1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận nghiên cứu tác động của nước thải từ cty dệt việt thắng đến MT nước rạch suối cái

33 682 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 500,6 KB

Nội dung

Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang i MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC BẢNG iv Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2 Chương II: TỔNG QUAN 3 2.1. Tổng quan về ngành dệt may 3 2.1.1. Tổng quan về hiện trạng ngành dệt may của Việt Nam 3 2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất ngành dệt may 6 2.1.3. Nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của ngành dệt may 10 2.2. Tổng quan về nước thải phát sinh từ dệt nhuộm 14 2.2.1. Các công đoạn sản xuất dệt nhuộm phát sinh nước thải 14 2.2.2. Thành phần có trong nước thải dệt nhuộm 15 2.2.3. Tính chất của nước thải dệt nhuộm 16 2.3. Tác động của nước thải dệt nhuộm đến môi trường nước 17 2.4. Tổng quan về Cty dệt Việt Thắng và Rạch Suối Cái 19 2.4.1. Công ty dệt Việt Thắng 19 2.4.2. Rạch Suối Cái 22 Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Nội dung nghiên cứu 23 3.2. Phương pháp nghiên cứu 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….28 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cty : Công ty BOD 5 : Biochemical oxygen Demand 5- Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày. COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học. SS : Suspended solids - Chất rắn lơ lửng. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. VITAS : Hiệp hội Dệt may Việt Nam Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang iii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 4 Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2010 4 Hình 3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước (2011) 5 Hình 4: Sơ đồ qui trình sản xuất chung 6 Hình 5: Qui trình sản xuất tại nhà máy sợi 7 Hình 6: Qui trình sản xuất tại nhà máy dệt gt 7 Hình 7: Qui trình sản xuất tại nhà máy nhuộm 7 Hình 8: Quy trình sản xuất với dòng vào và dòng ra 10 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010 3 Bảng 2: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015,với tầm nhìn đến năm 2020 6 Bảng 3: Lượng nước Tiêu thụ đối với một số loại vải khác nhau 12 Bảng 4: Danh mục các loại hoá chất thường sử dụng trong dệt nhuộm 12 Bảng 5: Các công đoạn sản xuất phát sinh nước thải và đặc tính của chúng 14 Bảng 6: Thành phần của nước thải từ ngành Dệt may 15 Bảng 7: Thành phần nước thải của một số xí nghiệp Dệt nhuộm ở Việt Nam 16 Bảng 8: Thang đo trong phương pháp xác định giá trị BOD 26 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 1 Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ đề được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường bị ô nhiễm do các chất độc hại từ nền công nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt may đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nuớc ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm. Công nghiệp dệt may đã thu hút được nhiều lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động hiện nay và phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích kinh tế, một vấn đề đang được quan tâm là nạn ô nhiễm môi trường. Ngành dệt may gây ô nhiễm môi trường ở nhiều khía cạnh như không khí, nước, vi khí hậu. Trong đó, ô nhiễm quan trọng nhất của ngành công nghiệp này là nạn ô nhiễm nước thải từ công đoạn tẩy, nhuộm. Nước thải từ công đoạn tẩy, nhuộm thường chứa nhiều thành phần phức tạp, lưu lượng lớn, luôn thay đổi theo qui trình công nghệ sản xuất và loại sản phẩm, độ màu cao và tính độc hại cao do lượng hoá chất và nước dùng trong hai công đoạn này rất lớn, gây khó khăn cho việc xử lý, dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong hầu hết các cơ sở dệt nhuộm nước ta đều có kỹ thuật lạc hậu, chưa có hệ thống xử lý nước thải triệt để, làm cho nước thải vẫn chứa nhiều thành phần hoá chất nguy hiểm cho hệ sinh thái nước và sức khoẻ con người. Điều này đặt ra yêu cầu cần đánh giá đúng mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm để từ đó có những biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của nước thải từ Công ty dệt Việt Thắng đến môi trường nước Rạch Suối Cái” nhằm nghiên cứu thực trạng phát sinh nước thải của Công ty (Cty) dệt Việt Thắng – một trong những Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 2 công ty dệt may hàng đầu Việt Nam và nghiên cứu tác động của nước thải từ công ty này đến môi trường nước tại nguồn tiếp nhận: Rạch Suối Cái. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh hiện trạng sản xuất và quá trình phát sinh, quản lý nước thải của Cty dệt Việt Thắng. - Đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước tại Rạch Suối Cái do tác động của nước thải dệt nhuộm từ hoạt động sản xuất của Cty dệt Việt Thắng. 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các nhà máy của Cty dệt Việt Thắng và tại nguồn tiếp nhận nước thải từ công ty Việt Thắng là Rạch Suối Cái. Đối tượng nghiên cứu là các nhà máy có khả năng ô nhiễm cao, gây tác hại đến môi trường nước và sức khoẻ con người. - Nhà máy sợi - Nhà máy dệt - Nhà máy nhuộm với nước thải mang nhiều hoá chất độc hại và lưu lượng lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tiếp nhận. - Trung tâm xử lý nước thải của công ty. - Chất lượng nước của nguồn tiếp nhận nước thải của công ty. Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 3 Chương II: TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về ngành dệt may 2.1.1. Tổng quan về hiện trạng ngành dệt may của Việt Nam 1) Tình hình sản xuất sản phẩm dệt may - Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hiện nay toàn ngành dệt may Việt Nam có khoảng trên 3500 doanh nghiệp với cơ cấu doanh nghiệp phân theo chủ sở hữu, theo địa phương và theo nhóm sản phẩm khá đa dạng. Bảng 1: Cơ cấu doanh nghiệp dệt may năm 2010 Phân loại Loại hình Số lượng Tỷ lệ (%) Phân theo địa phương Miền Bắc 1050 30 Miền Trung 280 8 Miền Nam 2170 62 Phân theo nhóm sản phẩm Dệt & May 840 24 May 2450 70 Kéo sợi 210 6 (Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam 2010) - Ngành dệt may được phát triển trên toàn vùng lãnh thổ Việt Nam nhưng tập trung ở ba vùng chiến lược của ngành đó là: + Khu vực phía Nam mà tập trung với mật độ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. + Khu vực miền Bắc tập trung ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và trung tâm là Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh lân cận. + Khu vực miền Trung nằm rải rác ở các tỉnh Nghệ An, Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng và Nha Trang. - Qui mô của các cơ sở sản xuất cũng khác nhau. Có doanh nghiệp có năng lực sản xuất lên đến trên 20 triệu sản phẩm/năm, nhưng cũng có nhiều cơ sở, năng lực sản xuất chỉ khoảng 1 triệu sản phẩm/năm. Do năng lực sản xuất hạn chế, nên hầu hết các doanh nghiệp chỉ nhận được các đơn hàng với số lượng nhỏ. - Những năm qua, ngành dệt may là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, với tốc độ từ 11-14 %/năm. Tạo ra nửa triệu việc làm trực tiếp (chiếm 22,7% lao động công nghiệp trong cả nước) và một hệ thống lao động dịch vụ kèm theo. Trình độ tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 4 2) Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may - Dệt may là ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ nhiều năm qua, sản phẩm dệt may Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, cơ cấu chủng loại và giá trị kim ngạch, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong thời gian qua được thể hiện qua hình 1. Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2011) - Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng. Cụ thể về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính giai đoạn 2006 - 2010 được thể hiện qua hình 2. Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2010 (Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011) - Cùng với thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản cũng là những thị trường ổn định của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Số liệu cụ thể về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính trong năm 2011 được minh họa trong hình 3. Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 5 Hình 3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các nước (2011) (Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2011) - Ngoài ba thị trường chính nêu trên, hàng dệt may Việt Nam còn có mặt trên các thị trường như Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hồng Kông, Italia… với thị phần khoảng 20%. Đáng lưu ý là một số thị trường xuất khẩu dệt may mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Canada cũng góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. 3) Quy hoạch phát triển ngành dệt may - Quan điểm phát triển theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là: Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả; Phát triển tối đa thị trường nội địa đồng thời với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho xuất khẩu của ngành; Phát triển thị trường thời trang Việt Nam tại các đô thị, thành phố lớn. Chuyển dịch mạnh các cơ sở dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn. - Mục tiêu phát triển: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh. Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, quản lý hệ thống chất lượng, quản lý lao động và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. + Giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015. + Giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020. - Để thực hiện được những mục tiêu lớn này đòi hỏi không chỉ sự nổ lực của toàn ngành mà còn rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan, trong đó có sự tác động tích cực của những đơn vị và những chuyên gia đang làm công tác môi trường. Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 6 Bảng 2: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015,với tầm nhìn đến năm 2020 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1. Kim ngạch XK Triệu USD 12 18 25 2. Sử dụng lao động 1000 người 2.5 2.75 3 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650 - Vải các loại Triệu m 2 1 1.5 2 - Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.8 2.85 4 4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70 (Nguồn: Bộ Công Thương, 2008) 2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất ngành dệt may - Đối với ngành công nghiệp dệt nhuộm, nguyên liệu thường được dùng là các loại vật liệu thô như Cotton, len, vật liệu tổng hợp … Từ những loại nguyên liệu thô đó được chế biến thành các loại sản phẩm vải hoàn chỉnh. Qui trình sản xuất sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau. - Trong qui trình sản xuất chế biến nguyên liệu Cotton, len, sợi tổng hợp … thành sợi tương ứng, có bước xử lý các loại sợi này bằng những hoá chất chuyên dụng để thành vải hoàn chỉnh theo yêu cầu. Như vậy, về cơ bản thì công nghệ của dệt nhuộm sẽ gồm các trang thiết bị máy móc chế biến các sợi thô sau khi qua giai đoạn tẩy trắng, nhuộm và xử lý để tạo thành sản phẩm sau cùng là vải. Nguyên liệu bông / xơ Kéo sợi Dệt vải In, nhuộm hoàn tất Tiêu thụ May quần áo Hình 4: Sơ đồ qui trình sản xuất chung [...]... Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 22 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái Chương III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu 1 Quy trình công nghệ dệt nhuộm của Cty dệt Việt Thắng - Nghiên cứu quy trình sản xuất chung của toàn công ty - Nghiên cứu dây chuyền công nghệ sản xuất ở từng nhà máy của công ty (nhà máy sợi, dệt, nhuộm…), cùng... hiện trạng của Cty Việt Thắng từ trang web chính thức của Tổng Cty Việt Thắng và Văn phòng Ban quản lý công ty, Ban quản lý Khu Công nghiệp - Thu thập các dữ liệu về nguồn tiếp nhận nước thải của công ty Việt Thắng là Rạch Suối Cái qua các số liệu thuỷ văn của khu vực… HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 23 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái 2 Phương... ty Việt Thắng - Hoạt động sản xuất sạch hơn: tiết kiệm, hạn chế, hồi lưu, tái sử dụng nguồn nước của công ty - Hệ thống thoát nước riêng của công ty (nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất) - Hệ thống xử lý nước thải hiện có 4 Tác động của nước thải từ công ty Việt Thắng đến Rạch Suối Cái - Lưu lượng, thành phần của nước thải từ công ty Việt Thắng thải ra Rạch Suối Cái - So sánh với các... 0,364 HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 15 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái Pb mg/L KPH – 0,007 Cd mg/L KPH – 0,00025 Hg mg/L KPH As mg/L KPH – 0,013 (Nguồn: Centema, 2010) Bảng 7: Thành phần nước thải của một số xí nghiệp Dệt nhuộm ở Việt Nam Chỉ tiêu Nước thải Đơn vị Hàng bông dệt thoi Hàng pha dệt kim Dệt len Sợi m 3/tấn vải 394 264 114 236... bước xử lý hoá lý ban đầu Yêu cầu quan trọng đối với hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm là phải kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 18 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái * Ta có thể phân chia thành các nhóm gây ô nhiễm nguồn nước từ nước thải dệt nhuộm: - Nhóm thứ nhất: các chất độc hại với vi sinh và cá +... tối - Địa điểm lấy mẫu: + Công ty dệt Việt Thắng (mẫu thải trước và sau xử lý) + Rạch Suối Cái  Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước:  Giá trị pH được xác định bằng máy đo pH  Giá trị COD được xác định bằng phương pháp Bicromat HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 24 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái Nhu cầu oxy hoá học viết tắt... thành phần và tính chất của nước thải thay đổi liên tục trong ngày Nhất là khi nhuộm vải theo qui trình gián đoạn, tức là các công đoạn như giặt, nấu tẩy, HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 16 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy Do vậy theo từng giai đoạn nước thải cũng biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lượng chất... Lai – QLMT k22 Trang 27 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu tham khảo tiếng Việt [1] GS.TSKH Lê Huy Bá, 2008 Độc học môi trường cơ bản Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM [2] Bộ Công Thương, 2008 Qui hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 Hà Nội [3] Bộ TN & MT, 2008 QCVN 13:2008/BTNMT: QC... ngành Dệt may Việt Nam Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(37).2010 [13] Trần Văn Tùng, 2007 Thay đổi công nghệ để tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 28 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái [14] Trịnh Văn Tuyên và Tô Thị Hải Yến, 2010 Nghiên cứu xử lý nước thải dệt. .. tất HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 9 Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái 2.1.3 Nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra của ngành dệt may Nước nguồn Bông, sợi hoá học Hơi, bột hồ, hoá chất Bụi bông, xơ sợi vụn, tiếng ồn Chải, ghép, đánh ống, mắc sợi Hồ sợi Nước thải có tinh bột và hoá chất Bụi bông và tiếng ồn Dệt vải mộc Nhiệt Đốt lông NaOH Bụi, . trường nước Rạch Suối Cái nhằm nghiên cứu thực trạng phát sinh nước thải của Công ty (Cty) dệt Việt Thắng – một trong những Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch. và Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 15 Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước. Chất lượng nước của nguồn tiếp nhận nước thải của công ty. Nghiên cứu tác động của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến MT nước Rạch Suối Cái. HVTH: Trần

Ngày đăng: 20/10/2014, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w