Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu tác động của nước thải từ cty dệt việt thắng đến MT nước rạch suối cái (Trang 27 - 33)

1. Phương pháp thu thập thông tin

- Tìm kiếm các tài liệu, bài báo, các bài nghiên cứu thích hợp từ các tạp chí, trang web có uy tín theo từ khoá. Kế thừa kết quả và kinh nghiệm của các chương trình, dự án, đề tài vềđánh giá khảnăng gây ô nhiễm của nước thải Dệt nhuộm.

- Thu thập các tài liệu tổng quan và hiện trạng của Cty Việt Thắng từ trang web chính thức của Tổng Cty Việt Thắng và Văn phòng Ban quản lý công ty, Ban quản lý Khu Công nghiệp.

- Thu thập các dữ liệu về nguồn tiếp nhận nước thải của công ty Việt Thắng là Rạch Suối Cái qua các số liệu thuỷvăn của khu vực…

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 24

2. Phương pháp điều tra, kho sát thc tế

- Khảo sát thực tế hiện trạng sản xuất, phát sinh nước thải và quản lý nước thải của công ty tại các nhà máy sợi, nhà máy dêt, nhà máy nhuộm… nằm trong khuôn viên Công ty dệt Việt Thắng.

- Khảo sát hiện trạng chất lượng môi trường tại nguồn tiếp nhận nước thải: Rạch Suối Cái.

- Lập phiếu điều tra ý kiến của người dân trong khu vực về mức độ ô nhiễm nguồn nước do nước thải Cty Việt Thắng.

+ Đối tượng: Người dân trong khu vực gần cửa xảnước thải Cty Việt Thắng. + Mẫu khảo sát: Lấy mẫu ngẫu nhiên.

+ Nơi thực hiện: Phường Linh Trung, Quận ThủĐức.

+ Cách thức thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. + Nội dung điều tra:

. Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm do nước thải Cty Việt Thắng đến Rạch Suối Cai.

. Ảnh hưởng của nước thải từ Cty dệt Việt Thắng đến cảnh quan, chất lượng môi trường trong khu vực.

. Ảnh hưởng của nước thải Cty Việt Thắng đối với sinh hoạt, sinh kế, cuộc sống người dân.

. Mong muốn của người dân trong việc hạn chế xả thải, làm sạch nguồn nước…

3. Phương pháp lấy mẫu nước: Chn điểm ly mu; PP ly mu, bo qun, PP phân tích

 Ly mu, bo qun và vn chuyn mu tuân theo các quy định (TCVN 4556:1988, TCVN 5999:1995). Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: độ pH, COD, BOD, SS.

- Thể tích lấy: mỗi loại 2 lít. - Bình chứa: Bình nhựa có nắp đậy.

- Điều kiện bảo quản: 4 -5oC, trong bóng tối. - Địa điểm lấy mẫu:

+ Công ty dệt Việt Thắng (mẫu thải trước và sau xử lý). + Rạch Suối Cái.

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước:

Giá trị pHđược xác định bằng máy đo pH.

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 25

Vi sinh vật

Nhu cầu oxy hoá học viết tắt COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong mẫu nước. COD được sử dụng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá hoá học trong nước thải.

Nguyên tắc của phương pháp Bicromat:

- Cho một lượng dư xác định dung dịch K2Cr2O7 vào ống nghiệm COD, cho vào một thể tích mẫu chính xác, sau đó đem nung ở nhiệt độ 150oC trong 2 giờ trong môi trường axit.

- Phản ứng hoá học xảy ra như sau:

Chất hữu cơ  Cr2O72-  H+  CO2 + H2O + Cr3+. Cr2O72- + 14H+ + 6e-  2Cr3+ + 7H2O.

Lượng dư Cr2O72-được chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr.

Fe(NH4)2 (SO4)2.6 H2O với chỉ thị Ferroin, lúc này dung dịch có màu xanh lam. Cr2O72- + 6 Fe2+ + 14 H+  2 Cr3+ + 6Fe3+ + 7 H2O.

Chỉ thị chuyển từ màu xanh lam sang màu đỏ cam. - Kết quả được tính toán theo công thức:

COD (mgO2/L) = (Vo – V) x N x 8000/Vmẫu . N: nồng độ đương lượng của dung dịch muối Fe(II) (N).

Vo: thể tích dung dịch muối sắt Fe(II) dùng để chuẩn độ dung dịch mẫu trắng (ml).

V: thể tích dung dịch muối sắt Fe(II) dùng để chuẩn độ dung dịch mẫu nước thải (ml).

Vmẫu : thể tích mẫu nước thải đem phân tích (ml).

Giá trị BOD được xác định theo phương pháp áp kế (Manometric): trên thiết bị

BOD trak.

Nhu cầu oxy sinh hoá viết tắt là BOD: là lượng oxy cần thiết dùng để oxy hoá các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện hiếu khí. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bởi vi sinh vật.

Đơn vị: mgO2/L.

Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + tế bào mới. Nguyên tắc của phương pháp này như sau:

- Dự đoán khoảng giá trị của BOD, sau đó xác định thể tích mẫu cho vào bình BOD dựa vào thang đo trong bảng sau:

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 26

Bng 8: Thang đo trong phương pháp xác định giá tr BOD

Khoảng BOD của mẫu (mg/l) Thể tích mẫu (ml) Thang đo (mg/l) 0 – 35 420 0 -35 0 – 70 355 0 -70 0 – 350 160 0 -350 0 – 700 95 0 -700

- Do đây là mẫu nước thải công nghiệp nên chọnthang đo như sau:

+ Nước thải chưa xử lý: chọn thang đo 0 - 350 nên thể tích lấy là 160 ml mẫu. + Nước thải sau xử lý: chọn thang đo 0 – 35 nên thể tích lấy là 420 ml mẫu. - Dùng ống đong lấy chính xác thể tích mẫu cần lấy cho vào chai BOD nâu. - Bỏ cá từ vào chai.

- Dùng silicon thoa trên nắp chai để tránh bọt khí. - Dùng phễu cho LiOH vào.

- Để vào tử điều nhiệt ở 20oC, khuấy trong vòng 1 giờ.

- Nối áp kế vào và lập trình cho máy. Kết quả thí nghiệm được theo dõi trực tiếp trên máy .

Thiết bị này xác định BOD dựa trên sự giảm áp suất pha khí trong chai, sự giảm này tỷ lệ với lượng O2 mất đi.

Giá trị chất rắn lơ lửng - SS được xác định theo phương pháp gián tiếp:

- Bước 1: Xác định tổng chất rắn - TS.

Lấy 50 ml mẫu nước thải đem nung trên bếp cho đến khi nào sắp cạn, nung tiếp ở nồi cách thuỷ cho đến khi nào cạn nước hoàn toàn, sau đó đem sấy khô ở 105oC trong vòng 2 giờ cho tới khi khối lượng không đổi, sau đó đem hút ẩm trong 30 phút rồi lấy ra cân. Kết quả đọc được là TS cần xác định.

- Bước 2: Xác định hàm lượng chất rắn hoà tan -TDS.

Tương tự như trên, lấy 50 ml mẫu nước thải đem lọc trên giấy lọc, đem nung trên bếp cho đến khi nào sắp cạn, nung tiếp ở nồi cách thuỷ cho đến khi nào cạn nước hoàn toàn, sau đó đem sấy khô ở 105oC trong 2 giờ cho tới khi khối lượng không đổi, sau đó đem hút ẩm trong 30 phút, rồi đem cân. Kết quả đọc được là TDS.

- Bước 3: SS được xác định bằng công thức:

SS = TSS – TDS (mg/l)

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 27

4. Phương pháp đánh giá số liu, lp báo cáo kết qu

- Từ các kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Cty dệt Việt Thắng và Rạch Suối cái. Tiến hành thống kê số liệu: Kiểm tra, chỉnh lý, hệ thống hoá các số liệu đã thu thập được. Sau phân loại số liệu theo các biến số, tiến hành xây dựng các bảng thống kê, các sơ đồ, biểu đồ thống kê…

- Từ dữ liệu thu được, sử dụng phương pháp phân tích, kết hợp các thao tác tư duy đưa ra các kết quả định tính, định lượng về mức độ, xu hướng ô nhiễm.

- Đối chiếu với các TCVN, QCVN về tiêu chuẩn xả thải của ngành Dệt nhuộm, tiêu chuẩn chất lượng nước mặt… (QCVN 08:2008/BTNMT, QCVN 13:2008/BTNMT) đưa ra các đánh giá về tác động ô nhiễm của nước thải Cty dệt Việt Thắng đến Rạch Suối Cái.

- Sử dụng các phần mềm Microsoft Office lập báo cáo kết quả.

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1] GS.TSKH Lê Huy Bá, 2008. Độc học môi trường cơ bản. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM.

[2] Bộ Công Thương, 2008. Qui hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm

2015, tầm nhìn đến năm 2020. Hà Nội.

[3] Bộ TN & MT, 2008. QCVN 13:2008/BTNMT: QC KTQG về nước thải công

nghiệp dệt may. http://vea.gov.vn.

[4] Bộ TN & MT, 2011. QCVN 40:2011/BTNMT: QC KTQG về nước thải công nghiệp. http://vea.gov.vn.

[5] Bộ TN & MT, 2009. QCVN 08:2009/BTNMT: QC KTQG về chất lượng nước mặt.

http://vea.gov.vn.

[6] Đoàn Đặng Phi Công, Nguyễn Phước Dân, Huỳnh Khánh An và Trần Xuân Sơn Hải, 2009. Đánh giá độc tính của một số nước thải công nghiệp điển hình. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, tập 12, số 02-2009.

[7] Công ty TNHH Da Luen (Việt Nam), 2007. ĐTM Dự án Đầu tư Xây dựng Nhà

máy Dệt nhuộm công suất 11,84 triệu mét vải / năm tại KCN Nhơn Trạch II, Đồng

Nai.

[8] TS. Nguyễn Thế Đồng, GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, PGS.TS. Cao Thế Hà và TS. Đặng Văn Lợi, 2011. Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ

xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản, Dệt may, Giấy và bột giấy. Tổng cục Môi Trường, Hà Nội.

[9] Nguyễn Ngọc Sơn, 2007. Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Dệt may. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 2(74), Trang 65-67.

[10] Công ty TNHH TMDVSX Dũng Tâm, 2008. Báo cáo Đánh giá tác động môi

trường của dự án Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm.

[11] Lê Thị Hồng Trân và Trần Thị Tuyết Giang, 2009. Nghiên cứu bước đầu đánh

giá rủi ro sinh thái và sức khoẻ cho KCN Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa

học & Công nghệ, Số 12, 06-2009.

[12] Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu và Nguyễn Thanh Liêm, 2010. Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành Dệt may Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng – Số 2(37).2010.

[13] Trần Văn Tùng, 2007. Thay đổi công nghệđể tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

HVTH: Trần Nguyễn Cẩm Lai – QLMT k22 Trang 29

[14] Trịnh Văn Tuyên và Tô Thị Hải Yến, 2010. Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh học sử dụng than cacbon hóa. Viện Công nghệ môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[15] www.vietthang.com.vn - Trang web chính thức của Tổng Cty Việt Thắng.

 Tài liệu tham khảo nước ngoài

[16] B. Mrowiec, 2002. The Impact of Textile Wastewater on Nutrients removal. University of Bielsko-Biala, Institute of Environmental Protection and Engineering, Bielsko-Biala, Poland.

[17] Celalettin Ozdemir & Onur Tekoglu, 2010. Wastewater of Textıle Industry and Its

Treatment Processes. Selcuk University, Faculty of Eng. & Arch., Environmental

Engineering Department, Konya, Turkey.

[18] Irina-Isabella Savin & Romen Butnaru, 2008. Wastewater Characteristics in

Textile finishing mills. Environmental Engineering and Management Journal,

Technical University of Iasi, Romania - Vol.7, No.6, 859-864.

[19] Nadvi, K. & J. Thoburn, 2004. Challenges to Vietnamese Firms in the World

Garment and Textile Value Chain, and the Implications for Alleviating Poverty.

Journal of the Asia Pacific Economy, 9 (2), pp. 249-267.

[20] Neşe Tüfekci1, Nüket Sivril & İsmail Toroz, 2007. Pollutants of Textile Industry

Wastewater and Assessment of its Discharge. Istanbul Technical University,

Department of Environmental Engineering, 80626, Maslak, İstanbul, Türkiye.

[21] Odjegba V. J. & Bamgbose N. M., 2012. Toxicity assessment of treated effluents

from a textile industry in Lagos, Nigeria. Department of Botany, University of Lagos,

Akoka, Lagos, Nigeria.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu tác động của nước thải từ cty dệt việt thắng đến MT nước rạch suối cái (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)