng đem máu đi nuôi phần sau cơ thể. +Bài tiết: hậu thận +Bò sát là động vật biến nhiệt. +Phân tính. Con đực có cơ quan giao cấu. Thụ tinh trong. Trứng lớn có vỏ dai hay vỏ thấm vôi. Trong giai đoạn phát triển có sự hình thành các màng phôi, đặc biệt tạo thành các túi niệu (allantois), túi ối (amnios) và túi noãn hoàng. * Bò sát hiện tại có 4 bộ: Bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu với khoảng gần 6500 loài. So với những nước hay khu vực có diện tích tương tự thì Bò sát ở Việt Nam khá đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng gần 296 loài thuộc 3 bộ (theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Văn Trường, 2005) (trừ bộ Đầu mỏ) Bảng 3: Sự đa dạng về loài của Bò sát ở Việt Nam TT Tên bộ Số loài ở Việt Nam 01 Bộ Có vảy (Squamata) 266 Bộ phụ Thằn lằn (Lacertilia) 94 Bộ phụ Rắn (Serpentes ) 172 02 Bộ Rùa (Testudinata ) 28 03 Bộ Cá sấu (Crocodilia ) 2 1.Bộ có vảy (Squamata) 1.1 Đặc điểm Bộ có vảy là nhóm Bò sát cũng thuộc lớp phụ Thằn lằn vảy (Lepidosauria), hiện tại gồm nhiều loài nhất, khoảng gần 6135 loài. Việt Nam có khoảng 266 loài. Chúng có những đặc điểm chung sau đây: Thân phủ vảy sừng hay tấm sừng, một số ít loài còn vảy xương. Đốt sống lõm trước. Xương vuông khớp động với hộp sọ. Sọ chỉ còn cung trên (thằn lằn) hoặc thiếu cả hai cung (rắn). Răng mọc trên xương hàm. Khe huyệt thường nằm ngang. Có đôi cơ quan giao cấu nhưng rất thay đổi. Đẻ trứng lớn có màng dai và thiếu lòng trắng, trừ trứng tắc kè, thạch sùng. Một số ít loài đẻ trứng thai (đẻ con ). Bộ có vảy phân bố khắp nơi trên lục địa. 1.2 Phân loại Bộ Có vảy chia ra 3 bộ phụ: 1.2.1 Bộ phụ Thằn lằn (Lacertilia ) GVHD:TS Đạng Thị Chín 5 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinh học. +Đặc điểm: Hình dạng cơ thể rất thay đổi, thường có 4 chân, một số ít chi tiêu giảm hay thiếu hẳn, song vẫn còn di tích của xương đai, có xương ức; thích nghi với đời sống trên mặt đất, trên cây. Mí mắt cử động. Màng nhĩ phát triển. Cơ quan giao cấu chẵn. +Phân loại: Bộ phụ Thằn lằn có khoảng 3300 loài thuộc 20 họ, phân bố rộng rãi trên thế giới. Việt Nam có khoảng 94 loài thuộc 7 họ. Một số họ đáng chú ý: -Họ nhông (Agamidae ) gồm những thằn lằn có cấu tạo thích nghi với chạy nhanh trên mặt đất. Đầuphủ vảy nhỏ. Họ nhông phân bố ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở châu Á. Ở Việt Nam: Ô rô (Calotes ), rồng đất hay tò te (Physignathus cocincinus ), Nhông cánh (Dacro), nhông cát (Leiolepis ) sống ở bãi cát vùng ven biển miền Trung. -Họ thằn lằn bóng (Scincidae ) gồm những loài thằn lằn có vảy thân hình tròn, nhẵn bóng. Họ này phân bố rộng rãi trên thế giới, sống chủ yếu trên mặt đất. GVHD:TS Đạng Thị Chín 6 HVTH: Nguyễn Trung Thành -Họ Tắc kè (Gekkonidae ) là nhóm thằn lằn cổ nhất trong nhóm thằn lằn hiện tại. Thân phủ vảy rất nhỏ hình nốt sần. Chuyên hóa với đời sống leo trèo, ăn đêm. Dưới các ngón chân có các giác bám nên con vật có thể bám vào thân cây, tường thẳng đứng và mặt dưới trần nhà nằm ngang. Đại diện ở Việt Nam: Tắc kè (Gekko gecko ) là loài dược liệu quý trong đông y. Thạch sùng (Hemidactylus frematus ) Hình : Tắc kè (Gekko gecko) Hình : Tò te (Physignathus cocincinus) Hình : Nhông cánh (Dacro maculatus) Đa dạng sinh học. Đại diện ở Việt Nam: thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longicaudata ), thằn lằn tốt mã (Eumeces ). -Họ thằn lằn chính thức (Lacertidae ) gồm nhiều loài thằn lằn có vảy khiên ở trên đầu và vảy hình chữ nhật ở bụng, phân bố ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Đại diện ở Việt Nam: thằn lằn rắn (Ophisaurus harti ). 1.2.2 Bộ phụ Rắn (Serpentes ) - Đặc điểm: Rắn là một nhánh của bộ Có vảy biến đổi thích nghi với chuyển vận bò bằng bụng và nuốt mồi lớn. Cơ thể rắn dài. Không có đai, chi và xương mỏ ác như thằn lằn, trừ trăn còn di tích đai chậu. Cột sống chỉ gồm hai phần: mình và đuôi. Đốt sống có cấu tạo đồng nhất và mang sườn cử động, tựa mút vào tấm vảy sừng bụng. Tấm sừng bụng có thể cử động nhờ cơ dưới da để giúp con vật chuyển vận. Các xương của bộ hàm đều khớp với nhau và nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi. Hơn nữa, nhiều xương của sọ cũng khớp với nhau lỏng lẻo, nên sọ có thể cong, mất đối xứng theo kích thước con mồi mà rắn đang ngậm nuốt. Nhờ đó rắn nuốt được mồi lớn hơn cả đường kính cơ thể chính nó. Trong khi nuốt mồi chậm chạp, rắn vẫn hô hấp được. Khí quản mở ra và đẩy về phía trước, nằm giữa hai mảnh hàm dưới. Không khí đi qua khí quản vào phổi khi rắn đang ngậm mồi lớn. + Xương hàm trên của nhiều loài rắn có răng độc với ống hay rãnh dẫn nọc độc. Tuyến nọc độc là tuyến nước bọt biến đổi thành. Trên thế giới có tới 1/3 loài rắn là rắn độc. Rắn độc chia thành 4 nhóm theo cấu tạo răng độc như sau: *Rắn hổ (Elapidae) : Răng độc lớn, ngắn, thẳng, ở phía trước hàm, rãnh dẫn nọc độc khép thành hình ống (proteroglypha). *Rắn lục (Viperidae ): Răng độc lớn ở phía trước hàm, cong và ống thông trong răng (solenoglypha ). GVHD:TS Đạng Thị Chín 7 HVTH: Nguyễn Trung Thành -Họ kỳ đà (Varanidae ) gồm những loài thằn lằn cỡ lớn có đuôi dài, lưỡi dài chẻ đôi, phân bố ở vùng Đông Nam Á, châu Phi, châu Úc. Kì đà sống trên đất, nhưng leo trèo được và nhiều loài bơi lặn giỏi, ăn thịt. Đại diện ở Việt Nam: Kì đà hoa (Varanus salvator ) và kì đà vân (Varanus nebulosus ) đều là những loài quý hiếm và ở mức độ đe dọa sắp nguy cấp. Hình : Kì đà hoa (Varanus salvator ) Đa dạng sinh học. *Rắn biển (Hydrophiidae ): Răng độc có rãnh dẫn nọc. *Rắn nước (Colubridae): chỉ có vài loài rắn độc với người. Răng độc mọc phía trong hàm. + Tuyến độc của rắn do tuyến nước bọt môi trên biến đổi. Chất độc tác động đến thần kinh mắt dẫn đến mù, đến thần kinh cơ hoành dẫn đến tê liệt hô hấp, làm phá vở hồng cầu và thành mạch. + Cơ quan cảm giác của rắn phát triển. Mí mắt không cử động. Giác mạc được bảo vệ bởi màng trong suốt. Mắt rắn nhìn kém. Một số rắn leo cây mắt tinh hơn, nhìn được cả hai mắt giúp chúng tìm đựơc mồi qua các kẽ lá. + Khác với thằn lằn, khoang tai giữa và màng nhĩ tai rắn tiêu giảm. Rắn hầu như điếc. Rắn cảm nhận rung động từ mặt đất nên chúng có thể tiếp nhận âm thanh tần số thấp. + Khứu giác của rắn kém phát triển, nhưng cơ quan Jacopson rất phát triển. Rắn tìm kiếm mồi nhờ cảm giác hóa học. Lưỡi thò ra thụt vào để cảm nhận mùi lạ chuyển tới cơ quan Jacopson. Tín hiệu được truyền qua não bộ và được xử lí. Một số loài rắn có hố má ở trung gian giữa mắt và lỗ mũi. Trong hố má có nhiều đầu mút thần kinh, có chức năng cảm giác nhiệt độ sai khác 0,2 0 C ở cách xa hàng chục xentimet. Nhờ đó rắn nhận biết con mồi máu nóng (thú, chim ) ở gần chúng. + Rắn đẻ trứng có vỏ vôi, hình bầu dục. Rắn cuộn thân trên ổ trứng để ấp. Một số đẻ trứng thai. Một số đẻ con. +Phân loại: Trên thế giới có khoảng hơn 2700 loài rắn, 11 họ. Việt Nam có 172 loài thuộc 9 họ. Một số họ rắn và đại diện chính ở Việt Nam: -Họ rắn giun (Typhlopidae ). Hình dạng giống giun đất, mắt rất nhỏ và ẩn dưới vảy. Vảy thân đồng nhất. Đại diện: Rắn giun (Typhlops braminus ). GVHD:TS Đạng Thị Chín 8 HVTH: Nguyễn Trung Thành -Họ trăn (Boidae ) gồm những loài rắn lớn, có loài dài tới 10m. Đặc điểm của trăn khác với các loài rắn khác là chúng có di tích chi sau thành hình cựa ở bên hậu môn. Trăn không có răng độc và phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Đại diện ở Việt Nam: Trăn mốc hay trăn đất (Python molurus ) phổ biến trên toàn quốc. Hình : Trăn đất (Python molurus) Đa dạng sinh học. -Họ rắn mống (Xenopeltidae ) chỉ gồm một loài rắn mống (rắn nùng nục ) (Xenopeltis unicolor) ở Đông Nam Á, đuôi ngắn có hai phổi (các loài rắn chỉ có một phổi). Ở Việt Nam rắn mống phân bố từ Bắc vào Nam. -Họ rắn hổ (Elapidae ) gồm những loài rắn có răng độc lớn ở phía trước hàm, rãnh khép thành hình ống, phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Đại diện có ở Việt Nam rắn cạp nong (Bungarus fasciatus ), rắn hổ mang (Naja naja ), rắn cạp nia (Bungarus candidus ), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah ) dài tới 4m. GVHD:TS Đạng Thị Chín 9 HVTH: Nguyễn Trung Thành -Họ rắn nước (Colubridae ) gồm đa số rắn trên thế giới, có tới hơn 1000 loài, có nơi ở và đời sống thay đổi. Nhiều loài ở đất, ở nước, một số loài sống trên cây, một số nhỏ ở dưới đất Đại diện: Rắn bồng (Enhydris ) gồm một số loài sống ở đáy nước, thân tù, đuôi ngắn. Rắn nước chính thức sống ở nước: rắn nước (Xenochrophis piscator), rắn sãi thường (Amphiesma stolata ) sống ở bờ các vực nước. Rắn ở cạn như rắn sọc dưa (Elaphe radiata), rắn ráo (Ptyas korros ), rắn ráo trâu (Ptyas mucosus ). Rắn chuyên ở cây có loài rắn dây (Ahaetulla picta ) có thân và đuôi rất dài, mảnh, màu xanh lục. Hình : Rắn sọc dưa (Elaphe radiata) Hình : Rắn ráo (Ptyas korros ) Hình : Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) Hình : Rắn hổ mang (Naja naja ) Đa dạng sinh học. -Họ rắn lục (Viperidae ) bao gồm những loài rắn có răng độc lớn và ống thông trong răng. Đầu hình tam giác phủ vảy nhỏ hoặc có lẫn vảy lớn. Trung gian mắt và mũi có hố má. Hố má có chức năng cảm giác nhiệt độ, nhờ đó rắn có thể nhận biết con mồi (chim, thú ). Đa số đẻ trứng thai. Đại diện: Họ này phân bố ở châu Mỹ, Tây Bắc, Đông Nam châu Á . Việt Nam phổ biến rắn lục (Trimeresurus ). 1.2.3 Bộ phụ Amphibaenia: +Đặc điểm: cơ thể dài, đuôi ngắn, không chân, trừ một giống có chân trước ngắn, chỉ có di tích đai. Mắt ẩn dưới da. Một phổi. Đẻ trứng thai. +Phân loại: Bộ phụ được phân ra làm hai họ: Trogonophidae và Amphisbaenidae. 2. Bộ cá sấu (Crocodylia ) 2.1 Đặc điểm. Cá sấu là nhóm Bò sát có cơ thể lớn nhất hiện nay, có cấu tạo tiến hóa cao hơn cả và chuyên hóa thích nghi với đời sống chủ yếu của nước. Thân dài từ 1,5 đến 4 – 6m. Đuôi khỏe, dẹp bên. Chân ngắn, có màng bơi giữa các ngón. Mõm dài. Thân phủ giáp sừng. Dưới giáp có nhiều tấm xương lớn. Răng chỉ có ở xương gian hàm, xương hàm và xương răng. Răng nhọn hình nón, đã phân hóa, cắm trong lỗ răng. Lưỡi dày bất động. Dạ dày phân hóa. Tim cá sấu 4 ngăn: hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Xoang tĩnh mạch tiêu giảm. Cung chủ động mạch lưng do cung động mạch phải phát triển kéo dài, còn cung động mạch trái tiêu giảm, chỉ gắn với cung động mạch phải bằng mạch nhỏ. Phổi lớn, cấu tạo phức tạp. Khẩu cái thứ sinh phát triển nên cá sấu ngậm mồi trong nước vẫn thở được. Con đực có cơ quan giao cấu lẻ. Đẻ 20 – 25 trứng đến 100 quả, trứng có vỏ vôi. Cá sấu sống ở các vực nước ngọt hay nước lợ vùng nhiệt đới trên toàn thế giới, chỉ bò lên cạn để nghỉ, đẻ trứng hay chuyển nơi ở. Chúng ăn động vật có xương sống, chủ yếu là cá, chim, thú. 2.2 Phân loại. Bộ cá sấu gồm 21 loài, hai họ. Ở Việt Nam chỉ có một họ với hai loài. -Họ cá sấu (Crocodylidae). GVHD:TS Đạng Thị Chín 10 HVTH: Nguyễn Trung Thành [...]... người chúng ta cần phải có ý thức để bảo tồn đa dạng sinhhọc nghĩa là góp phần bảo vệ một hành tinh xanh, kiểm soát khí hậu của Trái đất TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD:TS Đạng Thị Chín 18 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinhhọc 1 2 3 4 5 Sinhtháihoc - Hệ sinhthái – Vũ Trung Tạng – NXBGD Cơ sở sinh tháihọc – Vũ Trung Tạng – NXBGD Giáo trình sinh tháihọc và môi trường – NXB ĐHSP Động vật có xương sống –... dạng sinhhọc có vai trò to lớn đối với môi trường cũng như cuộc sống con người chủ yếu là cung cấp nguồn gen cho phát triển kinh tế, xã hội và duy trì cân bằng sinhthái Trái đất Về mặt sinh tháihọc thì đa dạng sinhhọc duy trì các chu trình sinh - địa – hoá và do vậy giữ cho khí hậu được ổn định, góp phần bảo vệ các nguồn nước, đất…Do đó mỗi con người chúng ta cần phải có ý thức để bảo tồn đa dạng sinh. .. thuộc rất nhiều vào các loài khác - Nghĩ ngơi và du lịch sinhthái - Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim ảnh đã xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí… KẾT LUẬN GVHD:TS Đạng Thị Chín 17 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinhhọc Vậy đa dạng sinhhọc là tài nguyên của cả loài người bao gồm toàn bộ các loài... Những giá trị kinh tế gián tiếp - Các quần xã sinh vật mang lại hàng loạt các hình thức dịch vụ môi trường mà không bị tiêu thụ trong quá trình sử dụng; ví dụ: giá trị của những loài côn trùng thụ phấn cho cây trồng GVHD:TS Đạng Thị Chín 16 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinhhọc - Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinhthái trên cạn phục vụ cho cuộc sống con người... Bộ cá sấu – Crocodylia GVHD:TS Đạng Thị Chín 15 SỐ LOÀI 94 21 2 20 37 6 3 2 2 1 172 3 1 2 3 2 119 26 16 28 1 4 1 15 2 5 2 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinhhọc 24 Họ cá sấu - Crocodylidae Tổng cộng 3 bộ 23 họ 2 296 III Vai trò của đa dạng sinhhọc 1 Những giá trị kinh tế trực tiếp 1.1 Giá trị cho tiêu thụ: - Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hằng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm... dạng sinhhọc Hình : Rùa bốn mắt (Sacalia quadriocellata) Hình : Rùa sa nhân (Pyxidea mouhoti) *Họ rùa núi (Testudidae ) gồm nhiều loài rùa chủ yếu ở cạn Mai cao, chi hình trụ, các ngón không có màng bơi và đầu phủ tấm vảy lớn Ở Việt Nam có rùa núi vàng (Indotestudo elongata ) và một số loài khác Hình : Rùa núi vàng (Indotestudo elongata) GVHD:TS Đạng Thị Chín 14 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinh học. .. thái trên cạn phục vụ cho cuộc sống con người - Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinhthái vùng đệm phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước - Điều hoà khí hậu - Phân huỹ các chất thải: các quần xã sinh vật có khả năng phân huỹ các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất thải... cát, đẻ vào đó rồi lấy cát lấp đi Sau vài tháng trứng nở thành rùa con có mai mềm Một GVHD:TS Đạng Thị Chín 11 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinhhọc thời gian sau, khi mai cứng lại thì rùa mới bò đi xa Về đời sống, có thể chia rùa thành hai nhóm sinh thái: rùa cạn chậm chạp, ăn chủ yếu thực vật; rùa nước, nhanh nhẹn, bơi giỏi, chủ yếu ăn thịt 3.2 Phân loại: Rùa hiện tại trên thế giới có khoảng 200...Đa dạng sinhhọc Mõm ngắn và không tách biệt rõ ràng với phần sau của sọ Cá sấu (Crocodylus) phân bố rộng ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi, châu Úc và châu Á Việt Nam và các nước lân cận có hai loài: +Cá sấu hoa... Nam Bộ Đồi mồi (Eretmochelys imbricata ), tấm sừng ở mai xếp chồng như ngói lợp Hình: Vích (Chelonia) GVHD:TS Đạng Thị Chín Hình :Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) 12 HVTH: Nguyễn Trung Thành Đa dạng sinhhọc 3.2.2 Tổng họ rùa nước (Trionychoidea ) Tổng họ này chỉ có một họ Ba ba, gồm các loài rùa sống ở sông và các vực nước ngọt châu Phi, Bắc Mỹ và Đông Nam Á Mai phủ da mềm Mõm dài thành vòi Chân có . Đa dạng sinh học. 1. Sinh thái hoc - Hệ sinh thái – Vũ Trung Tạng – NXBGD. 2. Cơ sở sinh thái học – Vũ Trung Tạng – NXBGD. 3. Giáo trình sinh thái học và. kinh tế, xã hội và duy trì cân bằng sinh thái Trái đất. Về mặt sinh thái học thì đa dạng sinh học duy trì các chu trình sinh - địa – hoá và do vậy giữ cho