Mục tiêu cụ thể: - Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn: các khái niệm kế hoạch năm học của TCM, kếhoạch hoạt động trong năm học c
Trang 1CHUYÊN ĐỀ 4XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
2 Mục tiêu cụ thể:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm
học của tổ chuyên môn: các khái niệm (kế hoạch năm học của TCM, kếhoạch hoạt động trong năm học của giáo viên…); ý nghĩa, yêu cầu chung nộidung và qui trình xây dựng 2 loại kế hoạch có tính pháp quy và tính phổ biếncủa TCM trong năm học (kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch hoạt độngcuả GV)
- Vận dụng được các kiến thức trên vào xây dựng kế hoạch của TCM và tổchức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của giáo viên và các loại
kế hoạch khác
- Nâng cao ý thức về vai trò của TTCM (và của giáo viên) trong việc xácđịnh mục tiêu và phương hướng cho các hoạt động phát triển chuyên môntrong năm học; trên cơ sở đó, dần khắc phục thói quen làm việc theo kinhnghiệm hoặc tùy tiện
II NỘI DUNG
Chuyên đề này gồm 4 nội dung:
Phần 1: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
Phần 2: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn
Trang 2Phàn 3: Tổ chức, hướng dẫn giáo viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế
hoạch năm học của cá nhân
Phần 4: Thực hành xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn
PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHUYÊN MÔN
I Mục tiêu:
Tìm hiểu xong phần này, học viên có khả năng:
- Hiểu được các khái niệm về kế hoạch của TCM và ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch TCM;
- Hiểu được yêu cầu cơ bản của kế hoạch tổ chuyên môn;
- Nắm được mục đích, ý nghĩa, nội dung chính của kế hoạch TCM
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các loại kế hoạch và các khái niệm
1) Trong thực tế trường phổ thông, TCM có những loại kế hoạch nào? 2) Trình bày cách hiểu về khái niệm “kế hoạch” và từng loại kế hoạch đó?
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1:
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
1.1 Các loại kế hoạch ở TCM
Trong hoạt động của TCM ở trường THCS và THPT, có nhiều loại kế hoạch được xây dựng và thực hiện, trong đó, có 2 loại kế hoạch cơ bản và phổ biến, đó là:
- Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn;
- Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên
Bên cạnh 2 loại trên, còn có:
- Kế hoạch học kỳ, Kế hoạch hàng tháng là sự cụ thể hóa của kế hoạch năm
học cho từng khoảng thời gian nhất định
- Kế hoạch hoạt động: Các kế hoạch được xác lập trước khi tiến hành một
hoạt động (hoặc một phạm vi hoạt động mang tính chuyên đề) để triển khai nhiệm
vụ theo kế hoạch năm học Ví dụ: kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; kế hoạch hội giảng; kế hoạch dự giờ; kế hoạch bồi giỏi - phụ kém; kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ …vv…
2
Trang 3Về mặt pháp quy, có 2 loại kế hoạch nằm trong nhiệm vụ của TCM, được
quy định trong “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học” (Ban hành kèm theo Quyết định số:
07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).Đó
là: Kế hoạch hoạt động năm học của TCM (gọi tắt là Kế hoạch TCM) và Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên (gọi tắt là Kế hoạch cá nhân - KHCN)
Do điều kiện thời gian, Chuyên đề số 4 chỉ tập trung vào 2 loại KH nói trên
Dựa vào 2 loại kế hoạch đã tìm hiểu, cùng với các phương pháp, kỹ thuật chuyên đề gợi ý, TTCM biết cách xây dựng các loại KH còn lại
1.2 Các khái niệm cơ bản:
i Kế hoạch:
- Kế hoạch (bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có
hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, vớimục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Việnngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1988)
Xét trên phương diện hoạt động quản lý, còn có thể hiểu:
Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ của chủ thể quản lý về sự phát triển trongtương lai của đối tượng quản lý thể hiện qua hệ thống mục tiêu và các biệnpháp, nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó
ii Xây dựng kế hoạch:
Xây dựng kế hoạch (còn gọi là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu,các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợpvới tình hình thực tiễn trong khoảng thời gian xác định
- Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng:
1 Chúng ta là ai và đang ở đâu?
2 Chúng ta muốn đi đến đâu?
3 Chúng ta làm gì? Làm thế nào? Bằng phương tiện/công cụ gì?
để đến được vị trí mong muốn?
4 Làm thế nào để biết chúng ta tới đích?
- Xây dựng kế hoạch là hoạt động có ý thức của chủ thể (một cá nhânhoặc một tổ chức) để đưa ra các quyết định về phương hướng của một hoạtđộng trước khi thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động đó sẽ được tiến hànhmột cách hợp lý nhất và đạt đích mong muốn
Một trong những nhiệm vụ và nội dung quản lý quan trọng của TTCM
là xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM Đó là sự khởi đầu có ý nghĩa nền
Trang 4tảng đảm bảo cho toàn bộ quá trình quản lý, tổ chức và chỉ đạo của ngườiTTCM đạt được các yêu cầu: đúng, trúng và có hiệu quả.
iii Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn:
Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyênmôn”) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của TCM trongmột năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của TCM và của nhàtrường
Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn có những đặc điểm:
- Là công cụ có tính pháp quy để TTCM quản lý, chỉ đạo các hoạt động củaTCM;
- Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của TCM;
- Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trongTCM;
- Là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường;
- Do TTCM trực tiếp chỉ đạo xây dựng
iv Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn:
Xây dựng kế hoạch TCM trong trường trung học là sự xác định một cách cócăn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và định ranhững phương tiện cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêuđó
Bản chất của việc xây dựng kế hoạch TCM là xác định xem trong năm họctới, TCM hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mụctiêu phát triển đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm
v Kế hoạch hoạt động của giáo viên :
Kế hoạch chuyên môn của giáo viên là bản dự kiến của giáo viên về nhữngcông việc sẽ làm trong năm học, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạntiến hành cụ thể, nhằm thực hiện những ý đồ phát triển của cá nhân phù hợpvới mục tiêu phát triển của TCM và của nhà trường
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và yêu cầu của kế hoạch TCM
1) Việc xây dựng kế hoạch TCM có ý nghĩa như thế nào? (đối với tổ trưởng chuyên môn, với giáo viên trong tổ, với hiệu trưởng nhà trường);
2) Kế hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu gì?
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2:
1.3 Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:
4
Trang 51.3.1 Đối với tổ trưởng chuyên môn:
- Kế hoạch TCM thể hiện tầm nhìn của TTCM về phương hướng phát triển cácmặt hoạt động của TCM trong năm học tới, thể hiện qua các mục tiêu, yêucầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó;
- Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quan trọnggiúp TTCM tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giá một cách thốngnhất các hoạt động của tập thể TCM, cũng như của từng thành viên trong tổ
- Kế hoạch TCM giúp TTCM chủ động, tự tin trong công tác quản lý, chỉ đạocác hoạt động của TCM
1.3.2 Đối với các thành viên trong tổ:
- Kế hoạch TCM thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năng phấn đấuvươn lên để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong TCM;
- Kế hoạch TCM chỉ rõ phương hướng hành động và phối hợp cho mọi thànhviên trong tổ;
- Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong TCM xác định kế hoạchhoạt động trong năm học
1.3.3 Đối với hiệu trưởng:
- Kế hoạch TCM là một trong những loại kế hoạch cơ bản và có tầm quantrọng nhất trong quản lý nhà trường; nó là sự triển khai cụ thể việc thực hiệntầm nhìn, chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong năm học của nhàtrường;
- Kế hoạch TCM có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tácquản lý, chỉ đạo phát triển nhà trường của Hiệu trưởng, nhất là về phươngdiện chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời là một trong những cơ sở cho hoạtđộng kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng
1.4 Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch TCM:
1.4.1 Đảm bảo tính mục đích:
Xây dựng kế hoạch TCM nhất thiết cần phải xác định rõ các mục tiêu pháttriển cần hướng tới, các nhiệm vụ cần phải giải quyết, các trạng thái thay đổitích cực cần đạt được của TCM Hệ thống mục tiêu đó của TCM không táchrời mà gắn bó mật thiết và hướng tới các mục tiêu phát triển của nhà trường
1.4.2 Đảm bảo tính khoa học:
Xây dựng kế hoạch TCM cần phải dựa trên những cơ sở pháp lý và cơ sởthực tiễn, thông qua việc phân tích tình hình một cách đầy đủ, chính xác cácthông tin từ kỳ kế hoạch trước, nhận rõ những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ rõ
Trang 6nguyên nhân thành công và không thành công, nhận thức được các yếu tố tácđộng đến việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạn mới
1.4.3 Đảm bảo tính cụ thể, đo được:
Các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch TCM cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đođược; các nguồn lực thực hiện cần được tổ chức một cách tường minh; cácbiện pháp thực hiện cần được đề xuất một cách cụ thể để thực hiện thuận lợi
1.4.4 Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi:
Kế hoạch TCM cần phải là hình ảnh phản chiếu tình hình thực tế của TCM,của nhà trường, năng lực thực hiện cụ thể của đội ngũ giáo viên trong tổ vànguồn lực của TCM cũng như của nhà trường Sự phù hợp giữa kế hoạch củaTCM và thực tiễn sẽ đảm bảo cho mọi mục tiêu và nhiệm vụ có thể thực hiện
và đạt kết quả như mong muốn
1.4.5 Đảm bảo tính linh hoạt:
Thực tế của TCM, của nhà trường trong năm học có thể không diễn ra khôngđúng như dự kiến ban đầu của TTCM Do vậy, cần linh hoạt phát hiện điểmkhông phù hợp của kế hoạch TCM và điều chỉnh kịp thời về mục tiêu, nhiệm
vụ và việc khai thác, sử dụng nguồn lực…
Đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xây dựng KH TCM sẽ tạo điều kiệnphát huy tính sáng tạo của giáo viên, tạo ra cơ chế công khai, minh bạch,cùng tham gia công tác quản lý TCM và quản lý nhà trường
1.4.7 Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán trong tổ chức nhà trường
Xây dựng kế hoạch TCM cần đảm bảo mối liên hệ tương hỗ với kế hoạch các
tổ chuyên môn và bộ phận khác trong nhà trường, cùng hướng tới thực hiện
kế hoạch của nhà trường
6
Trang 7PHẦN 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung, hình thức trình bày kế hoạch năm học của TCM
1) Dựa vào kinh nghiệm làm kế hoạch hàng năm, thày/cô hãy mô tả lại cấu trúc nội dung của kế hoạch năm học của TCM?
2) Thông thường, trong thực tế, kế hoạch TCM được trình bày như thế nào?
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 3:
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
2.1 Nội dung của bản kế hoạch TCM:
Phần mở đầu:
Phần này có ý nghĩa như là điểm tựa pháp lý cho việc đề xuất các nội dung của
kế hoạch TTCM cần nghiên cứu, nắm vững các cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch của TCM, bao gồm:
- Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (có liên quan đến phát triển giáo dục);
- Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp;
- Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục (Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT);
- Nghị quyết Chi bộ nhà trường, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhàtrường (nếu đã có)
Tuy nhiên, cần lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn
những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp
cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM
Mục này cần trả lời rõ 2 câu hỏi: TCM của chúng ta đang ở đâu? TCM của
chúng ta là tổ chức như thế nào?
Trang 8ii Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) TCM phải thực thi trong năm học Phần này trả lời rõ 3 câu hỏi:
- Những mục tiêu nào TCM cần đạt được trong năm học này? (Đâu là mụctiêu ưu tiên?)
- Những nhiệm vụ trọng tâm TCM cần phải thực hiện năm học này là gì?(đâu là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên?)
- Cần đưa ra những chỉ tiêu nào, xác định mức độ nào để đáp ứng yêu cầucủa mục tiêu và phù hợp với từng nhiệm vụ? Chỉ tiêu phải được địnhlượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỷ lệ %
- Lưu ý: việc đề ra hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phải dựa trêncăn cứ từ các cơ sở pháp lý nói trên để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạchphát triển chung của nhà trường, của địa phương
iii Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ: bao gồm các loại biện pháp pháp lý
– hành chính, biện pháp nhận thức tư tưởng, biện pháp tâm lý, biện pháp huyđộng và hỗ trợ nguồn lực/điều kiện, biện pháp kiểm tra, đánh giá…
Phần này trả lời 2 câu hỏi: cần có hành động cụ thể nào (làm gì?) và làm
như thế nào, theo những cách nào để thực hiện các nhiệm vụ đã đề xuất?
iv Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM trong năm học (trả lời câu hỏi:
lộ trình/kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động chính trong năm học như
thế nào? Kiểm tra/ kiểm soát thực hiện kế hoạch thế nào?)
v Những đề xuất của TCM: Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định, đối
chiếu với hoàn cảnh thực tế cụ thể của tổ, TCM đưa ra một số đề xuất đối vớilãnh đạo nhà trường hoặc các đơn vị, cá nhân có liên quan đê tăng cường sự
hỗ trợ hoặc kết hợp hành động…
Với những nội dung như trên, bản kế hoạch năm học của TCM là kế hoạch hànhđộng mang tính hướng đích của tập thể TCM trong năm học
2.2 Hình thức trình bày bản kế hoạch TCM:
2.2.1 Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến, bản kế hoạch TCM được
trình bày theo thể thức văn bản hành chính, có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Thể thức hành chính, bao gồm: a) tên chủ thể của kế hoạch (Trường và
TCM); b) Quốc hiệu; c) Thời gian; d) tên văn bản; đ) các căn cứ pháp lý
- Phần 2: Nội dung chính: bao gồm 5 nội dung (như trên)
- Phần 3: Chủ thể lập kế hoạch ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt
8
Trang 92.2.2 Giới thiệu hình thức trình bày thông thường của một bản kế hoạch TCM:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2011 – 2012
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 -2012
của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT tỉnh (hoặc của Phòng GD-ĐT…);
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT/THCS……
Tổ …… xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2011-2012 như sau:
IV LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Thời gian Nội dung công việc Người phụ trách Ghi chúTừ…đến…
Từ…đến…
Trang 10Hoạt động 4: tự nghiên cứu
Khảo sát trường hợp một bản kế hoạch TCM được nêu trong PHỤ LỤC 1 và
phân tích những điểm phù hợp và điểm chưa phù hợp trong ví dụ này
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 5:
Mục tiêu:
Mục tiêu – hiểu theo nghĩa khái quát - là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ” (Từ điển Tiếng Việt Viện Ngôn ngữ học NXB KHXH - 1988).
Trong trường hợp xây dựng kế hoạch, mục tiêu là tuyên bố về những thay đổi
mà một cá nhân hoặc một tổ chức mong muốn có được khi kết thúc thời hạn thựchiện một nhiệm vụ, một hoạt động trong kế hoạch
Một mục tiêu chuẩn cần phải đảm bảo 5 yêu cầu sau:
Trang 11- Chỉ tiêu có tính cụ thể, chính xác, định lượng được, đo lường được, đốichiếu được (ví dụ: công việc này sẽ có mấy người đạt? tỷ lệ % là bao nhiêu? thựchiện công việc đó trong thời gian bao lâu? Đến đâu thì kết thúc? Chỉ tiêu về chấtlượng học sinh năm học này cao hơn năm học trước bao nhiêu %?)
- Chỉ tiêu nằm trong mục tiêu, biểu đạt cụ thể cho mục tiêu
- Có chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng
Sự khác biệt và cách thức biểu đạt mục tiêu và chỉ tiêu:
Trong thực tiễn xây dựng kế hoạch của TCM, của nhà trường và của các cấpquản lý hệ thống (Phòng, Sở GD-ĐT…) thường có sự bất cập về sự biểu đạt mụctiêu và chỉ tiêu Do vậy, lưu ý TTCM một số vấn đề sau:
- Mục tiêu là một phát biểu chung về những gì mong muốn đạt được, mang tínhkhái quát
- Chỉ tiêu là một thành phần cụ thể phải đạt được để thực hiện mục tiêu, là biểuhiện, cụ thể hóa của mục tiêu
- Các mục tiêu đề ra có thể có nội dung phức tạp, vì thế chúng thường được phânthành các chỉ tiêu khác nhau Như vậy, các chỉ tiêu (của một mục tiêu) là sự phânnhỏ mục tiêu đó thành các thành phần Hoàn thành tất cả các chỉ tiêu đó nghĩa là
đã đạt được mục tiêu đề ra
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, mỗi mụctiêu nên gồm không nên đặt ra quá nhiều chỉ tiêu (tối đa nên có 5 chỉ tiêu)
Hoạt động 6: Thực hành tìm hiểu những nhiệm vụ, những hoạt động
cụ thể cần quan tâm khi thiết kế nội dung kế hoạch năm học của TCM
1) Đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể để đưa vào trong kế hoạch TCM năm học
2010 – 2011 (của một TCM cụ thể được nhóm lựa chọn)
2) Vận dụng kinh nghiệm thực tiễn và nội dung của 3 chuyên đề đã học, mỗi nhóm thiết kế một chương trình hoạt động cụ thể cho một nhiệm vụ sẽ đề
xuất trong KHTCM năm học 2010 – 2011 (TCM đã lựa chọn ở bài tập trên)
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 6:
Gợi ý các nhiệm vụ chủ yếu của TCM cần được TTCM quan tâm khi xây dựng
kế hoạch năm học của TCM:
- Nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo (gắnvới việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành);
Trang 12- Nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục: tổ chức dạy và học theo chươngtrình, kế hoạch, theo chuẩn KT-KN; tổ chức hoạt động đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh… ;
- Nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm của GV: (qua hoạt động nghề nghiệp thực tiễn, qua hoạt động học tập…) ;
- Các nhiệm vụ khác: chủ nhiệm lớp, hoạt động của Đoàn, Đội…
Gợi ý một số chương trình hoạt động trong năm học của TCM để thực hiện
một nhiệm vụ dạy học và phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ:
- Chương trình hoạt động áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh;
- Chương trình hoạt động dạy giá trị sống, kỹ năng sống…
- Chương trình hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học;
- Chương trình hoạt động kiến thực tập sư phạm của TCM theo các chuyên
đề phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển chuyên môn của tổ;
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 7:
2.3 Quy trình xây dựng kế hoạch TCM:
Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học
Căn cứ: vào dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường, tham khảo các chủtrương, nhiệm vụ năm học của Phòng, Sở GD-ĐT
Để viết dự thảo kế hoạch năm học của TCM, TTCM tiến hành các việc sau:
Việc 1: Thu thập, xử lý thông tin:
Thu thập và phân tích thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý vàxây dựng kế hoạch, nhằm xác định rõ TCM “như thế nào và đang ở đâu?” một cáchkhoa học
Để thực hiện có hiệu quả công việc này, TTCM cần công phu thu thập, tổnghợp và phân tích các loại thông tin sau:
- Thông tin về những định hướng lớn của nhà trường trong năm học mớiđược cung cấp từ dự thảo kế hoạch năm học của hiệu trưởng;
- Thông tin từ những văn bản pháp luật, quy định, quy chế mới có liên quan
12
Trang 13đến hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn, đến các chế độ chính sách liên quantới quyền lợi, nghĩa vụ của giáo viên;
- Thông tin về quản lý dạy học: chương trình khung, những điều chỉnh mớitrong nội dung giảng dạy của môn học; yêu cầu mới về cách tổ chức dạy học,phương pháp dạy học của bộ môn theo yêu cầu của nhà trường, phụ huynh và họcsinh;
- Thông tin về học sinh: số lượng học sinh, số lớp theo từng khối, từng bantrong năm học mới, số học sinh mới tuyển vào lớp đầu cấp, số học sinh lưu ban, yếukém theo từng bộ môn; tình hình học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học sinh ở cácnăm học trước, những thuận lợi, khó khăn của học sinh trên địa bàn, hoàn cảnh củamột số học sinh đặc biệt…
- Thông tin về đội ngũ giáo viên của tổ: số lượng giáo viên của tổ mình nămhọc mới thiếu hay đủ, cơ cấu các môn, chất lượng, phẩm chất chính trị đạo đức,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, hoàn cảnh của giáo viên trong tổ…
- Thông tin về nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường: số lượng,chất lượng phòng học, việc bố trí các lớp học, các thiết bị dạy học phục vụ cho dạy
và học, nguồn kinh phí dự trù cho chuyên môn của nhà trường cũng như các nguồnlực khác
- Thông tin về hoạt động của các TCM khác trong năm học, của các tổ chứcđoàn thể, thông tin về các xu thế mới, thành tựu mới trong dạy học bộ môn
Trên cơ sở những thông tin đã có, TTCM tập trung phân tích tình hình để làm
rõ những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân thành công, thất bại trong việc thực hiện
kế hoạch năm học trước
Việc 2: Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới:
- Trên cơ sở phân tích các thông tin cần thiết để nắm tình hình, TTCM cầnphát hiện ra những vấn đề cần giải quyết trong năm học mới, xác định thứ tự ưu tiêngiải quyết
- Từ căn cứ đó, TTCM xác định những mục tiêu cho các lĩnh vực hoạt độngcủa TCM trong năm học tới: mục tiêu hoạt động dạy, hoạt động học, mục tiêu pháttriển đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ …
- TTCM dựa trên hệ thống mục tiêu đã đặt ra để xác định tiếp các nhiệm vụcủa TCM, trong đó làm rõ các nhiệm vụ trọng tâm Khi thiết kế các nhiệm vụ,TTCM cần làm rõ một số vấn đề: tại sao chọn đó là nhiệm vụ trọng tâm, khi thựchiện nhiệm vụ này có thuận lợi khó khăn gì? …
Việc 3: Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu:
- Mỗi nhiệm vụ đã được xác định đều có những yêu cầu và nhằm đạt những
Trang 14chỉ tiêu cụ thể Do vậy, việc tiếp theo, TTCM cần xây dựng các yêu cầu và chỉ tiêucho từng nhiệm vụ Việc xây dựng các yêu cầu phải đảm bảo tính khách quan, phùhợp với điều kiện thực tế và chuẩn mực đã được TCM, nhà trường qui định, khôngthể tùy tiện, chủ quan, “duy ý chí” Các chỉ tiêu đưa ra phải có liên quan mật thiếtvới nhau và phải đảm bảo sự thống nhất với mục tiêu.
Để đảm bảo sự khách quan, phù hợp và phát triển cho các yêu cầu và chỉ tiêukhi xây dựng, TTCM cần trả lời các câu hỏi: nhiệm vụ này cần đạt đến mức chấtlượng nào, với những yêu cầu nào? yêu cầu nào cần bổ sung hoặc nâng mức độ caohơn kỳ kế hoạch trước? các yêu cầu này có vừa sức với khả năng của các thành viêntrong tổ không?
Việc 4: Xác định các biện pháp thực hiện
- Xác định các biện pháp thực hiện là đưa ra những việc làm, những phương
án hành động, các cách thức tác động cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm
vụ của năm học mới và khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của năm học trước;
- Các biện pháp đề xuất cần đa dạng: biện pháp hành chính, biện pháp chuyênmôn, biện pháp tâm lý, biện pháp pháp lý…, hoặc có thể phối hợp nhiều biện phápvới nhau để đảm bảo tác động toàn diện lên các mặt, các giai đoạn thực hiện nhiệm
vụ
- Biện pháp đề ra là để làm và có thể làm được, do vậy cần được TTCM xemxét kỹ để đảm bảo tính khả thi Muốn có tính khả thi, mỗi biện pháp đề xuất phảiphù hợp với thực tiễn tình hình, điều kiện, năng lực của TCM và của nhà trường
- Khi đề xuất biện pháp, TTCM cần trả lời một số câu hỏi:
+ Các biện pháp có phù hợp với chủ trương, quy định của nhà trường và của ngànhkhông?
+ Biện pháp nào có tính hiệu quả, có khả năng giải quyết được vấn đề đặt ra?
+ Có đảm bảo các nguồn lực thực hiện các biện pháp hay không?
+ Biện pháp nào tạo được động lực thúc đẩy các thành viên trong tổ chuyên mônthực hiện?
+ Biện pháp đưa ra có mâu thuẫn với các hoạt động và lợi ích của các tổ chuyênmôn hoặc tổ chức đoàn thể trong nhà trường hay không?
+ Sẽ nảy sinh khó khăn, cản trở gì khi thực thi biện pháp này?
+ Có tác động gì khiến biện pháp đã đề xuất không thực hiện được?
Việc đề xuất biện pháp thể hiện sự phân tích tình hình một cách sâu sắc, thể hiệnnăng lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo của người TTCM
Việc 5: Dự kiến bố trí công việc và thời gian thực hiện
- Sau khi đã xác định các nhiệm vụ, TTCM xác định rõ các bước và lộ trình
14
Trang 15thực hiện công việc của TCM trong năm học và phân công trách nhiệm cho cácthành viên
- TTCM cần điều tiết, cân đối mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của từng chặngthời gian với hệ thống nhiệm vụ năm học để tránh tình trạng bỏ sót hoặc trùng lặp,chồng chéo nhau;
- Các câu hỏi cần trả lời trong việc dự kiến bố trí công việc và thời gian thựchiện:
+ Những hoạt động cần được thực hiện là gì?
+ Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước?
+ Thời gian nào là phù hợp nhất?
+ Sử dụng nguồn lực nào?
+ Ai phụ trách công việc vào thời điểm đó là thích hợp nhất?
+ Nếu có nhiều hoạt động trùng lặp thì nên cân đối và ưu tiên những hoạt động nào?+ Nếu vì lý do chủ quan hoặc khách quan, công việc tạm thời dừng lại thì sẽ bố tríthực hiện như thế nào?
Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể:
- Sau khi hoàn thành dự thảo kế hoạch năm học, TTCM gửi dự thảo cho cácthành viên trong tổ để họ nghiên cứu trước Việc này giúp các thành viên có thờigian chủ động phát hiện ra những vấn đề bổ khuyết, điều chỉnh cho dự thảo kếhoạch
- Khi các thành viên trong tổ đã có đủ thời gian nghiên cứu dự thảo kế hoạch,TCM sẽ tiến hành họp để trao đổi, thảo luận về dự thảo kế hoạch năm học để cónhững bổ sung hay điều chỉnh phù hợp
Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch:
TTCM lĩnh hội, phân tích và chọn lọc 2 nguồn thông tin:
- Nguồn 1: các ý kiến đóng góp của tập thể giáo viên trong tổ;
- Nguồn 2: Kế hoạch năm học của nhà trường đã được ban hành
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt:
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ năm học của nhà trường, hiệu trưởng phê
duyệt kế hoạch TCM trên cơ sở xem xét, điều chỉnh những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm
vụ TCM đã xác định trong kế hoạch năm học cho phù hợp với kế hoạch năm học chung của nhà trường
Ý kiến định hướng của hiệu trưởng là một cơ sở để TTCM tiếp tục điều chỉnh
và hoàn thiện kế hoạch
Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch:
Trang 16đầu triển khai thực hiện kế hoạch của TCM theo lộ trình đã xác định
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM
2.4 Chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của
TTCM (giới thiệu nhanh)
(1) Xây dựng kế hoạch (trọng tâm)
Đã trình bày ở phần trên (2.1.3)
(2) Tổ chức, triển khai việc thực hiện kế hoạch:
Sau khi được hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, kế hoạch TCM chính thứcđược đưa vào thực hiện Để triển khai thực hiện kế hoạch, TTCM tổ chức,
bố trí, sắp xếp mối quan hệ giữa 3 yếu tố: VIỆC - NGƯỜI - NGUỒN LỰCphù hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ, từng hoạt động, theo lộ trình đãđược xác định
(3) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
16
TTCM xây
dựng dự
thảo kế hoạch TCM
TTCM điều chỉnh
kế hoạch TCM
TTCM hoàn thiện
kế hoạch TCM
Thông qua, lấy ý kiến của tập thể TCM
Hiệu trưởng phê duyệt
kế hoạch của TCM
TTCM công bố
và triển khai thực hiện KH TCM
Trang 17Kế hoạch đã được phê duyệt có giá trị pháp lý để thực hiện Việc điều khiển, chỉ đạo các thành viên tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch thể hiện
quan hệ quản lý chỉ huy – phục tùng Tuy nhiên, đối tượng quản lý của
TTCM là những nhà giáo, những đồng nghiệp, do vậy, vai trò tư vấn, hướng dẫn, kích thích, động viên của TTCM đối với các thành viên trong tổ
có ý nghĩa khích lệ nỗ lực cống hiến và sáng tạo của đội ngũ
(4) Đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch:
- Việc TTCM đánh giá thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ cũngnhư của TCM là thực hiện chức năng quản lý quan trọng, nhằm đảm bảokhép kín chu trình quản lý
- Đánh giá phải dựa vào chuẩn mực, yêu cầu mà TCM và nhà trường đã xácđịnh; đồng thời phải dựa vào kết quả kiểm tra thường xuyên, liên tục;
- Đánh giá nhằm phát hiện những sai lệch, những điểm chưa phù hợp giữathực tế với kế hoạch để kịp thời điều chỉnh Việc đánh giá này chủ yếu diễn
ra trong quá trình Đánh giá còn nhằm rút ra những kết luận khái quát vềhiệu lực và hiệu quả của kế hoạch nên việc đánh giá cuối đợt, cuối tháng,cuối kỳ là rất quan trọng
- Kế hoạch dù được nghiên cứu kỹ càng khi xây dựng song không có nghĩa
là hoàn hảo, “nhất thành bất biến”, nhất là trong quá trình thực hiện, cónhững tác động không tích cực từ phía hoàn cảnh chủ quan, khách quan Do
đó, TTCM phải thường xuyên nắm bắt các vấn đề không phù hợp để kịpthời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn
Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM:
Trang 182) Quy trình xây dựng KHCN của giáo viên thường được tiến hành ra sao?
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 8:
3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân
3.1 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc tổ chức, hướng dẫn giáo viên
xây dựng KHCN:
- TTCM tự nhận thức đầy đủ ý nghĩa của nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn GV trong TCM xây dựng KHCN: đây là một trong những chức trách, nhiệm vụ và nội dung quản lý, chỉ đạo TCM, có ý nghĩa đối với đối với công tác quản lý
TCM và quản lý nhà trường
- Làm cho GV hiểu được ý nghĩa của KHCN đối với sự phát triển nghề
nghiệp của mỗi nhà giáo;
- Có trách nhiệm hướng dẫn GV về mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp xây dựng KHCN;
- Có vai trò tổ chức xây dựng và quản lý quá trình thực hiện KHCN của các giáo viên trong tổ
3.2 Nội dung KHCN:
i Phân tích tình hình (của cá nhân trong năm học: nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn…) ;
ii Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cá nhân thực hiện trong năm học: nhiệm
vụ nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống; nhiệm vụ phát triển chuyên mônnghiệp vụ; nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ chủ nhiệm, các nhiệm vụ khác được
giao…và xác định yêu cầu, chỉ tiêu thực hiện của mỗi nhiệm vụ;
iii Chỉ rõ các hoạt động trọng tâm cần ưu tiên thực hiện trong năm học;
iv Chỉ rõ các điều kiện cần có để cá nhân thực hiện nhiệm vụ;
v Xác định lịch trình các hoạt động chính của cá nhân trong năm học;
vi Đề xuất yêu cầu với TCM và với BGH nhà trường
18