► Sự phát triển của phép tính vô cùng bé trong thế kỷ 18 chịu ảnh hưởng từ cơ học, quang học, và vũ trụ học.► Trong quá trình phát triển dài lâu, cơ học lý thuyết về tổng thể đã tách khỏ
Trang 1Giải tích đại số thế kỷ 18
Trang 2► Sự phát triển của phép tính vô cùng bé trong thế kỷ 18 chịu ảnh hưởng từ cơ học, quang học, và vũ trụ học.
► Trong quá trình phát triển dài lâu, cơ học lý thuyết về tổng thể đã tách khỏi các ngôn ngữ hình học của
Newton và được phát biểu lại dưới ngôn ngữ của nhiều phương trình
► Các ngành mới như thuỷ lực học (hydrodynamics) và
đàn hồi được ra đời, vượt xa những nỗ lực của Newton Hầu hết các nhà giải tích lớn của thế kỷ 18 đều tham gia vào quá trình này
► Các nhà toán học có đóng góp cho quá trình phát triển của giải tích trong thế kỷ 18 chỉ là một nhóm nhỏ
Trang 3► Anh em nhà Jakob và Johann Bernoulli là
những đại diện tiêu biểu cho trường phái
phép tính vi phân của Leibniz
► Jakob, sinh 27 tháng 12 năm 1654 Đầu
tiên ông nghiên cứu thần học nhưng sau đó
ông nghiên cứu toán, vật lý và thiên văn, có
một thời gian dài ở nước ngoài Ông tự học
phép tính vô cùng bé của Leibniz và sau đó
dạy lý thuyết này cho em trai của mình là
Johann
Jakob Bernoulli
Johann Bernoulli
Daniel Bernoulli
Trang 4► Johann, sinh ngày 27 tháng 7 năm 1667 Johann
đi tới Geneva và Paris sau khi học y học ở
Geneva và Paris Johann giới thiệu cho Marquis de
l’Hopital về phép tính vô cùng bé năm 1690 và
1691
► Họ thoả thuận rằng Bernoulli sẽ cho phép l’Hopital được dùng tuỳ thích các kết quả của Johann theo một văn bản bí mật, và đổi lại, ông ta nhận một khoản thu nhập hàng năm khá lớn Năm 1696, l’Hopital công bố giáo trình đầu tiên của mình về phép tính vi phân, Analyse des infiniment
petits, có sử dụng các bài viết của Bernoulli.
Trang 5► Năm 1695 Johann dạy toán tại trường đại học
Groningen Sau những hợp tác ban đầu giữa hai anh em nhà Bernoulli này, Jacob và Johann ngày càng trở thành những kẻ kình địch của nhau cả trong khoa học lẫn đời thường Theo tập tục của thời đó, họ thách thức nhau
bằng cách công khai đặt ra các bài toán Những ganh
đua này lại rất tốt cho sự phát triển của phép tính vô
cùng bé, và là cơ hội để nhiều kết quả, phát minh khác
ra đời Điển hình là bài toán branchistochrone (đoản
trình), đó là bài toán dẫn tính phép tính biến phân
Trang 6► Ngoài các công trình về phép tính vô cùng bé về cơ học, Jakob Bernoulli đã viết một cuốn sách cơ bản về xác
suất, Ars conjectandi,
► Sau cái chết của người anh mình, Johann Bernoulli thế chân người anh ở Basel và sau 1710 thì Johann chủ yếu nghiên cứu các vấn đề cơ học Sau khi Leibniz chết và Newton không nghiên cứu khoa học nữa, Johann được xem là nhà toán học đầu đàn của châu Âu Johann mất ngày 1 tháng 1 năm 1748
► Học trò xuất sắc nhất của Johann Bernoulli là Leonhard Euler
Trang 7► Euler có một trí nhớ phi thường và là
bậc thầy của tính toán
► Trong khi các sách của Johann những
bài toán cơ học, hình học giữ vai trò
nổi bật, còn sách của Euler (Euler
1748/1988), (Euler 1755/200) và
(Euler 1768-1770) chỉ có ít ứng dụng
và được viết theo cách đại số
Leonhard Euler.
Trang 8► Ta có thể chia phép tính các vô cùng bé ở thế kỷ 18
thành các giai đoạn khác nhau.
► Đến tận những năm 1730, nó được coi là một phần hay
phương pháp hình học Điều này rất rõ ở Johann
Bernoulli và có thể thấy qua các cuốn sách của ông.
► Trong suốt giai đoạn thứ hai khoảng giữa thế kỷ 18, khái
niệm đại số ẩn đã rõ ràng Các quan niệm cơ sở được
xem xét khi nhắc đến hình học Nhưng phần mở đầu
cuốn Introductio của mình Euler chỉ nói về các đại lượng
theo nghĩa các con số thay vì các đại lượng hình học
(Euler 1749/1988,2) Cấu trúc của lĩnh vực và quan niệm
về đối tượng được trình bày trong sách này là đại số
thuần tuý.
Trang 9► Khái niệm hàm trở thành cơ sở và Euler hiểu hàm số
như là những biểu thức đại số hoặc giải tích
► Vào cuối thế kỷ này, các cuốn sách của Lagrange 1797
và 1801 đã đưa vào khái niệm đại số hiện Lagrange
loại trừ các khái niệm vi phân, vô cùng bé và định nghĩa
đạo hàm của hàm số không cần sử dụng giới hạn như là
hệ số của x trong khai triển thành chuỗi luỹ thừa của
hàm f(x)với giả thiết khai triển phải tồn tại
► Trong phần mở đầu cuốn Complete introduction into algebra Euler viết,“ Toán học, nói chung, là khoa học
về lượng; hay là khoa học nghiên cứu các phương pháp
đo các đại lượng” (Euler 1771/1972,1) Ông định nghĩa lượng là một cái gì đó có thể tăng hoặc giảm,
Trang 10► Vào thế kỷ 18, việc hiểu phép tính vô cùng bé, nói
chung, phải gắn với ba khái niệm cơ bản là vi phân, hàm
số và chuỗi luỹ thừa
► Theo Euler, phép tính vi phân không đề cập tới chính vi phân mà với tỉ số của chúng
► để lợi cho tính toán người ta thích không coi tất cả các lượng trong một phương trình là như nhau mà là xem
một vài cái là biến độc lập còn biến kia là biến phụ
thuộc Đấy chính là quan điểm của hàm số và như vậy, vào thế kỷ 18 ngày càng có nhiều người thừa nhận rằng người ta nên tính toán với hàm số và đạo hàm hơn là với các lượng biến đổi và các vi phân của chúng
Trang 11► Tuy nhiên trong nhiều áp dụng, tự nhiên hơn, người ta thường nói về các lượng biến đổi và vi phân của chúng
Đó là quan điểm mà các nhà vật lý và kỹ sư áp dụng khi
họ thiết lập phương trình vi phân Cũng như thế, khi giải các phương trình vi phân, việc xem các biến có vai trò như nhau thường có lợi Do đó, ý tưởng về vi phân được bảo vệ vì tính ứng dụng của nó, và một phần hay của
văn hoá toán thế kỷ 19 trở nên dễ hiểu hơn nếu vi phân
được xem là lượng vô cùng bé Cả hai cách, phép tính
đạo hàm và vi phân còn giữ vai trò cho đến ngày nay
Trang 12►C«ng cô quan träng nhÊt cña biÓu diÔn hµm sè lµ chuçi luü thõa C¸c nhµ to¸n häc cña thÕ kû 18 chñ yÕu xÐt c¸c chuçi luü thõa nh lµ ®a thøc v« h¹n.
träng cña gi¶i tÝch thÕ kû 18.
Trang 13► Trong cuốn sách dưới dạng bản thảo viết cho l’Hopital,
Johann Bernoulli đã đặc tả cơ sở khái niệm của phép
tính vi phân mới thành ba định đề nhằmchứng tỏ rằng phép tính vi phân theo trường phái Leibniz được xây
dựng theo quan điểm vô cùng bé thực sự
► (1) Một lượng mà tăng hoặc giảm theo một lượng vô
cùng bé nhỏ hơn thì cũng không tăng mà cũng không giảm.
► (2) Mỗi đường cong gồm vô số những đoạn thẳng vô
cùng bé.
► (3) Hình mà bị chứa giữa hai toạ độ, hiệu của các hoành
độ và mẩu vô cùng bé của đường cong bất kỳ được xem
là một hình bình hành (Bernoulli 1692, 12)
Trang 14Định lý Taylor
Brook Taylor là người đầu tiên công bố
định lý mà ngày nay mang tên ông; như
ng thật ra ông không phải là người đầu
tiên phát hiện ra điều này Trước ông, ít
nhất đã có năm nhà toán học đã biết
định lý này hoặc dạng tương đương của
Trang 15► ý tưởng của Euler đặt khái niệm hàm - trung tâm của Introduction là bước tiến đáng kể.
► Johann Bernoulli là người đầu tiên nói về hàm của các toạ độ trong bài báo về bài toán đẳng chu năm
1698 Theo đó, ông hiểu biểu thức bất kỳ mà chứa các toạ độ như biến số.
► Euler viết: Một hàm của lượng biến đổi là một biểu thức giải tích bao gồm lượng biến đổi và số hay các lượng hằng số theo cách tuỳ ý
Khái niệm hàm giải tích
Cuốn sách Introductio của Euler (1748) …
Cuốn sách Introductio của Euler (1748) …
Trang 16Các hạn chế của khái niệm hàm giải
tích
► Khái niệm hàm giải tích làm cơ sở trong cuốn
Introductio của Euler đã ngự trị giải tích thế kỷ 18
cho tới tận khi một cách hiểu mới bắt đầu được thừa
nhận nhờ công trình của Cauchy Tuy nhiên, một vài
hạn chế của cách tiếp cận trước đây đã được thấy rõ
ở thế kỷ 18 Điều này đã diễn ra trong suốt một cuộc
tranh luận nổi tiếng nhất trong lịch sử toán học.
► Việc mở rộng phạm vi những nghiệm có thể tới
những hàm gián đoạn đã bị d’Alembert phản đối
kịch liệt Ông đòi hỏi có một khái niệm hẹp hơn về
hàm số
Cauchy
Trang 17Các hạn chế của khái niệm hàm giải
tích (tiếp)
Cuộc tranh luận này được các nhà toán học
khác theo đuổi qua nhiều nhiều ấn bản và
không bao giờ được hoà giải Về nguyên tắc,
các lập luận của d’Alembert là thoả đáng
Daniel Bernoulli, con trai của Johann Bernoulli, đưa ra một lập luận hoàn toàn mới trong cuộc tranh luận này Trong một bài báo xuất bản năm 1753, ông đã cố gắng giải bài toán bằng những lập luận thuần tuý vật lý Ông đã thảo luận các thí nghiệm mà từ đó ông kết luận mọi vật rung đều tạo
ra nhiều tiếng động
d’Alembert
Trang 18C¬ së gi¶i tÝch thÕ kû 19
Giíi thiÖu
Kh¸i niÖm hµm sè
Cauchy vµ gi¸o tr×nh Gi¶i tÝch
Gauss, Bolzano, Abel, Weirstrass
Trang 19Giới thiệu
►Phong trào hướng tới sự chặt chẽ có thể xem như
là một quá trình sáng tạo.
►Nó sản sinh ra các lĩnh vực mới của toán học đặc biệt đặt tôpô làm cơ sở cho giải tích, đề cập tới những khái niệm hoàn toàn mới như liên tục đều
và tính đầy đủ.
đứng sau sự chặt chẽ của giải tích.
Trang 20Giíi thiÖu (tiÕp)
► c¸c c¬ së cña gi¶i tÝch ph¶i xÐt l¹i.
Trang 21Giới thiệu (tiếp)
► thế kỷ thứ 18, các nhà toán học đã cố gắng xây dựng cơ sở giải tích dựa trên đại số thay cho hình học
Điều này đã bị phản đối ở thế kỷ 19 Thay vào đó, các số tự nhiên và số học được đề cao, năm 1870, số học hoá đã trở thành khẩu hiệu Các
số thực (và số phức) được xây dựng từ các số hữu tỷ; các số hữu tỷ lại được xây dựng từ số tự nhiên và giải tích
dựa trực tiếp vào công cụ mới này
hoàn toàn không dùng hình học.
Trang 22Giới thiệu (tiếp)
► Người ta có thể chia sự chặt chẽ hoá của giải tích thành hai thời kỳ: Một giai đoạn của người Pháp do Cauchy đứng đầu và một giai đoạn Đức do Weirstrass đứng đầu Điều này chứng tỏ rằng bức tranh được thừa nhận rộng rãi của toán học thế kỷ
19 tức là người Pháp là người dẫn đầu về khái niệm toán học, cho tới giữa thế kỷ 19, sau đó người Đức thay thế.
Cauchy
Trang 23Khái niệm hàm số
hàm số là gì? ý nghĩa của khái niệm này thay đổi theo thời gian Euler đưa ra hai định nghĩa Hàm
Trang 24Khái niệm hàm số (tiếp)
► Một năm sau, Fourier đã bác bỏ rõ ràng hơn khái niệm hàm như biểu thức giải tích Trong công trình chính của
ông, Lý thuyết giải tích, ông viết
Nói chung hàm biểu diễn liên tiếp các giá trị hoặc toạ
độ tuỳ ý Vô số giá trị được gắn với trục x thì cũng có từng đó số gắn với toạ độ f(x) Tất cả các giá trị hằng
số xác thực hoặc âm, hoặc dương, hoặc số 0, ta
không giả thiết rằng các toạ độ này phải tuân theo
một quy luật chung; các toạ độ này kế tiếp nhau theo cách tuỳ ý và mỗi trong số chúng được gán một đại lượng đơn lẻ
Trang 25Khái niệm hàm số (tiếp)
► Dirichlet thừa nhận khái niệm này và định nghĩa hàm liên tục như sau
► Giả sử a, và b là các giá trị xác định và x là biến biến
đổi giữa hai giá trị a,b Bây giờ ứng với mỗi giá trị x là một giá trị hữu hạn y, theo cách là x biến đổi một cách liên tục, từ a tới bthì y = f(x)thay đổi một cách từ từ, khi
đó y là một hàm liên tục của x trong khoảng này
► Định nghĩa này nhận này nhấn mạnh tính đơn trị của
f(x), gần giống theo quan điểm của Riemann Nếu
chúng ta chỉ nhìn vào định nghĩa thì định nghĩa này dường như là khái niệm hàm số được xác định như là sự phụ thuộc tổng quát giữa các biến
Trang 26Khái niệm hàm số (tiếp)
► Cauchy đã phân biệt một cách rành rọt giữa hàm tường minh và hàm ẩn Và các hàm số này thường được cho dưới dạng phương trình, hoặc biểu thức Ông còn chia thành hàm đơn, và hàm hợp
Dirichlet dần dần thay thế
khái niệm hàm của Euler
trong các tài liệu toán.
Dirichlet
Trang 27Các định nghĩa của Cauchy
Trang 28Cauchy và giáo trình Giải tích
Polytechnique, Paris Nhưng chỉ làm việc nghề này trong vài năm Sau sự phục hồi của chế độ quân chủ, năm 1815, ông bắt đầu dạy giải tích ở trư ờng Polytechnique, và một năm sau thì trở thành viện sĩ của viện hàn lâm Ông là người ủng hộ trung thành chế độ quân chủ của Bourbon và là một người theo đạo thiên chúa bảo thủ Vì thế sau cuộc cách mạng 1830,
ông tự nguyện đi đày, đầu tiên ở Torino và Prague, ở đó ông đã dạy toán cho con của Charles X đã phế truất Năm 1838, ông trở lại Paris, và phải chờ đến cách mạng (1848) để nhận được vị trí giảng dạy mới tại Khoa Khoa học Cauchy viết năm cuốn sách và hơn 800 bài báo và là nhà toán học sáng tạo nhiều nhất đã từng sống Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lý thuyết hàm phức, đại số (giao hoán), lý thuyết sai số, cơ học vũ trụ, và vật lý toán, đặc biệt là lý thuyết chất dẻo và quang học.
Trang 29Cauchy và giáo trình Giải tích (tiếp)
► Cauchy không mấy thành công trong giảng dạy, hầu hết các sinh viên của ông không đánh giá được phong cách rất lý thuyết của ông Và ngay cả đồng nghiệp thường chỉ trích ông là giảng giải quá dài dòng khi đề cập đến vấn đề tẩn mẩn trong phần nhập môn của giáo trình mà thiếu các phần ứng dụng Nhưng đúng là sự kiên trì này
về cơ sở giải tích thông qua các cuốn sách của ông làm cho Cauchy nổi tiếng của phong trào chặt chẽ
Trang 30Cauchy và giáo trình Giải tích (tiếp)
► Có người cho rằng, Cauchy đã ăn cắp một vài ý tưởng của Bolzano Điều quả trách này bị một số nhà lịch sử bác bỏ và không có lý do gì để nghĩ rằng Cauchy đã đánh cắp các kết quả của Bolzano Có người cho rằng Cauchy không biết khái niệm liên tục đều, hội tụ đều, chẳng hạn khi ông khẳng định một cách sai lầmrằng tổng của các chuỗi hàm liên tục là hàm liên tục (thiếu giả thiết hội tụ đều) Chứng minh hàm liên tục thì có tích phân (không sử dụng tính liên tục đều và liên tục trên một đoạn) nhưng có người cho rằng nếu đọc kỹ các chứng minh của Cauchy thì sẽ thấy rằng ông đã biết thế nào là liên tục đều và hội tụ đều Cauchy đã thiết lập dãy hội tụ là dãy Cauchy nhưng khi hỏi điều ngược lại, dãy Cauchy có hội tụ hay không thì ông đã phẩy tay.
► Sự thực thì có lẽ ông không nhận thức được tính đầy đủ của số thực Tính chất này phải nằm trong tiên đề khi xây dựng số thực Có lẽ đấy là lỗ hổng cơ bản xuất hiện trong vài chỗ khác nhau của Cauchy Đặc biệt trong chứng minh của ông về định
lý giá trị trung bình và chứng minh sự tồn tại tích phân của hàm liên tục.
Trang 31Gauss, Bolzano, Abel, Weirstrass
Gauss (1777 - 1855).
► Hai nhà toán học khác, Gauss và Bolzano, đã có những ý tư ởng xây dựng cơ sở của giải tích rất giống với ý tưởng của Cauchy một cách độc lập và thậm chí còn sớm hơn Năm
1850, Gauss còn viết cho Schumacher như sau.
► Đặc trưng toán học của thời đại chúng ta là:
ngôn ngữ ký hiệu của chúng ta cho chúng ta một đòn bẩy để tinh giảm những lập luận phức tạp nhất nhằn tạo ra bộ máy nào đó Bằng cách này họ đã nhận được rất nhiều điều bổ
ích, nhưng giống như kinh doand, vẻ đẹp và sự chắc chắn
đều bị tổn thất như nhau Đòn bẩy này được sử dụng một
cách máy móc, mặc dù quyền làm như vậy trong hầu hết các trường hợp đều dẫn tới các giả thiết kỹ thuật nào đó.
► Tôi nhất quyết cho rằng bằng tất cả các áp dụng của các
khái niệm người ta cần phải thận trọng về những điều kiện xuất phát và không bao giờ mất quyền xem xét các kết quả của bộ máy như tài sản của một người nào đó.
Trang 32► Trong luận án tiến sĩ, Gauss khi mới 22 tuổi
đã phát triển khái niệm số phức để chứng minh định lý cơ bản của đại số.
Trang 33Bolzano (1781 - 1848).
► Bolzano, người Tiệp, chỉ có ảnh hưởng rất ít với sự phát triển của giải tích vì nhiều lý do khác nhau
Ông là một nhà thần học triết học sống ở Prague, cách xa các trung tâm toán học chính Ông công
bố các kết quả toán học nhưng không có kết quả nào mới về mặt kỹ thuật Các công trình của ông, ngay cả tên của ông không được biết đến trong nửa thế kỷ mặc dù ông đã đào sâu vào cơ sở của giải tích hơn những người đương thời Bài báo quan trọng nhất của ông, viết năm 1817 dành cho định
lý giá trị trung gian